- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Du Tử Lê: 'văn Chương Cứu Rỗi Tôi Trong Những Ngày Luân Lạc…'

22 Tháng Sáu 20184:34 CH(Xem: 25646)
DuTuLe-Triet Tran
Nhà thơ Du Tử Lê -ảnh Triết Trần



Cũng như nhiều thi sĩ trong thời đại mình, thơ ông còn là phóng chiếu một giai đoạn đầy xáo trộn trong đời sống văn hóa của người Việt. Đầu tháng 6-2018, tuyển thơ Khúc Thụy Du của nhà thơ Du Tử Lê ra mắt độc giả trong nước.



NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
: * Thưa nhà thơ Du Tử Lê, thơ của ông đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Trần Duy Đức... phổ nhạc, tạo ra những tình khúc bất hủ.

Nhìn rộng ra, hình như đã có một thời đoạn, trong không gian văn hóa Sài Gòn, nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau đã có sự tương tác sáng tạo mật thiết để tạo ra những tác phẩm tinh hoa?

 

DU TỬ LÊ: - Vâng. Đúng như ghi nhận của ông: trong "không gian văn hóa Sài Gòn" một thời, các nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã tìm đến sáng tác của nhau, hầu hợp thành những tương tác sáng tạo mật thiết. Ngay cả khi họ không hề thân quen, hay ít có cơ hội thường xuyên đi lại với nhau.

ta gọi nhau từ vực, vực khuya.

sớm mai thức, thức xanh: mưa. nắng.

ngọn cỏ đau /từ những thị phi/   

tôi trong tôi rụng: /mùa thay lá/

xót, xót rừng khô. /chim hồ nghi/

.

chia tay /như gió/ quên che mặt

ta gọi nhau từ vực, vực khuya

người trôi, trôi những ngày neo bão

đìu hiu /tôi/  một cõi hư vô.

.

cánh cửa. bức tường. thân thế, muộn.

vết răng găm xuống nỗi buồn, sâu

vai xuôi địa ngục hân hoan, cháy.   

ngọn lửa /vô tình / kiếp, kiếp sau? 

du tử lê

(Calif. Oct. 2017)

 

NVN * Ấy là bởi một "tâm tính văn nghệ" theo "kiểu Sài Gòn" nói chung, hay chỉ là từ những giao cảm, tình thân riêng có giữa những cá nhân?

 

DTL - Như tôi đã nói, cái mà ông gọi là "không gian văn hóa sáng tạo" đó không hề có từ những giao cảm, những tình thân riêng, mà nó là một trong những nét đặc thù của sinh hoạt văn học, nghệ thuật ở miền Nam trước đây.

Tôi thí dụ, trước khi soạn thành ca khúc Ngậm ngùi thơ Huy Cận, nhạc sĩ Phạm Duy không hề quen biết tác giả Lửa thiêng.

Cũng vậy, nhạc sĩ Phạm Đình Chương chưa hề gặp nhà thơ Quang Dũng đã rất thành công khi gom hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng để làm thành ca khúc Đôi mắt người Sơn Tây...

Tuy nhiên, tôi cũng không loại bỏ trường hợp một số người làm thơ thuê (trả tiền) cho nhạc sĩ, để nhạc sĩ đó soạn thành ca khúc thơ của họ, dù giữa hai người có tình thân với nhau hay không.

Nhưng tôi chưa thấy một ca khúc nào ra đời trong hoàn cảnh như vậy được nhiều người biết tới; dù cho nhà thơ kia, sau đó, có bỏ tiền thuê ca sĩ hát hoặc làm thành băng nhạc...

Ít người biết rằng trước khi phổ nhạc bài thơ Khúc Thụy Du của tôi, thì tôi và nhạc sĩ Anh Bằng không hề biết nhau. Tôi từng kể, lần đầu tiên khi nhạc sĩ Anh Bằng tìm tôi, tôi đã hỏi: "Ông là ai, gặp tôi có việc gì không?...", trước khi chúng tôi có được với nhau cái giao tình phải nói là tốt đẹp trong tinh thần tương kính.

Sự kiện này cũng xảy ra cho tôi và nhạc sĩ Trần Duy Đức. Trước năm 1975, Trần Duy Đức ở Pleiku, tôi ở Sài Gòn. Anh đọc thơ tôi trên tạp chí Văn. Không hề liên lạc với nhau, dù qua thư từ. Anh soạn thành ca khúc, những bài thơ anh thích...

Mãi tới năm 1983, ở Cali, anh ấy mới tìm tôi và cho biết đã phổ thành ca khúc khá nhiều bài thơ của tôi, từ trước năm 1975.

 

NVN * 50 bài thơ trong thi tuyển Khúc Thụy Du lần này do ông chủ động chọn lọc, có thể thấy rõ hai nhánh quan trọng trong sự nghiệp thi ca của ông: thơ tình và thơ thế sự. Sự trở lại với người đọc lần này, bằng thi tuyển này, có ý nghĩa thế nào với cá nhân ông?

 

DTL- Thi tuyển Khúc Thụy Du của tôi là một nỗ lực rất đáng ghi nhận trong tình cảnh tế nhị của sinh hoạt văn chương Việt Nam hiện tại, mặc dù trước đây, hai tập thơ của tôi là Giỏ hoa thời mới lớn (2013) và Mẹ về Biển Đông (2017) từng được ấn hành trở lại trong nước.

 

Lại nữa, trong luận án tốt nghiệp văn bằng thạc sĩ bộ môn lý luận phê bình văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, tựa đề "Thơ Du Tử Lê dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật" (mã số 60 22 01 20), tác giả Trần Thị Như Ngọc cũng đã nhấn mạnh rằng cõi thơ Du Tử Lê còn rất nhiều lĩnh vực cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm... thì hôm nay thi phẩm Khúc Thụy Du ra đời đem đến cho người đọc khía cạnh thơ thế sự bên cạnh nhánh thơ tình của tôi. Dù thoáng nhẹ, nhưng với tôi, nó vẫn là một gợi mở tiếp cận, rất hữu ích...

Du Tử Lê: Văn chương cứu rỗi tôi trong những ngày luân lạc… - Ảnh 3.

 

 

Bia sách Khúc Thụy Du

Bìa sách Khúc Thụy Du

 

NVN* Là một trong năm nhà thơ hàng đầu của Sài Gòn (bên cạnh Nguyên Sa, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đức Sơn), và đến nay vẫn còn sáng tác khá đều (đăng tải trên trang dutule.com), xin ông chia sẻ về ý nghĩa của sáng tạo thơ ca trước đây và bây giờ có gì khác biệt, theo trải nghiệm cá nhân?

 

DTL- Tôi quan niệm, mỗi cá nhân trước khi sinh ra đã được Thượng đế chọn trước một nghề nghiệp hay công việc thích hợp. Điều mà chúng ta gọi một cách nôm na là năng khiếu hay "cái khiếu". Cá nhân, tôi nghĩ tôi sống sót được tới ngày hôm nay nhờ tình yêu văn chương.

Trước đây khi còn ở trên quê hương, tôi không thấy văn chương thực sự "cứu rỗi" tôi như những năm tháng tôi luân lạc xứ người... Vì thế, tôi tự nhủ, hãy viết, cứ viết cho tới ngày nào sức khỏe, khả năng không còn cho phép.

 

NVN * "Khả năng", có thể hiểu theo nghĩa nào, thưa ông?

 

DTL- Tôi sẽ nói rõ hơn một chút. Khi dùng hai chữ này, với tôi, nó mang ý nghĩa: ngày nào thấy mình không còn cái gì mới (nội dung hay hình thức) tôi sẽ ngưng viết. Tấm gương lớn nhất của tôi là sức làm việc của nhà thơ R. Tagore (Ấn Độ).

Ở được bền lâu với chữ - nghĩa, tôi thấy hình như tôi "chín" hơn nhiều so với những năm tháng trẻ tuổi.

 

NVN * Nếu có một cuộc đối thoại với người đọc trẻ hôm nay yêu mến thơ ông, điều quan trọng mà ông muốn chia sẻ với họ sau những bài thơ là gì?

 

DTL- Câu nói đầu tiên với họ là lời cảm ơn chân thành của tôi. Tôi sẽ nói rõ hơn với họ rằng, tôi e sẽ không còn có một Du Tử Lê hôm nay nếu không có họ.

Và, một điều nữa, quan trọng không kém là dù ở tuổi nào thì các bạn trẻ của tôi cũng hãy dành một góc (dù nhỏ) tâm hồn cho thi ca. Tại sao? Tại vì thi ca là phần đất tinh thần tốt nhất cho chúng ta nuôi dưỡng những mơ mộng trước cuộc sống thực tế ngày càng khốc liệt, lạnh lùng, tàn nhẫn như hiện nay.

Con người, ngoài nhu cầu vật chất, còn có nhu cầu tinh thần. Chính nhu cầu tinh thần kia cho chúng ta sự khác biệt, rõ ràng, dứt khoát nhất giữa chúng ta và loài vật.

NVN * Cuối cùng, một thi sĩ giàu có về thơ tình, một người sống trong kho tàng tình cảm đầy phong phú - có thể nói gì về tình yêu trong cuộc đời?

DTL - Tình yêu nói chung (không giới hạn trong tình yêu nam nữ), với tôi là một thứ tôn giáo. Thứ tôn giáo mà mỗi chúng ta là giáo chủ của tôn giáo đó. Kẻ giàu có nhất trong nhân loại, theo tôi, không phải là người nhiều tiền của nhất; mà là người có nhiều tình yêu nhất, dành cho đồng loại, thiên nhiên, thú vật.

Bởi vì ngay cả khi bạn giàu có như Bill Gates thì bạn cũng chẳng thể mua chuộc, hối lộ thần chết, để khỏi chết. Và khi chết, bạn cũng chẳng thể mang theo tiền bạc bạn có. Tất cả mọi thứ thuộc về vật chất, bạn đều buộc phải bỏ lại.

Cái bạn bỏ lại tốt đẹp, được mọi người nhớ, nhắc chính là tình yêu mà bạn đã có, đã cho mọi người khi còn sống. Nói khác đi, đó là thứ tiền tệ hay tài - sản - tinh - thần mà ngay thần chết cũng không thể tước, đoạt được của bạn.

NVN * Xin cảm ơn ông.


NGUYỄN VĨNH NGUYÊN *thực hiện

 

Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam. Ông là tác giả của 70 tập thơ, văn xuôi. Ông học Đại học Văn khoa Sài Gòn, tu nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana (1969). Giải thưởng Văn chương toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 (tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972).

Thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên Los Angeles Times và New York Times. Thơ ông được dịch trong tuyển tập Understanding Vietnam (liên Đại học Berkeley, UCLA, London ấn hành; là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại châu Âu).

Ông là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch trong tuyển tập World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (W.W. Norton New York, 1998). Ông từng thuyết trình về sáng tạo thơ ca tại một số đại học ở Mỹ, Pháp, Đức và Úc. Ông hiện cư ngụ tại Garden Grove, Nam California (Mỹ).

 

Nguồn:  Tuổi Trẻ Online

https://tuoitre.vn/du-tu-le-van-chuong-cuu-roi-toi-trong-nhung-ngay-luan-lac-20180622101448293.htm

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86527)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92016)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108412)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83692)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 82706)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75074)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80043)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 84826)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88138)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91573)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...