- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BÀI THƠ TÌNH BUỔI SÁNG ĐẾN LÝ THUYẾT CỦA NỖI BUỒN

27 Tháng Năm 20152:59 SA(Xem: 38088)

noell oszvald
Ảnh Noell Osvald

 

Bài thơ tình buổi sáng

Sáng nay anh không thức dậy sớm
cùng em bước trên con đường đầy sương trắng
em khoác cái mũ lên cao
giữ đôi tai trong im lặng
và anh có nghe tiếng rêu chảy
trong cái hồ nhỏ bên bờ thành?
em hứa với anh sẽ viết một bài thơ tình
sớm nay sương mãi trắng mái đầu
chưa đánh thức giấc ngủ muộn

Sớm nay em nghe những ngôi nhà đang im lìm
trong những cánh cửa sổ khép lại
hôm nay ngày nghỉ lễ
lũ trẻ con được chạm vào giấc mơ thật nhẹ
có cô công chúa với váy xòe
em thấy có cụ già lom khom đang nhặt nhạnh những chiếc ve
dưới ánh đèn đường vàng vọt

Sớm nay em lại đi một mình ngang phố
chị bán hàng đã mời thưa
mồ hôi bết vào mái tóc dày
em thấy mình vẫn còn thảnh thơi đến vậy
có nỗi buồn úp sau vành nón
em thương
cuộc sống chẳng có gì viên mãn hơn
những lời thầm thì nho nhỏ
hương vị thơm mùi sả lá
nghi ngút khói bay nhạt một góc đời

Bài thơ tình em để dành cho anh nhưng đến muộn
hãy nghĩ điều đợi chờ như những viên đá li ti
tan trong ly cafe lạnh mát
trên chiếc lưỡi ngọt ngào
trong buổi sáng nào đó
nhé anh

Một trang cổ tích

Ta tháp tình yêu vàng óng
cõng ghềnh cổ tích chơi trăng
ai ngờ uống dấu rêu ngàn
hoài thai nỗi buồn mọc nhánh

Tôi bỏ mặc người canh sương
vào mỗi sáng sớm bên đường
tôi lật từng chương cổ tích
một màu nhang khói bay đi

Nóc phố sáng nay im lặng
quên câu chuyện cũ pha trò
chiếc ghế ai ngồi co ro
mốc meo hai bàn tay gió

Đường xa đường xa để ngỏ
cỏ hoa xanh dấu bàn tay
nhớ nụ cười vừa thức dậy
khỏa vào hư hao một ngày

Phố chưa bật đèn hôm ấy
để mây mặc màu áo trăng
một hôm nỗi buồn trĩu nặng
qua hiên từng giọt miên man

Cổ tích từ đó từng trang
lấm nhòe cơn mưa hôm trước
tìm người từng trang giấy ướt
mênh mông ở tận thiên đường

Từ bữa ấy

gương mặt cởi truồng son phấn
màu xanh cũng biếng buồn
lén bỏ bài thơ đi rong chơi
ở một thế giới
không cần ánh mặt trời
và những tầng mây vẫn còn thấp lắm
và em cứ thế
bồng bềnh trôi

Từ bữa ấy em đã quên những chỗ mình ngồi
quên những đám mây đã kéo lên ngàn và từng cơn mưa cứu rỗi
những tiếng yêu đầu ngập ngừng tập nói
sẽ dừng lại vu vơ
em sẽ nhớ những bài thơ ngây ngô
viết vội bên bờ sóng vỗ
từ bữa ấy
em đợi
gió sẽ cuốn đi

từ bữa ấy em muốn điểm trang lại những bước chân đi
trộm thơm mây tóc
em sẽ thật chậm rãi những con đường

Từ bữa ấy em thấy mình thật lắm yêu thương
như cô bé con không còn biết khóc nhè ương bướng
xin em đừng gắng gượng
nếu nắng mưa bất chợt đổi màu
từ bữa ấy em sẽ biết màu trời xanh dâu
và con đường có bất chợt dài thật dài
xin em đừng dừng lại
nắng sẽ phai
và em cứ thế
bồng bềnh trôi

sẽ có lời reo ngàn mắt cỏ
sẽ có giọt sương ngòn ngọt xanh xanh

Thời gian không lợp đều mái phố


Qua lăng kính của sự hào phóng
sự nuối tiếc thường đến muộn
thời gian hóa trị nỗi buồn
trên mái đầu không còn tóc
những sợi tóc bay lạc
quên nói về điều chia tay

Trong chiếc ba lô chiều này
dăm cái bánh với chai nước đầy
em không chuẩn bị bộ quần áo để thay
qua khu phố lầy lội
mùa hè chỉ có nắng gầy
và nỗi nhớ đọng trầm tích
phía xa xa
nơi đôi bàn tay của em không bao giờ được chạm đến
và cứ thế em đi

Những biến chứng của thời gian
không lợp đều mái phố
xanh và xám bạc
những câu chuyện cổ có mùi vị coca
và em đang ngồi ở đó
mông lung về thuở mười ba

Thời gian không lợp đều mái phố
em nhìn
ngón ngắn bàn tay
chẳng chạm được vào ô cửa nhỏ

 


Những bài thơ được đạo diễn

từng phụ âm nguyên âm và thanh điệu cảm xúc
trơn tru
chúng không được phép ẩn dụ
nỗi đau diệp lục đang viền mặt lá
mặt trời đã bỏ quên ngày
trong những đôi mắt ngủ sâu
như chúng không được phép ẩn dụ
cả chứng mù màu
đằng sau những miếng kính dày trong suốt

Những bài thơ được đạo diễn
như nụ cười trên chiếc mũi
những em bé đang cầm miếng cao su
tẩm hương vị thịt bò
thơm phức
nỗi đau không được ẩn dụ
ngấu nghiến
chiếc áo màu thanh xuân
Và bài thơ
hòa tan trong mớ âm thanh
trong cái loa buổi sáng
Và bóng đêm, ai biết
chúng đang phi tang những thước phim thừa
diễn vụng

Sáng nay, mọi cảm xúc không hề được ẩn dụ
như bài thơ
chúng để trần truồng dưới màu sương lạnh
những ngày cuối tháng tư
lạnh buốt
như những con số vừa hiện lên trong chiếc điện thoại: " Ngày... gần 40 độ C"

 

 

Mảnh ghi chép số 54

Gió,
phía sau mảnh ghi chép số 54
những khuôn chữ ép mặt mình vào từng đường link nhỏ
rẽ chiều
nơi ấy đã không có ngọn gió nào
để bay

tôi thấy những bước chân trẻ đánh vòng
những đường mòn
đang chạy
tôi thấy nụ cười của lũ bù nhìn đánh rơi trên trên cát
chẳng ai nhặt lên

tôi thấy bóng ai vừa mở cửa ngôi đền
có tiếng đàn bật ra nho nhỏ
có đám cưới chuột tưng bừng giấy gió
có tiếng xẩm rơi đỏ mắt trầu
tiếng gõ đầu
phách xác xơ
những con cò lơ ngơ
trong nỗi nhớ
những câu ca dao chết lưu trong bào thai của cánh đồng
tôi sợ những con đường vòng
sợ những bàn tay mở gió
và đặt nụ cười lên những con bù nhìn

delete, gió
lặng im
nghe
những bước chân trẻ đánh vòng
xa xa


Nơi con đường tôi đến

Đừng làm phiền
khi dấu lặng vừa kết thúc
chẳng có gì hơn ngoài nỗi đớn đau của sự tĩnh lặng
rơi từ đốt ngón tay

Đừng làm phiền
nỗi sợ hãi đang ở trên cao
nơi ngọn núi xa xăm và đông tuyết
tôi sợ rơi ánh mặt trời
và ánh mắt bị xé nát
nỗi đau sẽ chảy ra ngoài đại dương

Xin đừng làm phiền
sự vị tha của gió
có điều gì vừa lướt nhanh qua mắt cỏ
hanh hao
lời bài hát nào vừa vút cao
tiếng loài chim nào vừa cất lên từ lòng gió
đá cũng hoài thai
nỗi buồn không có hình hài
bỏ ngỏ

Xin đừng chạm vào vết thương
nơi con đường
tôi đến


Lý thuyết của nỗi buồn


Chỉ là mớ lý thuyết của nỗi buồn
mô phỏng
từng đợt sóng dài
kéo những chiếc diều từ đáy đại dương
trong veo. lềnh bềnh. dập dềnh.
thân sứa
những chùm chân của chữ
nghĩa dính nhau
trong tiếng lật nhào của gió

Những người đàn ông đang kéo
sự hỗn loạn dối trá
những người đàn bà đang đếm
những hạt mưa
của một thế giới buồn
thời gian không nằm trong máy tính
để lập trình những gương mặt
và bản năng đôi mắt

Những chiếc diều vẫn bay lên
từ đại dương
mớ lý thuyết của nỗi buồn
ngộp nước


NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202311:10 CH(Xem: 8161)
Hai mươi bốn giờ qua / Lại hai mươi bốn giờ tới / Qua một năm rồi một năm sẽ tới / Tiếng đại bác bên kia bờ đại dương vẫn liên tục dội về trong mỗi buổi sáng giấc mơ tôi
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6493)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6492)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6371)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7363)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 7040)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 7218)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6875)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7803)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7343)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.