- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÓC CHA

09 Tháng Tư 20153:19 SA(Xem: 34518)

                                   

Khoc Muon-bw
Khóc mướn- ảnh Internet

 

-         Ới cha ơi, sao nhà cao cửa rộng cha không ở, cha lại  bỏ con bỏ cháu mà đi, ới cha ơi!

-         Ới cha ơi chúng con ăn ở với cha như bát nước đầy sao cha lỡ bỏ chúng con mà đi cha ơi!

           Phướn, người con thứ hai phủ phục xuống quan tài cha khóc nức nở, tiếng khóc không lâm li nhưng cũng đủ làm cho lòng người đến viếng đám ma xao động mà thêm thương tiếc cho ông Phượng, ông sống hiền lành tử tế với dân làng thế mà ông ra đi thật thương tâm. Con cái ông tranh cãi nhau về việc chia đất đai, ông bảo ông vẫn còn khỏe đã chết đâu mà phải tranh nhau? Vợ ông và con cái hùa vào với nhau nói rằng, ôi giời sống chết biết thế nào mà tính, có người vừa ăn xong bát cơm đã lăn ra chết, có kẻ đang ngồi hóng mát thì lịm đi không bao giờ tỉnh dậy nữa. Trước sức ép của vợ con, ông Phượng đành phải chia đất, theo ông, phần anh con cả được nhiều hơn, sáu trăm m2 vì anh còn mang trọng trách cúng giỗ cha mẹ sau này, rồi đến người con trai thứ hai, thứ ba mỗi người được bốn trăm m2 và  cuối cùng là cô út được hai trăm m2. Anh con cả và cô út đồng ý nhưng hai người kia phản đối cho rằng như thế là không công bằng, con nào cũng phải cúng giỗ cha mẹ chứ riêng gì anh cả, cần thiết sau này thay phiên nhau mà giỗ; còn cô út đi lấy chồng rồi, chỉ được năm mươi m2 thôi. Thế là cãi nhau, anh con cả chửi hai đứa em trai là ngu, không biết trên dưới là gì. Hai người em trai thì chửi lại, rằng làm anh cả mà tham lam, lại nghe vợ xúi vào nên tối tăm mắt mũi vì tiền vì đất. Cô út thương cha, bảo với hai người anh, cô sẽ không lấy phần đất của mình, chia cho mỗi anh một trăm m2 nhưng họ vẫn không nghe kiên quyết đòi anh cả trả lại cho họ mỗi người thêm năm mươi m2 nữa. Cãi nhau, chửi nhau rồi cả đánh nhau, đưa nhau ra tòa. Ông Phượng đau buồn quá liền bỏ nhà ra đi. Con cái mải tranh nhau đất cát nên chả ai đi tìm, mà cũng chả ai muốn ông trở về lúc này để rồi gây khó khăn cho việc chia đất. Năm ngày sau thì thấy xác ông Phượng trôi dập dềnh ngay ven sông cạnh khu đất mà con cái ông tranh nhau, họ vớt lên làm đám ma cho cha.

          Đang khóc cha thì  Phướn nhận được cái vỗ vai:

- Này, có làm một chân không, thằng Khuông nó về rồi!

 Phướn dừng khóc ngay:

- Sao? Thằng ấy ăn non à?

- Không, con nó đang sốt ở nhà, nó đạp xe ra chợ mua thuốc rồi lại về chơi tiếp, có tranh thủ vài ván thì vào.

        Phướn dời cỗ quan tài đi đến chỗ em gái bảo đến bên quan tài cha túc trực, khi nào có khách đến viếng thì cho người gọi. Chả kịp để em gái có đồng ý hay không, Phướn bước nhanh ra góc sân vào chiếu bạc, chơi phỏm. Một lúc, người ta thấy tiếng  Phướn văng chim cò ra ầm ầm:

- Cái con c... bố mày nhầm một tí. Đ... mẹ, chơi đểu thế đến bố tao sống dậy cũng không chơi được huống hồ là tao!

Hai người cãi nhau kịch liệt, Phướn thì bảo nhầm một tí còn con bạc chuyên nghiệp Bốn thì bảo bài đã hạ xuống không được phép cầm lên, ván này anh ù,  Phướn phải đền làng ván ù này năm mươi ngàn. Cả hai đứng lên túm cổ áo nhau, mấy người kia can ngăn đang đám ma không nên đánh chửi nhau. Nếu ngày thường mà Phướn chơi xù thì rất có thể đã mất mấy cái răng cửa với con bạc Bốn nhưng hôm nay là người đám ma bố Phướn nên con bạc Bốn đành buông  cổ áo  Phướn ra, vừa lúc ấy vợ  Phướn chạy vào nói với chồng:

- Anh Phướn, có người đến viếng kìa!

- Chúng mày đợi tao một tý.

Phướn chạy vào nhà , đến bên cỗ quan tài cha phủ phục :

- Ới cha ơi!..

          Bấy giờ đã chín giờ tối nên khách đến viếng cũng thưa thớt, chỉ có đám cờ bạc là thêm đông, từ một chiếu phỏm đã nhanh chóng phát triển thành bốn chiếu, hai chiếu dưới sân, một chiếu trên hè, còn một chiếu mới phát sinh lúc đầu lay hoay tìm chỗ, cuối cùng theo sáng kiến của Đối, người con trai thứ ba của ông Phượng thì trải ngay trong nhà, gần cỗ quan tài để tiện một công đôi việc, Đối vừa có thể túc trực canh quan tài cha mà lại vẫn tham gia chơi phỏm được. Một con bạc trung niên thì nói rằng, chơi ở đây khéo mà ông Phượng cũng được tham gia, ngày còn sống, ông Phượng vẫn hay sang nhà ông chơi tổ tôm, có đêm say quá đến tận sáng mới về! Mọi người cười cười nói nói, phải đấy, phải đấy, không khéo ông Phượng cũng đang chơi tổ tôm ở thế giới bên kia cũng nên!

          Lệ ở làng, mỗi khi có người đến viếng, phải có con cả đứng ở chỗ bàn đặt bát hương để đáp lễ và có con ngồi bên quan tài cha, khi kèn nổi lên thì người con cũng phải khóc lên thành tiếng. Ba người con trai của ông Phượng, chỉ có anh con cả vừa đứng đáp lễ vừa tiếp khách còn hai anh con trai kia thì đang say bạc. Đối đang vào vận đỏ, ù được mấy ván, thu được hơn ba trăm ngàn, miệng cười nói rôm rả. Chợt có tiếng kèn báo hiệu có người đến viếng, Đối ngừng cười, quay lưng lại, một tay vẫn cầm bài, tay kia đặt lên quan tài cha:

- Ới cha ơi, chúng con thương cha lắm cha ơi!

Khóc không có nước mắt xong, Đối quay lại chơi bài tiếp. Lúc này lại có người đến viếng, Đối thấy bực mình liền đi lại chỗ một ông thợ trống kèn, thuê ông một trăm  ngàn để hễ có ai đến viếng thì ông đến bên quan tài khóc hộ cho đến khi hết người viếng. Ông thợ trống kèn cầm tiền, dặn bạn đồng nghiệp đợi ông đến chỗ quan tài rồi hãy nổi kèn, ông này gật đầu, lúc sau phùng mồm:

- Ò e í e!

          Đáp lễ, ông thợ kia cất tiếng khóc:

                - Ông ơi, trời thì cao, đất thì rộng, sao ông vội về nơi chín suối ông ơi!

- Ò e í e!

- Ới ông ơi, ông thác đi, con con cháu cháu xót xa thương nhớ ông ơi!

       Tiếng kèn bi ai xen lẫn tiếng khóc thuê chuyên nghiệp mùi mẫn nghe thật xúc động, giá mà là ban ngày hẳn có nhiều người đã rơi nước mắt. Nhưng đêm đang dần khuya, mà lại là đêm đông giá rét nên không có ai nghe, đám con bạc thì mải mê sát phạt nhau, khách viếng lại là một người đàn ông bị điếc nặng, đến người con cả cảm ơn, ông lại tưởng nói gì nên cứ hả hả hả nên anh đành chắp tay lạy lạy, ông điếc hiểu ra là người ta cảm ơn mình nên cũng đáp lại bằng cách chắp hai tay vái vái. Ông điếc viếng xong tưởng ra về ngay nhưng khổ, đã điếc lại còn thích hóng chuyện, ông châm điếu thuốc lá rồi sà vào chiếu bạc trong nhà:

- Xuống con này đi!

- Lão điếc đừng có nói gì.

- Hả, tao có ăn mì tôm đâu?

- Cút mẹ ông đi!

- Thằng này, mày bảo ai ăn cứt mẹ mày? Tao bằng tuổi bố mày mà mày dám láo  với tao à?

       Ông điếc túm cổ áo con bạc, kẻ kia giáng cho ông điếc một quả đấm chảy cả máu mồm. Thế là đánh nhau to, hai kẻ lao vào nhau như  đấm đá, cào cấu, tất nhiên phần thắng nghiêng về gã cờ bạc vì gã khỏe hơn trẻ hơn. Mọi người can ngăn mãi, anh con cả của người quá cố phải dúi vào tay ông điếc một trăm ngàn uống rựợu thì trật tự mới được vẫn hồi. Các con bạc lại tiếp tục sát  phạt lẫn nhau.

- Đ...mẹ mày chơi nhìn bài à?

       Từ chiếu bạc ngoài sân, Phướn chửi một người kế bên.

- Tao nhìn làm đéo gì!

       Con bạc kia chửi lại, mấy người cùng chiếu bảo tập trung vào chuyên môn, không cãi cọ nhau nữa, im lặng được một lúc thì lại bùng lên dữ dội, nguyên nhân, người kế bên hạ con chín rô xuống rồi lại cầm lên, con này sẽ làm cho bài  của Phướn được ù nên không cho người kia cầm lên nữa, nói bài đã hạ xuống thì không được lấy lại. Người kia bảo nhầm tí. “Nhầm cái con c...” , Phướn văng tục, người kia cũng chẳng vừa, ném bài xuống:” Ông đéo vào chơi nữa!” rồi đứng dậy phủi đít ra về. Chửi nhau ầm ĩ, suýt nữa thì Phướn cầm con dao thái thịt chém cho kẻ kia một nhát nếu không có mẹ anh gào khóc van xin. Tưởng chiếu bạc này sẽ tan nhưng không, ngay lập tức đứa cháu nội của người đã chết đã xung phong ngồi thế chỗ.

       Chiếu phỏm trong nhà, sau nhiều lần thắng bài, Đối bắt đầu thua liên tục, trời lạnh nhưng mặt Đối đỏ gay, mấy giọt mồ hôi còn rịn ra cả trên trán. Hết cả tiền vốn, Đối phải vay hai trăm ngàn, rồi cũng lại mất. Tức quá Đối quay người lại úp mặt vào cỗ quan tài cha thì thầm:” Bố ơi, bố sống khôn chết thiêng phù hộ cho con gỡ lại đi!”. Hoặc là ông bố rất ghét con cái cờ bạc hoặc là hồn ông đang phiêu dạt ở thiêng đàng nên lời cầu cứu của Đối không linh nghiệm, Đối lại thua liên tiếp mà lại thua nhiều, thua nhanh nên Đối qui tội cả cho bố đã không phù hộ mình. Vài trăm ngàn chẳng to tát gì cho lắm nhưng mà cay cú, kẻ nào cũng muốn vơ tiền vào lòng mình rồi hoan hỉ trước sự đau buồn của người khác. Đối cay cú quá, quay lại dập tay vào cỗ quan tài:

- Khi sống, ông ghét tôi nhất nhà, bây giờ chết rồi, ông cũng ghét tôi, ông chết đi chết đi.

       Ô, ông chả đã chết rồi nên mới có cái đám ma này, sao lại còn rủa ông chết đi, chết đi; ấy là vì Đối thua bạc, tâm thần bấn loạn nên mới mắng cả người chết. Hồn bạc nhập vào người Đối nhưng mọi người lại tưởng là hồn ma ông Phượng nhập vào con trai nên ai nấy đều sợ xanh mặt, có kẻ vơ vội tiền bỏ chạy thục mạng, có người dập đầu xuống cạnh quan tài van lạy:

- Con lạy ông, ông tha cho con, con xin không đánh nữa.

- Cháu lạy cụ, lạy cụ!

       Thấy ở trong nhà ầm ĩ, người nhà chạy vào, đám con bạc ở ngoài sân cũng chạy vào, ai cũng cho là Đối bị ma nhập, người con cả thắp hương cắm lên ban thờ làm rầm khấn các cụ tổ tiên, khấn bố phù hộ đừng nhập vào người Đối nữa. Đối thấy nhiều người kéo đến, lại thấy người anh cả xì xụp khấn bố thì thấy ngượng ngập liền đi đến bên quan tài bố, quỳ xuống khóc rống lên hối lỗi:

- Ới cha ơi, chúng con kính yêu cha nhất đời, sao cha lại nỡ bỏ chúng con mà đi cha ơi...

                                           

VŨ ĐẢM


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 54020)
H ọ đang chơi trò “con thỏ” trên chiếc giường rộng 4x4m khi cơn bão Magic vượt qua cửa biển tràn vào thành phố. Thực ra Marilyn không thích mấy tư thế này, nàng thích trò “cưỡi ngựa” hơn...
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 59880)
M i không bầy đàn, mi cũng không phe cánh hẩu Những kẻ khôn ngoan hơn mi đã chết hay gãy cánh từ lâu Những tên áp-phe, mặt rô Những tên lại cái, xăng pha nhớt... tàng ẩn điên loạn chụp giựt từng cơ hội
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 51944)
T ừ trước tới giờ tôi vẫn tuân thủ theo Wallace Stevens “ Người đọc thơ là người hành hương, xuất phát lên đường, giãi bày” (The reader of poetry is a kind of pelgrim setting out, setting forth). Thế nhưng đối với tập thơ “Có Thể” chỉ có 31 bài với số lượng mỏng manh 40 trang khổ 13 x 20, mà tôi phải nghiền ngẫm khá lâu khổ sở hơn cả người hành hương.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 57398)
C húng ta chưa bao giờ ngừng dối lừa nhau. Nhưng sự dối lừa ấy giúp ta an phận với cuộc đời này. Nàng nói với Lam như vậy. Anh im lặng, choàng tay ôm lấy nàng. Nàng nép sâu hơn vào ngực anh, quấn siết lấy anh bằng những nụ hôn ướt át, lơi lả.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 53567)
N hà văn Thế Uyên đã qua đời lúc 5 giờ 31 chiều ngày 11 tháng 6 tại tư gia ở Bothell, tiểu bang Washington sau một thời gian dài bị bệnh, thọ 78 tuổi.
10 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 49872)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
07 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 56761)
T ôi về đây sau nhiều năm đi biệt Ngôi nhà cha tôi bị đập bao giờ Ra đứng lơ ngơ ngó cổ viện Chàm Vuốt mặt từng hồi cổ họng rát khô
30 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 47508)
Nhận được tin Cụ Phao Lô LÊ ĐÌNH CÁT thân phụ của hoạ sĩ/nhà thơ Lê Thánh Thư đã được Chúa gọi về ngày 29/5/2013 hưởng thọ 85 tuổi.
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 56879)
t hôi lỡ mất một ngày tháng Sáu đành gọi nhau bằng tiếng của mưa mưa quanh quất phía bên kia thành phố qua đêm gối chăn không ngủ
12 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 53723)
K hi nói tới kinh nghiệm làm việc với ông Chu Tử, một chi tiết chợt bật ra trong đầu mà đã từ lâu tôi quên bẵng đi mất. Đó là việc làm “ghost writer” cho người tự nhận đã bắn ông Chu Tử năm 1966, vào một giai đọan có thể nói là một trong các thời kỳ chính trị nhiễu nhương nhất của Việt Nam Cộng Hoà.