- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGÔI NHÀ HOANG

29 Tháng Ba 20162:32 SA(Xem: 30368)


Nhà Hoang


Phải đưa mẹ về quê! Ở thế này mệt mỏi lắm.” – Cô nói

   “Ấy dại! Ở quê có còn ai đâu, mới cả đưa mẹ về bà lại kể lể cho đám bần nông đó thì bẽ mặt.” – Anh nói

   “Anh tính thế nào thì tính chứ ở thế này không được đâu?”

   “Để sau đợt hàng này gom tiền xây thêm tầng 4. Vợ chồng mình ở tầng hai, thằng Duy ở tầng 3, thế là yên chuyện. Sáng thì em đi sớm, tối về thì vợ chồng mình cùng đi nhà hàng.”

   “Nhà mình mà cứ như nhà ai vậy.”

     Anh cười khì khì, anh tiếp tục xem vô tuyến. Cô vợ thở dài, cô cầm lấy tập kịch bản quan trọng mà cuối tuần đã bắt đầu bấm máy ra đọc. Phòng của cô nằm dưới phòng bà Tạ, trần nhà lại tương đối mỏng nên bà làm gì cô đều nghe rõ. Cô diễn viên xinh đẹp không thể chịu được tính cách khắt khe của bà mẹ chồng khó tính, cái khăn, cái áo hay thậm chí cái cốc uống nước dù đã cũ, hỏng nhưng bà vẫn một mực giữ lại và dù cô có cãi tới đâu, thậm chí len lén lúc bà cụ lên phòng để ném tất cả vào sọt rác thì sáng sớm hôm sau cô vẫn thấy nó ở một nơi nào đó trong căn phòng. Cô và mẹ chồng cãi nhau với đủ mọi lý do. Mọi cử động của cô đều bị bà Tạ nhòm ngó, chỉ cần cô sơ xẩy làm hỏng chuyện gì là ngay lập tức bà cụ xuất hiện và sau vài lời phê bình là cả một bài giáo huấn cổ hủ mà bà luôn nói rằng “ đạo làm dâu phải hiểu”.

*

     Thằng Duy học lớp 8, nó và bà Tạ cũng chẳng hợp nhau. Hễ bà ôm lấy nó thì nó lại lè lưỡi nói “Bà nội hôi rình.” Rồi thì nó phủi đít, chạy tót xuống nhà và vùi mình hàng giờ vào trò games online. Bà không bảo được nó.

     Chuyện gì trong ngôi nhà này hễ có chút xíu đả động tới bà cụ hom hem đấy là cô lại thấy khó chịu. Chồng cô bảnh trai và có ánh mắt phong tình nên cô không muốn thuê người làm. Giúp việc trẻ cô không an tâm còn người già thì cô rất hãi. Cô cáng đáng hết việc nhà, chỉ cần xong vai diễn là cô tất tưởi chạy về nhà, lo chu toàn mọi chuyện trong gia đình. Riêng chủ nhật cô xin nghỉ để quét dọn nhà cửa. Cô chưa lần nào làm anh phải cau mày, nhưng bà cụ khó tính kia thì có. Có lần bà Tạ đánh đổ bô nước tiểu cất trong gầm giường xuống sàn nhà, bà với tiếng gọi cô với giọng khẩn khoản và khi tức tốc chạy lên thì một mùi khó chịu ộc lên khiến cô buồn nôn. “Lau cho mẹ nhé. Mẹ nhỡ tay”. Cô bịt mũi, mùi khăm khẳm của nước tiểu để lâu ngày bốc sặc sụa khắp căn phòng. Cô oẹ một cái rồi chạy xuống buồng dưới, lát sau cô đi lên và cùng với sự cau có anh dọn hết tất cả. Anh nói :

   “Nhà có buồng vệ sinh riêng sao mẹ không dùng!”

   “Tao quen ở quê thế rồi ! - Con dâu gì mới nhờ chút việc đã bĩu môi rồi, rõ là...”

   “Thôi, lần sau mẹ vào nhà vệ sinh đi. Quê thấy rõ.”

   “Tiên sư mày ! Thế mày chui ở Hà Nội ra chắc.”

     Anh chẳng nói gì, hôm sau lén lén lúc bà cụ ra ngoài đem cái bô vứt đi. Bà Tạ biết nhưng cũng đành im lặng, từ hôm đó trở đi bà ghét anh ra mặt.

*

     Năm sau, thằng Duy lớp chín. Nó chơi games mải miết. Anh xây thêm tầng nữa, bà Tạ dọn lên tầng trên và côi cút trên đó. Nhưng dù là thế thì việc giáp mặt nhau vẫn khiến cô khó xử. Hàng tuần cô vẫn phải lên đó quét dọn và lần nào mùi bã trầu, rác và mùi khăm khắm của nhà vệ sinh lâu ngày không dội cũng khiến cô  cau mày. Cô đeo khẩu trang, cầm chổi quét còn ánh mắt thì cứ nhìn bà cụ đăm đăm.

     Bà Tạ bị đau gan cấp tính, bệnh rất nặng. Anh phải mua đủ thứ thuốc về. Bà uống nhưng mọi thứ đông trùng hạ thảo chẳng thể khôi phục được sức khoẻ đang ngày một héo mòn vì tuổi già. Bà Tạ ngày càng gầy, khuôn mặt co lại như quả dừa khô, các nếp nhăn ngày một nhiều, bà đi chuệnh choạng như người say. Đôi lúc bà ho ra đờm và lần nào bà cũng nhằm sàn nhà mà nhổ. Những bãi đờm đặc sệt dính nhơn nhớp khắp nơi làm cô cảm thấy khó chịu, cô nói khéo để chồng đưa bà cụ về quê nhưng không được. Bà phàn nàn về đủ mọi chuyện trong nhà, chỉ có thằng Duy là dám hỗn công khai với bà. Có hôm bà nhờ nó đấm lưng, nó ậm ờ rồi đấm một cái thật mạnh khiến sống lưng của bà như sụm xuống, rồi khi bà ngã xuống nó chuồn thẳng. Bà định đánh nó thì cô can lại. Cô trách con vài câu rồi bảo “ mày mà còn tới gần bà nội là tao đánh tuốt xác”. Thằng Duy “dạ” một tiếng rồi tót vào phòng, lát sau đã nghe thấy trong phòng nó văng vẳng tiếng kêu la, khua vũ khí.

     Bà Tạ nằm liệt giường, không cử động được. Chứng xơ gan ngày càng nặng và việc phẫu thuật lại trở thành vấn đề nan giải.

   “Hay đưa mẹ vào viện đi!”

   “Chỉ sợ mẹ không đồng ý.”

   “Ôi dào! Anh đặt một suất ở bệnh viện bác sỹ Triệu. Trọn gói luôn.”

   “Vợ chồng mình bận bịu, còn chuyện học hành của thằng Duy nữa. Cứ đưa mẹ vào viện, khi nào khoẻ thì đón về.”

   “Ừ! Cũng đúng.”

*

     Cô có chuyến du diễn ở Trung Quốc nên phải vắng nhà một thời gian, anh cũng lo cho chuyến hàng sắp tới nên việc đưa bà cụ vào bệnh viện trở thành biện pháp hữu hiệu. Bà Tạ liệt phải nằm một chỗ nhưng khi hai vợ chồng vào trình bày chuyện chuyển bà vào viện bà có thể nhìn thấy vẻ tự đắc của cô con dâu. “Ắt hẳn đây là ý kiến của nó, nó muốn tống mình ra khỏi nhà”. Bà trừng mắt lườm cô cho tới lúc cô ra khỏi phòng. “ Lát nữa bác sỹ sẽ tới đón mẹ, thôi tụi con phải đi rồi”. Cánh cửa được đóng chặt lại, ra khỏi phòng cô  bảo “Nhẹ cả người anh nhỉ”.

     Cô vào phòng thằng Duy, lấy một phong bì dày cộm đưa cho nó rồi bảo “Lát bác sỹ đến mày đưa cái này cho ông ấy”. Thằng Duy không ngoảnh lại, nó dán mắt vào màn vi tính chăm chú như đang khảo cứu công trình khoa học. “Tao và bố vắng nhà một thời gian, việc học hành ăn uống mày tự lo lấy. Đồ ăn đầy trong tủ không cần mua đâu”. Cô lấy trong túi ra hai triệu, đặt ở mép bàn, cô bảo “Cầm lấy đóng tiền học và...Làm gì thì làm”. Thằng Duy không nói gì, những con quái thú với đủ mọi hình thù vẫn cuốn hút nó hơn.

     Bà Tạ nằm trên phòng, bà cố gượng dậy nhưng không được. Từ ngày lên thành phố bà đâm ra lười nhác. Sự nuông chiều của con trai không khiến bà vui chút nào, vật chất đầy đủ khiến bà cảm thấy thừa thãi. Bà định gọi thằng Duy lên trò chuyện cho đỡ buồn nhưng ý nghĩ vừa mới manh nha đã lập tức biến mất. Bà thở dài, hai tay đặt lên bụng, bà cố ru mình vào giấc ngủ.

     Lát sau bà nghe thấy tiếng bấm chuông, bác sỹ đã tới vậy là thời gian tới đây bà lại phải nằm trong căn phòng xa lạ nồng nặc thuốc sát trùng.

*

     Căn phòng lâu ngày không có ai quét dọn trở nên bừa bãi và luộm thuộm. Thật chẳng rõ thằng Duy bày biện kiểu gì mà nhà của tan hoang như một bãi rác. Vỏ bánh, vỏ kẹo, mỳ tôm, hộp cơm nằm la liệt khắp nơi trong phòng, mùi xú uế quện đặc sệt. Anh cũng chẳng hiểu số tiền mà cô đưa thằng Duy nó đã làm gì mà hai tuần đã hết nhẵn. Nhưng dù sao thì cô vẫn cảm thấy vui vì bà cụ đáng ghét đó đã không còn làm phiền cô. Hôm sau chồng cô sẽ về và để tạo sự bất ngờ cô quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ. Sau bộ phim “Nàng dâu hiền” cô được nghỉ hai tuần. Thời gian này dùng để nghỉ ngơi và làm việc nhà thì thật hữu ích.

     Cô quét dọn cẩn thận tất cả ngóc ngách trong căn nhà, dĩ nhiên là trừ tầng tư của bà Tạ. Trước khi bà cụ tới bệnh viện căn phòng đấy đã được cô quét dọn cẩn thận. Thằng Duy thì chẳng bao giờ lên đó nên chắc việc quét dọn cũng không cần. Hôm sau cô về và sau bữa lẩu thịnh soạn hai người đưa nhau vào phòng. Hai người quấn chặt lấy nhau như đôi trăn kì động dục. Chưa lần nào họ quan hệ thỏa thê tới mức không cần đóng cửa phòng.

*

     Anh định mua ít thức ăn vào viện thăm bà Tạ nhưng cô gạt đi. Cô nói “không cần đâu, mình đã đưa ngần ấy tiền cho ông Triệu, ông ấy là người biết chuyện, chắc chắn sẽ chăm lo chu đáo.” Anh ậm ừ nghe theo. Rồi anh nhìn thằng Duy, nó đang lục lọi đống bim bim ở tủ lạnh để mang lên phòng. “Hay mai đi học về con ghé thăm bà nội đi”.Cô vỗ mạnh vào vai anh rồi nói “Anh này, con nó còn phải học thời gian đâu mà...” Anh định nói thêm vài câu thì cô đã cười xoà rồi lấy lý do phải đọc kịch bản để đuổi thằng Duy lên lầu.

*

     “Anh Tuấn phải không. Tôi là Triệu, bác sỹ của bệnh viện...Thành thật xin lỗi anh hôm trước nhận lời anh tôi đưa xe tới đón bà cụ nhưng bấm chuông không ai mở cửa. Tôi định điện để hẹn lại thì có người ở viện bảo có một ca phẫu thuật cần có sự giúp đỡ của tôi. Sau đó tôi cũng bận quá nên không báo lại. Xin lỗi anh, chiều nay tôi tới đón bà cụ được chứ.”

*

     Anh lên phòng trên. Gõ cửa không ai mở. Tiếng cửa nín lặng trong tiếng xương chạm mặt gỗ, cốc cốc cốc. Anh lần chìa khóa, tra chìa và đánh rơi cả chìa. Nhặt lại chìa, anh mở khóa căn phòng. Chìa không rơi nữa vì đã cắm ngập ổ khóa như mũi tên. Cửa hé vào trong, anh nghe tiếng ruồi bay kéo trận. Vo ve vo ve….

 

 

 

Tru Sa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 107647)
T ôi chui vào ô tô. Chiếc xe mới coóng. Nội thất vẫn còn nguyên mùi hăng hắc, ngai ngái. Bóng lộn. Tôi khen chủ tịch phường mà sang trọng thế này thì dân được nhờ. Nói xong, chột dạ, sợ hắn nghĩ mình cạnh khóe, tôi vội ự…hừm, ý tôi là ông chủ tịch phường mà ăn nên làm ra thì dân cũng phất theo, chứ làm cán bộ địa phương thời nay mà nghèo quá, lúi xúi quá, thì cũng không có uy tín với dân. Anh nghèo mà làm lãnh đạo thể nào cũng sinh ra tính xà xẻo. Nếu anh giầu có rồi thì anh không tham nữa. Thế là dân được nhờ…Nói xong, tôi tự thấy cái lý luận của mình là loại lý luận ma cô. Lại chột dạ.[...] Rồi lại im không nói gì. Ngoài trời mưa như trút nước. Càng ngày càng to...
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98549)
L oan cởi nhẫn cưới đeo vào cho Hoàng. “Anh cố giữ làm bùa hộ mệnh, lúc nào cũng có em bên cạnh”. Hoàng thấy vậy mà thương vợ thêm. Có người vợ biết chăm sóc từng li từng tí. Hoàng rưng rưng nước mắt bước ra khỏi nhà…
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104303)
N gày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày.
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98992)
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97383)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92892)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91548)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99922)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106694)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91955)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)