- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHOẢNG TỐI

21 Tháng Mười Một 20183:42 CH(Xem: 21559)


tranh Le Thanh Thu 2014
Tranh Lê Thánh Thư - 2014

LTS:  Ban biên tập trân trọng giới thiệu nhà văn Phan Tấn Uẩn lần đầu đến với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu với "Khoảng Tối", một truyện ngắn bao hàm luân lý và tâm lý con người lồng trong một vụ án mạng.  Phan Tấn Uẩn, cựu sĩ quan VNCH và đại diện nhóm Ý Thức ở Đà Nẳng trước 75, định cư tại Mỹ năm 2006.  Dưới các bút hiệu Trần Phong, Trần KT, Phan Duy và Vũ Phan, ông đã đăng nhiều truyện ngắn và thơ trên các tạp chí, Báo Mới, Tiếng Chuông, Ngày Mới, Thời sự miền Nam, Tiếng nói dân tộc, Tin sáng, Thời thế, Saigon báo, Phổ thông, Ý thức, Khởi hành , Thời tập, Văn...

Phan Tấn Uẩn đã xuất bản hai tác phẩm, Đêm Mù Mộ Địa (tuyển tập truyện ngắn, in lần thứ hai)
và Bút Ký (tập 1) 2017, Bút Ký (tập 2) đang được in.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

 

               Người cảnh sát ghi những dữ liệu liên quan tới vụ án mạng. Ông nghiêng mình qua phía cửa sổ có ánh sáng ngoáy ngoáy cây viết trên một cuốn sổ tay, nét mặt ngay thẳng và cứng rắn. Thỉnh thoảng những tia nhìn kín đáo xẹt qua khắp phòng.

                Vũng máu tươi loang lỗ trên tấm khăn trắng phủ lấy tấm nệm. Hai lưỡi dao vẫn nằm im, không được ai mó tay vào theo lời dặn nghiêm khắc của người cảnh sát.  Nạn nhân đàn ông thoi thóp, nằm xoài dài mặt úp xuống giường, trên lưng còn rỉ ít máu.  Máu bệt xuống thành giòng như những con suối đổ từ sườn núi đổ xuống.  Sự ghê sợ và rùng mình hiện rõ trên nét mặt  những người hiện diện, lạnh lùng và buồn thảm.  Căn nhà thuộc miền phụ cận một thành phố nhỏ ít người.  Hàng cây gòn bên ngoài phủ kín lối ngõ.  Ở đó có sự ấm cúng mong manh toát ra nhưng mùa mưa thì vô cùng ảm đạm.  Qua khỏi lối ngõ, căn nhà trở nên cô độc hẳn với những vạt cỏ tiêu điều hoang sơ, với những bức tường phủ rêu và những cánh cửa khép kín.  Ông già sáu lăm là người đến chứng kiến sớm nhất cảnh nạn nhân đàn bà gục xuống kê trên cánh tay duỗi thẳng của nạn nhân đàn ông khi nghe tiếng khóc thét man dại của thằng bé.  Cũng dòng máu rỉ từ ngực nhưng vết thương của người đàn bà nhẹ hơn, xích gần xuống rốn, có thể cứu thoát.  Khuôn mặt nhợt nhạt , đôi mắt ướt dưới hàng lông mi đen và cong hình như người ta cũng tìm thấy ở đó có điều mù quáng và sự thiếu thốn nào đó - đàn bà sớm làm thiếu phụ mãi là điều khó khăn.

                Nhưng đối với đứa bé, người mẹ không thể từ bỏ những gì mà bà đã nâng niu, sưởi ấm nó và nó cũng không thể tha thứ cho người nào đã tự ý đánh mất hoặc làm mất những gì mà nó đã quí mến nhất đời.

                Đứa bé nằm cạnh hai nạn nhân, úp mặt xuống như muốn tránh mặt mọi người.  Người ta bàn tán xôn xao bên ngoài cửa.  Ông già sáu lăm vẻ mặt đăm chiêu bí mật như một triết gia đứng trước cuộc đời phi lý.  Ông theo dõi thật kỹ từng cử động nhẹ, từng cái liếc mắt dò xét nơi người cảnh sát.  Đứng im một chốc, ông đến nâng đầu đứa bé dậy, nước mắt ràn rụa chảy lên lớp da mặt già nua phúc hậu.

                Chính ông là người thứ nhất đi vào tâm sự của nó, vạch ra từng căn nguyên thúc đẩy thằng bé làm loạn, điên cuồng.  Mới sáng sớm nay nó còn ngồi bên ông vui đùa kể chuyện trẻ con cho ông nghe.  Ông đã giải thích lại cho nó hiểu việc làm của mẹ nó bằng những lý lẽ con trẻ, trưng bày trước mắt nó các chứng cớ về tình mẩu tử đậm đà của mẹ nó đối với nó.  Nó đã ngoan ngoãn tiếp nhận lòng tốt của ông sau khi đã nhận mấy tờ bạc ông cho làm quà. Chiều đến, mẹ nó và người tình đã khơi dậy mãnh liệt lòng thù oán tức giận trong người nó. Án mạng xẩy đến quá bất ngờ đối với ông.

                Là người đầu tiên chứng kiến, ông già sáu lăm thấy tận mắt những dòng máu  tươi từ thân thể hai nạn nhân tươm rỉ ra trong lúc thằng bé đang gào thét cuồng nộ.  Nó lăn mình qua lại khóc tức tưởi đến ngất lịm. Ông thấy như mình đã rơi xuống  một địa ngục chìm trong bóng tối buồn thảm trong một khu rừng đầy thú dữ.  Ông cúi xuống hôn đứa bé, nước mắt nhỏ xuống hòa với giòng lệ trẻ thơ của thằng bé.

                Hơn ai hết, ông hiểu rõ sâu xa những đau khổ mà nó đã chịu đựng ngay từ lúc bé mà không cần đợi đến những va chạm của tuổi trưởng thành.  Trong đứa trẻ, trong ông già đo lường sự đau khổ hiện ra rõ ràng trên mọi góc cạnh.

                Ông già xin phép người cảnh sát cho ông ôm thằng bé trong vòng tay như thể muốn chia sớt khổ đau với nó.

                Nhà sư Minh Trí có vẻ suy nghĩ rất lung trước sự việc xẩy ra.  Thầy cũng ngạc nhiên trước hành động bất ngờ và mau chóng không thể tưởng tượng được ở một đứa trẻ như thế.  Thầy băn khoăn muốn hỏi ông già điều gì đó nhưng thấy ông lão im lặng một cách khó hiểu nên chỉ lắc đầu suy nghĩ.  Có thể quy lỗi cho  ai một cách đúng đắn trong vụ nầy?  Người cảnh sát lập biên bản như thế để làm gì?  Bỏ tù thằng bé?  Tìm cách giáo dục để không cho nó giết người một lần nữa?

                Gấp cuốn sổ tay lại, người cảnh sát bước tới phía ông già và nhà sư Minh Trí.

                - Ông có tin chắc thằng bé ông ẵm trên tay là phạm nhân không?

                - Vâng, tôi tin thế.

                - Ông có thể biết được lý do nào đã thúc đẩy nó giết người?

                - Nó điên.

                - Ông tin nó đủ sức đâm một lượt hai người?

                - Nó điên nên nó có thần lực .

                - Ông hiểu thế nào về thần lực?

                Có lẽ bực mình vì câu hỏi tréo họng của người cảnh sát, ông già đáp một câu cũng không kém trẹo họng.

                - Thần lực là những gì khác với pháp luật .

                Người cảnh sát vẫn bình tĩnh hỏi tiếp.

                - Ông không thích pháp luật sao?

                - Tôi chỉ thích pháp luật ngoài trường hợp này.

                - Không biết pháp luật áp dụng với trường hợp này như thế nào, tại sao ông muốn gạt pháp luật ra ngoài?

                - Bởi vì thằng bé phạm tội giết người.

                - Nó giết người, ông biết thế, tại sao ông còn ẵm nó vào lòng mà khóc?

                - Tôi có trách nhiệm về hành động giết người ấy.

                - Ông là gì của nó?  Chú?  Bác?  Ông ngoại?

                - Tôi là người thứ nhất được nghe tâm sự nó.

                - Bây giờ ông ân hận?

                Nghe người cảnh sát nói thế, thầy Minh Trí bắt đầu lên tiếng.

                - Chính tôi ân hận ...

                Ông già cải chính .

                - Thật ra chẳng có gì ân hận nhưng chúng tôi đã khổ tâm từ lâu.  Trước sau gì án mạng cũng xảy ra.  Tôi đã cố tìm cách ngăn chặn nhưng bất lực.  Thấy mình không đủ sức, tôi đã tìm đế thầy Minh Tri cách đây mấy ngày nhờ thầy giúp nhưng sự thật lì lợm đã xẩy ra quá bất ngờ và quá nhanh chóng.  Nếu ai phải ân hận thì có lẽ thầy Minh Trí ân hận vì lẽ đó...

                Người cảnh sát quay sang thầy Minh Trí.

                - Tôi mạn phép được đi ra ngoài bổn phận hiện tại.  Tôi muốn nhận được một vài ý kiến hửu ích của thầy.  Sau vụ án mạng này, thầy có cách gì làm cho thằng bé sống như một người bình thường không?

                Nhà sư Minh Trí trình bày.

                - Điều ông hỏi tôi đã gặp nhiều người hỏi.  Tôi có bàn với ông cụ (là ông già sáu lăm) nhưng chưa thực hiện  được gì cả vì mọi dự tính vẫn còn ở trong chương trình.  Tôi tin có thể thành công khi mang ra thực hiện.  Ngay bây giờ, tôi cầu nguyện cho mẹ đứa bé sống lại, đó là ân huệ cuối cùng trong cuộc sống tương lai nó.  Bổn phận tôi cũng như những người có mặt hôm nay là phải tạo những hoàn cảnh thuận tiện cho mọi người dễ gần gủi nhau hơn.

                Bên ngoài ngõ vẫn còn tiếng xôn xao.  Trong lúc câu chuyện giữa ba người đang tiếp diễn, hai nhân viên cứu thương đã nâng hai nạn nhân đưa lên băng-ca, khiêng ra xe chở vào bệnh viện từ lúc nào.  Thằng bé cũng được mang theo trong chuyến xe này.  Những người có mặt lần lượt ra về mang theo hình ảnh máu và nước mắt.

                Người cảnh sát chào nhà sư Minh Trí và ông già sáu lăm rồi bước ra cửa.  Ông già cúi xuống, nước mắt lại tuôn ra trong lúc thầy Minh Trí cũng cúi xuống, im lặng suy nghĩ.

 

PHAN TẤN UẨN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6364)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6369)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6246)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7252)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6917)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 7110)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6761)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7645)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7217)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6631)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi