- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HƠI THỞ MÙA XUÂN

05 Tháng Ba 201812:03 SA(Xem: 23962)


TranhDinhCuong-ChieuNgoaiCua
tranh Đinh Cường



em về tết cả giêng hai

 

tưởng rằng xuân đã cạn ngày

rượu còn đôi chén hiên mai úa vàng

xuân qua rồi sẽ phai tàn

nắng rơi rớt giọt khẽ khàng mong manh

 

thế rồi em đến cùng anh

mưa chan nỗi nhớ tình xanh nụ hồng

xôn xao hoa cỏ thơm nồng

mùa xuân khẽ hát bềnh bồng tiếng chim

 

ô hay đã hết rằm giêng

mà hoa vẫn nở mà đêm vẫn dài

em về tết cả giêng hai

hoa kia hôn bướm đắm say trên cành

 

hay vì đậu giữa đời anh

môi em thanh khiết ngọt lành lâng lâng

từ đêm huyền diệu thơm ngần

hôn em cùng với mùa xuân tràn về ...

 

nguyễn minh phúc

 

nguyên đán tình yêu

 

không phải mưa trời... không phải

bâng khuâng ướt ngọn cỏ mềm

không phải mây chiều mê mải

mà mùa xuân về đó em...

 

xuân đi và xuân trở lại

cho nhau chút nắng bên trời

như tình yêu tôi ngần ngại

trao đầy theo gió chơi vơi

 

tôi nghe mùa xuân độ lượng

hát câu ân ái thơm lừng

em thả tình tôi ngất ngưỡng

xuân nồng ngát gió bâng khuâng

 

mây trôi một trời nguyên đán

nồng nàn say nụ môi hôn

tôi ôm vào lòng mưa nắng

nghe xuân ngập kín linh hồn

 

em ơi tình hồng chan chứa

sáng nay xuân đã về rồi

lắng nghe vui buồn gọi cửa

mở lòng mừng đón xuân thôi...

 

nguyễn minh phúc

 

 

hơi thở mùa xuân                                                          

 

… sẽ rất nhớ gió tràn trên tóc bé

bay thênh thang trưa biển nắng hanh vàng

anh ngộp thở giữa mùa xuân rất nhẹ

bước ngỡ ngàng lộng lẫy giữa hư không

 

 

sẽ rất nhớ chút hồng trên môi bé

gói tinh khôi – anh thuở tuổi dại khờ

ấy thế mà mùa xuân bước khẽ

chồi lộc nằm thao thiết giữa trang thơ

 

 

sẽ rất nhớ nắng vàng trên mắt bé

xuân kiêu sa thơ thẩn nhẹ gót hài

anh lặng khóc giữa cõi đời mộng mị

hạnh phúc đầy như sợi tóc trên tay

 

 

và sẽ nhớ, sẽ nhớ nhiều như thể

bé bên anh tinh khiết nụ sen hồng

nghe anh hỏi lời thì thầm nghe bé:

giữa muôn trùng… em nghe tiếng anh không?

 

nguyễn minh phúc

 

 

 

cầm chiều tháng chạp

 

liêu xiêu chút nắng cuối ngày

tôi về quê đã loay hoay khẽ chiều

trông vời ngọn gió hắt hiu

cuối năm cầm giọt nắng chiều rưng rưng

 

mùi quê chua ngọt đã từng

sao chiều cứ mãi ngập ngừng lạ quen

cầu tre lắc lẻo chao nghiêng

sao chiều cứ mãi chênh vênh bạc màu

 

đâu còn hương bưởi hương cau

quê xưa rơm rạ dãi dầu trôi xa

lơ thơ nắm cỏ quê nhà

giờ thì cũng đã phồn hoa bọt bèo

 

quê ơi sao cứ mãi nghèo

mãi màu nắng úa ven đê chiều tà

tôi đi trong nắng quê nhà

cầm chiều tháng chạp nhạt nhòa bóng quê...

 

nguyễn minh phúc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 20151:37 SA(Xem: 31489)
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.
07 Tháng Sáu 20152:55 SA(Xem: 31619)
Lẩn thẩn với màu Sắc Bây giờ quá nửa đêm Có thể giữa ngày- và Lại đi trên đường dài
06 Tháng Sáu 201511:54 SA(Xem: 34290)
em và mùa hoa ngọc lan sót lại chỉ vài cánh mỏng so le thành phố bây giờ không còn những mái mây che những góc xưa bộn bừa
31 Tháng Năm 20153:39 SA(Xem: 32869)
Hiện nay Trung Quốc đang xây con đập thứ 8: đập Miêu Vĩ/ Miaowei sẽ hoàn tất phát điện năm 2016, [2]và TQ cũng tiếp tục xây thêm những con đập khác trên dòng chính con sông Lan Thương/ Lancang Jiang tên TQ của con sông Mekong.
27 Tháng Năm 20152:59 SA(Xem: 38098)
Sáng nay anh không thức dậy sớm Cùng em bước trên con đường đầy sương trắng Em khoác cái mũ lên cao Giữ đôi tai trong im lặng Và anh có nghe tiếng rêu chảy Trong cái hồ nhỏ bên bờ thành? Em hứa với anh sẽ viết một bài thơ tình Sớm nay sương mãi trắng mái đầu Chưa đánh thức giấc ngủ muộn
26 Tháng Năm 20151:56 SA(Xem: 32831)
Tôi vớt tôi mùa ngược nắng Mang bão bùng đi qua Chớp bể mưa nguồn biến động Tôi còn chấp chới phong ba
26 Tháng Năm 20151:17 SA(Xem: 32301)
Trời đầu tháng năm Cali nắng chan hòa ngoài đường nhưng Thanh còn thấy lạnh. Thế này dù sao cũng còn đỡ hơn ba tháng trước thật nhiều khi Thanh mới theo chồng từ quê nhà sang Mỹ vào đúng giữa mùa đông. Đồng hồ trên lò microwave chỉ mười giờ sáng. Trong vòng vài phút thế nào Thanh sẽ thấy con bé tóc vàng ở nhà cuối đường đẩy xe có đứa bé trai tóc đen đi ngang qua.
23 Tháng Năm 20153:54 SA(Xem: 35260)
Nền văn chương minh họa và phải đạo bén rễ sau thời Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) kéo dài hơn hai mươi năm bỗng hóa thân vào thời đầu Đổi Mới năm 87- 89 với những tác phẩm vượt trội. Xin tri ân tướng Trần Độ. Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc. Cả hai vị này đã phà duỡng khí hồi sinh vào thây ma của thứ văn chươngvô hồn rập khuôn chính sách văn hóa Liên-Xô đã tạo ra những Quần Đảo Ngục Tù ( goulag) rồi còn lại kẹp thêm tính Mao-nhiều &Mao-ít hậu phong kiến đội tên giả là xã hội chủ nghĩa.
22 Tháng Năm 20153:47 SA(Xem: 43019)
Xung quanh câu chuyện Nguyễn Thị Lộ (NTL) và mối hoạ chu di của dòng họ Nguyễn Trãi quả đã không ít giấy mực bàn cãi, kể cả lý luận, nghiên cứu cho đến văn , thơ, kịch... đã có đến hàng trăm bài viết. Nhìn chung các loại ý kiến chưa thật thống nhất và tính thuyết phục chưa thật cao (1)...Chúng tôi xin được bàn thêm đôi điều về nghi án này với quan điểm không để tình cảm, thiên kiến lấn át sự thật.
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 84304)
Đã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền kiểu Maoist—tức phe tự nhận “Cộng Sản” không thể thua, chỉ có thể toàn thắng, vô địch...Ở lần hiệu đính thứ sáu này, chúng tôi sử dụng tên thật các tác nhân CSVN hơn bí danh cách mạng của họ. Như Linov Nguyễn Sinh Côn thay vì Hồ Chí Minh, Phan Đình Khải thay vì Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Yến Sa thay vì Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Chấn mà không Trần Văn Trà, Phạm Văn Thiện, không Phạm Hùng, v.. v ..