- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ SỸ LIÊM

23 Tháng Ba 20163:10 CH(Xem: 27749)

 

 

sy liem 2016
Nhà thơ Sỹ Liêm - SG 2016

 



LTS: Sỹ Liêm là văn hữu của Hợp Lưu từ những năm đầu tiên của tạp chí vào thập niên 90.

Sỹ Liêm hiện sống tại Sài Gòn sau thời gian định cư ở Paris, Pháp quốc.

Anh đã có nhiều tác phẩm thơ văn được xuất bản trong nước và hải ngoại.

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Sỹ Liêm như những tặng vật của  mùa xuân 2016.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

THÈM…

Tôi muốn nhiều khi bỏ cuộc chơi
Đi tìm tận chốn quạnh hiu đời
Một riêng nơi rất mình cô lẻ
Lẳng lặng con thuyền giữa biển khơi

Tôi thất lạc tôi mất bến bờ
Hành trang duy nhất một nàng thơ 
Gió mây trăng khuất ngàn năm tủi
Vần lệ sầu gieo điệu lững lờ

Tôi thèm trở lại phút đầu tiên
Cái thưở chưa nghe tiếng đã ghiền
Chưa nhìn đã thấy trong sâu thẳm
Đôi mắt mòn trông ánh khải huyền

Tôi thèm tha thiết cánh môi hôn
Đủ chữa dùm tôi dịu nỗi buồn
Chỉ cần khe khẻ theo làn gió
Cũng đã hồn run đến dại cuồng

Tôi thèm ghê gớm một bàn tay
Níu lại dùm tôi những tháng ngày
Yêu thương trong tứ tình vô lượng
Hỉ xả từ bi chốn Phật đài

Tôi thèm dữ dội một con tim
Vá lại vết thương những nổi niềm
Nhiều đêm gục đầu ôm hai gối
Gào nén vào trong huyết lệ kiềm

Tôi thèm khao khát một tình yêu
Hơn nửa đời hư chỉ một điều
Ngón tay trỏ thẳng lên thề thốt
Không bỏ rơi nhau tuổi xế chiều

Tôi thèm quá đỗi một mùi hương
Ngực áp tìm hơi hướm lạ thường
Lẫn trong chăn gối mùi ân ái
Trên mỗi đêm trường mỗi khắc thương

Tôi thèm ve vuốt đến vô biên
Từng thớ thịt da đến mọi miền
Lời yêu thỏ thẻ cong từng lóng
Hừng hực trên mười ngón lửa thiêng

Tôi thèm chừng ấy những chiêm bao
Những chuyện thần tiên, những nhiệm màu
Bởi tôi vĩnh viễn là con trẻ
Nên cứ thèm sao chuyện ngọt ngào

Cả đời truy đuổi tận giấc mơ
Chỉ thấy chung quanh lạnh hững hờ :
Nhiều khi nghĩ lại mình như giấy
Có viết gì lên cũng bụi mờ.

SỸ LIÊM

 

 

ĐÃ NGHE GAI NHỌN TRÊN TỪNG CUỐNG VUI

 

Tự thân lượm cái vỡ òa
Cô đơn cúi xuống lệ nhòe nhoẹt tay
Cây đời cong buốt lệch vai
Lá non nằm dưới đế giày mục đau

 

Chưa đầy nửa cõi chiêm bao
Đã nghe thú dữ xôn xao gọi rừng
Tỉnh dậy sau góc ngủ từng
Thấy trong mộng thực lưng chừng giấc nghiêng

 

Thác ngàn tặng suối oan khiên
Hạt gieo những nỗi niềm riêng phấn sầu
Đường người lạnh lẽo kinh cầu
Hư danh niệm chú nát nhàu tâm can

 

Núp sau cánh cổng thiên đàng
Dậy mùi địa phủ kinh hoàng hôi tanh
Giọng cười ác quỷ nhe nanh
Thiên thần ỉm tiếng trời xanh lặng nhìn

 

Cúi tìm dấu vết nhân sinh
Nhìn quanh lưng đất yêu tinh dậy mùa
Hoa đời nở đóa ganh đua
Yêu thương yểm mặt lá bùa dửng dưng

 

Chồi non chưa kịp hé mừng
Đã nghe gai nhọn trên từng cuống vui
Thơ ta nhức nhối ngậm ngùi
Trăm năm vần điệu ngủ vùi chênh chao.

SỸ LIÊM

 

THƠ TA LỤC BÁT LỤC NỒI

 

Thơ ta lục bát lục nồi

Lục xoong, lục chảo, lục đòi trăm năm

Vần bằng ta nấu hôi tanh

Vần T trắc ẩn uốn quanh cổng chùa

 

Sự đời tám món cay chua

Tình, tiền, tù, tội, thắng, thua, tử, tù

Thế gian trừng mắt giả mù

Lần tay chuỗi hạt miệng trù Nam Mô

 

Ta về cắt mãnh khăn sô

Đem dâng cửa Phật lau khô Chúa Trời

Thơ ta lục bát, lục đời

Lục tung thế sự rã rời Ba Căn

 

Bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng

Bằng bằng, sắc sắc, bằng bằng, sắc không !

 

SỸ LIÊM

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96468)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76060)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84748)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109925)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98810)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152095)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87862)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88188)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91403)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99692)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”