- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐI VỀ PHÍA NÀO CŨNG THẤY CHIÊM BAO

21 Tháng Mười Hai 20175:23 CH(Xem: 24714)

BIEN NANG- photo UL
Biển Nắng - photo UL



Nguyễn thị Bạch Vân

ĐI VỀ PHÍA NÀO CŨNG THẤY CHIÊM BAO

 

Tất tả trong mỗi buổi sáng
Tôi đi mà không hiểu đi đâu
Giống như sắp có một cuộc hò hẹn
Đi về nơi không có ai chờ

Rộn ràng trong mỗi buổi chiều
Lòng nao nao như sắp có tin ai
Lạnh tràn về đầy trong tay áo
Tay xiết chặt tay chẳng ấm là bao

Xếp vào ba lô biết bao ngọn gió
Cất vào ngăn tim chật hết giấc mơ
Con gió đã thoát ra từ nhịp thở
Những giấc mơ huyễn hoặc bất ngờ

Điểm trang rồi đi xuống phố
Bàn chân bắt nhịp cuộc thăng trầm
Con đường suốt chiều dài thương nhớ
Nằm im nghe tiếng gõ ngàn năm

Còn lại chút tàn tro đem thuỷ táng
Cũng thật thà không rõ là ai
Một buổi sáng vẫn như muôn buổi sáng
Một bàn tay tự xiết chặt bàn tay

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

THÁNG MƯỜI HAI MỘT NỖI BUỒN

Tháng mười hai không còn ai hò hẹn
Bệnh giả đò giống kẻ tương tư
Buồn chạy dài sau lưng cột sống
Con dế mèn cũng hết muốn phiêu lưu

Tháng mười hai kiểm lại tình còn mất
Thấy mùa đông vật vã bởi mùa thu
Những bước đi suốt mùa hè rạo rực
Tình cuối năm còn lại chút sương mù

Tháng mười hai thức ru tình đã ngủ
Lời không tròn câu chữ cũng không ngay
Tôi tỉnh giấc giữa lưng chừng mộng mị
Thấy dường như số phận đã an bài

Tháng mười hai con chim tình bay đậu
Hót thêm vài tiếng nữa rồi đi
Có khắc khoải cũng chỉ là giả tạo
Trên vai tôi vừa rụng xuống xuân thì

Nguyễn thị Bạch Vân

 

BUỔI SÁNG TRONG NGÀY THÁNG CHẠP

Lạnh vào cả giấc chiêm bao
Khi không mà thấy nhớ nhau phát khùng
Lạnh như cái lạnh chưa từng
Bàn tay sưởi ấm giữa chừng đã buông

Gió đông thổi đến chia buồn
Ta nghe từng thớ thịt tuôn ra ngoài
Hai hàng cút áo lung lay
Đôi bầu ngực cứ giục hoài trong đêm

Lạnh như dao cứa vào tim
Bàn tay đau ốm biết tìm tay ai
Cơn ho làm tội hổm rày
Bài thơ câu cuối nắn hoài không ra

Đồi mồi mới trổ trên da
Ngỡ như ai khác đang xa lạ dần
Đâu rồi cái lạnh thanh tân
Đông mười năm nữa buông thân giữa mùa

Tháng này trời đã hết mưa
Sợ chi ướt áo mà chưa chịu về
Hay là cái lạnh đam mê
Đưa ta đứng ở bên lề cuộc chơi ?

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 20235:00 CH(Xem: 5344)
bơ phờ là lúc em ánh sáng / ngàn năm mỏi mệt ngân hà / thiên thu bay mãi trời xa / nông nổi ẩn mờ hoài niệm
04 Tháng Tám 20234:38 CH(Xem: 6921)
tôi đã tha hương bên bờ sông nước chảy / một viên sỏi một nhánh rong / như mắt thủy xanh rêu tiền kiếp / tôi nỡ nào để thủy trôi đi làm giọt mưa tan / vào tiềm thức mịt mù của số phận
04 Tháng Tám 20233:39 CH(Xem: 6866)
tôi về đây nghe hết một thời / thân này hồn sẽ bỏ, chia đôi / còn xin giữ lại cho mình chút / nắng sớm mưa chiều … theo mây trôi
04 Tháng Tám 20233:26 CH(Xem: 5695)
mùa xuân/ em đến/ ngại ngần/ mùa hè/ ta ngủ/ căn phần/
15 Tháng Bảy 202311:26 CH(Xem: 6486)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con, cháu chúng tôi là: Phật tử: PHẠM TRƯỜNG SONNY / Pháp danh: TRÍ LẠC / Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1994 tại Orange County, California./ Mất ngày: 11 tháng 7 năm 2023 tại Orange County, California. Hưởng dương: 30 tuổi
13 Tháng Bảy 20235:38 CH(Xem: 6374)
con lòng tong nhỏ / trôi đi / bâng khuâng / buồn lại phương phi / giữa trời
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 5358)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6872)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7475)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6166)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.