- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TIẾNG ĐÀN THÀNH GIỌT LỆ

08 Tháng Tư 201910:51 CH(Xem: 20516)

Hoa Tim Bên Chiều - photo UL
Hoa Tím Bên Chiều - photo UL


Giọt lệ cung đàn

 

Đôi mắt giận dẫu vô cùng…Không lệ

Tình đấy ư

Duyên kiếp đấy ư

Mây với nước trước sau sao tỏ

Chỉ biết yêu mà không thể diễn từ

 

Mây vào tóc để thêm buồn tuổi Trịnh

Trăm năm như con tàu vừa cập bến đã ra đi

Không hẹn đến chia ly cũng đến

Đã thu đâu mà hết xuân thì

 

Chiều tiễn anh như chiều tiễn nắng

Nắng vẫn chờ sau liếp hoàng hôn

Sông không chảy để lòng lưu bóng nắng

Và nỗi đau cũng đã hoá tâm hồn

 

Phượng không rơi mùa hạ không buồn

Cúc không úa thu đâu vàng võ thế

Buông nhịp cuối tiếng đàn thành giọt lệ

Khóc trăm năm đâu chỉ nhân tình

 

Đã hoá mây về với cội nguồn

Đã cát bụi từ thân cát bụi

Không là núi mà vẫn cao như núi

Để lại sau mình những tình khúc không tên

 

PHAN THÀNH MINH

 

Biển tình

 

Tình như rượu ngả nghiêng tôi

Dẫu say se sẽ thì đời vẫn cay

Chưa già chưa chắc đã may

Nụ chưa đầy áo

Áo bay xa rồi

 

Biển như lụa khoác hồn tôi

Nông sâu nào biết ai ơi…nổi chìm

Nghiêng trời nghiêng nước là em

Đầy lòng sao sáng mà đêm vẫn mù

 

Theo làm sao được câu ru

Để xem lá nối vào thu mà buồn

Đêm nghiêng sao rải khắp rừng

Ngực trăng sóng soải núi mừng hào hoa

 

Lâu rồi chưa dám nói ra

Tình như môi rượu càng xa càng nồng

Ước mình như suối như sông

Chưa đi đến biển thì không chịu già

 

PHAN THÀNH MINH

 



Cháu về tìm lại lời ru

 

Về quê ngoại không tìm thấy ngoại

Đêm đỉnh trời sao đậu sao sa

Buồn nâng rượu chạm ly với núi

Đặc cả lòng đêm nỗi nhớ bà

 

Tìm đâu được tiếng cười thơ ấu

Dáo dác đường quê xanh mắt tre

Nghe gió đưa nôi chùm quả chín

Kéo lê chân lá ngỡ bà về

 

Hương ước như còn như đã tan

Lấp loáng tình quê lấp loáng làng

Ngọt nếp thơm chè chia khắp xóm

Tay bùn chân lấm trả gian nan

 

Chạnh thương lau lách vì xanh núi

Vừa phất cờ lên đã bạc đầu

Chưa chạm nước mà lòng đầy nước

Thuyền ơi thuyền với vọng chi cao

 

Về quê ngoại không tìm thấy ngoại

Bỗng dưng thương sông đã cạn dòng

Xin bụi đất sau còn gặp lại

Giữ giùm tôi nhé những màu chân

 

PHAN THÀNH MINH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65783)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 54306)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63445)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60170)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70265)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93579)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90999)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94827)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93527)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98913)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.