- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ THÁI BÌNH

04 Tháng Tư 20162:45 SA(Xem: 26688)



binh Thuan- nhnam
Bình Thuận - ảnh Nguyễn Hoàng Nam
















LTS: Thái Bình là bút danh của người làm thơ ở Phan Thiết. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của Thái Bình, nhẹ nhàng và rạt rào như sóng từ biển khơi , như "Phan Thiết, Một Ngày Rất buồn", như "tiếng cắt kè trong đêm" và hư vô như " đi núi tà cú" tìm Phật chũa chứng sàu bi...

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

PHAN THIẾT, MỘT NGÀY RẤT BUỒN

 

Một ngày giữa tháng tư

Một ngày nóng bức

 

Mặt nạ

Dùi cui

Những tấm lá chắn

Hụ còi

Lồng lộn lao về phương bắc

 

Cổ cồn

Cravat

Những lời chúc tụng

Hụ còi

Ồn ào trở lại phương nam

 

Internet chập chờn

Phương đông

Su bom

Rít lên rồi lịm tắt

Không cần còi hụ tiễn đưa.

 

Phan Thiết

Mây Chùng

Mất núi

Một ngày rất buồn

Ngồi ngóng mùa của những cơn mưa.

                                                TB

                                          16/4/2015

 

TIẾNG TẮC KÈ KÊU TRONG ĐÊM

 

Tiếng tắc kè kêu, rơi trên la phông

Nữa đêm sao mày làm tao thức giấc

Mày đang  cười hay là mày đang khóc

Đôi khi tiếng cười nghe cũng não lòng

 

Tiếng tắc kè trong đêm nghe chơi vơi

Tuổi đời mày được tính bằng tiếng nấc

Còn đời người lại được tính bằng cung bậc

Của những thăng trầm thế thái nhân gian

 

Tám năm rồi mày vẫn trên la phông?

Mày có đổi màu không? tao không biết.

Độ tháng tư, lại buông lời hối tiếc

Làm tao cũng thậm thượt tiếng thở dài.

 

Tiếng tắc kè rơi qua ngang đôi vai

Giấc mơ trở mình bất ngờ vụt tắt

Đêm lai tiếp tục hành trình câm lặng

Mãi miết đi, đi về phía các vì sao.

 

ĐI NÚI TÀ CÚ

Tháng giêng lên núi đi tìm Phật

Ngó xuống dưới đời thấy quanh co

Nhưng nghĩ quanh co đời mới thật

Bần thần mang nặng mối so đo.

 

Gió núi chao đao thuyền Bát Nhã

Rừng khuya văng vẳng Chú Đại Bi

Chập chờn, mê tỉnh muôn chư Phật

Thôi thì…Thôi cứ mộng vô vi

 

Tháng giêng lên núi tìm cây thuốc

Chữa chứng sầu bi, khiếp nhược đời

Thâm u cạn lệ dòng khô nước

Ta vẫn là ta… kẻ thất thời

 

Sêng sang xuống núi lòng rất lạ

Mặc dù tay nãi vẫn trống không

Không tìm thấy thuốc,  không thấy Phật

Một vạt rừng xuân …Chợt ấm lòng.

 

Thái Bình

Phan Thiết, Bình Thuận VN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 600)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 788)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 852)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 995)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 803)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1389)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1269)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1292)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1128)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1317)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *