- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ THÁI BÌNH

04 Tháng Tư 20162:45 SA(Xem: 27106)



binh Thuan- nhnam
Bình Thuận - ảnh Nguyễn Hoàng Nam
















LTS: Thái Bình là bút danh của người làm thơ ở Phan Thiết. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của Thái Bình, nhẹ nhàng và rạt rào như sóng từ biển khơi , như "Phan Thiết, Một Ngày Rất buồn", như "tiếng cắt kè trong đêm" và hư vô như " đi núi tà cú" tìm Phật chũa chứng sàu bi...

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

PHAN THIẾT, MỘT NGÀY RẤT BUỒN

 

Một ngày giữa tháng tư

Một ngày nóng bức

 

Mặt nạ

Dùi cui

Những tấm lá chắn

Hụ còi

Lồng lộn lao về phương bắc

 

Cổ cồn

Cravat

Những lời chúc tụng

Hụ còi

Ồn ào trở lại phương nam

 

Internet chập chờn

Phương đông

Su bom

Rít lên rồi lịm tắt

Không cần còi hụ tiễn đưa.

 

Phan Thiết

Mây Chùng

Mất núi

Một ngày rất buồn

Ngồi ngóng mùa của những cơn mưa.

                                                TB

                                          16/4/2015

 

TIẾNG TẮC KÈ KÊU TRONG ĐÊM

 

Tiếng tắc kè kêu, rơi trên la phông

Nữa đêm sao mày làm tao thức giấc

Mày đang  cười hay là mày đang khóc

Đôi khi tiếng cười nghe cũng não lòng

 

Tiếng tắc kè trong đêm nghe chơi vơi

Tuổi đời mày được tính bằng tiếng nấc

Còn đời người lại được tính bằng cung bậc

Của những thăng trầm thế thái nhân gian

 

Tám năm rồi mày vẫn trên la phông?

Mày có đổi màu không? tao không biết.

Độ tháng tư, lại buông lời hối tiếc

Làm tao cũng thậm thượt tiếng thở dài.

 

Tiếng tắc kè rơi qua ngang đôi vai

Giấc mơ trở mình bất ngờ vụt tắt

Đêm lai tiếp tục hành trình câm lặng

Mãi miết đi, đi về phía các vì sao.

 

ĐI NÚI TÀ CÚ

Tháng giêng lên núi đi tìm Phật

Ngó xuống dưới đời thấy quanh co

Nhưng nghĩ quanh co đời mới thật

Bần thần mang nặng mối so đo.

 

Gió núi chao đao thuyền Bát Nhã

Rừng khuya văng vẳng Chú Đại Bi

Chập chờn, mê tỉnh muôn chư Phật

Thôi thì…Thôi cứ mộng vô vi

 

Tháng giêng lên núi tìm cây thuốc

Chữa chứng sầu bi, khiếp nhược đời

Thâm u cạn lệ dòng khô nước

Ta vẫn là ta… kẻ thất thời

 

Sêng sang xuống núi lòng rất lạ

Mặc dù tay nãi vẫn trống không

Không tìm thấy thuốc,  không thấy Phật

Một vạt rừng xuân …Chợt ấm lòng.

 

Thái Bình

Phan Thiết, Bình Thuận VN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:25 SA(Xem: 31296)
Nắng tô vàng mái hiên chùa Sư về giũ áo gọi mùa xuân lai Nữa đêm rót bát trăng đầy Đánh chuông bát nhã một chày kình thiên
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 32233)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 31000)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 29247)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31464)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 30072)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32821)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35782)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 38159)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32634)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?