- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

PHANBOOK VÀ, TUYỂN TẬP THƠ DU TỬ LÊ: KHÚC THỤY DU.

08 Tháng Sáu 20189:44 CH(Xem: 24734)
khucthuydu-vn

PHANBOOK  VÀ, TUYỂN TẬP THƠ DU TỬ LÊ: KHÚC THỤY DU.

 

dutule.com (ngày 7 tháng 6-2018): Tháng 6 với những trận mưa và, những ngày nước dâng lênh láng một số đường Saigon, rồi sẽ qua đi. Nhưng tháng 6 - 2018, đánh dấu sự ra đời của thương hiệu Phanbook, trực thuộc Công ty TNHH Phan Lệ & Friends, theo nhiều người sẽ còn được mãi nhớ. Lý do, Phanbook không chỉ là một thương hiệu chuyên về việc tìm kiếm, ấn hành những đầu sách giá trị của các tác giả Việt Nam nhiều thế hệ, mà, còn là đối tác của những tác giả, những nhà xuất bản lớn trên thế giới nữa. Hai dữ kiện này, cho thấy tầm cỡ đáng kể của thương hiệu mới mẻ này.

Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, người phụ trách mảng chọn đọc, ấn hành tác phẩm của Phanbook cho biết:

“Ra mắt đầu năm 2018, thương hiệu Phanbook (thuộc Công ty TNHH Phan Lệ & Friends) khởi sự hòa nhập vào một bối cảnh thị trường và văn hóa đang diễn ra nhiều đổi thay mạnh mẽ. Tập hợp một nhóm bạn hữu tâm huyết, có chung khát vọng, có ít nhiều kinh nghiệm về thị trường và chuyên môn, chọn cách tiếp cận lĩnh vực xuất bản với một tinh thần độc lập, Phanbook mong muốn cống hiến cho độc giả và thị trường xuất bản những giá trị văn minh, tốt đẹp.

“Những giá trị nền tảng được xây dựng ngay từ giai đoạn kiến tạo và sẽ tiếp tục được giữ gìn, nhất quán xuyên suốt những chặng đường phát triển về sau. Từ những ngày đầu, Phanbook đã tiến hành mua bản quyền kịp thời những cuốn sách lớn, đang tạo dư luận trên toàn cầu như: Fire and Fury - Inside the Trump White House của Michael Wolff, The Silk Road - A New History of the World của Peter Frankopan, Pachinko của Min Jin Lee, Night Sky With Exit Wounds của Ocean Vuong… và những tác phẩm văn học có giá trị của Heinrich Böll (Nobel Văn học, 1972), Isaac Bashevis Singer (Nobel Văn học, 1978), Gao Xingjian (Nobel Văn học, 2000), Juan Rulfo… Phanbook nhanh chóng trở thành đối tác của những nhà phát hành/ đại diện phát hành lớn trên thế giới như: Penguin Random House, The Wiley Agency, Parallax Press, HarperCollins Publishers, Macmillan Publisher…

“Phanbook cũng giới thiệu đến độc giả những tác phẩm giá trị của các tác giả uy tín tại Việt Nam, thuộc nhiều thế hệ, như: Nguyễn Gia Trí, Phan Triều Hải, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Vạn Phú, Du Tử Lê, Khải Đơn, Trần Lê Sơn Ý…

“Việc xây dựng mạng lưới truyền thông để thông tin về các sản phẩm đến với độc giả đầy đủ, thiết thực; sự mở rộng không gian phát hành trên mạng và nhà sách thực tế đang được Phanbook xây dựng để từng bước phục vụ khách hàng của mình một cách thân thiện, tiện ích và chuyên nghiệp. Với ý hướng ‘Chia sẻ tri thức và giá trị sống’, Phanbook hy vọng sẽ là cầu nối giữa người làm ra tác phẩm với người tiếp nhận tác phẩm; lan tỏa những giá trị sáng tạo, lối sống, tư tưởng phát triển bền vững, đem lại nhận thức tích cực, cuộc sống hạnh phúc cho người đọc trong một thế giới nhiều biến động…”

Theo ghi nhận của Nguyễn Vĩnh Nguyên thì, hiện tại, những đầu sách sau đây đang được bạn đọc quan tâm và bán chạy nhất của Phanbook. Thứ tự: 1- “Bão lửa và Cuồng nộ / Fire and Fury - Inside the Trump White House của Michael Wolff” - - Nội tình Nhà Trắng thời Trump.) 2- “Khúc Thụy Du”, tuyển tập thơ Du Tử Lê. 3- “Sống trong thời viễn tưởng” - - Truyện người và máy của Nguyễn Vạn Phú. 4- “Yêu thương và tự do” - - Tản văn của Trần Lê Sơn Ý.

Về tác giả của tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du” trong lời giới thiệu của Phanbook, do họ Nguyễn viết, có đoạn:

“50 bài thơ tụng ca nhân tình, quê xứ, yêu đương trong tập thơ này đã là chất men phiêu lãng cất cánh thành ca từ trong những sáng tác nổi tiếng của các nhạc sĩ tài hoa: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức,… Nhưng khi được trở lại bằng văn bản gốc, từng bài thơ mang lại cho người đọc một cảm nhận phong nhiêu lạ lẫm. Chúng tôi giữ lại trên văn bản từng chi tiết ký hiệu dấu gạch chéo (/; black slash) mà tác giả “cài đặt” khá phổ biến gợi ý cách ngắt nhịp đi (punctuate) của câu thơ để cởi bỏ sự trói buộc, một chiều và hướng đến khả năng người đọc đồng sáng tạo (hoán vị chữ, sắp xếp lại thứ tự chữ trong câu, câu trong bài). Chúng tôi cũng xin giữ lại những ký hiệu nối (-, --) được xem là một phần bất khả phân, một mệnh đề “independent clause” với câu thơ kế tiếp. Chúng tôi cũng xin giữ lại cách viết thường nhan đề, toàn văn bản bài thơ, một số danh từ riêng,... xem như đó là“hệ thống chính tả” có chủ ý của tác giả. Độc giả qua đây sẽ hiểu Du Tử Lê có những cách tân táo bạo trong chính những thể thơ truyền thống mang ít nhiều quy phạm như ngũ ngôn, lục bát, thất ngôn (…)

 “Cuộc thơ của Du Tử Lê trong kịch bản trò chơi hướng đến những người đọc trẻ hôm nay phải chăng là một cuộc tìm kiếm đã được dự cảm từ lâu lắm:

      như con chim bói cá / tôi lặn sâu trong bùn / hoài công tìm ý nghĩa / cho cnh tình hôm nay”   (Khúc Thụy Du, 1968)

(…)

 “Du Tử Lê, cùng với Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên,… tạo ra một không gian lãng mạn, khí khái, nhân văn và giàu suy tưởng đặc thù của khí hậu văn chương miền Nam của một thời kỳ đất nước nhiều biến động. Là một phần không thể không nhắc đến trong nguồn vốn văn chương dân tộc.

“Khúc Thụy Du là một kết tinh đầy tương thích với lối đọc thơ, sống thơ của ngày hôm nay!”

.

Muốn có những tác phẩm chọn lọc của Phanbook, xin vào http://phanbook.vn/ hoặc https://www.facebook.com/phanbookpublishing/  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99195)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96595)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72406)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85719)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92074)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87935)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90967)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78179)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100089)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85092)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.