- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mùa Ngâu

07 Tháng Mười Hai 201411:10 CH(Xem: 29322)
Lanh-PhamAnhDung
Lạnh - ảnh Phạm Anh Dũng


Ngày và đêm đã báo hiệu một mùa Ngâu nữa.
Những đám mây đen lướt thướt từ rạng ngày đó, và màn sương hơi nước là đà trên ngọn cây, tia mặt trời rét mướt không xuyên qua nổi đám mây hình tầng tháp ngược để đến được đồng cỏ, và ngọn cỏ se mình trĩu nặng tiếng thở dài của đêm sâu, tất cả báo hiệu mùa Ngâu.
Dòng sông sau nhà lấp xấp con nước, lục bình từ đâu ùa về nhiều đếm không xuể được, sắc tím nhàn nhạt rưng rưng dập dềnh nổi trôi thứ "nhan sắc muộn phiền".
Và gió, cơ man nào là gió rền rĩ, kêu than, xào xạc trên từng cao kia xanh lá, lang thang dật dờ trên khắp cánh đồng, xộc vào áo, tung tóe vào tóc, quẩn quanh lạnh ngắt tay chân khi đêm về.
Và một trời sao lặng lờ dấu ánh mắt hăm hở về tối, trăng non đầu mùa như nửa vành móng tay màu hồng nhạt cũng không thấy nữa.
Chỉ còn một dải ngân hà sáng bạc, như một dòng uốn khúc miên man, vô tận, vô tình vắt ngang trên bầu trời.
Mùa Ngâu lại về rồi!
Nghe trong tiếng mưa đã có mùi khóc than, bạc nhược, đã có hơi héo hắt ảo não u sầu. Những cung trường đoản đứt đoạn trong đêm khuya trỗi lên không ngớt...

Tình là tình vì đâu?
Người và người lìa nhau
sao vội yêu chi để biết đau.
Ai hỏi sầu là gì?
ai hỏi yêu là gì?
Nhìn lên trời cao,
chỉ thấy mây trôi,
chỉ thấy sao trôi
chỉ thấy sầu thương không dứt!...

Đó là khúc đoạn trường của mùa Ngâu tháng bảy. Bao giờ cũng vậy, đến mỗi mùa ngâu, ông già mù đánh đờn cuối hẻm lại đem chiếc cần đàn đã ẩm ra phơi, rồi gõ lên mấy tiếng sắc cạnh thê lương hòa quyện với hơi mây, hơi sương, hơi mưa mà thành khúc Ngâu ẩn ức...

Những người đàn bà trong xóm lục tục hong áo nâu trong hơi khói mù mịt , mùi ẩm ương ngây ngất bốc lên khắp mấy gian nhà. Có người cho thêm vỏ quế vào bếp, có người rắc thêm chút trầm, rồi những đêm rằm, dù mịt mù không trăng, mùi hương sẽ bốc thẳng lên trời cao dịu nhĩu một vùng u uất.

Những người đàn ông mắt nhìn xa vào chân trời không đi đến được. Chân trời vào mùa ngâu mướt màu tím khói, lãng đãng vừa xa vừa gần, gợi nhiều nỗ niềm tiếc thương, chiều thì hoang vắng mà đêm là trống rỗng.

Chiều chị ra đứng bên hàng rào, tay vịn vào kẽm gai đến trầy sướt mà không hay. Đã ứa máu đến tận sâu trong tim, người ta còn thấy đau đớn chi đến ngoại thân da thịt. Mẹ nhìn theo mà thì thầm. 

Chị là nhan sắc của muộn phiền, mẹ than thở. Nhan sắc đàn bà song hành với thời gian và tiếng thở dài. Thời gian lướt qua còn ghi dấu lại đã đành, mà tiếng thở dài không nuốt trọn vào đêm sâu, không trôi ngược vào bụng dạ sâu sắc rối bời bời mà quấn quyện trên làn da, cơ mặt thành những đường rãnh chi chít vì nhớ thương và đợi chờ.

Thân đàn bà có thì, đợi chờ chi cho cơ cực. Mẹ che miệng rì rầm.

Mà là đàn bà nhan sắc, càng tăng thêm vẻ bi thương của đợi chờ.
Chị là một nhan sắc của làng. Nhan sắc không được thừa nhận. Vì mẹ chị sinh rớt dưới nước, người ta rủ rỉ với nhau, từ 9 tháng 10 ngày trước hình thành trong dạ nhau của người mẹ, đứa trẻ đã bị thủy thần đánh dấu. Ngày tiếng khóc của chị chạm vào làn nước xanh như sắc trời tháng bảy mùa ngâu là ngày thủy thần trồi lên nhìn mặt con dâu, con nước chưa bao giờ xiết lớn đến thế, trôi mất một cù lao chỉ trong một giờ đồng hồ!

Vậy là duyên số chị đã định đoạt, không ai dám rước về một nhan sắc "họa thủy" sinh ra vào tháng bảy mùa Ngâu, lại thêm nốt ruồi đen nhỏ như hột đậu chìm sâu dưới khóe, "trích lệ tương phu" chỉ khổ khóc chồng, đã hết đâu còn thêm lúm đồng tiền sâu hoắm rờ rỡ dưới gò má cao màu mận ửng, sâu như một hồ chứa lệ ngầm.

Vậy là người ta có để ý, có chọc ghẹo, có lăng nhăng, có thương thầm, trộm nhớ, có đêm về bụng dạ râm ran, nhưng chưa một ai dám ngỏ ý rước chị về nhà làm vợ.

Đàn bà mà không ai rước, chẳng họa trước cũng họa sau. Mẹ rên rỉ. Không chi hãnh diện bằng đàn bà có người rước về, dẫu rước về để cắm đầu vào chảo cám heo, ngập tay chân trong bùn ao hái rau, thái chuối, hay đẻ quanh năm sòn sòn từ khi son rỗi đến lúc má xệ lưng còng, vẫn ngẩng cao đầu xênh xang hơn thứ đàn bà không ai rước. Đã là ước lệ của tục làng.

Cho đến ngày người đàn ông đó tới.
Thật ra chưa ai thấy được khuôn mặt của người đàn ông đó. Anh ta chỉ đến trong bóng đêm, rạng ngày đã đi. Hò hẹn bắt đầu từ tháng bảy, khi những trận mưa rỉ rả trắng trời, mù đất làm lòng người ta như dịu ra, nhũn đi trong nỗi sầu mang mang đất trời. Khi đó họ gặp nhau.

Ký ức của người đàn ông đó thật đẹp trong chị. Những ngày vui, ký ức đó ẩn hiện trong môi cười thắm và mắt sáng lóng lánh, như cả hồ nước rờn rợn hơi thu mong manh về hết trong mắt nhan sắc vốn muộn phiền.
Dù ký ức đó chỉ là về đêm, vòng tay ôm xiết cũng trong đêm, hơi thở rạo rực hòa trong tiếng nước sông hối hả và cỏ ướt dưới thân mềm hơn nhung lụa là gối đầu.

Ký ức sau này chị kể lại buồn như nước mà rực rỡ như nước.

Và người ấy cũng ra đi như con nước đến kỳ trở về biển. 
Mấy lần tò mò em hỏi gặng, chị chỉ cười rất xa vắng: anh ấy trong veo như nước, mà cũng sâu đằm như nước, vừa dịu dàng như nước vừa cuồng nhiệt như nước.

Em suy nghĩ, con người đến 78.8% phần trăm cơ thể là nước, thiếu nước có ai sống được, vậy người đàn ông bí ẩn đó là ai?

Khi em kể chị nghe chuyện mối tình Trương Chi Mỵ nương, đến đoạn chàng trai si tình chết đi, khối tình si còn tụ lại một viên ngọc trong vắt, chị bụm mặt khóc, nước mắt tuôn từ khóe mắt đen rức đa tình, lăn dài đọng trong lúm đồng tiền như hồ lệ. rồi xòe ra viên cuội trắng tròn vành vạnh, không vết nứt, chị nhặt được bên bờ cỏ sau những ngày hẹn hò và đợi chờ. Tình nước chỉ còn một viên cuội này mà thôi.

Em giấu chị không kể tiếp đoạn hậu của truyện khi Mỵ nương nhỏ lệ vào chén ngọc, chén ngọc vỡ tan và bóng chàng Trương chi cũng theo khói bay lên mà khuất. Hận tình được đền bằng chút tình bao nhiêu oan khuất đều tiêu tan.

Nước mắt chị nhỏ vào đá cuội bao nhiêu đêm, đá vẫn trơ lì không mòn. Tình dẫu đầy như nước nhưng lòng người lãng quên chỉ là đá cuội. Đá cuội không biết đau, không biết nhớ nhau, không biết u sầu.

Và chiều nay chị lại ra sát bên hàng rào, hai bàn tay cắm sâu vào kẽm gai không thấy nhói. Rồi cứ đứng vậy cho đến khi dải ngân hà màu sữa bạc uyển chuyển rùng rùng kéo qua bầu trời đêm trong hành trình vô tận vào tháng bảy.

Mùa ngâu đã bắt đầu rồi!
UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4599)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6619)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5973)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6853)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6198)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6382)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 7066)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 5924)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.
04 Tháng Chín 202310:02 CH(Xem: 5679)
Tháng Chín, đêm khuya về ngồi lặng / Nghe gió cười khúc khích rượu tan / Mai chắc sầu in trên đá / Em chắc quên rồi tháng Chín, trôi.
04 Tháng Chín 20238:58 CH(Xem: 7021)
tôi gặp người lính già / trên chùa đồng yên tử / chốn rừng thiêng trúc lâm / trời đêm ... mưa mịt mù / người lính ngồi nguyện cầu / co ro dáng trầm tư / mặt xương gầy khắc khổ / mắt buồn sâu tâm tư