- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHƯ QUỲNH de PRELLE VÀ CHÙM THƠ NĂM CŨ

03 Tháng Giêng 201610:22 CH(Xem: 28225)
 

 

NHU QUYNH 1-2016

NHƯ QUỲNH de PRELLE -2016

 

 

THÁNG GIÊNG

 

Tuyết trắng khắp các cánh rừng

trên những ngôi nhà mái đỏ

trên những con đường

những cánh đồng

Thành phố đẹp như trong truyện cổ tích

thế giới cổ xưa hiện về

trong những khuôn hình

 

Tháng Giêng

mùa đông cô độc

hoa vẫn nở trắng trên những cành cây gầy

tuyết như nước mắt nghìn năm

đọng lại trên bầu trời trắng đục

nở tung

 

Tháng Giêng

không buồn

không vui

năm mới đến bao nhiêu là dự định

cho ngày hôm nay lúc này

cho ngày mai ngày mai

 

Tháng Giêng như bắt đầu

của những tuần kế tiếp trong 365 ngày

cho sự sinh sôi

trước những nỗi buồn của mùa đông lạnh giá

tháng Giêng như đợi chờ

cả năm nhiều niềm vui

bất chợt

 

Tháng Giêng chào nhé

mùa sinh của con trai

và người đàn ông lớn

cho bảo bình của tháng Hai

 

Tháng Giêng bắt đầu.

 

 

THÁNG HAI

 

Mùa sinh của em

mùa tình yêu

của người mang nước Bảo Bình

của kỷ nguyên kết nối

 

Tháng Hai

Anh đến trong cuộc đời em như định mệnh

của ngày sinh năm ấy

của tương hợp

kiếm tìm

 

Tháng Hai

của nguồn năng lượng sức mạnh

của những trái tim

của mùa đông còn tiếp

của những bông tuyết lạnh rụng rơi khắp miền

của những mùa mưa không ngớt

 

Tháng Hai

em có mặt trên đời

và không hề biết anh

nhưng anh tìm ra em ở ngày sinh ấy

từ nửa vòng trái đất

 

Tháng Hai

Mười hai tháng Hai

ngày năm ấy

ngày năm nay

Ba mươi năm tròn

kiếm tìm

Ba mươi tiếp tục

cho bao giờ nằm xuống

dưới lăng mộ kia

cùng bao thế hệ

 

Tháng Hai

anh có em

chúng ta có lũ trẻ

có mùa xuân của cuộc đời

có dáng hình của nhau trên những con đường

những đại lộ với hàng cây bốn mùa xanh mát

vàng ươm rồi rụng lá

trên những chuyến tàu xa

 

Tháng Hai mẹ sinh ra em

anh tìm thấy em

mùa tình yêu

mùa xuân cuộc đời

chúng ta là một

từ tháng Hai năm xưa

cuả thủa nào

tìm thấy nhau

 

Tháng Hai không đủ tròn một tháng ba mươi ngày

mà không thiếu gì những khoảnh khắc

luôn đủ đầy cho tháng Hai

cho mùa Xuân bắt đầu

cho những mùa anh đào rạng rỡ

cho sắc hồng tình yêu

 

Tháng Hai

anh và em

trời và đất

mặt trăng và mặt trời

cùng nhau

vĩnh hằng

 

 

THÁNG BA

 

Như là thiếu nữ đầy nhựa sống

mầm xanh nảy mầm xanh biêng biếc

đôi môi mùa xuân mọng nước

hồng thắm

những cơn mưa xuân đầu mùa

 

Tháng Ba như người đàn bà trưởng thành

chín chắn

nắng ấm lên rạng ngời

cởi đi những chiếc áo lông xù

những đôi găng tay kín chặt

tự do

 

Tháng Ba lạnh cóng

như người già cô đơn

từng cơn gió gào thét

rung rung ầm ầm khung cửa

giận giữ

 

Thời tiết tháng Ba đa sắc màu

tuyết cuối mùa đông lạnh lẽo trắng xoá

trên khắp cánh đồng nảy lộc xanh tươi

che lấp những màu nâu sẫm đào xới

tháng Ba ồn ào chuyển động

cho một ngày xuân sang

nhịp nhàng

e ấp

như những cánh anh đào Nhật bản

rung rinh

 

Tháng Ba

sương rơi lung linh trên lá

trên những khung cửa sổ

trên những con đường cỏ xanh

trên những lộc biếc

 

Tháng Ba đợi ai chờ ai

hẹn ước mùa xuân

trong những lâu đài hoa tulip

của hương thơm và tình ái

 

Tháng Ba tin buồn

Người bạn thời thanh xuân đã về với địa đàng ngoài tuổi ba mươi

còn lại những con thơ

 

Tháng Ba ơi mùa xuân về

sao mà buồn thế

những hàng cây của tình yêu biến mất

nơi xa xôi

những gỗ tươi còn thơm nguyên mùi tươi mát

nằm xuống vô hồn

 

Tháng Ba ơi,

buồn ơi là buồn

con người vô hồn vô cảm

thiên nhiên xơ xác câm lời.

 

 

Như Quỳnh de Prelle

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99228)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96675)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72444)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85776)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92121)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 88002)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91036)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78227)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100163)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85147)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.