- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

QUỐC TANG VÀ SỰ RA ĐI CỦA CON MUỖI

11 Tháng Mười 201811:48 CH(Xem: 23748)
Lễ Quốc Tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang dù được tổ chức trọng thể tại cả ba nơi Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình; và mặc dù nghĩa trang của ông rất lớn, nó chiếm một diện tích lên đến gần 30,000 m2, chúng ta vẫn thấy sự ra đi của ông rất mờ nhạt. Cái chết của một chủ tịch nước đương nhiệm mà lại không hề có chút gì ảnh hưởng đến 90 triệu dân của ông, sự ra đi đó không lay động chút gì trong lòng họ khiến tôi chạnh nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn vẫn kể cho con trai nghe ngày cháu còn bé. Chuyện “ Con muỗi và con bò mộng”.

Câu chuyện như sau xin kể hầu bạn đọc:

Một con muỗi vẫn thường bay vo ve trên cánh đồng cỏ rồi đậu lại nghỉ ngơi trên đỉnh sừng một con bò mộng. Một ngày, muỗi quyết định dời đi nơi khác. Nó gọi bò mộng và chia sẻ về quyết định này. Chẳng ngờ, bò mộng thản nhiên trả lời “Ồ! Chẳng sao cả. Tôi thậm chí còn không biết rằng anh đã ở đó".
Sự ra đi của ông Trần Đại Quang có cái gì giông giống như thế, chẳng ai buồn tiếc nuối!

 
vuot song di hoc-vov

Học sinh chui túi nylon vượt sông đi học ở Điện Biên. (Hình: VOV)

Giá trước khi mất, thay vì cúng chùa Vĩnh Nghiêm cặp đèn trị giá 19 tỷ, ông dùng số tiền ấy xây cầu cho các em học sinh ở Mường Chà đi học, có lẽ còn có người tiếc nhớ đến ông.


Người VN bản tính vốn bao dung, xem “nghĩa tử là nghĩa tận”. Thế mà ngày nay người ta lại hỉ hả vui mừng trước cái chết của các lãnh đạo cộng sản, từ vụ thanh toán lẫn nhau của ba cán bộ lãnh đạo Yên Bái cho đến cái chết đột ngột của ông Trần Đại Quang! Có nghe những chia sẻ bức xúc của một số bạn trẻ mới hiểu vì sao lại có câu vè truyền miệng về Quốc tang của ông. Người ta bảo “hùm chết để da, người ta chết để tiếng”; cái chết của lãnh đạo CS đã tặng thêm một câu vè cho kho tàng dân gian Việt Nam:

Dân ta bản tính ngang tàng

Không mừng quốc khánh lại mừng quốc tang.

Với cái đà gia tăng trấn áp các nhà hoạt động, bỏ tù vô lối nhiều năm những người dân hiền lương. Giới  lãnh đạo CS nếu không ý thức được sự căm ghét đến tận cùng của dân chúng đối với họ thì sự sụp đổ tất yếu của chế độ này có thể sẽ không diễn ra yên thắm như khối CS ở Đông Âu. Biết đâu nó lại rơi vào trường hợp đáng tiếc của Romania, nơi mà lãnh tụ Ceausescu cuối cùng bị lật đổ và giết chết.

Nhưng hãy trở lại với sự hiện hữu của con muỗi. Nếu đem sức vóc con muỗi mà so với con bò mộng thì con muỗi chẳng là gì cả. Nếu so tiềm lực về quân sự giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Hoa Kỳ thì chúng ta đúng là một con muỗi. Nhưng nếu đem lịch sử dựng nước của dân tộc ta so với các dân tộc khác trên thế giới thì hình vóc chúng ta khác hẳn. Ta từng đánh bại đội quân hùng mạnh của Hốt Tất Liệt (không phải một mà đến ba lần) kẻ đã chiếm lĩnhTrung Quốc và từng làm cỏ một nửa thế giới.

Nhà sử học người Pháp Alain Rusco, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử Đông Dương cũng viết rằng chiến thắng 30/4-1975 của quân đội Bắc Việt đã “gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế về một dân tộc không chịu khuất phục trước quân thù” (sic); và rằng đây là một cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của người dân VN.

Thế nhưng, không quá lâu sau cái ngày gọi là “vinh quang” ấy, dân tộc VN tuột dốc một cách thảm hại. Nay trước mắt thế giới, chúng ta chỉ còn lại một gương mặt nhem nhuốc, yếu kém một cách lạ lùng!

Thế thì đi đâu mất rồi tinh thần và những con người ái quốc?

Tôi tin là không hiếm những đảng viên CS đã hối tiếc, đớn đau vì đã dự phần vào chiến thắng dẫn đến sự tàn lụi và thảm họa cho cả hàng bao nhiêu thế hệ sau này. Nhưng họ ở đâu? Họ đã không còn có mặt cho đất nước hay cho chính những giá trị mà họ tin vào. Sự hiện hữu của mỗi con người chỉ đáng kể khi chúng ta có mặt ít nhất là cho phẩm giá của chính mình. Nếu không, sự tồn tại ấy không có ý nghĩa và nó có nguy cơ bị bóp chết dưới chế độ độc tài.

Như trường hợp của TNLT Trần Thị Thúy, một phụ nữ bị cướp đất, trở thành dân oan rồi trở thành nhà hoạt động dân quyền. Như bao nhiêu dân oan khác, chị Thúy có đủ các yếu tố để dễ dàng bị hủy diệt bởi bạo lực. Chị nghèo, cô thế, thiếu kiến thức về luật pháp, … chị chỉ có một niềm tin duy nhất: làm điều đúng và đấu tranh chống lại những kẻ đã cướp đất. Dù bị cán bộ trại giam đánh đập tàn nhẫn; ngược đãi; bỏ đói; … Sống với niềm tin đó chị cương quyết không nhận tội.

Để bóp chết ý chí sắt đá của chị, Phó công an tỉnh Bến Tre, ông Nguyễn Thành Long đã đe dọa rằng sẽ cho y tá chích thuốc cho chết nếu chị tiếp tục phản kháng. Bị tù suốt 8 năm, thì hết 7 năm dài người phụ nữ này đã không hề được gặp mặt gia đình. Sống mỗi ngày với nỗi ám ảnh của cái chết chị vẫn không khuất phục. Nghe giọng nói miền Nam chơn chất của chị “tui thà chết ‘dzinh’ hơn sống nhục” mà phải thầm cảm phục sự bất khuất của người phụ nữ này. Chị mộc mạc đơn sơ nhưng vững chắc như cây Mắm, cây Bần giữ đất ven bờ phù sa quê hương của chị.

Năm 2017 tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã báo động về tình trạng ngược đãi tù nhân xuyên qua trường hợp TNLT Trần Thị Thúy. Sự kiên cường của người phụ nữ này đã khiến từ một dân oan vô danh, chị đã có thể cảnh báo thế giới về tình trạng nhân quyền tồi tệ mà đồng bào chị đang gánh chịu.

Tôi luôn tin tưởng vào sức mạnh của từng cá nhân và sự lan tỏa của nó. Khi chúng ta có một Ls Phạm Công Út tự nhận mình là “hiệp sĩ”, giới luật sư sẽ có thêm nhiều hiệp sĩ khác. Khi chúng ta có 15 Đại biểu Quốc Hội không tán thành bấm nút thông qua Luật An Ninh Mạng, tương lai con số 15 này sẽ nở lớn. Tôi còn nhớ cái không khí tưng bừng của một biển người cùng xuống đường ăn mừng U23 bóng đá VN chiến thắng U23 Qatar. Nếu cái đám đông hỗ trợ U23 đó, một hôm bỗng bá vai nhau hô lớn “chúng ta phải làm sạch môi trường” thì tự khắc sáng hôm sau đường phố sẽ sạch rác và khi cầm miếng ăn lên chúng ta sẽ không còn lo ngại bị nhiễm độc.

Nhân nhắc đến chị Trần Thị Thúy tôi lại nhớ đến hàng bần ven bờ con sông Bến Tre; chẳng biết vì sao sông nước miền Nam lại nhiều bần như vậy. Người ta còn kể lại rằng đêm 5/7 năm Đinh Mão 1867, khi cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết theo thành, những hàng bần ở vùng ngã ba sông Vàm Cỏ và sông Tra đã đồng loạt quỳ xuống chịu tang người trung liệt. Từ đó, dân gian ở đây gọi ngã ba này là Ngã ba Bần Quỳ.

Thiết nghĩ những cây bần ven sông kia còn có thể gợi niềm rung cảm về sự trung hiếu của con người, thì không có gì là không thể đóng góp được cho quê hương và tha nhân về sự có mặt của chúng ta trên cuộc đời này.

Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 746)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 991)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 1003)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1124)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 938)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1538)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1376)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1426)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1282)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1399)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *