- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BÀI THƠ CHO THÁNG MƯỜI

22 Tháng Mười 201810:18 CH(Xem: 23555)


dalat10- photo UL
Bềnh Bồng - ảnh UL



Bài thơ cho tháng mười

Trời tháng mười nắng mưa giễu cợt
Nắng nghiêng vai mà mưa rớt lưng chừng
Ta bỗng nhớ lâu rồi mình không khóc
Vậy mà hôm qua nức nở với người dưng

Tháng mười ta mang thân lang bạt
Bàn chân sao mệt mỏi đến tận cùng
Như mây trắng bay hoài bay suốt kiếp
Toạc gót mà không biết lúc nào ngưng

Đôi khi so sánh mình thua cây cỏ
Mặc bão giông vẫn đứng mĩm cười
Ta mặc cảm cuộc đời ở trọ
Mà trần gian một quán trọ đấy thôi

Cứ loanh quanh cơm đình cháo chợ
Cứ rong rêu xuôi ngược hết nửa đời
Cả câu thơ cũng buồn như con ở
Ta gieo vần lạc đến tận mây trôi

Tháng mười ta gạ lòng sư sải
Gióng giùm ta mấy tiếng hồng chung
Sớt cho ta chén cơm hoa từ ái
Ngăn lại giùm giọt lệ đã rưng rưng

Nguyễn thị Bạch Vân

 


Tối thứ bảy trời mưa


Tình người nhẹ hề như chiếc lá
Một sớm chiều rơi giữa phố đông
Tình ta nặng hề như sỏi đá
Cả một đời chìm ở đáy sông

Ta chất buồn lên con thuyền giấy
Thả xuôi theo con nước giữa dòng
Rồi an nhiên giữa đời thị hiện
Mở lòng... độ lượng với bao dung

Lá ơi bao nhiêu lần lá rụng
Sỏi đá nằm lạnh lẽo biết gì không
Có biết thu tàn hay thu đến
Chỉ ngậm ngùi buốt giá một mùa đông

Ta đi nhặt loanh quanh xuân cạn
Ướm vào trong máu chảy trong thân
Xin cúi đầu hôn bàn tay nhỏ bé
Tạ đôi chân đã dẫn bước đời trần

Nguyễn thị Bạch Vân

 

Sáng ra chợ

Sáng trên đường ra chợ
Tôi nhặt một câu thơ
Dấm dúi vào tâm thất
Mà buồn đến bây giờ

Trên đường đi lên núi
Muốn cạo đầu lại thôi
Cái nghiệp đời còn bám
Tu như thể tu mồi

Tâm nửa đi nửa ở
Mà thân đã định nơi
Bao nhiêu năm ương dở
Cũng một kiếp con người

Sáng trên đường ra chợ
Tôi không nhặt được đời

Nguyễn thị Bạch Vân

 

Gió sang mùa

Biết còn kịp cho tôi nữa không
Ngoài kia ai áo đỏ áo hồng
Tôi xếp lại hành trang ngay ngắn
Khoác lên thân một vạt nâu sòng

Phố xá chiều nay như đám ma
Mưa chập chùng chẳng thấy ai qua
Tôi ngồi xếp chân trì đại chú
Thấy lòng mình như những cội hoa

Tôi ném sầu bi xa rất xa
Mỗi bước chân một niệm di đà
Ngoài hiên trước lá rơi từng lá
Trong lòng mình rụng một Thích Ca

Cất ở trong ngăn chuyện nắng mưa
Những cơ cầu đi sớm về trưa
Giũ áo phong sương đời đã mỏi
Ngồi xuống đây nghe gió sang mùa

Nguyễn thị Bạch Vân

 

Chiều rơi

Tôi bây giờ đi đâu
Sông nước chảy qua cầu
Đám lục bình tim tím
Ngơ ngác buồn như nhau

Con dốc cuối mù sương
Với mưa nắng vô thường
Mùa tóc xanh tóc bạc
Khóc cười với phấn hương

Loanh quanh đời mệt mỏi
Chân qua suối qua đồi
Thức ngủ cùng duyên phận
Trầy xước với đơn côi

Một ước mơ đơn giản
Là được sống bình an
Hồn tan vào mây gió
Biền biệt cõi đại ngàn

Tôi bây giờ ra sao
Huyệt mộ dắt tôi vào

Nguyễn thị Bạch Vân

( Bình Thuận buổi sáng 12-10-2018)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78352)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100380)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81291)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192259)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84797)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114767)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84781)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96401)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92855)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100410)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.