- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tồn Tại - ước nguyện muôn đời

09 Tháng Sáu 20169:33 CH(Xem: 28015)
DAU CHAN TREN CAT

“Xin lỗi mẹ, con đã dấu vệt máu bầm trên vai

Chẳng biết từ dùi cui hay nắm đấm

Nhưng mẹ ơi! khi bị kéo lê trên đất

Là lúc con nhìn thấy được cả bầu trời xanh

Là lúc con cảm nhận nỗi tủi nhục của dân mình

Nếu hôm nay con không có mặt”  (Hương Giang)

 

Những câu thơ trên nhắc tôi nhớ đến lời chào tạm biệt vào cuối cuộc phỏng vấn của một nhà hoạt động: “chúc mọi người sáng suốt, vững vàng để chúng ta cùng tồn tại.” Cùng tồn tại là điều mà nhiều nhà hoạt động hôm nay đang vô cùng lo lắng, nhất là khi mỗi ngày phải nhìn thấy hình ảnh xác cá chết trắng dọc theo bờ biển từ Hà Tĩnh đến Huế. Xác cá hay xác của dân mình trên một mảnh đất đã khô kiệt từ tài nguyên đến linh hồn con người! Nhìn quanh, đâu đâu cũng toàn nỗi hoang mang; những câu hỏi cứ treo lơ lửng không tìm thấy câu trả lời. Liệu dân tộc mình còn tồn tại được bao lâu giữa một rừng hóa chất độc hại trong thức ăn, trong nước uống hàng ngày? Liệu dân mình có nhìn thấy hiểm họa trước mắt? Làm thế nào để đánh thức nhau, để vượt qua sợ hãi khi đất nước đang ngắc ngoải từng ngày trong tay những tên thái thú và gã hàng xóm hung bạo?                                 

***

Đất không còn lành nên chim không đậu cho dù đó là mảnh đất của ông cha mình. Mốc điểm của những ngày tháng này làm người ta nhớ đến lớp người đã âm thầm rời bỏ đất nước hơn 40 năm trước. Nếu xưa ta đau đớn biết bao thì nay hoàn toàn ngược lại; người Việt đang ước ao, khao khát tìm mọi cách để thoát khỏi Việt Nam. Không ai có thể sống bình yên khi nhìn Cửu Long giang khô hạn, chín con rồng không còn ôm những cánh đồng lúa chín mênh mông; xã hội bất ổn dẫy đầy bất công; chính phủ nhũng lạm, gian dối; người dân đói nghèo sẵn sàng thuốc chết nhau bằng thực phẩm độc hại; lãnh đạo khiếp nhược tiếp tục dập đầu trước mẹ ghẻ Bắc Kinh …

Nhiều lúc chúng ta vẫn tự thầm hỏi có hay không những tấm lòng, có hay không những giọt lệ nhỏ xuống trước những tai ương nối tiếp tai ương? Các thế hệ tương lai, con cháu chúng ta sẽ sống ra sao? Ai đã làm gì đất nước này? Chúng ta đã làm gì đất nước này? Đâu phải ai ai cũng có điều kiện dễ dàng để rời bỏ Việt Nam ngoại trừ thiểu số giàu có, hay các quan chức CS và con cháu của họ. Để tồn tại, để sống còn là chuyện của tất cả chúng ta, của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam.

Các cuộc biểu tình vào những ngày cuối tuần của tháng Năm đã cho thấy khá rõ suy tư của nhiều người dân thầm lặng. Với sự kiên cường lạ lùng trước các trấn áp tàn bạo của đội ngũ công an, dân phòng, … đã lần đầu tiên cho thấy khát vọng tồn tại của dân ta. Có rất nhiều những khuôn mặt trẻ, rất nhiều những khuôn mặt lạ lần đầu tiên xuất hiện. Đã có đánh đập, đã có đổ máu nhưng hình ảnh người mẹ trẻ với khuôn mặt sưng húp ôm chặt lấy con chị trong vòng tay đã nói lên thật nhiều điều. Nếu nhìn về mặt tích cực, thái độ hung hãn - bất chấp người dân, đánh cho sợ - của lãnh đạo đảng đã thực sự giúp cho nhiều người thức tỉnh. Im lặng không còn là an toàn. Im lặng là chấp nhận cho chính mình và các thế hệ tương lai chết dần trước những tai hoạ do sự tham lam của lãnh đạo CS đem lại.

Điều đáng kể là đã có nhiều bậc cha mẹ đem theo con nhỏ trong các cuộc biểu tình này. Một số người bị bắt ném lên xe buýt đã run rẩy lo sợ khi các con nhỏ của họ bị bỏ lại trên đường phố. Bài học đầu đời cho các bé không êm ái như những trẻ em của các quốc gia khác. Người mẹ trẻ Ubee đã trao cho con gái chị bài học về quê hương có cả dùi cui và nước mắt. Tôi chắc bé Saphie sẽ nhớ mãi ngày hôm ấy.

Cách đây không lâu, tôi được xem một đoạn phim ngắn (video clip) của một bé gái Nhật Bản. Em chỉ độ bảy tám tuổi thôi, nhưng hành động của em chắc đã khiến nhiều người phải suy ngẫm về những giá trị cốt lõi của công dân tí hon này. Em bé mặc một bộ đồng phục áo trắng, váy xanh, đeo ba lô bình thường như bao cô bé tiểu học khác. Em đang trên đường đến trường. Đến một đoạn băng qua đường thì có một chiếc xe đậu lấn vào làn ranh dành cho người đi bộ. Với thái độ rất tự nhiên, bé gái dừng lại trước đầu xe, em chỉ cao hơn mũi xe một cái đầu. Em dơ hai ngón tay ra hiệu cho ngưới tài xế phải lùi lại, khi xe đã lùi một quãng, em lại bước thêm vài bước nữa để buộc xe lùi đúng lằn qui định. Lúc ấy đèn xanh bật lên, nhiều xe khác đã chạy qua nhưng chiếc xe nọ vẫn phải dừng vì em còn đứng đó. Chờ cho đến khi xe đậu vào đúng vị trí cho phép, em từ từ quay lại lằn ranh dành cho người đi bộ rồi lon ton chạy qua đường.

Chỉ với sự nhắc nhở của một bé gái, tôi đoan chắc là từ giây phút ấy trở về sau, người tài xế kia sẽ không bao giờ đậu xe lấn vào lằn ranh dành cho người đi bộ. Ý thức của một công dân đã được các bậc cha mẹ phả vào tâm hồn của bé gái ấy ngay khi còn thơ bé. Ý thức và nền tảng ấy quan trọng vô cùng, khi chỉ ra cái sai trái của người tài xế, bé gái ấy đã chứng tỏ sự hiện hữu của mình.

Chúng ta có hơn 90 triệu dân nhưng chúng ta đã khước từ sự hiện hữu đó. Khi mất Ải Nam Quan, đa số dân ta không dám lên tiếng. Khi lãnh đạo dâng nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc, ta im lặng. Ta cam chịu ngay cả khi Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân ở Thanh Hóa lần đầu tiên. Để rồi kể từ ấy đến nay, trong tay lãnh đạo CS, đất nước phải gánh chịu hết thảm họa này đến thảm họa khác. Kịp đến khi ta nhận ra thì Cửu Long đã khô hạn, cá chết, muối nhiễm độc… kẻ thù và sự diệt vong đã đứng hẳn trong nhà.

***

Một điều mà xưa nay dân tộc ta luôn ghi nhớ : để được tồn tại đến ngày hôm nay, bên cạnh một đất nước bá quyền từng chinh phạt và muốn nuốt chửng cả thế giới - chưa hề là một phép lạ. Không phải chỉ ngày hôm nay mà hàng nghìn năm trước, rất nhiều lần Trung Quốc đã mong muốn nô lệ hóa và bóp chết dân tộc ta. Nhưng sự hung hãn của quân xâm lược phương Bắc ngày trước cũng chính là thước đo lòng ái quốc của quân dân Đại Việt. Cũng như vậy, sự đàn áp hung bạo của lãnh đạo cộng sản những ngày qua đang là thước đo sức mạnh trỗi dậy của người dân hôm nay.

Chỉ từ hơn một tháng qua, chúng ta mới dám hi vọng về sự tồn tại của dân tộc mình trước sự xuất hiện của Lòng Dân qua những khuôn mặt rất trẻ, rất vững vàng trong đoàn biểu tình. Nhưng muốn tồn tại, chúng ta cần phải có Số Đông một dạ một lòng. Số Đông của những bậc cha mẹ thương yêu con cái và biết cách âu lo cho tương lai của chúng; của thanh niên thiếu nữ biết quên nỗi sợ áo cơm mà nhớ đến nỗi sợ diệt vong; của kẻ sĩ tỉnh thức thấy rõ cái danh hão là nhục, cái khôn lỏi là hèn. Và sau cùng, của tầng lớp công an hung ác đang tiếp sức cho hệ thống bạo lực; sớm biết dừng lại vì hiểu rõ hiểm nguy của chính mình trong tình trạng đất nước chạng vạng sắp tới bình minh.

Để thể hiện sức mạnh hiện hữu thực sự, Số Đông ấy cần học cách đứng sát cạnh nhau để bù đắp những khiếm khuyết và bảo vệ nhau trong lúc nguy nan. Hãy sáng suốt và bao dung cất giữ vào quá khứ tất cả những lỗi lầm của nhau hôm qua, để kẻ thù không thể tiếp tục tung hoả mù khiến chúng ta hao tổn sức lực đánh nhầm vào anh em. Số Đông ấy lúc đó mới thực sự là con dân của 4000 năm, của Lý Thường Kiệt, của Trần Hưng Đạo, của Quang Trung Nguyễn Huệ,… tự tin, vững vàng, bước tới giành lại sự tồn tại mà ông cha ta đã gìn giữ suốt bao đời.

Những cuộc biểu tình vừa qua đã cho thấy rõ khát vọng tồn tại của dân ta. Nhưng đó chỉ mới là những đốm lửa nhỏ, chúng ta cần kiên trì tiếp lửa cho nhau để tạo thành số đông, đủ sức giải quyết bằng được  những vấn nạn của đất nước. Biển chết, muối nhiễm độc, đất ngập mặn… tổ quốc đang lâm nguy từng ngày. Số phận Việt Nam nằm trong tay của người dân Việt Nam. Hãy chọn lựa chỗ đứng của chính mình. Cùng lúc, lãnh đạo CS cũng muốn tồn tại. Họ muốn trở thành Theinsein hay ra đi như Gaddafi là chọn lựa của họ. Chúng ta muốn duy trì Việt Nam hay trở thành Tây Tạng thứ nhì là chọn lựa của chính chúng ta.


NGUYỆT QUỲNH
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 20154:41 CH(Xem: 31471)
Ngồi giữa buổi chiều mênh mông hắn chờ một cuộc điện thoại, bầu trời mở rộng trước mắt hắn, một dãy nhà cao thấp lô nhô trải dài làm cho đường chân trời trở nên răng cưa, gấp khúc. Xa hơn nữa, ở một góc nhỏ xíu lóe lên những tia sét lẫn trong những đám mây xám, những tiếng sét không âm thanh chớp lên rồi tắt ngúm một cách vô thưởng vô phạt.
18 Tháng Mười 20151:23 CH(Xem: 33682)
Lạc Long Quân được viết chữ Hán là 貉龍 君, trong đó, chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt, theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc là “lạc”. Tiền nhân Việt dường như đã cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hạc (thú giống như con cầy), mạch (tộc ở phương bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là “lạc” chắc hẳn phải có một dụng ý sâu kín nào đó và cho đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự...
18 Tháng Mười 20151:00 CH(Xem: 35399)
Ngôi nhà của anh không hoàn toàn im lặng, hoang vắng mà là một nơi chốn dừng chân của khách thập phương. Nó như là một thứ “trại tỵ nạn thứ hai” mà hầu hết những người lui tới gặp anh đều có mục đích khác nhau. Có người đến để nhờ anh “hợp tác” làm một công việc gì đó; có người đến vì cần một nơi chốn ở tạm; có người đến chỉ để bày ra những cuộc rượu say bí tử, ca hát, ngâm thơ, bày tỏ những tàn tích quá khứ, họ là những người lính đã từng tham dự chiến tranh kể về những trận đánh, trong đó có người đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến. Họ là những “linh hồn” vất vưởng, thất lạc giữa một khoảng trống mênh mông trong tâm thức bám vào cái hào quang quá khứ hào hùng, đau thương đầy căm phẫn tủi nhục của lịch sử. Có người rũ bỏ quá khứ, lột xác hội nhập vào đời sống mới của xứ sở tự do. Họ bước vào cuộc thử thách trong thương trường, khởi nghiệp bằng đôi bằng tay trắng.
16 Tháng Mười 201510:35 CH(Xem: 37747)
Như nhịp điệu ngàn năm của con sông Mekong, hệ sinh thái vùng châu thổ sông Cửu Long được cân bằng một cách tự nhiên với "mùa nước nổi" và "mùa nước giựt". Theo anh Dohamide Đỗ Hải Minh, một học giả gốc người Chăm, một cây bút quen thuộc của báo Bách Khoa trước 1975, sinh ra và lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc rất am tường về hệ sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì trong bao thập niên qua, người dân Miền Tây đã quen sống với nạn ngập lụt hàng năm, hay còn gọi là mùa nước nổi, như là một hiện tượng thiên nhiên đến đều đặn theo chu kỳ. [2]
16 Tháng Mười 201510:03 CH(Xem: 32866)
Em không thể đi hết còn đường còn lại của mưa, anh biết không, có thể chúng dài hơn điều em nghĩ, có thể chúng đang ghen tuông với điều tự do của gió
12 Tháng Mười 201512:25 SA(Xem: 30404)
không phải thơ đâu em chỉ là lời nguyện đêm tha thiết không phải sáng mai nào cũng trong veo như sáng nay gió về vẩn đục lời kinh rớt xuống lũng oan cừu
11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 32133)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện.
11 Tháng Mười 20154:46 CH(Xem: 29023)
Đang ngồi trầm tư bên ấm trà nóng, ông Hội bỗng giật nảy mình khi nghe ngoài sân có tiếng rên rỉ. Ai nửa đêm khuya khoắt lại vào nhà ông than khóc? Vội vã ông chay lại mở cửa. Ánh điện trên thềm hắt xuống sân, ông trông thấy một người phụ nữ nằm sõng xoài trong vũng nước. Phương. Đúng là Phương.
11 Tháng Mười 20154:38 CH(Xem: 29202)
Mùa thu sắp cạn. Những hàng cây trên phố phơi dần những cánh tay trơ xương. Cuộc sống trong gia đình ông Hội vẫn diễn ra như một vở kịch mà ở đó những người diễn viên luôn phải oằn mình thể hiện vai diễn trái ngược với nội dung kịch bản. Nhiều lúc Phương tự hỏi, thật ra những con người này họ đã và đang nghĩ suy gì trong tâm não?
03 Tháng Mười 20159:32 CH(Xem: 35219)
Theo tạp chí The Diplomat [Sep 04, 2015] Quốc Hội Lào đã chính thức thông qua Dự án Đập Don Sahong, một dự án từ bấy lâu gây rất nhiều tranh cãi. Dự trù ban đầu con đập được Công ty Xây dựng Mã Lai MegaFirst khởi công vào cuối năm nay 2015. Do tiềm năng thuỷ điện của con Sông Mẹ - Mea Nam Khong, là tên Lào Thái của con sông Mekong, nhà nước Lào bất chấp mọi chỉ trích và với lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, là ngưng dự án Don Sahong và Lào vẫn kiên quyết đi tới thực hiện cho bằng được kế hoạch phát triển thuỷ điện của mình.