- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MÙA DỊU DÀNG RẤT THẬT

11 Tháng Mười Hai 201712:51 SA(Xem: 24500)



Dem cua em - UL
Đêm của em - ảnh UL



mùa dịu dàng rất thật

 

có thể những lời tôi hứa hẹn

đã trờ thành giấc mơ nở trọn vẹn trên ngực em

không hề đơn điệu khi muốn thể nghiệm về nỗi nhớ

mùa lang thang tìm ánh sáng tỏa ra từ môi người

thật đẹp, dường như chính là sự quyến rủ

 

em yêu. gió và mưa tìm chỗ ký thác giai điệu

niềm hân hoan của những mầm sinh không cần thời gian giả định

ngôn ngữ mùa dịu dàng luôn thì thầm

cho dù tôi đang trôi như mây về cõi vô biên

nhưng lòng không nguôi ước vọng

 

em nào biết. tôi đếm từng khoảng cách bóng mình

trên bao con đường mặt trời rụng tím tia tử ngoại

chờ một giọng nói xuyên qua linh hồn

vỗ về những câu thơ già nua chờ giờ đột tử

 

em ơi. hãy nói với mọi người

có ngày tháng của mùa dịu dàng rất thật

tôi đang hình dung về một nụ cười trong nguyên vẹn hồi ức

sẽ tươi thắm cho ngày mai cùng dự ngôn ca tụng tình yêu

 

 ban mai và cảm nhận

 

những ánh nhìn hiện tại

nhấp nhô trên mọi ngôn ngữ hiện sinh

bình minh tan vào câu chữ được bắt đầu

vòng quay đất mang hơi thở cuộc đời lăn vào ánh sáng

dường như những tư duy bay cùng với vẻ đẹp vô biên

và những khoảng cách đều có lời hát ru của gió

 

những đôi môi trẻ thơ đang vỗ cánh

bầu trời dần xanh lên nhẹ hẫng cánh chim bay

tôi chỉ muốn nói về niềm hạnh phúc

nghĩ mãi chưa ra đâu là sinh tử kiếp người

không thể hiểu được tiếng nói từ bầu trời xanh âm vọng

thôi. thì hãy mở lời chào thân thiện với bóng mình

 

thời gian bềnh bồng trôi trong vũng nhìn

thời tiết mù mưa theo bản tin dự báo

có thể em đã khám phá ra một mặt trời

luôn tỏa xuống hồi chuông đánh thức cơn mộng mị

những chiếc lá điềm nhiên nhìn bước chân tôi chuyển dịch

 

chúng ta gặp nhau để cảm nhận từng giác quan thơm nồng cháy

biết được sự tự tại hôm nay

tất cả sẽ phải tan vào tâm địa chấn phải không?

khi thành phố còn thoảng mùi hương của bão

 

ý thức không là lời nói

 

trên bầu trời lơ lửng giấc mơ tôi

bất chợt lũ bướm bay về đậu trên mười ngón tay

phát hiện những hạt bụi đang trổ mầm ánh sáng

lặng nghe tiếng hát của những đóa hoa trong vườn

 

mây dừng bay lan tỏa che mát vòng tròn ký ức

em lẩn trốn vào sợi tóc màu khói sương

những điều bí ẩn mọc đầy gai nhọn trong mắt

bóng đêm vô hình tước đoạt ánh nhìn quá khứ

 

nghĩ về một cánh đồng và cỏ xanh non tươi tắn

gió thổi hồn nhiên côn trùng hiểu lời mật ngữ

những vạt rừng thôi khoác chiếc áo mùa đông

ý tưởng trong tôi muốn vẽ sắc màu giấc mơ

khuôn mặt của ngày rực rỡ lời nói hạnh phúc

 

chúng ta hãy phục chế lại nụ cười quá vãng

trên bọt nước dòng sông phù du hóa thân bi tích

tôi và em đã được định nghĩa không là ngọn sóng

chỉ với sự thuần khiết khi được làm người

nhưng không là lời nói

 

khaly cham

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78311)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100323)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81253)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192204)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84747)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114717)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84736)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96342)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92800)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100363)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.