- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VUA

12 Tháng Năm 20163:10 SA(Xem: 28533)

    

DAU LENIN
Đầu tượtng của tượng Lenin sau khi bi giật sập ở Nga.-ành Internet




Đầu đã không còn. Đấy là khi Vua sờ soạng lên cổ, thấy trống không. Cần cổ vẫn lồi lên và cụt ngủn như khúc gỗ. Những hầu cận của Vua phần lớn đã bỏ mạng bởi cơn giận dữ vì mất đi cái đầu. Cái phẩy tay quyền phép đã hủy diệt mọi thứ quanh Vua. Ngài khổng lồ như trái núi, bàn tay bằng với năm dãy núi ghép lại. Tiếng của Vua không thể vọng ra. Không thể nghe, cũng không thể nhìn thấy gì cả. Trước mặt chỉ là khoảng đen vô tận. Đôi bàn tay từng xua đi bóng tối bao phủ ngàn năm nay quờ quạng trong bóng tối. “Tìm đầu cho ta…”- Vua muốn hét lớn để quân lính dưới trướng nghe thấy và phụng mệnh. Cũng chẳng thể viết ra cái chiếu chỉ đó được vì Vua không thấy đường. Cơn giận dữ không dứt mỗi khi sờ lên cái cổ cụt giờ đã liền thịt. Sấm sét giáng xuống và thiêu cháy những bộ hạ. Cung điện vàng ngự trên mười tầng trời sập từng mảnh. Máu quân lính nhuốm đỏ cung điện.

  “Cái đầu mất từ khi nào?” – Vua tự hỏi mình trong im lặng và tiếp tục im lặng.

    Vua không luống cuống, dễ vấp ngã như kẻ phàm mù lối. Vẫn thế đứng thẳng, bất khuất của đấng toàn năng, Vua đi quanh cung điện. Tiếng chân giẫm như núi lở, chẳng hụt lấy một nhịp. Quân lính chạy trốn.

 

    Vua đi xuống. Vẫn đi theo một hướng vô định. Vua có thân bất diệt, không món vũ khí nào có thể đâm thủng. Lũ quỷ từ lâu đã bị quét sạch, vậy chắc chắn việc mất đi cái đầu không phải tại chúng. Nhưng nếu một toán lính ô hợp từ lâu mang lòng phản trắc? Có thể lắm chứ nhưng chúng sẽ làm gì với cái đầu. Chúng không thể hủy nó đi vì chính chúng sẽ tan biến. Ý nghĩ về việc nhét cái đầu vào một cái rương hoặc bao bố xem chừng có lý hơn. Nhiều khả năng cái đầu đã rơi xuống cõi dưới. Phải rồi, dưới cung điện, dưới chín tầng mây là một thế giới khác. Chính nơi này Vua gieo mầm sự sống và ngày ngày theo dõi từ trên cao. Đấy vốn là vùng đất được bóng tối tôi luyện nhiều năm. Cái đầu dù rơi xuống đâu cũng là đại họa. Trước khi trở thành một phế tích cổ, cái đầu sẽ tàn phá mặt đất, xóa sổ mọi thứ trên đó bằng cú va chạm gây động đất.

 

    Vua đứng một lúc. Mấy ngón tay quờ quạng trên cần cổ và cơn phẫn nộ lại bùng lên như cơn hồng thủy. Đất đai vỡ tung, cây cối bị bốc hết rễ, hàng chục ngôi làng bị san bằng, chẳng ngọn núi nào đủ chắc để kìm chân Ngài.

 

    Con người gọi Vua và cầu cứu. Ngài không nghe thấy và tiếp tục san phẳng mọi thứ để tìm lại cái đầu. Mặt đất hoang tàn. Các vương quốc bị tuyệt diệt trong một dấu chân. Xác chết la liệt khắp nơi. Quân lính nhìn thấy những cái tay vùng vẫy hướng lên cổng trời. Mắt phàm không thấy được cung điện. Người của cung điện thấy hết, và nhìn lên cao hơn. Thảm cảnh khiến quân lính phải chắn hết cổng trời, hạ mặt trời xuống để dương gian mãi say sưa trong đêm tối.

    Người chạy, va vào nhau, va vào núi đá, rơi xuống đầm cá sấu, hoặc chôn thây dưới một rãnh hốc khổng lồ hình dấu chân. Sóng biển luôn cuộn trào. Sóng vỗ cao ngàn trượng. Mọi kiến trúc bị táp đổ sau một đợt sóng. Mỗi lần thủy triều rút đi, thứ đùn lên mặt cát chỉ là một đống đổ nát lổn nhổn gạch đá, cốt thép, thân cây gẫy, và những mảnh tử thi trương thối.

 

    Vua vẫn điên cuồng vì mất cái đầu. Một cái đầu khổng lồ lạc lối trong hàng ngàn cái đầu vô tội. Bóng tối dày như bức vách và thăm thẳm kéo dài thành cái giếng không đáy. Thứ màu tối đen đủi như ngọn đuốc mù dẫn đường Vua đi hết dãy mê cung này đến dãy mê cung nọ. Mọi con đường bị bịt kín bởi núi rừng, nhà cửa hoặc lãnh thổ đều bị san phẳng thành đống hoang tàn. Tưởng rằng đã đi rất xa, và sẽ nhanh chóng lần được manh mối về cái đầu thế nhưng Ngài chỉ luẩn quẩn một chỗ như con mèo mắc vào cuộn len. Bức màn bóng tối vốn chỉ đe dọa. Lúc này, màu tối như cái miệng cười khoét rộng hai mang tai và sâu hoắm như lỗ huyệt. Còn Ngài, lại tiếp tục dẫm đạp mọi thứ cản đường. Cái đầu quyền quý, vương miện của chín tầng trời như mặt trăng dưới hồ, hiện hữu nhưng chẳng thể sở hữu. Đôi tay Vua có thể tạo lửa và đốt cháy tất cả. Ánh lửa sẽ chiếu tới cung điện, nơi ngai vua bỏ trống. Vua không thấy gì ngoài sự tối thui trùng điệp như lãnh địa không mặt trời. Vua gầm lớn. Không tiếng vang. Vua im lặng và chậm chạp đi.

    Ngài ngồi xuống. Mặt đất lõm sâu thành hồ cạn.

 

    Quân lính tìm được đầu của Vua và rụt rè dâng lên. Cặp mắt bật mở. Vua có thể nhìn thấy, bắt đầu nghe và nói được. Quân lính đang quỳ dưới chân và miệng tung hô vạn tuế. Cái đầu Vua đang trên tay, giờ chỉ cần gắn lên cổ.

  “Sao ta vẫn không thấy gì?” – Vua nói.

 

    Vua dùng quyền năng để tạo ra một ngọn lửa. Ánh sáng tỏa rộng rồi tắt ngay đi. Quanh Ngài cảnh vật hoang tàn như vừa trải qua một trận động đất lớn nhất thế kỷ. Không có tiếng người, chỉ có xác người. Đâu đó trong màn đêm thăm thẳm vẫn vang lên tiếng cầu cứu. Lời khẩn cầu, và tiếng nguyền rủa một con quái vật không đầu.

    Bầy chó hoang nghe thấy tiếng vọng và thu người cho một cú vồ sát thủ. Tiếng người biến mất trong tiếng gầm gừ nhai xương rôm rốp.

  “Lại tối om.”- Vua nói.

  “Mọi thứ sáng lại ngay thôi ạ. Chỉ cần còn Vua.” – Quân lính nói vậy.

  “Ta có lỗi.”

  “Đức Ngài không có lỗi.”

  “Ta có lỗi.”

  “Vua không có lỗi.”

  “Tại sao…”

  “Vua.”

    Ngài im lặng. Vạn vật ngừng chuyển động trong cái im lặng chậm chạp.

    Đầu được tra lên cổ. Không vừa. Vua xoay để khớp. Vẫn không vừa. Vua phủi lớp đất bẩn dính trên cổ và gắn đầu lại. Vẫn không vừa. Đúng là đầu Vua, cổ Vua. Đâu phải cổ lớn hơn hoặc đầu to ra. Đầu khớp vào cổ nhưng không ăn vào nhau.

    Vua im lặng. Cái đầu vẫn trên tay. Cái cổ cụt trơ ra, phẳng lỳ.

    Thêm một lần gắn đầu, và không vừa. Quyền phép không giúp gì được.

    Quân lính vẫn quỳ dưới đất. Họ không thắc mắc gì và chỉ đợi lệnh bề trên.

  “Vua là ai?” – Ngài hỏi quân lính

  “Ngài là Vua.”- Quân lính nói.

  “Ta không phải Vua.”

  “Ngài là Vua.”

  “Ta không phải Vua.”

  “Ngài chính là Vua.”

  “Vua…”

  “Là ngài.”

  “Vua, ha, ha, Ngài Vua…”

    Tiếng cười chấn động cả đất trời. Sấm sét nổi đùng đùng. Biển cuộn trào sóng. Chợt vang lên một tiếng rất lớn. Nghe như tiếng xương vỡ, nghe như tiếng núi lở, cũng nghe như tiếng sụp lở của đất…Quân lính vẫn phủ phục dưới đất. Có vẻ vì quỳ quá lâu nên chân họ đã lún xuống và liền vào mặt đất. Họ không thấy gì ngoài một vật khổng lồ đi xuyên vào bóng tối. Họ thấy như bóng tối rách toác ra, và họ cũng thấy như bóng tối đóng khép lại như cổng thép nghìn cân.

    Lúc trời đất hé nhá nhem, quân lính thấy đầu Vua lăn lóc dưới đất. Một cái đầu vẫn to lớn với cặp mắt đóng chặt.

  “Vua…”

  “Ai là Vua?”

    Quân lính loay hoay. Ai cũng đã rút chân đứng thẳng nhưng đều đi lòng vòng. Chân họ bước loạng choạng, ngoặt bên này, rẽ bên kia, có lúc lại xoay mòng mòng như bị bị gió cuốn. Không còn Vua. Họ đi tìm Vua. Họ được phép bay. Họ đi tìm cái phất tay bảo rằng bay đi. Và rồi, họ quỳ gục sát đất, thấp hơn cả cái đầu khổng lồ. Tất cả cùng khiêng cái đầu lên cung điện. Quân lính đặt đầu vào ghế ngai bỏ trống.

    Tiếng tung hô vạn tuế. Mặt trời được kéo lên.

    Ngày hôm sau, một trang sử mới…

      

   

TRU SA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6818)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7437)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 5902)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
18 Tháng Sáu 20236:10 CH(Xem: 7184)
có một đêm rằm trăng sáng thơ thẩn ta đi trên đường bỗng dưng nhớ bài thơ cũ … “cúi đầu chợt nhớ cố hương”
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 6167)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 6740)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 6291)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.
18 Tháng Sáu 20235:07 CH(Xem: 5801)
Trên đỉnh tháp của đồng đô la / Em - cười vỡ sáng thế ký / Viết trật tự thế giới mới - toàn trị / Đưa ngọn lưỡi Pharisee trở về / Ưỡn mình vào công nguyên/ Liếm mòn nhân loại.
09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6218)
T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…
09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 6343)
Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng. Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.