- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cát Hoang

06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121884)

dune_sable_2_0_300x225_1Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo. Chó mèo của con họ lại đi rình bắt thỏ nhà khác. Bắt được lại thả ra, thả ra lại rình bắt. Con họ thì vỗ tay, thì nựng nịu những con vật cưng ấy. Con họ chòng ghẹo nhau. Con họ rất thích buổi tối. Tối đến chúng núp sau lùm cây, chúng nhìn bóng đen lúi húi, bóng đen đi từng cặp. Mùa hè nóng, bóng đen gửi xe rồi đi bộ lên cầu, xuống bãi giữa này rồi họ lúi húi.

Bãi đất nổi giữa dòng sông, nhô cao hẳn lên và chạy thành vạch dài. Bãi đất chỉ có ngô, rau và lùm, bụi. Bãi đất không có cây mọc quá đầu người. Bãi đất không có điện, người ta đốt nến, đốt dầu, nhưng tối đến người ta không đốt gì cả, người ta chui vào trong nhà. Hai cây cầu bắc qua sông, bắc qua đầu họ. Đèn trên cầu rất sáng, họ nhầm lẫn cả, trăng không còn trăng nữa, sao không còn sao nữa.

Con họ không đi học. Họ không cho con đi học. Họ, lọt thỏm giữa dòng sông, giữa hai con đê hùng vĩ, nhà cao tầng và một chùm ánh sáng không bao giờ chiếu tới. Phía trên đầu họ mênh mông, họ đủ thấp để không nhìn lên cao. Phía trên đầu họ là hai cây cầu, tàu hú còi trên đầu, ô-tô lũ lượt kéo nhau đi, xe đạp, xe máy và có cả bước chân người, nhưng họ đủ thấp để không cảm thấy gì cả.

Bao quanh bãi đất là một dải cát khá rộng, thấp, sát mặt nước, nhiều chỗ ngấm nước mềm sựt. Sáng sớm, như một thói quen, họ lại đứng trên cao nhìn theo con nước rút. Cát phơi mình ẩm ướt, bọ nước lao xao chạy. Họ xắn cao quần bước thận trọng. Cát nhún nhún. Dấu bàn chân in thành hàng. Bọn trẻ cũng đứng trên cao, nhưng chúng không được phép xuống. Lũ thỏ đẻ rất nhanh, chúng ri ri khắp các luống rau, ri ri cạnh các thân ngô. Đàn bà đứng chống cán cuốc cau mày. Đàn bà nhốt thỏ đực vào chuồng. Đàn bà ném thỏ cái cho lũ trẻ. Đàn bà không ném chúng vào nồi. Đàn bà không cần thịt.

Một hôm có người con gái xuất hiện. “Con điên” họ nháy nhau. Cô điên ngồi trên bãi cát, dùng gậy vạch ngoằn ngoèo trên cát, lẩm nhẩm. “Kệ nó. Con điên” - Họ nháy nhau. Lũ trẻ mò tới. Cô vẫy tay. Lũ trẻ lùi ra. Cô cúi mặt xuống. Lũ trẻ tới gần. Cô vạch xuống đất. “A”. Cô nhìn lũ trẻ.” A”. Cô chỉ xuống đất.” A”. Cô vẫy tay.” A”. Lũ trẻ nhìn nhau. Lũ trẻ “A”. “Chữ đấy” - Một người nói. “Chữ” - Họ gật đầu với nhau. Cô vạch ra cát, lũ trẻ vạch ra cát. Người ta chăng mấy tấm vải bạt rách tả tơi thành lều. Cô trốn họ, núp trong bụi cây thò mặt ra cười. Lũ thỏ nhảy lóc chóc vào lều, chúng ri ri gặm cà rốt. Cô nhảy theo ri ri với chúng. Mắt cô ngơ ngơ. “Cô giáo điên”. Lũ trẻ rón rén bịt mắt cô lại, chúng nắm tay nhau xoay tròn quanh cô. “Bịt mắt bắt dê”. “Hé hé hé...”. Cô rú lên cười ằng ặc. “ù à ù ập”. Chúng duỗi hai tay, vừa nhún nhẩy vừa bước lùi ra xa. Cô ngênh đầu, quờ quạng tay. “Ngồi sập xuống đây”. Chúng hét váng vào tai cô. “Hé hé hé...”. Cô rú lên sằng sặc.

Ngày ngày, tháng tháng, lũ trẻ đứng trên cao, chúng nhìn đàn bà xắn quần lội trên cát vào sáng sớm, chúng nhìn bóng đen lúi húi vào tối mịt, chúng “A A B B” vào buổi trưa. Một lần chúng nhìn thấy những con thuyền neo ngoài bãi cát. Chúng chỉ cho mẹ. “Cực quá các chị ạ, chúng em đành phải bỏ làng mà đi, may ra sống được”. Đàn bà sụt sịt cầm tay nhau. Đàn ông cúi gầm mặt xuống. Đàn bà có con, mắt rạng theo làn khói trắng quấn trên nắp vung nồi cơm chiều đang sôi. Đàn bà có chồng sụt sịt. Đàn bà bắt thỏ làm thịt. Đàn bà rót rượu. Mùi rượu thơm nồng.

Cô điên ngồi tịt trong lều. Cô quan sát họ qua lỗ thủng trên vách, qua khóm cây lúp xúp, qua mô đất thoải. Họ đi, họ đứng, bưng, bê. Lũ thỏ ri ri gặm cà rốt. Cô ngồi thu lu một góc. Một người thấy cái lều. Một người đàn ông. Người đàn ông tiến lại. Cô xua tay, lắc đầu, mắt trợn trừng, cuống cuồng bỏ chạy. Người đàn ông ngạc nhiên đứng sững rồi hềnh hệch cười.

Ngày ngày, tháng tháng, bọn con trai bắt đầu vỡ giọng, lũ thỏ nhảy lóc chóc, chó mèo kiếm chỗ làm ổ và hoạnh họe với mọi thứ. Trẻ con trồng rau, bẻ ngô. Đàn bà đem rau và ngô lên cầu ngồi bán, từng thúng, từng thúng một, người ta cũng mua từng thúng, từng thúng một. Chó mèo con ra đời, chó mèo lớn vênh vang đi lại, chúng gầm gè những bóng đen lúi húi ở bãi cát, bọn thỏ buồn nhai cà rốt trong lều. Cô điên nằm thở dốc. Bụng cô ngày một to, đến nay đã quá to. Cô không ra bãi cát. Bãi giữa nhốn nháo, họ túm nhau lại ngồi trước lều cô. Đàn bà quắc mắt nhìn đàn ông, đàn ông ngấm ngầm rủa nhau, vợ bọn đàn ông găm đay nghiến vào trán chồng. Họ nhốn nháo.

“Của tao, của chúng tao thiu hay sao mà phải ấy con điên”.

“Thằng khốn nào ăn vụng không chùi mép thế”.

“Có cái của mà đút cũng không đúng chỗ. Tiên sư đời”.

“Mẹ khiếp nó nhanh hơn ông”.

Cô điên ôm bụng. Cô điên rên. Bọn thỏ ri ri quanh lều. Đàn bà có con phủi quần bỏ về. Đàn ông lủi mất. Vợ bọn đàn ông bậm môi bật máu, xúm quanh cô điên lào xào:

“Ối chà! thế là cô điên sắp làm mẹ rồi đấy.”

“Khí con trai. Mừng nhá”.

“Ai đun nước nào, đun sôi vào”.

“Khăn sạch đâu”...

Họ ngoạc mồm ra, họ phùng mang, tay họ ấn, họ lần, họ bóp, họ nắn xem còn cái của nào dắt ở đấy. Cô đau, cô rú lên ằng ặc. Tay cô vung loạn xị, cào, cấu, mắt đỏ xọc. Vợ bọn đàn ông dạt ra, rồi lại xắn tay lao vào.

“Yên nào, để bọn chị giúp”.

“Hỏng bây giờ. Hỏng... Đ.mẹ con điên”.

“Á á á...”

*

Khi tỉnh lại thì chỉ còn mình cô. Trời đã sáng. Vài dòng bụi chui qua lỗ hổng ở tấm bạt khoanh từng lỗ xuống đất, chúng nhẩy nhót trên những tia nắng - lũ bụi. Cô hé mắt, mí mắt thâm đen sâu trũng vụt mở rồi nhắm lại. Cô há miệng nuốt khan không khí, bờ môi nứt khô, mớ tóc bết mồ hôi ngả rũ ra theo cái bức non tháng bốn. Mùi tanh ngái nồng trong lều bu ruồi đến, chúng vo ve bên tai. Cô lắc đầu, lắc mạnh đầu, ngọ nguậy. Ruồi tản ra, ruồi bu lại. Khát quá. Cô há miệng hớp không khí rồi rướn người bò ra khỏi lều. Cô bò xuống suờn đất thoải. Cô bò ngang qua bụi thấp, bò qua hoa dại. Cỏ gà vướng vào tay. Cô bò xuống cát khô. Cát lạo xạo, lạo xạo. Cô bò xuống cát mềm. Cát nhun nhún. Cô vục mặt vào nước. Dòng nước đục phù sa. Uống ừng ực. Nước mát. Cô chụm ngón, vốc nước. Tõm tũm. Nước văng tung tóe. Tõm tũm.

“Tỉnh rồi đấy hả? Vui nhỉ!”

“Đỡ chút nào chửa? Khỏe chửa?

Mấy người đàn bà ngồi giặt gần đấy. Mấy người đàn bà hích hích. Cô ngẩn ra rồi hốt nhiên đưa tay xuống bụng. Xẹp lép. Cô chết trân. Xẹp lép. Cô đấm vào bụng. Bùm bụp. Đau. Cô ngã vật ra.

“Ấy, làm gì thế, chưa khỏe hẳn đâu, đừng làm thế.”

Họ giữ tay cô lại. Cô ngây ngô. Mắt cô rơm rớm. Nước chảy vòng qua từng mô gồ trên mặt. Cô nghiêng đầu.

“Sinh ba đấy, sinh hẳn ba đứa cơ đấy. Đẹp lắm nhé!”

“Nhờ người khác nuôi hộ rồi. Yên tâm nhá”.

“Rồi hôm nào lại chửa, lại đẻ”.

Họ huých nhau, hinh hích. Cô quay nhìn một người. Họ cười. Cô quay nhìn một người. Họ cười. Ai cũng cười. Họ ngoạc mồm ra cười. “Ú ớ ú ớ”. Cô vùng đứng dậy. “A âu ú ớ âu âu”. Cô đẩy họ. Cô chạy. Cát rung rinh dưới chân. Cô xé mảnh áo. Cát sậm sựt. Mọi người gọi:

“Đừng chạy nữa. Nguy hiểm lắm”.

Cô xé ống tay. Cát nhún nhún. Nước nhỏ giọt xuống cằm. Tong tỏng. Mọi người dừng lại, nhăn mặt, gọi với theo:

“Dừng lại đi, quay về đây”.

“Ú ớ u ơ âu âu”. Cô cảm giác có cái gì đó tách ra, rớt xuống, từng giọt, từng giọt một. Nó loang ra cái váy ngắn ai đó mặc cho cô. Đỏ. Nó xuôi thành dòng theo bắp chân. Thành dòng. Vo tròn từng hạt lẫn vào cát. Đỏ. Cát mềm sựt, cát há ra. Cô ngoắc tay lên trời. Lựt xựt... Không một tiếng động, không tiếng kêu, không bóng dáng. Họ lùi lại, họ ồ lên, họ ú ớ.... Đàn ông từ đâu sầm sập chạy tới, thì thào:

“Ba đứa sao rồi?”

“Để xa lắm. Yên tâm, xa lắm, không ai biết.”

“Nó đâu?”

“Sụt xuống cát rồi. Kia, kia kìa, còn vạt áo đấy.”

Bọn nhỏ lúi húi vạch xuống cát.

Ngày tháng, ngày tháng. Lũ trẻ cao lên. Con trai tảng sáng đi vào phố. Con gái gánh gồng lên cầu bán. Người ta kéo nhau xuống bãi giữa”dzô dzô” rồi châm lửa đốt. Lửa lẹt xẹt đến sáng.

Ngày tháng, ngày tháng. Lũ trẻ ở phố kéo xuống bãi cát chơi. Thỏ nhảy lóc chóc. Chúng đá bóng, đuổi bắt. Chúng chạy. Chạy trên cát. Sụt... sụt... sụt... Chúng run bắn lên, chúng ôm chầm lấy nhau, hét loạn xị. Đàn ông đàn bà bấm nhau. “Ba đứa, ba đứa đấy”.

PHẠM NGỌC LƯỢNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Sáu 201511:54 SA(Xem: 34114)
em và mùa hoa ngọc lan sót lại chỉ vài cánh mỏng so le thành phố bây giờ không còn những mái mây che những góc xưa bộn bừa
31 Tháng Năm 20153:39 SA(Xem: 32730)
Hiện nay Trung Quốc đang xây con đập thứ 8: đập Miêu Vĩ/ Miaowei sẽ hoàn tất phát điện năm 2016, [2]và TQ cũng tiếp tục xây thêm những con đập khác trên dòng chính con sông Lan Thương/ Lancang Jiang tên TQ của con sông Mekong.
27 Tháng Năm 20152:59 SA(Xem: 37560)
Sáng nay anh không thức dậy sớm Cùng em bước trên con đường đầy sương trắng Em khoác cái mũ lên cao Giữ đôi tai trong im lặng Và anh có nghe tiếng rêu chảy Trong cái hồ nhỏ bên bờ thành? Em hứa với anh sẽ viết một bài thơ tình Sớm nay sương mãi trắng mái đầu Chưa đánh thức giấc ngủ muộn
26 Tháng Năm 20151:56 SA(Xem: 32642)
Tôi vớt tôi mùa ngược nắng Mang bão bùng đi qua Chớp bể mưa nguồn biến động Tôi còn chấp chới phong ba
26 Tháng Năm 20151:17 SA(Xem: 32128)
Trời đầu tháng năm Cali nắng chan hòa ngoài đường nhưng Thanh còn thấy lạnh. Thế này dù sao cũng còn đỡ hơn ba tháng trước thật nhiều khi Thanh mới theo chồng từ quê nhà sang Mỹ vào đúng giữa mùa đông. Đồng hồ trên lò microwave chỉ mười giờ sáng. Trong vòng vài phút thế nào Thanh sẽ thấy con bé tóc vàng ở nhà cuối đường đẩy xe có đứa bé trai tóc đen đi ngang qua.
23 Tháng Năm 20153:54 SA(Xem: 35072)
Nền văn chương minh họa và phải đạo bén rễ sau thời Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) kéo dài hơn hai mươi năm bỗng hóa thân vào thời đầu Đổi Mới năm 87- 89 với những tác phẩm vượt trội. Xin tri ân tướng Trần Độ. Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc. Cả hai vị này đã phà duỡng khí hồi sinh vào thây ma của thứ văn chươngvô hồn rập khuôn chính sách văn hóa Liên-Xô đã tạo ra những Quần Đảo Ngục Tù ( goulag) rồi còn lại kẹp thêm tính Mao-nhiều &Mao-ít hậu phong kiến đội tên giả là xã hội chủ nghĩa.
22 Tháng Năm 20153:47 SA(Xem: 42849)
Xung quanh câu chuyện Nguyễn Thị Lộ (NTL) và mối hoạ chu di của dòng họ Nguyễn Trãi quả đã không ít giấy mực bàn cãi, kể cả lý luận, nghiên cứu cho đến văn , thơ, kịch... đã có đến hàng trăm bài viết. Nhìn chung các loại ý kiến chưa thật thống nhất và tính thuyết phục chưa thật cao (1)...Chúng tôi xin được bàn thêm đôi điều về nghi án này với quan điểm không để tình cảm, thiên kiến lấn át sự thật.
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 84031)
Đã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền kiểu Maoist—tức phe tự nhận “Cộng Sản” không thể thua, chỉ có thể toàn thắng, vô địch...Ở lần hiệu đính thứ sáu này, chúng tôi sử dụng tên thật các tác nhân CSVN hơn bí danh cách mạng của họ. Như Linov Nguyễn Sinh Côn thay vì Hồ Chí Minh, Phan Đình Khải thay vì Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Yến Sa thay vì Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Chấn mà không Trần Văn Trà, Phạm Văn Thiện, không Phạm Hùng, v.. v ..
21 Tháng Năm 20151:56 SA(Xem: 35352)
"Nếu dưới góc độ tình nghĩa , sự phủ nhận những gì đã nuôi dưỡng mình thời trẻ là điều đáng trách thì nhìn từ góc độ khác - góc độ nhận thức chẳng hạn - sự từ bỏ những gì có thời mình đã ngoan ngoãn tiếp nhận đôi khi lại là điều đáng mong đợi. Lấy ví dụ như những người từng học ở Trường Plekhanov chuyên dậy quản lý kinh tế theo phương pháp kế hoạch hóa - tập trung bao cấp thì đạt điểm càng cao sau này càng dễ gây tác hại (!) khi làm việc trên thực tế. Họ chỉ có thể ăn nên làm ra khi “phản tỉnh”, ngộ ra một điều đơn giản : kinh tế thị trường là thành quả lớn lao của trí tuệ loài người."(Phan Hồng Giang)
21 Tháng Năm 201512:52 SA(Xem: 31504)
Em thật thà,hay cố tình không biết Thơ anh làm,đâu phải chỉ cho em Thơ không tội,tình yêu không có lổi Chỉ có lòng tin,em vội đặt nhầm