- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

RỖNG

21 Tháng Mười Hai 201412:28 SA(Xem: 31034)
TranhDinhCuong-thieunu
Tranh Đinh Cường


Tôi đã reblog bài viết của Nhược Lạc và cả nhật ký của cụ ông viết cho vợ là cụ bà Thúy Anh. Cả 2 bài viết đều làm tôi cảm động, nhưng lại càng thấy trong lòng mình rỗng không.
 
Rỗng. Không vì bài viết, bài nào cũng tràn đầy tình, bài của Nhược Lạc vừa giản dị vừa sâu sắc.
 
Rỗng, chỉ vì chính bản thân mình, những đau đớn của bản thân mình soi vào tâm  trạng của người, của mối tình đầm sâu kia, sao mà mình nhợt nhạt thê thiết đến vậy!


Rỗng, vì điểm lại, từ hồi tôi biết đến giờ, từ hồi cụ ngoại tôi còn sống đến giờ, cả họ nhà tôi, chưa ai có được một mối tình đầu bạc răng long, chung thủy một lòng, nồng nàn như nhất để tôi có dịp nắc nở ghen thầm và mơ thầm.
 
Ngay như bà ngoại tôi, người đàn bà giỏi giang, sắc sảo khôn ngoan là thế, chồng chết một tay vén khéo cả cơ ngơi đồ sộ nhà chồng và nuôi gần mười đứa con, vừa con chồng, vừa con chung, vừa con các bà vợ bé, lớn, nhỏ, thê, thiếp của ông ngoại tôi thôi , chưa bao giờ làm bà thấm mêt.
 
Ngay từ thời bà tôi còn sống, đã một lần đi cưới vợ bé cho ông.
 
Lúc đã chấm già lại bị xô vào quên lãng hoàn toàn vì cậu út tôi bỏ nhà đi biệt xứ theo một người con gái sắc sảo xứ Huế. Cậu tôi bỏ lại một đàn con nhỏ nhít, một cô vợ dại khờ đúng nghĩa, và một bà ngoại tôi ngẩn ngơ, rơi vào cõi quên quên- nhớ nhớ.
 
Tôi cũng không có cớ nào để ghen tỵ với bà nội tôi, lấy ông nội tôi năm 15 tuổi, chưa hề biết mùi yêu, vì trái tim ông tôi đã thuộc về người đàn bà khác, cho đến lúc chết đi, bên cạnh bà ông chỉ một mực lạnh lùng , dù đứng sau bà là năm thằng con trai, lớn nhất là bố tôi chỉ vừa 13 tuổi. Mà bà tôi cũng không sống với nỗi buồn bã ấy lâu, năm tôi tròn 6 tuổi , sau 1 lần cắt tóc quy y, bà tôi cắt đứt hoàn toàn với quá khứ nhấp nhô bụi hồng mà đi bàn chân không thẳng băng vào cõi quên lãng của tôn giáo.
 
Tôi cũng không thể ghen với mẹ tôi. Chung trà bà uống cả đời là chung trà nguội!
 
Nguội ngắt những lần bà thức khuya chong cửa đợi ba tôi về. Nguội ngắt những ngày ba tôi biền biệt đi theo lần lượt những cô nhân tình nhiều độ tuổi khác nhau, nhan sắc khác nhau, và ngày càng trẻ đẹp hơn, bỏ lại sau lưng lít nhít sáu đứa con lớn nhỏ chênh nhau một năm tuổi.
 
Sau này chung trà bà uống cùng ba tôi ngày càng nguội, vì giữa hai người, mấp mé bên bờ 70 tuổi vẫn chen giữa những ký ức cay đắng, hờn tủi và gai lòng.
 
Tôi chẳng cần phải so sánh với bất cứ hạnh phúc của ai, vì hạnh phúc của tôi chính tay tôi phá vỡ. Tôi đi qua từng mối tình, đều hoặc quay lưng bỏ chạy, hoặc hoài nghi dằn vặt cho đến rã tan tim mình hoặc tim người bị tôi lôi kéo vào cuộc. Tôi luôn luôn trong tư thế sẵn sàng quay lưng và rút dép...chạy, chạy khỏi người yêu tôi vì trước khi tình yêu đó tàn tạ rơi rụng lả tả như vôi vữa lâu năm;  xi măng, keo, hồ, gạch cát còn không thể gắn bó mãi, trách chi thứ phản ứng hóa sinh rặt mùi sinh-hóa của thần kinh và cảm xúc con người? Chạy khỏi người tôi yêu vì tôi biết vì yêu tôi sẽ khổ, vì tôi không yêu như người thường, thứ tình yêu của kẻ khốn cùng, bệ rạc niềm tin và xói mòn lý tưởng, nhếch nhác mọi giá trị vĩnh hằng như tôi, chỉ có thể dìm tôi xuống, không thể nâng tôi lên tới bệ thờ Hạnh Phúc.
 
Tôi không cần đi tìm cái tôi tin là không có, không mãi trường tồn.
 
Tôi không cần thử thách cái tôi tin là đã diệt vong từ nhiều thế kỷ trước, không có bất cứ lý do gì trở lại trong tình trạng hóa thạch đóng băng, những sinh-vật-vô-hình-trong-suốt-bé-nhỏ-li-ti mang tên Tình yêu vĩnh cửu!
 
Dù tuổi thơ tôi nhúng trong màu khói và mùi trà lá gừng dưới ánh mắt xám lạnh của bà nội tôi trong bộ áo tràng màu xám khói, tôi tin tình cảm của tôi cũng chát đắng như trà.
 
Chẳng bao giờ tôi nhắp một tách trà, tôi tin là trà nào rồi cũng nguội.
 
Chưa bao giờ tôi thử uống cà phê, tôi biết cà phê chỉ có đắng.
 
Và tôi chẳng giữ ai lại để cùng uống những thứ đã sẵn đắng cay chát chúa của đời.
 
Chỉ mình tôi, uống cạn cốc nước lọc lạt lẽo của riêng mình.
 
UYÊN LÊ
(SG 12-2014)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91501)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81787)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86271)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87296)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78393)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100444)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81367)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192368)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84847)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114833)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ