- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHƯ CÂY QUÊN HOA MÙA CŨ…

01 Tháng Tám 20153:37 SA(Xem: 32201)
DMH- photo ANDY
Đặng Mỹ Hạnh- photo by Andy



1.

Sàigòn ngày trở lại.  Bầu trời nắng vẫn một màu bơ vơ.  Tôi đi giữa dòng người xuôi ngược, giữa những hàng quán, những ánh nhìn căng thẳng, giữa những bước chân vội vã.  Tôi nhìn Sàigòn vừa quen, vừa lạ - cái đã vỡ tan - cái mới dựng lên - tất cả đều xa khuất như không thể nắm giữ, cũng chẳng thể lìa bỏ.

Sàigòn và nỗi nhớ giăng mây, tôi giấu mưa đầy trong mắt.  “Chiều nhã nhạc, chỗ anh ngồi đã nghiêng hết nắng. Chỉ còn một mình anh bên ly cà phê.  Anh cần đốt một điếu thuốc, và để mường tượng khuôn mặt em sau làn khói mỏng.  Giờ đây, anh cảm giác mình bệ rạc như căn nhà ngói cũ, che nỗi đau sau bức tường rêu.  Anh lẫn lộn nỗi buồn và nỗi nhớ em.  Bao giờ em về?  Để Sàigòn và anh nguôi ngoai nỗi nhớ?...”

Những ngày ở Hải Sơn bên nỗi chờ đợi.  Tôi với những khoảng trống lúc đầy, lúc rỗng; lúc có, lúc không…  Một tình yêu màu hồng, đầy những lãng mạn màu tím.  Tôi pha trộn những màu sắc thi vị của tình yêu chỉ để khoả lấp những trống rỗng trong đời sống.  Tâm hồn tôi chỉ nhàu nỗi nhớ về Sàigon và anh.


2.


Tôi dắt chiếc xe đạp, thở gấp.  Niềm vui quàng ngang, quýnh quáng khi tìm được cái địa chỉ nhà anh.  Gặp mẹ anh, ngôn ngữ như đóng băng trong vòm miệng, suýt nữa tôi đã gọi anh bằng tiếng “Thầy Hưng” của thuở nào.

“Hưng có cuộc họp trong trường hôm nay. Mai cháu trở lại nhé!”  Mẹ anh giọng Bắc ngọt ngào.

Tôi tuột rơi niềm vui, rồi cụt ngủn trong mảnh tin nhắn lại, “Chiều mai em đến lại.”

Nhà Anh- Nhà Em- cách hai… chục đoạn đường dài.  Đạp bở hơi tai, anh lại vắng nhà.  Tôi nhìn cái bóng mình rớt dài trên mặt đường nhựa.  Sài Gòn vẫn nắng miệt mài.  Khi yêu.  Máu sôi, tim chín.  Nhưng chẳng biết bao giờ thì… tắt lửa.  Tôi đang rì rào lời yêu hay buồn giận vô cớ?


3.

Tôi thức dậy như chiếc đồng hồ hết pin.  Đêm Sàigòn ngột ngạt.  Giấc mơ mất ngủ.  Thời gian mất ngủ.   Tinh cầu cũng mất ngủ.  Chỉ vài ngày ở lại Sàigòn, tôi chẳng mong rấm rứt với một nỗi lòng như sa mạc.   Mẹ tôi lạc quan, “Con nhớ ghé thăm ông bà nội, ngoại, cô dì lần cuối.”

Tôi tìm tôi trong gương, mái tóc thề ngủ vờ rối rắm.  Sự chờ đợi làm trái tim tôi bồn chồn.  Nỗi buồn dát mỏng trên đôi guốc lộp cộp đi ra đi vào.

Chiều Thứ Bảy.  Tôi và cây kim đồng hồ giẫm lên nhau.  Chiếc áo màu mây, son môi thịnh hành màu sen hồng.  Cơn nồng nả của nắng Sàigòn, tôi nhoài lên cái bóng tôi, lả mệt.  Rồi cũng xong cái thủ tục “tạ từ” nội ngoại.  Ngày mai, con sóng biển đen mênh mông vô chừng, dạt trôi vùi lấp.  Đời đã thừa bi lụy, tôi chẳng muốn run thêm chi những tiếng kinh cầu.  Cái tin nhắn, chẳng biết anh có đọc để chờ đợi.  Mấy tháng xa anh, xa Sàigòn; nỗi buồn như con tằm cuốn kén, chờ ngày mọc cánh thoát thai.

Núi có lúc cũng u trầm, đa cảm.  Vẫn biết mình tự chọn tiếng “đau” trong bài thơ tình đã cũ.  Tôi lặng lẽ chất nỗi buồn, gắng giữ cho lòng mình đừng đắng,  “Tình yêu nào mà chẳng có nỗi buồn - nỗi buồn nào lại chẳng biết… lang thang.”  Tôi ca cẩm.

 


4.

Anh đón tôi trên bực cửa.  Ánh nhìn đầy những yêu thương tròn vành vạch.  Cơn nắng bên ngoài nhà anh hoe vàng, cắt vào hiên nhà những mảng vụn xéo xiên.

Anh nhích chiếc ghế lại gần, khẽ chạm vào tay tôi, “Anh thật tiếc, đã chẳng có mặt khi em đến.”  Hơi ấm trượt qua tay, tôi mang máng nỗi thẹn thùng, “Em chỉ muốn dành cho anh sự ngạc nhiên nên không báo trước,” tôi vờ hờ hững trong nỗi nhớ, bộ tịch với cuộc đời ngoài cửa sổ; những cánh hoa bay lưng lửng, trái tim tôi  xôn xao trong bình lặng.

Ly café anh vẫn đậm chất Sàigòn xưa.  Điếu thuốc tham lam cuộn tròn làn khói bạc.  Bỗng dưng một chiều Thứ Bảy, cơn mưa chiều tụ lại trong khoảnh khắc thật gần.

“Mưa giữ em lại rồi, ngồi đây tí nữa với anh. Kể anh nghe, em đã làm gì trong những tháng ngày xa anh?”

Tôi lấy ra cuốn Nhật ký trong cái túi xách da, “Em đã kể hết trong đây. Anh đọc đi!”  Tôi chỉ muốn viết cho anh, điều gì đó trong tôi- không rõ. Hôm nay - Ngày mai - và những ngóng chờ…

Anh nhìn tôi, ánh mắt màu mật ngọt dấu sau cặp kiếng cận đang cố thăng bằng cơn xúc cảm. “Anh pha thêm ly café nữa.  Đêm nay, anh sẽ thức thâu đêm để đọc hết những trang Nhật ký của em yêu.”

Tuổi thanh xuân tôi, và tình yêu đầu đời như những ước mơ của mây trời ngoài vuông cửa.  Lòng chợt dấy lên sự rộn rã ngắn ngủi.

Anh lại đi pha thêm ấm trà.  Tôi chống cằm, trầm ngâm liếc mấy cái bông cúc oai oải thở trong cái bình bông nhỏ; những xấp bài vở đang chấm dở, ngổn ngang trên mặt bàn.  Căn phòng mang vẻ mệt mỏi, bề bộn.  Có lúc, anh than vãn trong những cánh thư, “Đời sống như một sợi xích.  Đã có lúc, anh như một kỵ sĩ ngã ngựa.  Em biết đó, làm gì có cuộc đời bình thường - chỉ là cuộc sống - để mà sống thôi!”

Anh trở lại với ấm trà hôi hổi, háy mắt trêu, “Em cũng biết làm thơ khi buồn?!”

“Anh đừng tin mấy câu thơ thiếu ngủ ấy!”  Tôi đỏ mặt, lại vờ chăm nhìn vào một con mèo mũi trắng nằm thở khan trong xó tủ.

Anh gọi cô đơn là một mình, một bóng.  Tôi lý sự, “Một mình cũng đủ cả mùa yêu rồi.  Và yêu, hẳn nhiên anh sẽ chẳng còn cô đơn nữa.”  Anh kéo tôi lại gần, hôn lên tóc,  “Em bướng bỉnh, nhưng yêu thật thà.”

Bóng tối của màu café chưa tới.  Biên giới ngày và đêm loang loang trong mắt nhau.  Vòng tay anh siết tôi, như cây leo ôm lấy bức tường sầu.  Tôi đón nụ hôn đầu đời trên vành môi run run, đợi chờ cái quyện hòa thật chặt.  Trong vòng tay anh - giữa đời hư - mà rất thật. Tôi mềm như miếng xốp.

Lá thư, anh trao tay, chỉ vài ngày sau đó…

“… Em yêu có biết, từ lúc em từ biệt;  điếu thuốc cháy trên môi như một người bạn chết.  Anh đã mường tượng những dày vò ngày mai.  Anh sợ lắm một ngày, mình sẽ chẳng còn nhớ gì về nhau.  Như cây quên hoa mùa cũ. Rồi em, sẽ bỏ anh mà đi…” (*)

Về lại với Sàigòn, tôi tiễn mối tình đầu của mình ra sân bay.  “Anh gửi lại em nỗi nhớ trong cơn bất lực của định mệnh.”  Ôi tình yêu đầu đời của tôi đã thiên di về miền trời tuyết lạnh.

Tình xa lối nhàu, chỉ còn hình hài của những nụ hôn đau.  Tình yêu, giờ cũng chỉ là dấu chấm lặng cuối hàng.  Lựa chọn gì vào những điều mênh mông.  Khi cơn mê đã tan và màu mây xanh đã lãng?

Tôi lặng cho nỗi buồn an táng.   Ảo hoá tình yêu chỉ là đám mây trôi.  Rốt lại, nỗi đau là có thật.  Giữa những ngày buộc rời nhau, tình yêu - tựa những hạt mưa đắng mình trên lá…


 Đặng Mỹ Hạnh
(Và Những Mùa Yêu đã cũ.)
(*)  Anh sợ lắm một ngày
  Mình sẽ chẳng còn nhớ gì về nhau
  Như cây quên hoa mùa cũ
  Rồi em sẽ bỏ anh mà đi...
(thơ Nguyễn Văn)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86535)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92026)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108433)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83706)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 82722)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75087)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80060)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 84839)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88150)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91583)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...