- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ LƯU MÊLAN

30 Tháng Tám 201511:39 CH(Xem: 40110)
LuuMeLan 1
Lưu Mêlan





LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Lưu Mêlan là bút hiệu của Nguyễn Thị Nguyệt, sinh năm 1989.

hiện sống tại Sài Gòn. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lưu Mêlan cùng quí văn hữu và đọc giả Tạp chí Hợp Lưu.

TCHL

 

 


CHỮ

 

Đây là những hàng chữ

Mà chúng tôi đã học

Thế nhưng, tất nhiên, chúng khác.

 

 

Cùng là một ngôn ngữ

Nếu ghép ra từ muốn nói, chúng tôi không thể thốt ra

Nên chúng tôi chối từ,

để  im lặng.

 

 

chúng tôi sống trong những thứ chúng tôi không thể sống

để sống chúng tôi như không sống

chúng tôi chuyển động, chúng tôi hoạt động

và chúng tôi chết.

 

nên chữ  cũng

trở nên trong suốt

 như không tồn tại, chúng là hiện vật hơn là thứ để nói

bất động hơn là được dùng, chúng chỉ, rốt cuộc, trang trí

trên mắt chúng tôi, trong họng chúng tôi, trong  

những hàng giầy cũ cách xa khỏi người chết-

những người không còn ai nhớ ra.

 

Chữ, nơi đây, chỉ là cái kinh hoàng

Giữa những cái kinh hoàng

Dồn đống trong một vùng đất trống.

 

 

LŨ TRẺ

 

Chúng tôi nhặt được vài viên đạn dưới chân cầu

Chúng tôi cũng nhặt được hàng đống thuốc

Nổ

Chúng tôi còn thấy rất nhiều thứ khác, người ta đã để quên

Tại vùng này, tận trong hũng đất, sau những toa tàu hoả

Hư hỏng, đã bỏ không

 

Chúng tôi thường đi học

Băng qua đường tàu này

Rất gần, đôi khi chúng tôi thấy nó chạy tới

Như một con hổ

tiếng hú bốc khói trên đầu

 

Lũ chúng tôi cũng có thể lượm được vài thứ khác

Những thứ không thể biết rõ được

Nhưng chúng tôi thấy bình thường, chúng bị vứt bỏ

Dưới cái nắng chan chát, bạc màu và xỉn lại

 

Chúng tôi chơi với vùng đất bỏ hoang, rộng

Băng qua nó những khi vội vã

Và chơi khi chẳng có ai muốn nhìn thấy chúng tôi

Chúng tôi đôi lúc có thể chết vì những quả bom, mìn, lựu đạn

Chúng tôi chẳng quan tâm đến điều đó

Đường thì nhỏ, cắt ngang những bông hoa, đất sỏi của đồi núi, chòi canh và dê, cừu, bò

Từ xa trông nhỏ xíu.

 

Chúng tôi có thể coi đó là những chúng tôi khác

Chưa bao giờ tồn tại, chúng xa lắc chẳng gợi gì với chúng tôi về hiện tại

Con người hay tình đồng loại

Những gì xảy ra, được bưng kín như một vết thương

Không tiếng nói, chỉ có những hình ảnh

Càng ngày càng nhỏ lại.

 

Và chúng tôi càng ngày càng lớn lên

Có một khoảng trống đủ để chúng tôi biến mất với tất cả những điều đó.

 

 

 

Những Thứ Đã Chết

 

1.

Đây

Là lúc

Mọi thứ rã ra

 

Đây là lúc mọi thứ

Trôi dạt

 

Để cưu mang, để khai sinh

Để hủy hoại

Để phóng để chạy để tan tác

 

Đây là lúc mọi thánh đường

Không kẻ nguyện cầu

Không kẻ chối từ

Không kẻ khai tội

 

Đây là lúc để đi ra

từ giã

Mọi thứ giữa mọi thứ

Mọi thứ giết mọi thứ và tôi

Khoảng sáu tuổi

Đứng bên khung cửa sổ

Chơ vơ, không thể khép

Khóc và la hét và cô đơn và sợ hãi

Chính trong mảnh đất mình.

 

2.

Chúng tôi chỉ mới vài tuổi

Chúng tôi chơi những trò chơi không tiếng cười

Chúng tôi chạy trốn

Chúng tôi hỏi tội, và biết cảm giác có tội, chúng tôi học

tránh ánh mắt đe dọa và giận dữ

Từ gia đình.

 

Chúng tôi

có nhiều thời gian để

Vất vưởng ngoài đường, ngoài đồng, ngoài căn nhà

Chúng tôi ít khi đói

Chúng tôi không hay no

Chúng tôi cảm thấy quá rộng để  hạnh phúc

 

Không có tiếng ru nào, những căn nhà nhỏ

Núp lẫn vào, che giấu nhau, những con hẻm khuất, những bóng cây râm

Những tiếng khóc và hét của con nít

Nhỏ hơn chúng tôi…

 

Những con mèo và chó

Những trái chín rụng, những trái còn xanh, xác của những loài bò sát nhỏ…

Những kẻ nhìn chúng tôi, cười hay lơ chúng tôi

Chúng tôi có tất cả

Đủ xa để không còn cần tình thương, yêu.

 

Chúng tôi đã chết.

Ngay khi chúng tôi biết cái chết

Chúng tôi cười

 

Có lẽ người lớn đã học cách chịu đựng như vậy

quanh chúng tôi

Và rồi họ có thể nói gì với chúng tôi

Để có thể xoa dịu điều đó, trong họ và trong chúng tôi?

 

Lưu Mêlan

 

Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Hai 202310:47 SA
Khách
Rat tran trong nhung bai tho doc dao voi ngon ngu sac ben tao bao nhung bai tho tach roi vuot troi trong rung tho hien dai.Rat mong co dip trao doi voi tac gia de tim hieu them ve dong tho doc dao nay.Xin cam on.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười Một 20244:14 CH(Xem: 2096)
Thử đặt giả thuyết: Nếu người Pháp bị một thế lực ngoại bang bắt buộc phải viết lại chữ Pháp bằng một ngữ tự khác, không phải ngữ tự La tinh (ngữ tự Ả Rập chẳng hạn), và thứ chữ Pháp mới này, sẽ là chữ quốc ngữ Pháp, do người ngoại quốc sáng chế ra mà không cần tới sự hướng dẫn của một người Pháp nào. Người ngoại quốc này có thể là ông Nguyễn Văn Mỗ, tương tự như ông Alexandre de Rhodes, chẳng hạn. Thì người Pháp sẽ nghĩ sao? Họ có tin được việc này không? Tôi không nghĩ có người Pháp nào chấp nhận việc một người Việt đến Pháp ở vài năm, có thể sáng chế ra chữ mới cho người Pháp viết, làm tự điển cho người Pháp học, mà không cần sự giúp đỡ, của một người (Pháp) bản xứ nào.
02 Tháng Mười Một 20241:29 SA(Xem: 3978)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tính cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. - Bạt Xứ
02 Tháng Mười Một 202412:22 SA(Xem: 3124)
Đối với người Việt, dù trong nước hay ở nước ngoài, nhắc đến phở là tự nhiên nước miếng tứa ra. Đi ra nước ngoài, người Việt chỉ mong chóng trở về, ào ra quán phở gần nhà gọi tô phở nóng thưởng thức bù lại những ngày nhớ quê hương.
02 Tháng Mười Một 202412:17 SA(Xem: 3102)
Anh Phước là con ông cậu ruột của tôi. Nhà tôi ở kế bên nhà anh. Anh thứ nhất mà cũng là con duy nhất của cậu tôi nên anh em chúng tôi thường gọi anh là anh Hai Phước. / Anh mồ côi cha từ thuở chưa lọt lòng. Anh có tuổi thơ thật “dữ dội”. (Tuổi thơ dữ dội- tên tác phẩm của nhà văn Phùng Quán). Trong tác phẩm, các cậu thiếu niên trẻ tuổi ấy đều có một câu chuyện riêng đầy cảm xúc, những hoàn cảnh éo le không ngờ tới nhưng họ vẫn đối diện bằng tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mỗi người có một số phận riêng và tôi nhìn thấy hình ảnh một thế hệ và bóng dáng anh cũng có phần trong đó.
01 Tháng Mười Một 202410:05 CH(Xem: 3528)
Mùa ngâu tháng Bảy! / Anh đi xa, năm nào / Ngày Cali buồn, chẳng có mưa ngâu, / chỉ ướt nhoè, nước mắt em / khóc anh ngày ấy!
29 Tháng Mười 202411:53 CH(Xem: 3924)
Em còn đó không? / Bờ Tây Thái Bình. / Muôn trùng xa cách! / Vẫn hoài đợi mong? / ** Em còn đó không? / Anh nay phương trời. / Ôm đầy nỗi nhớ! / Xa vời vợi trông. /
23 Tháng Mười 202411:04 CH(Xem: 2478)
The week - from October 16th to 20th, 2024, the largest book fair in the world will take plac: the book fair in Frankfurt, Germany. This year the theme of the book fair is: the country Italy, especially with its great culture and literature. The southern Italian publisher SECOP Edizioni is presenting, among other books, one of my poems in a special volume of poetry in a quadrolingual edition - Italian - Vietnamese - German and English. The title of the long poem is "CASA MIA - NHÀ TÔI - MEIN ZUHAUS - MY HOME"
10 Tháng Mười 20244:15 SA(Xem: 5405)
Tôi trở về Half Moon Bay / Đếm từng con sóng biển / Đếm từng nỗi ưu phiền / Lòng buồn như sương mù / Từ độ ánh trăng tan...
05 Tháng Mười 20244:58 CH(Xem: 5933)
NCT sinh năm 1948 tại Vũng Tàu, cha mẹ là người Hà Nội. Từ đầu những năm 1950er NCT lớn lên ở thành phố Sài Gòn, học tiểu học ở trường Bàn Cờ, trung học ở trường Chu Văn An. Năm 1967 ông từ chối những học bổng của những quốc gia khác, chọn học bổng quốc gia (VNCH) để sang CHLB Đức du học. Tại Viện Đại Học Stuttgart NCT học Triết học và Toán Học & Cơ Học Áp Dụng. Vào thời điểm đó những triết gia Đức có tiếng như Martin Heidegger, Karl Jaspers, hay Ernst Bloch đã hưu trí, ông đã làm luận án tiến sĩ ở Viện Cơ Học & Toán Học Áp Dụng. Ông là sinh viên trẻ nhất xưa nay có bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (Doktor-Ingenieur), vào năm 1977.
02 Tháng Mười 20246:16 CH(Xem: 3820)
Chủ nghĩa phê bình văn học thời cổ điển ở phương Đông thường diễn ra trong các hình thức: Bình văn, bình thơ và ca xướng hay ngâm vịnh; trong lúc ở phương Tây thì hình thức khá phổ biến là diễn thuyết và tranh luận. Cái hay của văn chương chỉ trụ vào hình thức diễn đạt một phần; nhưng sự tinh túy lại là cái “thần” nằm trong góc khuất của cảm xúc và tư tưởng. Bởi vậy, khi nói đến những trường hợp xướng văn, bình thơ hay phê bình văn học đã có rất nhiều văn nghệ sĩ Đông Tây như Jacques Prévert, Francoise Sagan, Mark Twain… ở trời Tây hay Tô Đông Pha, Bùi Giáng…