- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÁNG SINH TÔI

24 Tháng Mười Hai 201812:18 SA(Xem: 19465)


dc 22
tranh Đinh Cường
GIÁNG SINH TÔI

tháng mười hai cúi xuống thì thầm

ấm áp chuông ngân

chiều giáo đường lặng lẽ

đổ bóng diệu huyền

 

Em

trong veo dưới chân đức mẹ

vết bỏng kí ức nhói đau

giáng sinh tôi 

suy tư cất cánh

cuối phố tóc bay

 tái tê hương cỏ dại

chợt thèm

 

Đêm

bức tường thời gian nín bặt

những khoảng tối lao xao

tháng mười hai thẹn thùng trinh nữ

lấp lánh ngàn sao

giáng sinh tôi

nhức nhối

trái táo thơm rưng rức làn môi…

 

 Trần Quang Phong

 


CÁNH VÕNG RU XUÂN

  

Tôi đong đưa liềm trăng gác vào đỉnh non ru giấc

Ngọn gió bao dung khoả thân tuyệt vọng

Giấc mơ khoắc khoải chốn về

Chiếc bóng  lao xao

Tiếng gàu khua miên man kí ức

 

Em ngước mặt

Tôi chợt vỡ tan vào con mắt lá răm

Mái trọ cỏ non náo nức xanh

Giếng rêu phong hương tóc

Những giọt tình rơi vào bụi hồng trong vắt

Tấm áo hoa phấp phới tháng giêng

 

Những đứa trẻ vàng ươm hạt lúa

Long ngóng chân non

Phụng phịu hoàng hôn

Bắt gặp mảnh trăng gác đầu non bối rối

 

Hai mái đầu tan vào nhau nỗi đau êm dịu

Và một chuỗi cười rạn nứt nhân duyên

Đánh thức giấc mơ ngọn gió khỏa thân

Chiếc liềm trăng đầu non đong đưa cánh võng

 

Em ngước mặt

Chạm vào mây

Những sợi tóc vướng tháng giêng ngơ ngác

Quýnh quáng

Nỗi đợi chờ trong suốt cánh chuồn

Đậu xuống cỏ xanh non

 

 
Trần Quang Phong



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99248)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96694)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72461)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85790)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92134)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 88028)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91067)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78246)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100203)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85169)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.