- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

Thêm Một Tài Liệu Quý Về Chuyến Đi Pháp Năm 1863 Của Sứ Đoàn Phan Thanh Giản

25 Tháng Năm 20197:59 CH(Xem: 13355)


LE PAYS-phanthanhgian

[Dưới đây là bài đăng trên báo Le Pays ra ngày thứ ba 18/8/1863]


Như báo chúng tôi đã đưa tin về chuyến viếng thăm của phái đoàn ngoại giao của xứ Nam Kỳ, khởi hành từ Huế và sẽ đến Paris vào đầu tháng 9 năm 1863. Dưới đây là danh sách của phái đoàn do vua Tự Đức chỉ định theo sắc chỉ của nhà vua ngày 27 tháng 6 năm 1863:

- Chánh sứ Phan Thanh Giản, Hiệp biện Đại học sĩ, Kinh lược sứ Nam Kỳ, tòng nhất phẩm.

- Phó sứ Phạm Phú Thứ, Tả Tham tri bộ Lại, tòng nhị phẩm.

- Bồi sứ Ngụy Khắc Đản, Án sát sứ tỉnh Quảng Nam, tòng tam phẩm.

Phụ trách việc quà tặng là Lang trung bộ Công Nguyễn Văn Chất, tòng tứ phẩm.

Hai thư ký của phái đoàn là:

- Viên ngoại lang bộ Binh, Hồ Văn Luông, tòng ngũ phẩm.

- Viên ngoại lang bộ Hộ, Trần Văn Cư, tòng ngũ phẩm.

Bốn quan văn:

- Quan văn bộ Lễ, Hoàng Kì, tòng lục phẩm.

-Thừa vụ lang bộ Hộ, Tạ Huệ Kế, tòng chánh lục phẩm.

- Quan văn bộ Lại, Phạm Hữu Độ, tòng chánh thất phẩm.

- Quan văn bộ Hình, Trần Tề, tòng chánh thất phẩm.

Thông ngôn:

Nguyễn Văn Trường.

Hai quan võ:

Quản cơ Hồ Văn Huân, Nguyễn Mậu Bình, cả hai có tòng tứ phẩm.

Bốn võ quan tùy tùng:

Phòng ngự sứ Nguyễn Hữu Thần, Võ công đô úy Lương Văn Thế, Nguyễn Hữu Tước và Nguyễn Hữu Cấp, tất cả có tòng ngũ phẩm.

Hai thầy thuốc:

Nguyễn Văn Huy và Mo Van Nuhan [Ngô Văn Nhuận], tòng thất phẩm.

25 binh sĩ và nhân công, một thuyền trưởng.

19 người giúp việc trong đó có 4 người phục vụ Chánh sứ, 4 người phục vụ Phó sứ và Bồi sứ, 11 người còn lại phục vụ những quan chức khác trong phái đoàn. Tất cả có 63 người.

Tặng phẩm của phái đoàn mang theo 68 kiện với 1 cái kiệu và 4 cái lọng. Dành tặng cho nước Pháp 44 kiện cùng kiệu kèm 4 lọng. Còn lại 24 kiện là quà tặng cho nước Tây Ban Nha.

Hàng hóa đi theo với phái đoàn gồm có 100 kiện, 500 bao gạo, lợn và gia cầm.

Danh sách những người Việt từ Nam Kỳ thuộc Pháp đi Pháp với sứ đoàn của vua Tự Đức:

Thông ngôn hạng 1: Petrus Key [Trương Vĩnh Ký], dạy học ở trường Thông ngôn tiếng Pháp.

Thông ngôn hạng 2: Petrus Sang.

Ký lục hạng 1: Bá Tường, Đốc phủ Tân Bình.

Ký lục hạng 2 tên Hiên, ký lục làm việc ở bộ Tổng Tham mưu.

Hai học sinh trường Giám mục Adran [Pierre Pigneau de Behaine – Bá Đa Lộc]: Trần Văn Luông, con trai của Huyện Cả, Simon Của.

Ba người hầu.

*Báo Le Pays có quá trình xuất bản từ năm 1848 đến năm 1914. Đây là tờ báo chính thức và làm công việc ngôn luận của nền đệ nhị cộng hòa Pháp kéo dài đến năm 1870.

 

Phạm Phú Cường (chuyển ngữ)

 

LE PAYS-phanthanhgian 2

Nguồn: VĂN VIỆT

http://vanviet.info/tu-lieu/thm-mot-ti-lieu-qu-ve-chuyen-di-php-nam-1863-cua-su-don-phan-thanh-gian/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 1574)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 1431)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.
04 Tháng Chín 202310:02 CH(Xem: 1436)
Tháng Chín, đêm khuya về ngồi lặng / Nghe gió cười khúc khích rượu tan / Mai chắc sầu in trên đá / Em chắc quên rồi tháng Chín, trôi.
04 Tháng Chín 20238:58 CH(Xem: 1467)
tôi gặp người lính già / trên chùa đồng yên tử / chốn rừng thiêng trúc lâm / trời đêm ... mưa mịt mù / người lính ngồi nguyện cầu / co ro dáng trầm tư / mặt xương gầy khắc khổ / mắt buồn sâu tâm tư
04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 1261)
Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…
04 Tháng Chín 20238:36 CH(Xem: 1279)
Dáng đi cô gái làm tôi bâng khuâng ngưỡng mộ như chứng kiến một tuyệt tác tạo hóa vừa ban tặng cho nữ giới. Vóc người cao cao, thanh mảnh với những bước chân bắt chéo uyển chuyển, nhẹ nhàng. Điều tôi muốn lưu ý: Cô ấy đi rất tự nhiên, không như các cô người mẫu luôn luôn sượng sùng vì cố phô trương những điều khác, hơn các bước đi được mẹ thiên nhiên ban tặng...
04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 1318)
Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!
15 Tháng Tám 20237:29 CH(Xem: 2090)
kiếm điểm / giật / mình / nghìn trang đã giở tới / hình thiên chương / viết như thuyền say độ đường / thước chim /
15 Tháng Tám 20237:13 CH(Xem: 1481)
anh không phải là con chim / cánh mỏi đường bay … / nhưng giọt lệ Người đã chảy thành đại dương / mà tiếng sóng không nguôi vỗ buồn trong trí nhớ…
15 Tháng Tám 20236:52 CH(Xem: 1467)
Chẳng biết tôi có tưởng tượng hay không, nhưng hôm nay rõ ràng là mặt biển nhìn cao hơn bờ, dù hãy còn thấp thoáng từ xa lắm. Trời trưa nắng gắt, lối đi dẫn xuống bãi biển dường như cứ tiếp tục trải dài thêm theo từng bước chân của tôi. Chưa thấy nhà của ông Morpheus ở đâu cả. Hai bên đường là những cụm xương rồng tua tủa trông dữ tợn, nhưng lại lác đác điểm những bông hoa màu sắc rực rỡ. Gió biển khô khốc, nồng nồng trong mũi tôi. Tiếng sóng vỗ nghe chập chờn từ tít ngoài xa. Tôi cố nhìn xem có những dấu hiệu gì đặc biệt hai bên đường để khi quay về có thể lần theo ra lại đường cái. Toàn là xương rồng và xương rồng, không có lấy một cái cây cao hay một mỏm đá. Dưới chân tôi là cát trắng lẫn vào sỏi đá, khiến đường đi thấy gập ghềnh, không mời gọi.