- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ CÓ NGÀY ĐI LẠC

09 Tháng Giêng 20198:38 CH(Xem: 24024)


NGUYEN THI KIM LAN -2018R
Nhà thơ Nguyễn Thi Kim Lan - 2018

GẶP NGƯỜI TRONG MỘNG ANH

 

Đưa tay em nắm bàn tay
Người yêu anh đã bao ngày dấu yêu
Lối xưa dù đã xanh rêu
Vẫn phong hương của những chiều anh mong


Bụi cúc tần khúc ngõ cong
Làn mưa bay với triền sông hôm nào
Gió mưa, biển động, sóng gào
Mỏng manh tình biếc ném vào nát tan


Xa người anh mới gặp em
Thơ xưa hong nắng bên thềm gửi trao
Khóc người trong giấc chiêm bao 
Thơ mang đau lạ thấm vào vui quen


Cầm tay người thuở chưa em
Đong đầy không chỉ tình riêng chúng mình.

 

 

Nguyễn Thị Kim Lan

Tháng 1.2019

 


BÀI THƠ VĂN XUÔI CUỐI

( Kính viết về K.T.)

 

 

Anh là hoạ sĩ, là nhà thơ, là nhà viết truyện. Anh lội đến miền nghệ thuật 
từ bùn máu chiến tranh. 
Thay vì học xướng âm học vẽ, như bao chúng ta, anh học bắn súng và học thù hằn. 
Không ai ra khỏi được bầu trời này. Ngay đến Chúa cũng treo mình trên đinh ác, đổ máu ròng trên những điều răn .

 

Anh đi khỏi trận chiến như ta nhưng rẽ về ngả khác. Anh học tẩy trần bằng thơ bằng nhạc, lam lũ bần hàn đi qua mang vác, kiềm toả căm thù đổi bằng bao dung. Mất mát thanh xuân hoá thành gấp gáp.

 

Rồi như đá vào ngày êm mát, bỗng mồ hôi thác lũ trùng trùng. Anh đổ bệnh trên xe về miền chết. Bất kể vân yêu cứ mướt mát xanh. Không thể pha màu không thể vẽ tranh. Không chạy ù vào sân vung rìu chém đá, ở bệnh viện đêm ngày mệt lả.


Anh viết bài thơ trên nỗi long lanh.
Nào có thể mang đi xa mãi, dẫu bạc
vàng dẫu mái tóc xanh. Đem hết cả nhựa con tim ròng chảy, anh vẽ yêu tràn nên bức anh!

 

Tôi đến sau nhặt lên trang sách. Hứng câu thơ sương giọt đầu cành. Biết là tấc lòng anh bỏ lại. Tối bón hồn mình yêu tiếp anh!

 

 

Nguyễn Thị Kim Lan

Tháng giêng 2019

 

NGÀY ĐI VẮNG

 

 

Chẳng có quyền gì hôm nay em được nghĩ đến mình 
Hôm qua tưởng niệm ở Việt Nam và Campuchia
Bao nhiêu người chết không 

còn tìm được cốt 
Tác giả Khúc hát sông quê đã ra đi sau những ngày ốm mệt
Dù ông khiến ta thao thiết 

mỗi hạt vừng 
Dù đã vỗ dạt dào ta bé dại lớn khôn 
Khi về đến ngực đời mà úp mặt
Phận mọn một con người 
Cái đa đoan của cả lớp người 
Đôi má heo hon của thơ ca tháp ngà hay tục luỵ.


Vào một ngày ủ ê như thế
Bỗng liêu xiêu trắng muốt bóng cò 
Bóng cò lặn lội
Không dành yêu em, anh không có tội 
Em ngược đò đầy em phải đa đoan
Mẹ cha xác xơ lội suối băng ngàn 
đem về nuôi con miếng bùi miếng đắng
Tổ quốc trẻ thơ có ngày đi lạc 
Yêu mà quặn nỗi mồ côi.

 

Anh không yêu em cứ thắm thiết

yêu người
Không thuộc về anh, em tìm ra bể 
Nhớ mẹ nhớ cha tím vườn hoa khế 
Đất nước máu ròng chung thuỷ mà 

ôm

 

Cây hồng xanh cứ thế mà thơm
Xanh cứ thể vì người mà kéo mật
Em vẫn lại vì anh mà vui hát 
Mưa soi trời đâu kể lẽ thiệt hơn


Nguyễn Thị Kim Lan

 

 

MI THỨ MÙA KHÔNG

 

Anh đến vào đêm giao thừa
Những giọt mưa rơi như phím đàn mê mải
Ngón lỡ chạm tay xoá mùa đông năm ngoái 
Có mùa nay không còn đang rối bời.

 

Em nhớ tiếng rơi nụ cười 
Đâu va vào mùi cà phê tàn đêm cổ tích
Em ở bên tường mưa run vì rét
Biết anh đang viết câu thơ hong ấm ngón mùa.

 

Quá nhiều tháng năm anh không biết em chờ 
Sao anh nghe giọt trong veo 

trên mái 
Sao cúi lượm tiếng đêm thơ dại 
Tiếng rơi bay lên bay lên.

 

Hai hôm nay trời đỡ lạnh hơn 
Nhưng lạ thay thà rằng cứ lạnh 
Tiếng mưa tan đi đâu đi đâu 
Những trang sách giở ra mấy mươi lần gấp lại.

 

Tên anh trên màn hình điện thoại 
Điện thoại nóng đến kiệt pin 
Cuộc tránh đi dùng dằng thành bại 
Rồi như kinh điển kiếm tìm.

 

Thật ra những được mất vô lường 
Thơm đến nỗi loài hoa không có thực 
Em thích nhớ chiều xưa anh thao thức 
Trao em bài mi thứ của mùa không.

Nguyễn Thị Kim Lan

 

 

 

 

NÀY EM, YÊU EM

( Tặng Lyna Tran, Thi Dung , Dung Văn yêu dấu)

 

 

Thì em hãy cứ quên anh nhé
Quên cuộc tình phai trong nắng ong
Cứ quên mùa cũ làn hương héo 
Cứ gửi buồn đau anh thức trông.

 

Thì em hãy cứ tin đi nhé
Tin những ngày sương ta đã trong
Tin con tim vỡ từng xanh mướt
Tin phiến đi trầm trên bước mong.

 

Thì em hãy cứ vui lên nhé
Đến uống tình anh vươn lá xanh
Hãy vin mùa ngọt anh dâng trái
Để khép mi hoen giấc mộng thanh!

 

Nguyễn Thị Kim Lan

 


BÙA YÊU

 (Tặng Ban Mai, Bảo Đan và các Thanh Xuân)

 

Này anh 
Hãy hứa cùng em
Nghe em xong lòng không bối rối
Nghe em xong đừng tin em vội
Nghe em xong nhớ bỏ đi ngay.

 

Nhắm mắt nào 
Em sẽ nói đây
Lời đầu tiên bằng non sắc lá
Anh hé mắt thì anh hư quá
Hồn không xanh em sẽ buồn anh.

 

Lời tiếp theo 
Nói qua âm thanh 
Hai tay nhớ bưng tai anh nhé 
Anh nghe không nụ mưa đang hé
Trên mấy tầng u uất bão giông.

 

Em lặng im rồi anh có biết không
Điều muốn nói em gõ vào mơ khát 
Bài ca đêm nồng nàn sóng biếc 
Viết xong rồi 
Em xoá hết
Bằng không!

 

Nguyễn Thị Kim Lan

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Giêng 201910:44 SA
Khách
Tuyệt vời lắm em!
10 Tháng Giêng 20198:35 SA
Khách
Thơ cô Lan viết về tình yêu có cái mãnh liệt, trong trẻo của tuổi thanh xuân; có chút da diết, khắc khoải của nỗi cô đơn đi tìm sự đồng điệu; có sự đau đáu, day dứt trước nhân tình thế thái của một trái tim nhân hậu, bao dung. Đọc thơ cô, ở bất kì bài nào cũng có câu thơ, hình ảnh, chữ khiến ta bị ám ảnh khó quên!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78344)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100367)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81288)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192251)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84793)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114761)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84776)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96395)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92852)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100403)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.