- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ, CÂY BÀI CHỦ LẤP LÁNH CHỮ, NGHĨA CỦA ĐẶNG PHÚ PHONG.

14 Tháng Tám 20171:54 SA(Xem: 23522)
 


MTVOMVHS

Sau khi thành công với tác phẩm “Bên kia con chữ và nghệ thuật”, (nhận định, phê bình văn học), nhà văn Đặng Phú Phong đã trở lại với thi ca, qua thi phẩm “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”.

Tôi không biết “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”, là thi phẩm thứ bao nhiêu của Đặng, được ấn hành? Chỉ biết dường như thơ mới là cây bài chủ của cuộc trường chinh chữ, nghĩa, càng lúc càng lấp lánh nơi tác giả này.

Tôi trộm nghĩ, bất cứ ai, nếu từng dõi theo đường bay thi ca của Đặng Phú Phong, đều sẽ dễ dàng nhận ra rằng:

-Với thời gian, Đặng không chỉ làm mới thơ ông bằng những liên tưởng hay, ẩn dụ mới. Như: 

“bàn tay ấy ngón dài vươn mây trắng

ta trang nghiêm xưng tụng mãi trên đời”

“con đường đó tôi đi trơn trượt

bình an xin níu hộ tay người”

“bước chân chim mở ngỏ một linh hồn”

“em tôi trơ lạnh xuôi vai nhỏ

sinh tử đôi bờ đuổi bắt nhau”

“tiếng chim gáy ban trưa nghe thống thiết

phố Hội An thoáng chốc hóa mung lung”

(Mà), ông còn cho nhịp đi của thơ ông những nhịp chỏi (như syncope trong âm nhạc) hoặc ngắt lại dòng chảy của thi ca, để trong một câu thơ, có thể có nhiều hơn một mệnh đề, bằng những dấu chấm...

“con đường dài thương quá dấu chân. chai.”

“chỉ cho ra một nụ cười

chỉ sông. chỉ biển. chỉ người khuất xa

chỉ cho em sonata

chỉ đời cô tịch cho tà dương soi”

(trọn bài)

Họ Đặng cũng cho thấy tinh thần tự giác cao độ, khi ông không lạm dụng dấu chấm để chia lìa một từ kép khỏi ngữ cảnh mà, tự thân chúng vốn có tương quan hữu cơ. Tôi quan niệm chúng ta chỉ có thể chẻ chữ để thêm rõ tính phong phú của ngôn ngữ Việt mà thôi.

.

Tôi vẫn có xu hướng quý, trọng những tác giả càng ăn ở bền lâu với văn chương (nói chung), càng cho thấy sức sáng tạo sung mãn của họ - - Hơn là những tác giả có những khởi đầu huy hoàng… Để rồi với thời gian lại là những lập lại! Nó tố cáo sự cùn mòn hay tắc nghẽn, giới hạn của trí tuệ, tài năng tác giả đó!!!

Với tôi, Đặng Phú Phong, ngược lại. Càng lúc, ông càng cho thấy nỗ lực đào xới từng sào-đất-ngôn-ngữ, để đãi lọc quý kim.

Ông vẫn xây dựng thơ ông trên những cảm quan, rung động nhẹ nhàng (không tập chú vào những hình ảnh tân kỳ mà, vô cảm, vô nghĩa). Nhưng thơ ông lại xác lập những kết luận, gần gũi định đề (không đòi hỏi chứng minh).

 Ông viết:

“Lấp lánh dòng sông nghìn vương miện

nàng tặng tôi rồi cắm cúi ra đi”

Có người sẽ cất tiếng hỏi thi sĩ lấy đâu ra nhiều “vương miện” thế từ một dòng sông?

Nhưng những ai quen thuộc với trò chơi, chữ nghĩa, hình ảnh thì, chẳng những không ngạc nhiên mà, còn thích thú khi nhận ra, con sông trong thơ Đặng có hằng ngàn vương miện vì, dòng sông đã lưu, nhận hằng hà sa số những vì sao từng “ký thác” đời chúng nơi dòng chảy…

Có bất ngờ chăng là:

“Nàng tặng tôi rồi cắm cúi ra đi”

Đây mới  là lúc nhiều câu hỏi cần được cất lên. Những câu hỏi mang tính cật vấn, như:

“Nàng” đây là ai? Người con gái vắng mặt hay dòng sông?

- Sự thực, ai trao (vương miện) Và:

- Ai đã cắm cúi ra đi?

Trên đây là những câu-hỏi-chìm thường thấy nơi một câu thơ lạ hoặc, được ghi nhận là hay!.!

Cũng thế, với mấy câu thơ tiếp theo, tuy không mang đến cho người đọc, những câu-hỏi-chìm. Nhưng tôi nghĩ, chúng cũng không cần phải luận giải phức tạp mà, chỉ bằng vào trực cảm, hốt nhiên, ta cũng sẽ nhận ra rằng:

“…cuối cùng là khoảng trống

núi biếc, sông dài đứng quạnh mông

thượng đế cũng thành cây cỏ dại

lấy ai mà nói có hay không?”

Hoặc:

“tôi cởi tôi

chợt ngẩn ngơ xa lạ

tôi cởi tôi

tĩnh lặng ngó vô thường.”

Những câu thơ trên, cho thấy Đặng rất thấm nhuần triết lý Phật giáo, khi trực ngộ được cái “ngã” và sự vận hành tĩnh lặng của cái “không”…

.

Tuy nhiên, “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ” của Đặng Phú Phong, không chỉ mang đến cho tôi nhiều liên-ảnh rất thơ hay, những trực cảm gần với định đề mà, ở thi phẩm mới nhất này, tác giả còn cho tôi những bài thơ xót, nặng tình người. Đậm tính nhân bản. Như bài “người đàn bà đêm Giáng sinh”.

Đó là một bài thơ kiệm lời của họ Đặng. Nhưng mỗi con chữ lại như một lượng hóa chất cực độc, hất thẳng vào mối tương quan bất nhân giữa con người và con người: Xưa nay, vốn được ma mị bằng rất nhiều phấn son, mặt nạ: Mặt nạ cười. Mặt nạ nhân đạo. Mặt nạ từ bi, bác ái Thượng Đế…

 

“người đàn bà

với cái check cuối cùng trong tay

đi như kẻ mộng du

ra khỏi sở

trên con đường có những cửa hàng thật sang trọng

qua những biệt thự nhiều triệu dollar

đi hàng giờ

gót giày  vang lên những nốt nhạc thống thiết

*

“người đàn bà nhớ cảnh

ông chủ rất lịch sự cúi mình giao tấm check

bằng lời lẽ thật văn minh: rất tiếc, rất tiếc…

ngày mai là Giáng sinh!

nàng rơi nước mắt.

*

“người đàn bà đón 2 con

về căn apartment tồi tàn

như những miếng giẻ rách

đặt nhẹ nhàng hai gói quà có tên hai đứa trẻ

dưới cây thông  còn thơm mùi gỗ

ba mẹ con có một bữa tối ngon lành

hai đứa trẻ mở quà

reo vui

ôm cổ mẹ hôn những nụ hôn hạnh phúc

*

“đến giờ ngủ

người đàn bà đóng tất cả các cửa thật kín

hôn thật lâu hai con

nàng đi đến bếp

mở gas.”

(trọn bài).

.

Chỉ với một bài thơ kiệm lời kể trên, chỉ với những câu thơ tôi đã trích từ “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”, giữa cảnh “chợ-trời-chữ-nghĩa” hiện tại, tôi không nghĩ chúng ta còn thấy nên chờ đợi gì thêm, nơi trí tuệ, tài năng một người có nửa đời làm thơ như Đặng Phú Phong.

 Và, có dễ cũng vì thế mà, họ Đặng đã chọn:

-Mai tôi về ở mãi với hoang sơ? 

Du Tử Lê,

(Calif. Mar. 2017)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4749)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4549)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 4996)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 5459)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 5185)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4573)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4938)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7156)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6461)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4638)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi