- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÁU BÀI THƠ THÁNG 10

18 Tháng Mười Hai 20153:13 SA(Xem: 27602)

Ngua-Trang-Sen va ThieuNu
Ngựa, Trăng. Sen và thiếu nữ- tranh NGUYÊN KHAI




1. Viết cho anh

Mọi thứ đều trở nên vội vã
khi mùa thu đi qua giấc ngủ muộn của em
điều bất thường lan trong từng đốt tay suông

Mọi thứ trở nên nhẫn tâm
khi mùa thu im lặng
khi chúng ta không biết nói điều gì
mùa thu chưa thu xếp lại điều đơn côi rụng từng cánh cúc tàn
mọi thứ trở nên vội vã trong chiều mưa tan
lời tình ca anh hát
chưa kịp giãn ngày yêu thương

Mọi thứ đều trở nên vội vã
em lật lại ngày bao dung
để chúng ta cùng già đi trong ngàn năm tuổi
đợi chờ rong ruổi
anh sẽ kể cho em nghe thật nhiều về lá thu chẳng kịp vàng năm ngoái
em lật lại ngày khỏa lấp những mạc ngôn

Mọi thứ đều trở nên vội vã trong từng vòng xoay của gió
vội vã từng mùi quen và nhớ
em trở ngược ngày bao dung
tìm lời ái ân còn lại


2. Buổi sáng, trong câu chuyện của anh

Hình như chúng ta đã thuộc về những ngày của nhau
chúng ta đã nhớ thật nhiều khi cố hình dung khoảng trống thương yêu
tựa vào nhau để nghe bầy chim đang đập cánh
lao xao từng câu chuyện kể
về người họa sỹ mù vẩy máu trên đám tuyết tàn
chúng ta không ngừng dự cảm về dấu vết của tháng năm tan
trong điều ngây ngô của những đám mây bất định
có thể chiều nay thành phố sẽ xoay lưng lại
khi sự im lặng không ngừng tìm kiếm
điều hạnh phúc rộn ràng
anh tìm kiếm điều gì để gom nỗi nhớ nhung đang rụng tàn vào mỗi khung tranh
anh đang tìm màu khổ đau và hạnh phúc
vẩy lên giấc mơ cỏ xám

Phố đã thức dậy rồi đó anh
hôm nay thành phố đã xoay lưng lại
khi những giọt sương chưa kịp rơi vào buổi sáng


3. Rồi chúng ta sẽ đi qua

Cũng là một cách để chúng ta đi qua
trong những ngày lũ chim không ngừng nhảy nhót
lời biện luận của điều ái ân đã không nằm trong sự tưởng tượng
trên những nhánh cây
cho đến khi chúng ta
cảm thấy tháng năm hẹp dần trong lòng bàn tay rệu rã
lưu giữ những đám mây
cũng là một cách để chúng ta đi qua
chẳng lưu lại dấu vết bản hòa âm thứ tám
của lũ côn trùng bay đêm

Có thể chúng ta chẳng bao giờ đọc được
từ đường nối của những khớp xương
vậy nên, tình yêu thương tỏ ra ẻo lả
từ hôm qua, khi em nhận ra điều ẩn ý từ câu chuyện của loài tầm gửi
ký sinh trên trái tim của mình
cũng là một cách để em đi qua
khi ký ức vẫn còn xanh trên nỗi nhớ về nhau

 4. Như mưa, mãi mãi

 

Sẽ chẳng bao giờ hối tiếc
khi chúng ta cùng khiêu vũ trên điệu nhạc trầm luân
của mùa thu tím buốt
rồi sẽ như chiếc lá, anh và em
rụng xuống giữa những thành phố mang màu buồn
em nghe giấc mơ đêm qua nằm trên cánh họa mi
rong chơi giữa đại ngàn
một ngày tháng mười bình yên gió

Sẽ chẳng bao giờ hối tiếc
khi mọi thứ đều hình dung
em sẽ chẳng thấy được ánh mắt anh buồn vào buổi sáng
em hình dung ở nơi xa ấy
có loài chim mồ côi bay ra từ nụ hôn từ biệt của đám băng
em hình dung tiếng mưa nơi miền bắc cực
mang mùi băng trôi
chúng đang tan vào em thật lạnh

Sẽ chẳng bao giờ trách cứ
sẽ như mưa, mãi mãi
tan vào nhau, cùng khiêu vũ dưới đám băng

5 -Lời đề từ cho mưa

Về một câu chuyện không có lời nào
Mưa sẽ đi tìm những giai điệu hát cho tôi nghe
Những dự cảm chông chênh như con thuyền chạm trên ngọn sóng
Anh cười, chỉ là nụ hôn vờn nhẹ
Mưa hát bên tôi những câu chuyện tình cờ, từng đường link thật nhỏ
Nghe gió ngẫu nhiên, nhẹ nhàng nhưng thật nhớ
Mưa hát bên tôi từng lời lá vỡ

Lời đề từ cho mưa
Về một bắt đầu không có một lời nào
Như ngày mai chúng ta nhận ra rằng điều ước
Khi mưa hát cho tôi nghe cội nguồn
Mưa về hát từng điệu sương buồn
Trên đôi cánh phiêu bồng và ước mơ của loài hải hạc
Cõng giấc mộng mang màu biển chết

Ngày mai tôi sẽ rất nhớ anh
Mưa sẽ kể tôi nghe về những giấc mơ đi lạc trong câu chuyện của những vết nhăn
Mưa sẽ kể cho tôi nghe câu chuyện của rêu phong

 

6. Về điều cách xa

Giá như em biết được một chút về âm nhạc
em sẽ bắt kịp nốt cuối cùng
Cho nó tan loãng cùng với sự đổi thay của thành phố
Như khi sự im lặng bật lên những ngọn đèn vàng rất sớm
Như khi bàn tay anh đã chạm vào bàn tay em
Như là giấu diếm
Cảm xúc được nối kết nhau từ những hạt sương rải trong buổi sáng
Và như thế, những ngôn từ sẽ chẳng nói lên được điều gì
Khi trường nghĩa của nó nằm co ro tự tình với cỏ
Em nghĩ về mình và bài thơ nói về nghiệm số âm
Những rắc rối khi lượn vòng những hình sin đơn độc
trên một nửa trục yêu thương

Em khóa lại và rượt đuổi những cô đơn
Những vì sao chưa kịp ẩn mình trong đêm đông vội rớt
Em sẽ khóa lại những sai lầm
(đó chỉ là những sai lầm của lời trái tim không phải của riêng em có thể)
Để luận lý về một cơn mê
Em sẽ khóa lại cả những vết thương
Của sự hư cấu thời gian dài hơn những điều hẹn ước
Em sẽ cúi xuống
Cắn nó ra và ngấu nghiến như những nỗi buồn của lá

Em sẽ khóa lại từng lời hát của anh
Đôi khi sự ngọt ngào cũng là một điều dối trá
Về điều cách xa

n.h.a.t

Huế, tháng 10.2015

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31221)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29701)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32410)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35325)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37764)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32239)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32232)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33576)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33360)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34781)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.