- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÀ LẠT GIAO MÙA

24 Tháng Mười Hai 201812:34 SA(Xem: 20467)


anh sang- PHAM ANH DUNG
Ánh sáng - ảnh Phạm Anh Dũng

Về thương lũ lụt quê nghèo

 

Trút buồn vào với cơn mưa

Nâng ly cạn buổi chiều chưa thành chiều

Về đâu hương lúa hắt hiu

Mưa ôm chân rạ đề chiều đi hoang

 

Sông tình đâu đã bằng gang

Mà yêu thương vội vàng sang với tình

Áo cài khuy bấm đoan trinh

Thơm xôi ngọt nếp cũng mình với ta

 

Thơm từ bùn đất thơm ra

Thơm từ hạt lúa thơm qua muôn miền

Ơn đời những sáng bình yên

Đầy trời hương sắc tháng giêng tháng mười

 

Tháng giêng lớn giữa câu cười

Tháng mười đau đáu phận người lũ xoay

Trắng đồng khóc bạn trắng tay

Thương thầm giọt nước mắt cay ngậm ngùi

 

Phan Thành Minh

 

 

Xin mãi là tình nhân

 

Này em sau những dại khờ

Giận hờn oán trách chỉ thừa thêm thôi

Ngon trầu đâu thể vắng vôi

Nhạt lời bởi tại thiếu môi em cười

 

Này em sau những xinh tươi

Tàn sen hương cũng ngỏ lời xa xuân

Dần thưa thêm nụ môi gần

Buồn hiu áo yếm trắng ngần lỏng lơi

 

Này em sau những mừng vui

Ngực căng rạng rỡ đón lời lạ xa

Phong lưu cưỡi ngựa xem hoa

Một đêm hoá trộm bằng ba năm làm

 

Này em sau những thăng trầm

Không đau là dối với thâm tâm mình

Nhục vinh đày đoạ nhân sinh

Trăm năm còn có chút tình nào không

 

Này em xin mãi tình nhân

Để cho những nụ môi gần mãi thơm

Để còn lửa mãi trong rơm

Để thôi mặn cá nhạt cơm khổ lòng

 

Phan Thành Minh

 

 

 

 

Đà Lạt giao mùa

 

Chưa xa người

Sao đã thành nỗi nhớ

Đà Lạt ơi

Thương đến hết lòng

Mai anh về bung buồn ra thở

Đường chiều

Bóng nhỏ

Hoàng hôn

 

Mai xa người

Yêu thương thành nỗi nhớ

Một phút tương tư

Một phút lắng lòng

Gửi lại em lần đầu gặp gỡ

Ngại ngần thông hát ru thông

 

Chuông giáo đường giục giã

Đêm mong

Khép nép yêu thương

Đôi tà áo trắng

Em thánh thiện như chiều đông tịch lặng

Cháy hết lòng không ấm dã quỳ ơi

 

Mai về đâu

Thương nhớ lòng tôi

Phố chưa quen phố đã xa rồi

Phố trên phố làm sao quên phố

Đà Lạt trong lòng sao vẫn nhớ Đà Lạt ơi

 

 

Phan Thành Minh

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98819)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32247)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110660)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128065)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84039)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.