- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ HOÀNG THI THẢO

20 Tháng Ba 20165:50 CH(Xem: 27098)

HOANG THI THAO _ HOP LUU
Hoàng Thi Thảo- SG 2015





LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Thi Thảo sinh năm 1982

Hiện đang làm việc tại Sài gòn.

Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn (Đại học Sư phạm Tp.HCM)

Công việc: dạy văn, dạy nhạc

Thể loại: Truyện ngắn, thơ, tùy bút,...

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những bài thơ rất thơ của Hoàng Thi Thảo đến với quí độc giả và văn hữu của Tạp Chí Hợp Lưu.

TCHL

 

 

TRẦM CA ĐÊM

Đừng hỏi em vui gì khi dứt lời ca

Đời nghệ sĩ phiêu du đâu cũng là nhà

Ngày vô cớ cất lên câu não nuột

Hỏi ai nào ước mộng với hoa

 

Đừng bảo em mong manh tựa lá

Dẫu rời cành lá vẫn màu xanh

Đến trong đời, lá trao hi vọng

Đêm thanh vắng, lá ru giấc lành

 

Đừng hỏi sao tiếng đàn em ai oán

Mà lặng im nghe thổn thức mấy cung tơ

Người cầm đàn, người buồn vui, đàn hiểu

Nên câu ca lỗi nhịp sẽ chơ vơ

 

Đừng nói với nhau tới cạn lời

Cốc rượu cạn không bằng cốc rượu vơi

Uống đêm này, mai ta còn uống nữa

Em khóc đủ không? Cả một đời...

 

Đừng nhiều lời cho ai biết mình say

Khi say nhất là khi không thể nói

Mặt chín lừ, mắt anh bối rối

Nhìn em đi, nhìn hết đêm này

 

Hết đêm này thôi anh nhỉ! Sáng mai...

Lúc hừng đông và khi con gà gáy

Anh đi đi, còn em thì trở lại

Ta trở về bổn phận thường ngày

 

Em biết mà, đời sống đó cuộn xoay...

 

NÉM

 

Ném nỗi buồn vào đêm

Cuộn xoay mấy vòng

Rồi tan ra

Mất hút

Rỗng

 

Ném lãng đãng vào thơ

Tình dâng sóng trào

Và lênh đênh

Chìm nổi

Thẩn

 

Ném nụ cười vào người

Người trả lại oán

Cười nhếch môi

Chán phèo

Nhạt

 

Ném nụ hôn vào anh

Anh cuộn tròn tôi

Một, hai, ba

Vũ trụ

Hát

 

Ném hận thù vào đâu

Ước ao nhân loại

Người với người

Thương nhau

Sống

 

Thôi, không thèm ném nữa

Trò chơi kết thúc

Dắt tay nhau

Ta về

Bến

 

CÀ PHÊ SỮA

 

Anh

Cốc sữa đặc có đường

Em

Vốc cà phê đắng cháy

Em rơi vào anh từng giọt hoang hoải

Anh tan vào em sóng sánh tiếng cười

 

Mình đã đi qua hơn nửa đời người

Có những nỗi đau vắt mình oằn oại

Những kỷ niệm trong mình sống mãi

Cho ta dành phần tinh túy lại

Khuấy lên đi anh

Vừa đủ cuộc tình

 

Cho đá thêm, nhé anh!

Để hương nồng vút tận mây xanh

Trong tiếng thở phì phò nhấp môi ngọt lịm

Tách cà phê sữa cho người mới đến

Và kẻ ngồi lại sau cuộc hành trình.

 

HOÀNG THI THẢO

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107516)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109860)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86269)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86571)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 99083)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86042)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72799)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 68296)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81752)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79698)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...