- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Du Tử Lê Và Những Bài Thơ Mới 2018

29 Tháng Năm 20185:18 CH(Xem: 30875)
fullsizerender-6-
Du Tử Lê tự họa (Nov. 2017)




bài h.t. tháng giêng 2018.

 

gió-tôi thổi ngược chiều quay trái đất,

về môi người: ngọn nến thuở lên năm.

tay thương-quá những ngày mơn tóc, lá

em lên mười, tôi nhớ thuở mưa, xanh.

 

chiều-tôi ngược dốc đời thơm kỷ niệm.

người hiện ra, thay mẹ bón tôi, vui.

vai thiên sứ, gánh đời ai vụn, nát (?)

tôi trong thơ, thổn thức những đêm, ngời.  

 

mưa-tôi lạnh, rúc áo người ấm áp

vết thương buồn, em đắp bột trăm năm.

tôi già khốc vẫn đợi, chờ chăm sóc.

người không quên tôi bé dại vô cùng.

 

như truyền-thuyết-tôi-riêng: em huyền thoại:

dĩ vãng nào thành di sản gom chung (?)

nghìn năm nữa tôi vẫn còn muốn nói:

- cảm ơn người tâm-thượng-đế bao dung.  

DTL

(Garden Grove, 1st Jan. 2018)

 

 

thấy lưng buồn như dòng sông tuổi nhỏ.

 

tôi từng nhốt, giam em trong những khuy áo

mặc vào / cởi ra

ngày / đêm đổi thay thời tiết bốn mùa, bất trắc.

(không loại trừ những lần cởi ra

đạp xuống sàn)

và, mồ hôi là tiền lời,

chia đều cho những phút, giây lao động cực lực.

những giọt lệ thơm hương ngày gặp lại.

thành phố xa lạ. gắt gỏng tiếng còi!.!

chỉ những hạt mưa,

vẫn chứa trong nó cả một đại dương thất lạc.

tội nghiệp những ngón tay sóng sượt,

không đủ sức chùi sạch nước mắt

(hân hoan / bất hạnh? ngày trở lại)

.

tôi từng giam, nhốt em trong những tán lá vườn sau,

vô tình chao nghiêng, rình rập ngoài cửa sổ.

gió không quên hỏi chúng ta:

-nhớ một thời? góc kín, khuất nào? thân thể?

khi những tấc thịt, da nổi gai thiên đàng / địa ngục.

thuở tai ương chia tay ta.

như những cây khuynh diệp phát quang. bị thương!

khiến bày quạ đen

ầm ĩ réo tên mùa hạ cũ:

ký ức. sầu đông,

thở bằng tim-kỷ-niệm.

tôi ôm và, hôn em từ phía sau.

thấy lưng buồn như dòng sông tuổi nhỏ,

bị đánh cắp,

khi chúng chưa kịp tượng hình,

vôi vữa cho đời khác!.!

 

DTL

(Feb. 14. 2018)



nuôi người: trang sách thơm,

 

và, ht. và, nv. nguyên

 

một nửa tôi /đã khuya/

vẫn trông ngày nắng, cũ

tuổi thơ khoen sương, mù

mẹ khóc ngày nước, lũ.

 

tôi đi từ đời sau

gánh lạc loài /kiếp trước/

tìm ai nơi biển sâu?

mẹ ngó mông. /ngạch cửa/

 

ngọn lửa lấm /cơn dông/

trong nỗi buồn khuất tất.

người về giữa rạng đông

hút theo chiều /dị tật/

 

bàn tay tôi /tháng ba/

rụng theo ngày liệt kháng.

nghe trong mỗi nấm mồ

tiếng cười khô /không-táng/  

 

nuôi người: trang sách thơm,

trái tim từng con chữ. 

vết răng gửi trên lưng,

sang sông cùng cổ tích.

Du Tử Lê,

(Mar. 2018)

 

 

đêm, vẩy những thìa cháo trắng trên hè phố.

 

dutule,

và, bạn tôi td.từ; nb. bại.

 

1.

buổi sáng, như niagara falls chọn cố định nơi để trút cơn giận dữ của nó

tôi chọn đi quanh nỗi buồn-siêu-thị-ngổn-ngang không lối thoát của đời mình.

gió che dù chạy lúp xúp dưới thấp

vẫn không thể tránh khỏi cơn mưa chưa dứt hạt.

nắng mang theo những con đường không có trong cựu ước.

tôi thấy mình là Adam cần một Eva!

để chết.

(hầu biết thế nào là cái chết).

một người không rõ giới tính đi ngang

ăn mặc chải chuốt, đúng mốt,

đứng lại nhìn tôi. cười. bảo:

“đã trên bốn mươi năm chết rữa,

còn làm bộ hỏi về cái chết làm chi nữa?

thôi về đi cha!”

2.

buổi tối, khi con mèo động dục sớm, tru tréo

không thể đợi tới khuya, trèo lên mái nhà:

nơi thi sĩ và, một họa sĩ gìa (hai bạn-tôi) đang trò chuyện

bằng cách tự đốt cháy những ngón tay họ…

như mặt trời nằm ngoài mọi viễn vọng kính hiện đại nhất

(những mặt trời nhân loại chưa từng được hân hạnh biết tới),

là giấc mơ bốc khói,

thành những con chim mang hình hài cá;

bỏ biển đông.

tôi nào biết nói gì?!?

khi lòng bỗng không rưng rưng!

quá đỗi!

3.

đêm, vẩy những thìa cháo trắng trên hè phố.

hàng đèn thưa,

mang theo mùi rơm, rạ ẩm, khét tử-sinh-quê-nhà.

tôi ngồi bên chậu cây T. mới đem về:

có đôi, ba dòng sông chảy trên những chiếc lá.

chúng mang lại hơi hướm mẹ và, H.C. cho tôi,

lúc mấy nén nhang nơi trái nhà vườn sau

đã lâu. cháy hết.

chúng tôi còn hỏi nhau

cây gì vậy?

(cây gì?

chính T. cũng không biết nữa!?.)

Du Tử Lê,

(Garden Grove, Apr. 2018)

 

 


Những Giọt Lệ Ngoại Hôn

Và, NV. Nguyên


không phải ai cũng nghe được tiếng thở dài

của vầng trăng cuối tháng.

như những cánh-buồm-dạy-thì,

nhớ lồng ngực thở căng gió biển.

và, con cá chép miệng,

thương chiếc bóng tật nguyền của nó.

 

không phải ai cũng cảm được nỗi ngậm ngùi của mặt trời,

khi mưa, những giọt lệ ngoại hôn trở lại 

tìm bàn tay chạy trốn nỗi buồn,

từ một bàn tay tội nghiệp, khác.

và, sớm mai hớn hở

mở thêm nhiều cánh cửa bất trắc…

.

không phải ai cũng hiểu được nụ cười của những người

chọn im lặng làm thẻ nhận dạng,

trước mọi tai ương…  

.

tôi nghe buổi trưa

thả xuống đường phố,  

một điều gì giống như tiếng nói tịch, lặng,

của những người chọn sống đời lương hảo.

dù cuối cùng,

họ cũng chỉ nghe được

tiếng tàn, phai gõ dọc lộ trình nhân thế.

như hầu hết chúng ta,

mấy ai có được cho mình

một chọn lựa khác!?!

.

mùa hè, bạn-tôi,

nhóm lửa sớm trên mái tóc mướt xanh phượng vĩ.

những con ve hăm hở dìu dòng sông trôi  ngang không trung,  

mang phù sa tro, than

rải khắp cùng ký ức, tôi.

xám. 
 

DU TỬ LÊ

(May. 27th - 2018)

 

 

 

nguồn:  trang nhà Du Tử Lê

https://dutule.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99106)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96502)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72305)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85608)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91993)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87860)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90896)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78115)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100002)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85031)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.