- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÊM MAI ANH ĐẾN NHÉ

25 Tháng Giêng 201912:03 SA(Xem: 23028)
NGUYEN TRI 2- 2018
Chân dung Nguyễn Trí 2018

                                    

 

-                     rừng về - Lâm nói – đương nhiên bọn tao phải ăn nhậu cho đã đời sương gió. Vài tháng lăn lộn trên non cao đủ thứ khát thèm chứ bây tưởng chơi sao? Sau ngà ngà hơi men thì cái khoản kia dứt khoát phải tới luôn bác tài…

    Khoản kia tức cái bản năng cơ bản đang bị ức chế. Đã là con người, đói phải ăn, khát phải uống, thiếu thốn phải khát thèm ấy lẽ tự nhiên. Yêu ư? Đó là điều càng không thể thiếu khi đã là động vật. Tiền trong túi, Lâm lang thang ra đầu bờ cuối bãi – nơi mà – ma nữ đa tình hoặc đứng hoặc ngồi hoặc tản bộ. Trên môi các cô luôn lập loè đốm lửa ma trơi, một dấu hiệu để mời khách mua tình: “ tay em đây mời khách ngã đầu say…”

       Lâm để ý đến một ma nữ đang tản bộ. Vắng lắm. Thuở mà đường phố, ban ngày xe cộ còn không có thì khuya đêm lặng như tờ. Một cô đứng ở cột đèn mời gọi – đi không anh? Lâm lướt qua. Thêm một cô khác vẫn câu mời ấy. Ngắn gọn và súc tích. Nhưng Lâm đang quan tâm đến cô gái đang bước. Cô ta đi, rồi dừng lại, chừng như băn khăn, như bồn chồn, như đang có cái gì đó bấn loạn. Và – quan trọng nhất – trên môi cô không có đốm lửa ma trơi. Lâm không thích đàn bà hút thuốc lá, bởi Lâm không bao giờ cầm vào điếu thuốc. Và khi đụng vào môi một kẻ hút thuốc thì kẻ không hút sẽ mất sạch thú yêu đương. Lâm bảo vậy.

Lâm theo cô gái đã nói và nhận ra cô không bán tình. Vì Sao? Vì mặt cô được phong kín bởi một chiếc khăn. Chả cô gái bán tình nào lại che mặt cả. Nhưng cái dáng mảnh khảnh và mái tóc dài quá vai của cô làm Lâm nhớ đến tình đầu tan vỡ. Tình ôm cầm theo thuyền khác vì Lâm rách quá. Lâm không trách chi tình nhưng vẫn còn yêu. Lý do là sau khi tình đầu tan tành, Lâm chưa được ai yêu lại lần nữa cũng vì… rách. Thời buổi hạt gạo là hạt ngọc Lâm không có gạo thì lấy đâu ra ngọc để dâng tình? Lâm băng rừng lội suối tìm trầm mong một ngày được ngọc, nhưng ngọc không có trên rừng. Thực là vậy.

Có rượu nên chả ai không bạo dạn:

-                     Sao một mình buồn thế em?

-                     Tôi… tôi… tôi … - cô lắp bắp - tôi chỉ muốn đi dạo một chút…

-                     Anh đi với em nhé?

-                     Không… mà… vâng… cám ơn anh…

   Cả hai đi dọc theo con đường vắng. Xa xa vẫn còn ánh sáng từ những ngọn đèn Măng-sông của những quán ăn chờ khách muộn như Lâm:

-                     Chúng ta ăn khuya một tí gì nhé? - Lâm mời.

-                     Không… cám ơn anh… tôi không quen ăn khuya.

    Cũng lạ. Thời cơm cao gạo kém. Nếu bán tình thì chả cô nào từ chối một lời mời:

-                     Hay uống một chút gì vậy?-

    Lâm nài nỉ. Anh rất muốn xem mặt cô gái. Cô nói dịu dàng và âm thanh dễ thương ắt phải là một gương mặt đẹp. Nhưng cô lại lắc đầu. Cả hai song song bên nhau đi vòng lại. Đến lần thứ ba cô gái lên tiếng:

-                     Em phải về. Cám ơn anh đã đi dạo cùng em. Hôm nay bổng nhiên em buồn quá.

-                     Nhà em ở đâu? Anh đưa về được không?

-                     Vâng… cám ơn anh. Cũng gần đây thôi.

   Lâm nghe vui trong lòng. Trong óc nghĩ cô gái sẽ mời mình vào nhà uống ly nước chả hạn. Cô ta ở với ai? Chồng cô đâu? Con? Cha mẹ? Có người thân nào không mà cô phải trên đường vắng một mình? Ái chà… Mãi nghĩ suy nên Lâm không biết mình bên cạnh cô gái đã bao nhiêu thời gian và đi bao nhiêu mét đường:

-                     Nhà em đây anh.

   Lâm đứng lại và… cầu được ước thấy:

-                     Anh vào uống ly nước nhé. Em mời.

      Cô mở cổng. Qua một khoảng sân là một căn nhà xây tô tương đối bề thế bởi có lầu. Ngay lập tức Lâm nhận ra sự hèn kém của mình với cô gái. Cả một đời cho đến lúc nầy Lâm vẫn đang nhà tranh vách đất. Lâm thấy mình lỡ bộ nhưng không thể rút lui bởi cô gái mở cửa nhà. Bên trong là ánh sáng rực rỡ của ngọn đèn Măng-sông. Thời đèn hột vịt làm chủ mà sử dụng loại đèn nầy là dạng quý nhân. Đập vào mắt Lâm là một phòng khách cực kỳ lịch sự. Có sa-lon và tủ rượu. Trên tường là những bức tranh hình thù méo mó của Lập thể xen lẫn Thuỷ mặc của Trung hoa. Lâm ngây ra ngắm nhìn:

-                     Anh ngồi đi.

   Lâm ngồi xuống sa-lon nhận từ tay cô gái ly rượu. Loại ly thuỷ tinh có đế mà ngữ rừng rú như Lâm chưa bao giờ được nhúng môi qua. Và chất lỏng trong ly cực kỳ tuyệt diệu. Hơi men xông lên ngây ngất. Anh uống một hơi theo cái kiểu trăm phần trăm của giới chức dưới đáy cuộc đời. Cô gái rót vào ly của Lâm một lần nữa rồi ngồi xuống cạnh anh. Lúc này cô tháo khăn che mặt. Lâm ngây ngất với nhan sắc tức thì. Đôi mắt trữ tình và rượu của trận nhậu với bạn rừng chưa vơi bây giờ lại tiếp tục làm Lâm ngộ nhận. Anh tưởng đang bên mình là kỷ nữ nên choàng tay qua vai cô.

    Lâm hôn lên môi cô và cô gái cũng cuồng nhiệt đáp trả. Một lúc lâu cô ngã đầu ra và nói:

-                     Em tắm đã nhé

                                                              ***

        Lâm sửng ra như trời trồng.

   Tuy Phú Xuân chưa trải Đồng nai chưa từng nhưng suốt một giãi Trường sơn với biết bao trăm đắng nghìn cay, cơm chan nước mắt và nước mắt trộn máu với Lâm là không ít. Nhưng sự kiện hôm nay thật kỳ lạ. Một người đẹp trong căn phòng sang trọng cứ như đang trong một bộ phim nào đó chứ không hề thật. Lâm phải tự vỗ vào mặt mình xem thử thực hay mơ. Là thực. Đúng vậy. Bằng chứng là có tiếng hát và tiếng nước chảy trong buồng tắm vọng ra. Tiếng hát cô gái mơ hồ như gió thoảng. Cô hát bài “Nước mắt mùa thu” của Phạm Duy: “ Nước mắt mùa thu khóc cho cuộc đời, một đời ca sĩ hát trong buồn tênh. Người xây ngục tối, tình yêu lừa dối…” Lâm nâng chai rót vào ly, tự do uống như đang ở nhà mình. Rượu ngon quá, thơm quá, nồng nàn quá… ai mà cưỡng được cái sự sướng cơ chứ? Con thú tật nguyền trong Lâm thức giấc. Nó nghĩ, giường chiếu mà có tí men sẽ dễ dàng cùng nhau nhập lên tận đỉnh của Vu sơn.

    Và rồi cửa phòng tắm bật ra. Cô gái – lạy thánh A la đến bây giờ Lâm vẫn chưa biết tên – bước ra. Cô vận một chiếc váy ngủ dài đến chân. Váy mõng như tơ và bên trong hoàn toàn không nội y. Nàng bước nhẹ như sương như gió, hay là rượu hơi quá nên Lâm đã nhìn ra vậy? Tất cả ngồn ngộn, ngồn ngộn từ tóc tai môi má đến ngực đến cả bàn chân. Gã thợ rừng ngớ người nhưng không có thời gian để ngắm nhìn tuyệt hảo vì nàng đã đến trước mặt với nụ cười Mona-Lisa. Lâm nắm tay nàng đứng lên và bước theo. Nàng kéo Lâm đến chiếc cầu thang bằng gỗ. Mắt thợ rừng biết ngay gỗ quý. Lâm đi sau và chả hiểu làm sao vào lúc ấy, cái đầu của gã thợ rừng đếm từng bước uyển chuyển của mèo đêm. Anh đếm được mười ba bậc là ngoặc về tay phải, thêm mười ba bậc nữa, cả hai đi theo một hành lang rồi dừng lại trước một căn phòng và cô gái đưa tay xô nhẹ cửa.

      Trong phòng là một ngọn nến to bằng cổ tay đang toả sáng. Ánh sáng cho Lâm thấy rõ phòng ngủ rất sang trọng. Một chiếc giường với đầy đủ chăn đệm và gối. Nàng đưa Lâm đến và tự ngã xuống. Lâm ngã theo lực kéo của bàn tay cô. Cô gái kéo tấm màn che giường ngủ. Thợ rừng ôm lấy tiên nương và như một con hổ đói mồi – mấy tháng trên núi thì quá đói chứ đói thường sao được - con thú xuất đủ mọi chiêu thức của thằng người độc thân vui tính đang ngưỡng ba mươi xuân.

     Biển động một lần. Động thêm lần nữa. Và lần nữa.

      Đã đời rồi Lâm nhắm mắt. Giờ nầy mà đánh một giấc là ngon nhất trần ai khoai củ. Nhưng đầu cô gái rời cái gối là cánh tay của Lâm và, tuy mắt nhắm nhưng Lâm cũng thấy cô sẽ sàng ngồi dậy. Nhìn Lâm một lúc lâu rồi đứng lên, khoác hờ chiếc váy ngủ mõng như sương và bước. Nàng đến một cánh cửa đối diện với chỗ nơi Lâm nằm, kéo cánh cửa ra rồi nhìn vào bên trong một lúc lâu. Rất lâu.

    Sau đó – khép hờ cánh cửa - nàng bước về phía trái của phòng ngủ. Một cảnh cửa khác bật ra và nàng biến mất.  Lâm nằm yên lắng tai nghe. Có tiếng nước chảy. Tắm. Nàng đang tắm. Bất giác Lâm nhìn về cánh cửa đang khép hờ - nơi mà – nàng đã nhìn vào rất lâu. Cái gì trong đó mà nàng nhìn lâu thế nhỉ? Chả biết nghĩ làm sao mà Lâm bật dậy. Nhẹ nhàng như một con mèo hoang gã trai đi về phía cánh cửa và đưa mắt nhìn vào. Bên trong vẫn lập loè ánh sáng của đèn sáp.

Lâm ngây người sửng sốt.

      Bên trong là một xác người đang lủng lẳng, sợi dây thòng lọng được cột vào cây xà nhà. Mặt của xác chết quay về phía Lâm. Hai con mắt như lòi ra và cái lưỡi thè lè nhưng bị hai hàm răng cắn chặt lại. Lâm thấy rõ cái lưỡi. Thợ rừng ớn lạnh toàn thân. Trời ơi! Cái gì thế nầy? Não bộ Lâm chừng như tê liệt. Một cơn gió mạnh thổi đến làm bật cánh cửa sổ. Cái xác lủng lẳng bị gió làm xoay tròn. Lâm thấy cái tai, cái ót rồi lại lỗ tai rồi cái mặt đang lè lưỡi. Cái xác từ từ xoay… trời ơi.! Thật khủng khiếp. Lâm như bị ngạt thở.

Nếu không có tiếng hát vang lên trong buồng tắm đảm bảo Lâm chết thiệt. Vẫn bài Nước mắt mùa thu: “ Người xây ngục tối, tình yêu lừa dối, giọt mưa tìm tới, để chia làm lỗi, với người…. hoài … trinh…nước mắt mùa thu… khóc thân phận người…

    Sơn lui về và ngã ra giường. Mồ hôi trán toát ra lạnh buốt. Một mắt Lâm nhìn về buồng tắm, mắt còn lại nhìn căn phòng có cái xác đang treo. Gã chả biết phải làm chi trong hoàn cảnh này. Và… từ buồng tắm nàng bước ra, vẫn đẹp và thơm lừng lựng. Mùi nước hoa tràn ngập căn phòng. Nàng đến bên chiếc bàn, tay cầm một quả cam và lưỡi dao gọt trái cây đi về giường ngủ. Lâm bật dậy:

-                     Anh ngủ đi. – nàng nói.

-                     Anh về em ạ.

-                     Khuya rồi. Mai hẵng về.

-                     Không – Lâm đứng dậy trên tay là chiếc quần dài – anh phải về.

-                     Vâng… mai anh đến nhé. Em đợi ngay chỗ cũ nhé.

-                     Ừ. Mai anh đến.

   Nàng ôm lấy Lâm và hôn một nụ. Tay vẫn lăm lăm mũi dao.

   Lâm mặc vội áo quần rồi phóng xuống thang gác như bị ma đuổi. Ra cửa, ra sân, mở cổng. Lâm làm như một cái máy rồi cứ thế mà phóng. Vận động viên nước rút bây giờ cũng không nhanh bằng. Chạy. Chạy. Chạy.

                                                         ***

    Cả bàn nhậu trố mắt lắng tai nghe:

-                     Rồi sao nữa – một bợm nhậu hỏi.

-                     Hết rồi.

-                     Hết gì ngang phè vậy cha?

-                     Thì tao hạ sơn ngang đường. Hôm sau lại thăng nên có sao tao kể vậy.

-                     Sao mày không ráng ở lại một bữa coi thử ra sao?

  Một gã khác:

-                     Xạo… tao đếch tin. Con nhỏ đó hoặc là ma hoặc bị điên nên mới lôi mày về nhà… mà cũng không thể điên được. Chỉ có ma… mày ngu quá. Gặp tao hôm sau tao lại đến.

-                     Vô lý quá – một gã khác tiếp tục – nhà có người chết vì treo cổ mà ra đường rước trai về để giết luôn thì tao tin chứ chỉ để làm tình là vô lý. Mà nó giết để làm chi? Ông là ông đếch tin.

-                     Không tin thì thôi tao đâu có buộc.

   Tôi cũng là một thành viên trong bữa nhậu. Tôi cũng từng ngậm ngãi tìm trầm. Cái nơi Lâm hạ sơn tôi cũng đã đến. Con đường vắng nơi tình đến bởi mua bán trao đổi tôi cũng đã qua rồi. Cô gái mà Lâm nói đến tôi cũng có gặp. Nhưng công nhận thằng tên Lâm nầy xạo quá. Đường phố ấy có một cô gái điên vẫn đi lên đi xuống và khi đứng lại thì cô hát bài: “Nước mắt mùa thu”.  Cô xinh xắn và có giọng hát hay. Thương cảm quá tôi đi theo về nơi cô cư ngụ.

         Đó là một ngôi miếu bị bỏ hoang.

NGUYỄN TRÍ

    

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105164)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88591)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101186)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96160)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89088)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118387)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 104903)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 103184)
T in Stockholm - Thi sĩ Tomas Transtromer của Thụy Điển đã được chọn trao giải Nobel Văn chương. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm giải Nobel Văn chương được trao cho một người Bắc Âu.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112318)
T in Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 98245)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.