- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Người mang nước: tập thơ của Như Quỳnh de Prelle

28 Tháng Tư 201812:46 SA(Xem: 23119)


nhuquynh


Người mang nước
tập thơ của Như Quỳnh de Prelle
Nhà xuất bản Sống (4/2018, Hoa Kỳ)

 

 

Lời tác giả:

 

Người mang nước gồm 3 phần Nỗi buồn trên cây, Nhiệt đới buồn và Babel như một tuyển tập thơ suốt từ thời thanh xuân 20 cho đến thời điểm hiện tại.

Tiếng Việt là ngôn ngữ tôi viết và sáng tác khi tôi không còn thường xuyên ở quê hương Đất Mẹ. Ngôn ngữ ấy cho tôi khám phá và hiểu biết hơn về những địa lý khác nhau trên trái đất này giữa những giọng nói khác nhau, giữa những ngôn ngữ khác…. Ngôn ngữ ấy cho tôi kiệt cùng của chữ, của tình, của những tan biến, mất mát, trong sự vô vọng có khi hy vọng chỉ như một tia nắng, hay một mầm non. Tôi đã hiểu hơn đời sống thường ngày, hiểu hơn con người không xa lạ, dù bất kể nơi nào, ở đâu, những nơi tôi dừng lại, tôi đi qua. Nghệ thuật thường ngày trở thành luồng dẫn điện truyền cảm hứng cho những nhận thức, cảm quan cuả qua những sự sống đơn giản, bình thường mà thành thi ca. 

Như Quỳnh de Prelle

 



Thi ca và thời tiết

 

mùa đông 016

như một bài thơ thất thường

ngẫu hứng

tuyết hiếm hoi

cạn kiệt

thời tiết chuyển biến sang như xuân

nắng lên ấm áp

thiếu những bông hoa xinh

hương thơm của đất trời

 

thòi tiết là một ví dụ

cho những biến dổi

như thi ca

nhận ra những dấu hiệu của dự báo

sự vận động tự nhiên

trong các quy luật

thoát khỏi ý thức chủ quan

của loài người

 

những biến đổi cũng là hậu quả của loài người

tàn phá thiên nhiên

sự sống trên trái đất

như bài thơ chạm vào nỗi đau

sự thay thế

tột cùng

của một ý thức cá nhân

là thi ca

với chủ nhân của nó

là một ai đó

đại diện cho chính họ

nhìn thấy nỗi đau chung

 

một bài thơ thất thường

thường buồn hơn vui

bản chất của chúng ta là nỗi buồn sâu thẳm

sự rạn nứt trong cái tinh tế mỏng manh

niềm vui đi qua nhanh

trong sự tràn ngập

làm cho con người nhớ mãi

khát khao

 

mùa đông năm nay

thất thường

như một bài thơ

như tính chất dự báo của thi ca

như hậu quả của loài người

như một ví dụ

chúng ta luôn biến đổi

thay thế nhau

những trạng thái

sự tồn tại

 

thi ca là thời tiết

cho con người chạm vào nỗi đau

sự mất mát

niềm hy vọng

trong bóng tối và cả ánh sáng

 

mùa đông là thi ca

thất thường như thời tiết

 mênh mang như người đàn bà ngoài 30

đằm sâu

duyên dáng

 

 

 

Cơn bão tháng 3

 

làm vườn hoa ở ban công của nàng bị dập nát

đất nâu được gió đưa ra khỏi những chiếc hộp gỗ

cơn bão tháng 3 ướt nhoà ô cửa kính

gió đập vào tường thành những gào thét

 

cơn bão tháng 3 là những tiếng nổ

ở phi trường

và nhà gare tàu điện ngầm

bởi bàn tay bọn cực đoan khủng bố

những tị hiềm với văn minh nhân loại

 

cơn bão tháng 3 còn lại trên thịt da

những vết đau

cả những cái xác tan tành không chứng nhận được ID của ai

trên những bông hoa và nến

ngập tràn nước mắt

máu chôn ở đâu

 

 

Tôi nhìn thấy thành phố đang chậm trôi

trên những ngày tang tóc

của những nạn nhân vô danh

của những tiếng nổ

sự lặng im

nín thinh

 

Tôi nghe thấy tiếng gió thổi mùa bão về

rung chuyển những hàng cây

những ô cửa

những chậu hoa ngoài ban công

tiếng chim lạc nhau

trong mưa ướt lệ nhoà

 

Tôi ngắm bầu trời của thành phố

lặng yên

những chiếc máy bay nằm nguyên ở phi trường

với bao linh hồn lang thang

không quê hương

không gia đình

 

Tôi chạm vào nỗi đau của loài người

dường như thua cuộc

trước cái ác

sự tị hiềm khác biệt

của mặc cảm và tự ti

của những ngang nhiên ngạo mạn

 

Tôi chạm vào tôi

thân thể rã rời

như chiếc lá lìa cành

như cành lìa thân cây

máu tôi vẫn chảy miết

chưa đông cứng lại

chưa đặc quánh

 

Và tôi thương thành phố của tôi

nơi bình yên

 

của những bông hoa màu xanh tím

trong cánh rừng ngoại ô

vào tháng 4 muộn đang về

 

Tôi thương

thương nơi này

là nhà

là tình yêu vĩnh hằng

 

 

 

 

Những bông hoa màu nước mắt

 

Trong suốt

không màu

vị cay cay chua chua

cuả những người đàn bà

sinh con

không biết mặt cha

 

Những bông hoa màu nước mắt

kéo dài bao thế kỷ qua

từ chiến tranh loạn lạc

đến thời bình

của những người đàn bà

sinh con luôn thiếu mặt cha

 

Người đàn ông ở đâu sao mà trống vắng

người đàn ông ra mặt trận

trên những ngọn đồi cao nằm gác súng

trên những cung đường máu lửa

nước mắt của những bông hoa

cạn dần

 

Những bông hoa màu nước mắt

của thế giới đổi thay

lên ngôi bình đẳng

đàn ông vẫn thiếu vắng

bên cạnh những người đàn bà cô độc

những đứa con không bao giờ biết mặt cha

dù nhìn thấy nhưng không ai thừa nhận

 

Những bông hoa màu nước mắt

trong đêm

những cay đắng tuôn dài

trên hình hài đứa trẻ

tình yêu không vẹn nguyên

dù người đàn bà đóng vai trò người đàn ông như một

 

Một thế hệ lớn lên

từ những bông hoa không màu ấy

đăng đắng cay cay

đôi lúc ngọt mềm

như môi

lúc thì không mùi không vị

 

Nước mắt của nhân gian

vẫn là tình yêu và thân phận

khát vọng không thành

cứ độc đơn

thiếu trống

một nửa thế gian

những đứa trẻ lớn lên

 

 

Cái chết của tôi

 

Tôi đang chết để được sinh ra một lần khác

Giấc ngủ như muốn quên đi, muốn không tồn tại.

Tôi đã diễn đạt sai hay tôi đang bị hiểu lầm chính tôi

Và tôi đã chết

đã chết thật sự

lần đầu tiên trong cuộc đời này

 

Tôi sẽ mang đi gì với cái chết

Tinh thần cũ kỹ cuả tôi

Tâm hồn trong sáng của tôi

trẻ con và đơn giản

sự ích kỷ

vô thường

 

Cái chết cuả tôi

Tôi yêu nó bao nhiêu

trân trọng bao nhiêu

vì hôm nay tôi khác

tôi đổi thay

 

Tôi không còn của ngày hôm qua

và tôi sẽ sống những ngày tới

trên cái chết kia

lặng lẽ

 

Tôi đã chết và được sinh ra ở một cuộc đời khác

Tột cùng đau khổ, nát tan, tột cùng sự đau đớn, tôi chưa bao giờ nhìn thấy thế, cảm nhận thế

Cái chết của tôi

Thời khắc này

Cái chết của tôi

 

 

 

Sinh nhật BB tháng 2

 

Vỡ tan rồi

Không còn nữa

một thây ma

Không còn nữa

cả linh hồn quỷ dữ

Không còn nữa tiếng người

 

Vỡ tan rồi

bầu trời đầy mây đêm lặng lẽ

đôi bàn tay em khóc trong tuyết

một buổi chiều

khi em chạm vào phím đàn

chảy máu từng cung âm

 

Vỡ tan rồi

ngay cả tình yêu và anh không thể cứu rỗi em

bao che bảo vệ em

không gì có thể

 

Tận thẳm sâu

em đã thành một con sâu mọt

tự đục lỗ cho mình

tìm cái chết

trong sự vữa

không thể sinh sôi đầy hơn

không thể đầy sức sống hơn

không thể

và không còn nữa

 

Vỡ tan rồi

một mùa đông

em đã tự chôn mình

trong rừng khô ẩm ướt

mùa tang trập trùng

bao kín cả tình yêu

lòng thương xót

 

Em đã chết giữa trùng trùng thương nhớ

giữa sự vữa không thể sinh sôi không thể lấp đầy

 

 

 Như Quỳnh de Prelle

 

                                                                                                                    

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 103316)
V ới thơ của Hồ Xuân Hương ngày càng được thế-giới quan-tâm và biết đến, một vấn-đề dai dẳng trở lại: Đâu là những bài thơ đích-thực của bà? Có nhiều cơ-sở để cho chúng ta trở lại vấn-đề. Một là trong tác-phẩm mà cho đến nay thu thập được nhiều thơ chữ Nôm nhất gán cho bà, cuốn Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương [1] do Giáo-sư Nhan Bảo, một nhà giáo Trung-quốc dạy tiếng Việt ở khoa tiếng phương Đông thuộc Trường Đại-học Bắc-kinh (trước khi ông về hưu), nhiều bài trong số 203 bài thu thập trong đó rõ ràng là không phải của bà.
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 100174)
T rong bóng tối, bàn tay Phil bỗng to lớn dị thường. Những ngón tay có phép thuật làm bụng nàng co thắt. Lưng nàng sâm sấp, hơi thở đứt đoạn, mồ hôi rịn ra khắp thân thể. Nhàn với. Toàn thân Phil như sắt nguội. Lặng ngắt. Nhàn víu. Khoảng đêm trống rỗng, lạnh toát. Rồi một trời tuyết bất thần ập xuống. Nhàn trôi bồng bềnh trong tiếng tuyết đêm rơi rơi. Nhàn nằm bất động trong bóng tối, dưới tấm chăn lông ngỗng mềm ấm. Chung quanh nàng không một âm thanh, chỉ còn hai bàn tay to lớn dị thường của Phil mê mải.
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108290)
C húng ta không đoạn cuối  Chúng ta không bắt đầu  Trăng Atlanta lung linh Đi cho đến bình minh ...
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 90574)
N hững nhà nghiên cứu mới đây cho biết rằng dùng sữa chua yogurt có thể làm hạ áp huyết nhưng dùng sản phẩm gạo có thể nguy hiểm vì nồng độ thạch tín cao.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 88121)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108785)
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
27 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 106022)
Người Việt chúng ta thì ai cũng biết hột vịt lộn là gì, nhưng đối với giới trẻ và người Tây Phương, thì theo như ông Miguel Trinidad, trưởng tay đầu bếp và là một trong những người chủ tại Maharlika, một nhà hàng Phi Luật Tân ở thành phố New York, mô tả đây là trứng vịt có từ 11 đến 14 ngày từ khi được ấp trứng và là một món đặc sản tại Phi Luật Tân.
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106762)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105355)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107257)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.