- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phượng Vỹ

28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130875)


w-final-portrait__ttt_0_171x300_2- Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm" Phượng Vỹ có làm được đâu chớ!
… Cách đây, ít nhất cũng hơn mười bốn năm rồi thì phải. Ngày xưa xa lắc nào đó, T rất hay theo Phượng Vỹ vào vườn Lục-Xâm-Bảo tìm ý để vẽ (Phượng Vỹ vẽ chứ không phải T). Nhìn những đường bút chì Phượng Vỹ phác họa mà thấy mê. Chưa hết, Phượng Vỹ còn làm thơ, viết văn. Đôi mắt to tròn đen lay láy từ Phượng Vỹ như dung chứa cả mưa nắng mùa hè. Phượng Vỹ đi đến đâu, ngoài T, cũng có một gã con trai theo “tháp tùng”. Hắn nói câu gì là được Phượng Vỹ “kê” ngay câu đó. Vậy mà đi đến đâu, hắn cũng siêng năng lẽo đẽo theo sau. Có lúc mua một cây cà-rem cho Phượng Vỹ (và bất đắc dĩ phải trả tiền luôn phần cà-rem cho T).
Ngày mưa tháng nắng, hắn siêng năng chăm chỉ đưa đón. Mặc cho ai đó không thèm nhìn hắn nửa con mắt. Rồi hắn tập tễnh làm thơ. Vói theo chút hy vọng mong manh như màu lụa trong nắng, trong gió. Cho đến một buổi chiều Chủ Nhật buồn, hắn kêu T ra sân cầu cứu. Hắn than câu chuyện của hắn và Phượng Vỹ sao mà nó dài ơi là dài. Hắn cứ mãi đi trên con đường thẳng song song hoài như thế này thì chắc chắn vài ngày nữa hắn mỏi gãy chân thôi.
Thế mà, cũng đến một lúc nào đó, màu áo lụa mong manh trong nắng, trong gió chao nghiêng. Mùa hè chưa chấm dứt nhưng chút vương vấn trong tim Phượng Vỹ hình như đang xôn xao nhận thức được điều gì đó. Tiếng lá vỡ dưới chân. Tiếng chim kêu trên cành. Những cành cây nghiêng lá. Chiếc ghế hôm nào Phượng Vỹ ngồi ôm giá vẽ hôm nay tự dưng nghe thấy thương lạ. Cả cái phông-tên nước trong vườn Lục-Xâm-Bảo nữa. Mùa hè chưa chấm dứt mà con đường nhộn nhịp những quán cà phê sinh viên như muốn chao nghiêng. Phượng Vỹ đã dám để bàn tay mình trong bàn tay hắn. Con đường hình như chứa chan tiếng nhạc. Con đường uyên ương. Nắng buổi chiều cũng êm đềm, tha thiết hơn. T mang niềm vui giản dị của bạn mình mà treo lên những cành cây tháp lá trong sân. Phượng Vỹ buông tay hắn và lại nắm chặt tay T. Nụ cười bay theo những giấc mơ con gái. Cứ thế mà bay bổng. Những tấm thiệp cưới cũng thế mà theo đường bưu điện đến tay bạn bè. Vậy là trong đám xuân xanh ấy, có Phượng Vỹ bỏ cuộc chơi theo chồng. Coi hắn hiền hiền vậy mà ôm cái lu chạy nước rút lúc nào không hay.
Rồi bẵng đi một thời gian ngắn sau cái hạnh phúc đó là những cơn mưa, cơn bão vây quanh. T ghé thăm Phượng Vỹ vào một buổi chiều cuối tháng mười . Lòng cứ băn khoăn, hồi hộp từ lúc mới vào cổng chánh. Sao lạ ghê, lòng không còn rộn rã, nôn nao như ngày nào nữa. Phượng Vỹ mở cánh cửa nắm tay T kéo vào. Căn nhà với chút ánh sáng rất ít. Màn cửa kéo kín mít. T lách vào nhà bếp. Ngồi trên một chiếc ghế duy nhất. Vài con dán bò hiên ngang dưới chân. Phượng Vỹ nói:
- T mở tủ lấy nước uống đi. Đừng có làm khách!
Phượng Vỹ nhắc hoài câu đó nên T phải đứng dậy đi tìm nước uống. Nhưng khi mở cánh cửa tủ lạnh ra T đóng vội lại ngay. Tủ lạnh không có gì uống. Rỗng tuếch. Buồn hiu hắt. Phượng Vỹ không buồn đưa T đi tham quan căn nhà như thói quen của chủ nhà. Mà hai đứa chỉ ở lì trong nhà bếp. Đứa con gái bé nhỏ khóc lóc vòi vĩnh Mẹ. Phượng Vỹ cúi xuống bồng con lên:
- Cô T có muốn bế cháu không nào?
Ơ, tưởng gì. Muốn lắm chứ. T giang hai tay đỡ lấy cô nhỏ vào lòng.
- Sao cháu nhẹ như bông gòn thế này!
T vô tình hỏi và Phượng Vỹ thản nhiên trả lời:
- Thứ hai này, Phượng Vỹ đem con trở vào nhà thương. Cháu bị ung thư máu…
T không có một kinh nghiệm gì về con nít và bệnh hoạn. Nên ba tiếng “ung-thư-máu” nơi một đứa con nít (mà đứa con nít đó lại là con của Phượng Vỹ nữa), khiến T cảm thấy hụt hẫng lạ lùng. T nhớ mình đã ôm lấy bàn tay bé nhỏ, xanh xao, yếu ớt đó. Một chút vuốt ve. Một chút ngậm ngùi. Thứ hai cháu lại trở về nhà thương rồi à? Mẹ cháu sẽ ở với cháu khi cháu thức. Và chỉ chợp mắt một tí khi cháu ngủ. Còn buổi tối, cháu sẽ ngủ với ai? (Tháng mười ơi, trời mới vào thu mà đã se se lạnh). T không dám hỏi bất cứ điều gì. Chỉ biết chờ đợi nghe Phượng Vỹ kể .
Khi yêu nhau, chưa đi xa đã thấy nhớ (sao lúc nào T cũng nghĩ vậy!) nói chi đến giây phút đợi chờ người quay về. Vậy mà Phượng Vỹ lại nói:
- Hắn bỏ đi rồi. Phượng Vỹ cứ mong hắn đi luôn!
Bàn tay thon dài ngày nào bây giờ thoăn thoắt trộn nhân làm chả giò đem bán trong trường học. Thấy mà đau lòng!
Rồi Phượng Vỹ kể về những chuyện riêng tư. Nguyên nhân sự đổ vỡ (mà T nghĩ, chỉ có hai vợ chồng mới nên biết đến thôi). Phượng Vỹ kể thản nhiên. Hình như tâm hồn Phượng Vỹ không còn chút kỷ niệm êm đềm nào hết. Hình như sân vườn năm xưa, đã xưa lắm rồi vậy. Nếu như ngày nào đó, ngang qua khu vườn ấy T không chắc Phượng Vỹ sẽ còn nhớ ra tiếng chim kêu tha thiết trên những cành cây kỷ niệm. Như khi Phượng Vỹ kể về hắn, T đã không dám nhìn thẳng vào mắt Phượng Vỹ mà chỉ lơ đãng nhìn lên trần nhà. Như tìm kiếm coi có con thạch sùng nào đang chép miệng buồn trên đó không vậy?
Buổi tối, bóng tối, cô đơn như bao trùm hết căn nhà. T ở lại với Phượng Vỹ đêm hôm đó. Thao thức không cách chi dỗ được giấc ngủ. Chỉ mong sao trời mau sáng để lấy chuyến xe lửa sớm về lại Paris (vì chợt nhớ tới căn phòng của mình, nhớ ơi là nhớ.)
Và cái buổi sáng chờ đợi đó cũng đến. T thức dậy, kéo rộng hết màn cửa, mở tung những cánh cửa sổ cho không khí ngột ngạt trong phòng bay đi. Hãy bay xa đi và, trả Phượng Vỹ lại những giấc mơ êm đềm thời con gái. Ôm giá vẽ tươi cười trước gió. Vẽ con trăng thơ mộng ngày nào. T không bao giờ tưởng tượng được gương mặt xinh xắn ngày xưa đó, bây giờ lại in những dấu tay không tự chủ được của một người đàn ông. Người đó lại là hắn. Lũy. Người đã lẽo đẽo theo Phượng Vỹ suốt một mùa hè.
Phượng Vỹ đưa T ra ngoài cửa, giới thiệu T với mấy căn nhà hàng xóm đã từng đóng vai trò “nhân chứng” mỗi khi hắn trở về. Đóng kín mít cánh cửa cuộc đời. Tự giam mình vài ba hôm để nuôi mộng trở thành một nhà Văn lớn!
Con người khi có chút ít tài vặt, thường rất hay thích bước những bước thật dài, vội vã .Tóc tai hãy để rối bù xù. Đời sống hãy đừng thứ tự lắm. Hắn lầm lẫn tưởng rằng muốn mang chút máu nghệ sĩ là phải như thế đó. Khi không đạt được “ước nguyện”, hắn mở tung cánh cửa “nghệ sĩ” của mình ra mà đánh vợ, mắng con. Mượn cơn say. Mượn thuốc lá. Phá tan nát những bình yên.
Hai đứa lại trở vào nhà bếp. Đến lúc đó, Phượng Vỹ mới chợt nhớ ra là mình đã bỏ quên thau nhân làm chả giò ở ngoài hiên từ tối hôm qua. Không cất vào tủ lạnh, thau nhân giờ thành nhân thiu mất tiêu rồi. Phượng Vỹ chắc lưỡi. Ngồi thừ ra trên cái ghế duy nhất trong bếp. Ngó Phượng Vỹ buồn lặng lẽ, chịu đựng, T nói với Phượng Vỹ:
- T có chút quà nhỏ mang theo. Phượng Vỹ giữ đi, rồi mua cái gì cho con cũng được.
Nhưng Phượng Vỹ đã từ chối món quà nhỏ ơi là nhỏ của T vào cái buổi sáng đó! Phượng Vỹ nói:
- Đời sống không phải ngồi như vậy mà thương tiếc hoài. Không có đáng gì mà ngồi tiếc như vậy chứ. Lát nữa Phượng Vỹ ra tiệm thịt mua thịt mới, ngon hơn, rồi về làm nhân lại. Phượng Vỹ chỉ tiếc là không giao hàng được sáng nay thôi.
Rồi Phượng Vỹ ôm vai T, cười nhẹ nhàng:
- Giữ tiền mà đi ăn với bồ đi cô. Làm như giàu sang lắm vậy!
Mười bốn năm. Như một cái chớp mắt.

trang thanh trúc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80652)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85651)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88840)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92086)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89801)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111261)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91872)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91397)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81663)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86147)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.