- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÀ LẠT GIAO MÙA

24 Tháng Mười Hai 201812:34 SA(Xem: 20841)


anh sang- PHAM ANH DUNG
Ánh sáng - ảnh Phạm Anh Dũng

Về thương lũ lụt quê nghèo

 

Trút buồn vào với cơn mưa

Nâng ly cạn buổi chiều chưa thành chiều

Về đâu hương lúa hắt hiu

Mưa ôm chân rạ đề chiều đi hoang

 

Sông tình đâu đã bằng gang

Mà yêu thương vội vàng sang với tình

Áo cài khuy bấm đoan trinh

Thơm xôi ngọt nếp cũng mình với ta

 

Thơm từ bùn đất thơm ra

Thơm từ hạt lúa thơm qua muôn miền

Ơn đời những sáng bình yên

Đầy trời hương sắc tháng giêng tháng mười

 

Tháng giêng lớn giữa câu cười

Tháng mười đau đáu phận người lũ xoay

Trắng đồng khóc bạn trắng tay

Thương thầm giọt nước mắt cay ngậm ngùi

 

Phan Thành Minh

 

 

Xin mãi là tình nhân

 

Này em sau những dại khờ

Giận hờn oán trách chỉ thừa thêm thôi

Ngon trầu đâu thể vắng vôi

Nhạt lời bởi tại thiếu môi em cười

 

Này em sau những xinh tươi

Tàn sen hương cũng ngỏ lời xa xuân

Dần thưa thêm nụ môi gần

Buồn hiu áo yếm trắng ngần lỏng lơi

 

Này em sau những mừng vui

Ngực căng rạng rỡ đón lời lạ xa

Phong lưu cưỡi ngựa xem hoa

Một đêm hoá trộm bằng ba năm làm

 

Này em sau những thăng trầm

Không đau là dối với thâm tâm mình

Nhục vinh đày đoạ nhân sinh

Trăm năm còn có chút tình nào không

 

Này em xin mãi tình nhân

Để cho những nụ môi gần mãi thơm

Để còn lửa mãi trong rơm

Để thôi mặn cá nhạt cơm khổ lòng

 

Phan Thành Minh

 

 

 

 

Đà Lạt giao mùa

 

Chưa xa người

Sao đã thành nỗi nhớ

Đà Lạt ơi

Thương đến hết lòng

Mai anh về bung buồn ra thở

Đường chiều

Bóng nhỏ

Hoàng hôn

 

Mai xa người

Yêu thương thành nỗi nhớ

Một phút tương tư

Một phút lắng lòng

Gửi lại em lần đầu gặp gỡ

Ngại ngần thông hát ru thông

 

Chuông giáo đường giục giã

Đêm mong

Khép nép yêu thương

Đôi tà áo trắng

Em thánh thiện như chiều đông tịch lặng

Cháy hết lòng không ấm dã quỳ ơi

 

Mai về đâu

Thương nhớ lòng tôi

Phố chưa quen phố đã xa rồi

Phố trên phố làm sao quên phố

Đà Lạt trong lòng sao vẫn nhớ Đà Lạt ơi

 

 

Phan Thành Minh

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 202310:19 CH(Xem: 7439)
Tôi yêu em. Thật là lố bịch khi một kẻ như tôi nói ra câu ấy, nhưng tôi yêu em. Cồn cào trong tôi nỗi nhớ được nhìn thấy em vào khoảnh khắc ngắn ngủi trống trải khi chiều tàn. Tình yêu của tôi đến muộn và mặn mòi. Nhỏ giọt như những tin nhắn tôi gửi cho em. “Hôm nay em muốn gặp ở đâu?” Tôi ẩn dấu tình yêu của mình trong những điều nhỏ nhặt, và cần mẫn góp nhặt từng hạt cát. Thứ tình yêu tội lỗi. Mẹ đã từng rì rầm hàng đêm vào tai tôi thứ bà gọi là tội lỗi này. Và giờ, tôi vướng vào nó như một lời nguyền không phép màu hoá giải. Độc dược làm tôi yếu đi mỗi ngày. Còn em, thứ thuốc giải duy nhất vẫn cứ thơm ngát đầy quyến rũ trước mắt mà không thể chạm vào.
26 Tháng Hai 20238:39 CH(Xem: 6982)
Mai An Nguyễn Anh Tuấn Ủng hộ lời kêu cứu cho Đồng Bằng Sông Cửu Long của nhà khoa học Ngô Thế Vinh trên vanviet.info và bauxitevn.net
26 Tháng Hai 20238:08 CH(Xem: 6297)
giữa mê lộ của quỷ dữ / sợi dây thòng lọng treo thân người / chạy tìm một giáo dân quỳ xuống đọc kinh / …không thấy…/ niềm tin không đủ đối đầu sự ác / cho nên cúi đầu lặng thinh /
17 Tháng Hai 202311:10 CH(Xem: 8305)
Hai mươi bốn giờ qua / Lại hai mươi bốn giờ tới / Qua một năm rồi một năm sẽ tới / Tiếng đại bác bên kia bờ đại dương vẫn liên tục dội về trong mỗi buổi sáng giấc mơ tôi
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6515)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6518)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6410)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7400)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 7083)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 7277)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.