- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGƯỜI ĐÀN BÀ GÓA Ở PHỦ BÌNH GIANG

23 Tháng Năm 20182:17 SA(Xem: 24777)


NguoiDanBaGoa
ảnh minh họa - internet

Vĩnh Hưng sưu thuế nặng nề

Bồng con dẫn vợ tôi về quê tôi

 (ca dao)




Tưởng rằng chỉ ở thời Tây, dân ta mới khóc ra máu mắt vì sưu cao thuế nặng. Ngoài đồng thì có thuế ruộng, trong nhà thì phải đóng thuế vườn rồi đến thuế thân v.v… Nay mới biết ở xã Ân Phong tỉnh Bình Định, người dân nuôi vịt muốn thả vịt ra đồng cho chúng nhặt hạt thóc rơi cũng phải nộp phí cho chính quyền địa phương. Ở xã Thiệu Dương, Thanh Hóa, người dân chăn thả trâu bò cũng phải nộp phí. Phí thả một con trâu lên đến cả 100.000 đồng, còn muốn nuôi trâu lại là chuyện khác nữa, phải đóng tiền cọc cho hợp tác xã từ ba trăm ngàn đến hai triệu đồng!

Thế mới biết bàn tay Thực dân còn êm ả hơn bàn tay lãnh đạo CS. Nghe người dân kêu gào vụ chính phủ đánh thuế tài sản rồi nghe đến phí thả vịt, thả trâu, chưa biết hư thực ra sao nhưng cứ nhìn hình ảnh những biệt thự “khủng” của các quan chức địa phương mới thấy bộ máy nhà nước này toàn là bọn sâu mọt. Chạnh nhớ cái tờ đơn trình quan về việc con trâu chết của người đàn bà góa ở Phủ Bình Giang ngày xưa.

Thuở ấy, ông Nghè Tân (Bắc Kỳ Thanh Tra Đại thần, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân) nhân một hôm đi ngang cánh đồng Phủ Bình Giang thấy một người đàn bà đang mếu máo, nhớn nhác tìm kiếm một vật gì. Gặng hỏi thì được biết người đàn bà này góa chồng, có một con trâu mới chết, bà đã đóng 2 quan tiền cho lý trưởng làm đơn, đóng triện để lên trình quan phủ. Vội vàng làm sao bà đánh rơi mất tờ đơn. Nay đường về làng thì xa, trong cái ruột tượng xác xơ kia chỉ còn 6 quan tiền để lễ quan phủ và nha lại lấy đâu ra tiền để nhờ người viết đơn!

Nghe chuyện, quan thanh tra ra giận lắm. Ông xót thương dân đen bị bọn lý dịch quan nha ức hiếp, bèn nhận thảo giúp tờ đơn, tay đề ngay một bài thơ gởi quan phủ về chuyện chúng ăn bẩn trên váy đàn bà. Bài thơ như một lời than thống thiết. Càng viết, ngài càng giận và chấm dứt bằng một câu mắng. Bài thơ như sau:

Bởi tôi là phận nữ nhi

Có con trâu chết phải đi trình ngài

Vội vàng váy tụt, đơn rơi

Tôi mượn một người làm cái đơn ni

Quan tri ơi hỡi quan tri

Xin ngài chấp nhận đơn ni làm bằng

Nếu quan có hỏi "mần răng"...

Thì quan cắn cỏ lạy thằng làm đơn!

Bọn quan phủ nhận thơ, bị một phen sợ mất mật. Từ đó trở đi, người dân phủ Bình Giang có trâu bò chết không phải đóng thuế, chỉ cần khai với lý dịch của làng là đủ. Khi có chuyện lên trình quan phủ cũng không phải đóng hai quan tiền như trước nữa.

Ngày nay nhìn quanh, quan thanh tra rặt những phường như Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh,… quan điều tra tội phạm đánh bạc lại “bảo kê” cho đường dây đánh bạc. Ông nào cũng ở cấp tướng trở lên, lại mang huy chương đỏ cả ngực. Tướng Phan Văn Vĩnh từng được phong tặng danh hiệu là “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân” có một dạo người ta còn đưa các phương pháp phá án của ông tướng “đánh bạc” này vào giáo trình nghiệp vụ để đào tạo cho các thế hệ công an!

Xưa đi thanh tra, Nguyễn Quý Tân còn phải giả dạng thường dân mới lôi cổ được bọn tham quan ra ánh sáng. Ngày nay, dân nghèo Thủ Thiêm gào khóc đến ngất xỉu trong buổi gặp gỡ với các ngài ĐBQH; thế mà Hội nghị Trung Ương 7 vẫn lạnh lùng diễn ra, chẳng có một đề án nào nhắm vào giải quyết những oan sai cho người dân. Chả trách tám năm trước, ở quận Cái Răng, Cần Thơ, quá phẫn uất hai người phụ nữ Việt Nam, mẹ con bà Lài đã phải tụt cả váy, lõa thể để chống lại lực lượng cưỡng chế đất.

Ngày còn thực dân, cha ông ta còn bồng con, dắt vợ về quê tránh thuế; nay thả con trâu còn phải trả phí thì đi đâu mà tránh thuế? Người dân cùng đường, lõa thể để giữ đất mà còn bị lôi như con vật thì đi đâu mà đòi nhân phẩm? đi đâu mà đòi nhân quyền?

Bảy năm trước, TNLT Nguyễn Đình Cương, một trong 17 thanh niên yêu nước bị bắt vào năm 2011. Khi gã cán bộ trại giam xúc phạm, gọi anh và các bạn tù là một lũ chó, các tù nhân đã phản đối bằng cách mười mấy người cùng nhau tuyệt thực. Khi cho đòi anh Cương đi làm việc, gã cán bộ trại giam đã xích hai tay anh dưới chân cầu thang như xích chó, để buộc anh phải ngồi dưới đất trong khi hắn ngồi trên bàn. Một điều mà gã cán bộ kia không biết, trước mắt thế giới, kẻ ngồi trên bàn và người ngồi dưới chân cầu thang kia, vị trí chỗ ngồi không hề nói lên ai là con người, ai là con vật.

Ngày ấy, Bí Thư Thành Ủy thành phố Sài Gòn, ông Đinh La Thăng còn đang tại chức, còn ngồi ngất ngưởng trên cao; chỉ kịp đến khi ông trở thành tội phạm, ông mới nhận ra hết cái man rợ của cái thể chế này. Trong phiên tòa ngày 24/3, cả nước chợt ngẩn ngơ khi nghe ông rụt rè xin với các đồng chí của ông trong Viện Kiểm Soát: “Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người”.

Cứ ngỡ rằng chỉ ở thời thực dân, Tây nó văn minh, có tàu bè, súng đạn; dân ta dốt, nghèo mới phải bị nô lệ. Nào ngờ, cả nước văn minh vẫn cam tâm làm nô lệ cho một nhóm lãnh đạo bất xứng! Chúng lạm quyền, tự tung tự tác, tự cho mình là cha mẹ của muôn dân. Chúng chỉ vẩy tay một cái là bao nhiêu người lương thiện phải vào tù, ảnh hưởng bao cuộc đời và gia đình, người thân của họ.

Ngoài khơi xa thì mất đảo mất ngư trường, nơi đất liền thì thương nhân Trung Quốc dùng tiền chiếm nốt. Trong một video clip của VOA, ở Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam, những bờ biển, bãi dương liễu, rừng chắn gió đã bị bán sạch. Một sớm mai thức dậy, con đường của ngư dân ra biển kiếm ăn hàng ngày bây giờ đã bị rào chắn bởi kẽm gai hay bê tông cốt sắt. Ngư dân đất Quảng lạc lõng ngay trên mảnh đất của ông cha mình.

Không thể than trời, trách đất là chúng ta sinh chẳng nhằm thời; cha ông ta đã có lúc phải trải qua những giai đoạn còn đen tối hơn thế. Có trách là trách chính mình, trách dân ta không chịu đứng thẳng cho điều phải, không sống đúng với cái giá trị mà mình muốn sống. Ngày xưa dân ngu, dân dốt đã đành, thời buổi công nghệ thông tin mà vẫn cúi đầu cam chịu. Thế giới đã tiến xa, đã bỏ ta hàng thế kỷ về thịnh vượng và văn minh. Ngoái nhìn lại đất nước mình, chợt xót thương cho thân phận mẹ VN; sau hàng ngàn năm văn hiến, cuối cùng cũng chịu cảnh bị ức hiếp; cũng xác xơ ruột tượng chẳng khác nào hình ảnh người đàn bà góa ở Phủ Bình Giang ngày xưa.

 

Nguyệt Quỳnh

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107484)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109806)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86229)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86552)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 99033)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86002)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72773)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 68263)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81713)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79667)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...