- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NGUYỄN HUYỀN THOẠI VY

28 Tháng Mười Hai 20152:10 CH(Xem: 26986)
chan dung VY
Nguyễn Huyền Thoại Vy- Đà Nẵng 2015




LTS:  Nguyễn Huyền Thoại Vy là tên thật. Là một giáo viên Ngữ Văn ở Đà Nẵng. Thơ Vy viết từ cảm xúc chân thực, nhẹ nhàng mang những nét trầm buồn, dìu dịu... Hợp Lưu  xin giới thiệu những thi phẩm của Nguyễn Huyền Thoại Vy đến với bạn đọc.

 

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 



LỤC BÁT TƯƠNG TƯ

Em đi, bỏ lại hư không
Thả đêm gầy guộc mênh mông chỗ nằm
Anh về khâu một vết dằm
Đường kim vụng dại cũng chầm chậm qua


Tiễn em cạn chén quan hà
Trên tay anh mọc tịch tà rong rêu.
Rồi đây gom những mùa yêu
Vào ngăn sầu rụng để chiều lòng nhau


Em đi đến những mai sau
Gót sen dẫm nhẹ, nát nhàu đời anh...
Rằng tình nghĩa cũng mong manh
Hoa tương tư vẫn ngát xanh bên thềm


Áo ai qua ngõ êm đềm
Màu thiên thanh ấy như em, cũng hiền
Cũng mắt sáng, cũng môi hường
Giống em giống đến lạ thường, em ơi ...

 

(Đà nẵng 9 /2015)

 

 

 

 

 

NĂM CHỮ

 

Xếp thời gian vào biển
Sợ miên miết hải hồi
Xếp thời gian vào cũ
Ngày sẽ biền biệt trôi.


Xếp thời gian vào gió
Mây vội băng ngang trời
Sợ chiều kia lầm lũi
Khuất vào xanh thẳm thôi.


Cất vào trang ký ức
Sợ ố vàng pha phôi
Lũ mối mọt ngả ngớn
Nhắm nháp bữa tiệc đời.


Xếp thời gian vào mưa
Trả tinh khôi về đất
Bao nhiêu là được mất
Cũng là vô thường tên.


Cất thời gian vào đêm
Trăng non thành viên mãn
Hương dạ lan thì thầm
Ủ trong vòng tóc rối.


Đành xếp vào ngăn tủ
Cửa chỉ khép hờ thôi
Đợi thời gian buồn tủi
Nhìn ta, nhếch miệng cười.

 

(ĐN, 5/2015)

 

 

 

THƠ GỬI MÙA ĐÔNG

 

Em chẳng còn tin thời gian nữa đâu
Thời gian tặng ta quả táo dì ghẻ
Nửa tuổi trẻ, bầu trời và hạnh phúc
Nửa kia xanh xao, mỏi mệt, xế chiều


Em chẳng còn tin thời gian nữa đâu
Hoa cúc mùa thu vàng cho ai nữa ?
Mùa đông bắt đầu từ vạt gió xám
Nắng nhón mình qua ô cửa mùa hè


Em chẳng còn tin thời gian nữa đâu
Vầng trăng ấy chẳng phải vầng trăng cũ
Hoa hướng dương đã bao chiều khép nụ
Mặc những lời ngốc nghếch của sẻ nâu.


Em chẳng dại tin thời gian nữa đâu
Những tháng năm qua … bộn bề tuổi trẻ
Ta ngoảnh mặt bước đi cao ngạo thế
Dẫu biết ánh nhìn khắc khoải sau lưng


Có ấu thơ và mảnh vườn be bé
Giấu dùm ta sau cánh cửa mùa thu 
Cất hộ ta cả niềm vui thừa thãi
Cả lặng yên sau những nét môi nhàu


Em chẳng dại tin mùa thu nữa đâu
Nắng mong manh mời đông về nương náu
Bài thơ xưa không đổi được cơm áo
Ngàn ban mai thua cuộc một chiều mưa


Đầu ngõ phố tiếng nói cười đâu đó
Hình như trong veo của tuổi mười lăm?
Cơn gió đi hoang, mảng tường rêu bám
Bóng của đêm hắt khoảng tối vào ngày


Gửi sang đông màu nắng hạ vơi đầy
Mùa cánh én những ngày xuân tươi sáng.
Có loài sâu ngủ quên trên ngày tháng
Sớm mai đây dốc cạn cốc hồi hoàn.

(ĐN, 12/ 2014)

NGUYỄN HUYỀN THOẠI VY

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 103300)
V ới thơ của Hồ Xuân Hương ngày càng được thế-giới quan-tâm và biết đến, một vấn-đề dai dẳng trở lại: Đâu là những bài thơ đích-thực của bà? Có nhiều cơ-sở để cho chúng ta trở lại vấn-đề. Một là trong tác-phẩm mà cho đến nay thu thập được nhiều thơ chữ Nôm nhất gán cho bà, cuốn Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương [1] do Giáo-sư Nhan Bảo, một nhà giáo Trung-quốc dạy tiếng Việt ở khoa tiếng phương Đông thuộc Trường Đại-học Bắc-kinh (trước khi ông về hưu), nhiều bài trong số 203 bài thu thập trong đó rõ ràng là không phải của bà.
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 100162)
T rong bóng tối, bàn tay Phil bỗng to lớn dị thường. Những ngón tay có phép thuật làm bụng nàng co thắt. Lưng nàng sâm sấp, hơi thở đứt đoạn, mồ hôi rịn ra khắp thân thể. Nhàn với. Toàn thân Phil như sắt nguội. Lặng ngắt. Nhàn víu. Khoảng đêm trống rỗng, lạnh toát. Rồi một trời tuyết bất thần ập xuống. Nhàn trôi bồng bềnh trong tiếng tuyết đêm rơi rơi. Nhàn nằm bất động trong bóng tối, dưới tấm chăn lông ngỗng mềm ấm. Chung quanh nàng không một âm thanh, chỉ còn hai bàn tay to lớn dị thường của Phil mê mải.
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108274)
C húng ta không đoạn cuối  Chúng ta không bắt đầu  Trăng Atlanta lung linh Đi cho đến bình minh ...
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 90556)
N hững nhà nghiên cứu mới đây cho biết rằng dùng sữa chua yogurt có thể làm hạ áp huyết nhưng dùng sản phẩm gạo có thể nguy hiểm vì nồng độ thạch tín cao.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 88100)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108769)
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
27 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 105824)
Người Việt chúng ta thì ai cũng biết hột vịt lộn là gì, nhưng đối với giới trẻ và người Tây Phương, thì theo như ông Miguel Trinidad, trưởng tay đầu bếp và là một trong những người chủ tại Maharlika, một nhà hàng Phi Luật Tân ở thành phố New York, mô tả đây là trứng vịt có từ 11 đến 14 ngày từ khi được ấp trứng và là một món đặc sản tại Phi Luật Tân.
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106564)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105331)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107248)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.