- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ TRẦN QUỐC TOÀN

11 Tháng Tư 20162:58 SA(Xem: 31410)

ChauDungToan
Trần Quốc Toàn- Sài Gòn 2016


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Trần Quốc
Toàn sinh năm 1992, hiện sống và làm việc ở Sài Gòn. Là một trong những tác giả trẻ nhất viết cho Hợp Lưu. Trần Quốc Toàn có một số  Thơ và Truyện ngắn được phổ biến trên vài tạp chí trong nước. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những sáng tác của Trần Quốc Toàn.

Tạp Chí Hợp Lưu

 


BÃI THA MA TRÊN ĐỒI TRĂNG

 

Ta đi tìm bãi tha ma trên đồi trăng

Băng qua tiếng gió rùng rờn cùng tiếng nút lưỡi rắn lục xanh

Đóm lửa phù vân đốt hương trên mộ lạnh

Những chồi cây bóc vỏ từ lòng đất chui lên

Cùng những con ma đi ra từ bào thai nhân quả

Chúng cười và uống rượu giữa mùa đông.

 

Cái bàu đá cha ông để chút hương nấu chén tạc chén thù

Giờ mất hút bởi những hồn ma lịch sự.

 

Ta đi tìm bãi tha ma trên đồi trăng

Mang gương mặt đêm ủ dột

Bầu trời đã bị chột một mắt

Đêm mọc trăng

Mặt ai mọc chút tàn hương thiếu nữ

Ngự trên đồi trăng trai trẻ

 

Nơi nghĩa địa vĩnh hằng một cơn ảo tưởng

Làn khói dâng bát cơm nhang thờ phượng

Cúng ai ta lạy những mặt buồn vui nhân thế

Ru một hơi thở phả vào trong giấc ngủ bình sinh.

 

GIẤC MƠ CÁNH ĐỒNG

Khi mặt trời bong từng giọt nắng đỏ au

Mẹ tảo giọt mồ hôi trăn trở mùa trăng trên thân cây lúa lút sương sau ngọn núi

Nơi mà ba đã đem con trâu ra đồng dạy từng đường cày bằng vết roi của buổi chiều rám mỡ gà

Bụi lát đau tiếng đá chân con châu chấu gọi đàn bay về phía mặt trời quặng đỏ

Có con chim sải cánh lưu lạc chúp chíp gọi gió cuốn đi đến tận cuối cánh đồng hoang

Trang sách mục sợi chỉ nằm ngửi hương trong vòm họng của con tắc kè nhái giọng tuổi thơ ê a con chữ

Thương quê tuổi còn niên thiếu

 

Lâu rồi chưa thả con diều bay cùng cổ tích trong giọng kể của ngoại

Dòng sông trôi bạc con trăng

Núi đồi còn hương bông hoa ngũ sắc

Mái chùa vẫn cong như một câu hỏi phù hư

Con cá rô vẫn trốn biệt sau nhiều năm nước mặn ngập bờ

Hoa cỏ may vẫn găm đầy chiếc quần trẻ nhỏ chăn trâu

Mẹ vẫn ngồi chong bếp lửa để buổi chiều mộng mị mắt con thơ.

 

Khói ơi bay tận ngàn sau

Cho câu kinh còn dạy loài người thoát tục

Mà đau rát bàn chân nhà sư đi hành khất chén cơm còn lẫn lộn đạo với tục

Mà đau rát bàn tay mục sư làm dấu thánh cho nhà thờ vọng chuông

Mỗi một mùa thu lá rụng đầy trên lớp đất còi cọc

Mưa ngủ rừng sâu âm vọng tiếng côn trùng

Cây cổ thụ chảy nhựa tràn trụa nức nở mơ những con chim hót

Người thợ săn rượt đuổi bóng đêm khi giọt máu con vọc rải ướt đọt lá bóng nốt xương rời...

 

 

Khi mặt trời bong từng giọt nắng đỏ au

Ba thu ngọn roi dắt con trâu về chuồng nằm nhai ngọn gió đêm hè

Mẹ ru em chòng chành câu ca dao trong đêm gió thổi buốt nhánh tre già

Gốc bồ đề tỏa nhánh đắp mộ mặt trăng

Cánh cò trắng gội mình trong mưa

Lúa ngoài đồng trổ vàng nằm ca tụng trong máy tuốt lúa

Hàng cau úa ngắm buổi chiều rơi từng tàu lá và hoa

 

 

 

Mỗi một mùa thu lá rụng đầy trên lớp đất còi cọc

Tôi thấy cuộc đời cứ nhũng dần và tàn lụi trên miệng hố thẳm

Giấc ngủ của loài người ngày càng thiếu thốn những miền vui

Gió hoang cũng bào mòn những ngọn đồi nắng quái

Để những khi đôi mắt ẩn niềm đau sẽ trở về thực tại

Hai hố thẳm lồng lộn gió trời.


HOA SẦU ĐÂU

Hoa sầu đâu nở dưới trăng

Lúc bầy thằng lằn cắn bóng đêm trong khu vườn mười tám

Tóc bé thả hoang như một câu chuyện cổ tích buồn

Có đôi lần trong mơ tôi gọi nhầm tên kí ức bằng tên con bò sữa

Ở lưu vực gió tôi thổi sợi tóc bay lệch góc trời để con cá đớp nhầm giọt nắng cuối ngày...

 

 

Tuổi mười tám có lúc thèm nhìn cơn mưa

Có lúc đôi chân lang thang trên đám cỏ sương lưng chừng vụn vỡ

Mà minh chứng cho những cái mình tưởng tượng là có thực.

 

 

Hoa sầu đâu bung nở trong tiếng thằng lằng đẻ trứng dưới trăng

Có lúc ôm mùa thu rải lá trôi lạc nhánh sông khuya

Tuổi mười tám bỏ cuống rốn cho chuồn chuồn mang đi tránh nắng

Mà thương tuổi nhỏ ra đồng cùng lũ bạn tắm mưa.

 

 

Lâu rồi tôi không được uống bình rượu bầu đá

Xứ người lắm lúc cũng thương phận mình đơn độc

Cũng buồn ngó trăng để biết nó tròn hay đã khuyết

Đôi khi tiếng cười cũng làm mình trở lại buổi nguyên sơ.

 

 

Tháng ba phủ mình trong cái nắng gầy phố thị

Bé viết tên hoa sầu đâu

Mà thương khuya tràn qua câu chuyện cánh đồng

Hạt thóc lép nén mình bung tàn trong lò đất

Tiếng chàng làng báo hiệu mùa khô khan

Chiếc xe đạp nghiêng bóng cô học trò sau cổng làng.

 

 

Hoa sầu đâu dẫu tàn trên ngôi miếu cũ

Khi người con gái đẩy thuyền về bến sông mê

Phía sau bỏ lại nhánh sông trôi lạc những cánh hoa trắng

Bé có thương cái buồn của tỉnh lẻ vu vơ

Đằng sau bao câu chuyện đời nửa hư nửa thực

Rồi cũng lặng lẽ soi mình

Trên cánh đồng bạt ngàn cỏ lá.


TRẦN QUỐC TOÀN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 32214)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30980)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 29230)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31442)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 30020)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32745)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35650)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 38045)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32552)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32674)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.