NHÀ LÝ (21/11/1009-10[20]/1/1226)
Xây Dựng và Bảo Vệ Đất Nước
Vũ Ngự Chiêu
© 2014 by Chieu N Vu. All Rights Reserved
Kính dâng Mẹ và hương hồn Cha
Mùa Lễ Tạ Ơn thứ 40
-------------------------------------------------------------------------
1. Lý Thái Tổ (21/11/1009-31/3/1028)
-----------------------------------!--------------------------------------
2. Lý Thái Tông (1/4/1028 - 3/11/1054 )
-----------------------------------!--------------------------------------
3. Lý Thánh Tông (3/11/1054- 1/2/1072) Nhật Trung
------------------------------------!------------------- -----!-----------
4. Lý Nhân Tông (1/2/1072 -16/11/1127), Sùng Hiền hầu
------------------------------------------------------- ------!----------
5. Lý Thần Tông (15/1/1128 [16/11/1127?]- 31/10/1138)
-----------------------------------!--------------------------------------
6. Lý Anh Tông (5/11/1138 -14/8/1175)
------------------------------------!-------------------------------------
7. Lý Cao Tông (14/8/1175 -16/11/1210)
------------------------------------!-------------------------------------
8. Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224)
------------------------------------!-------------------------------------
9. Lý Chiêu Hoàng (11-12/1224-10/1/1226/20/1/1226).
-------------------------------------------------------------------------
IV. NHÀ LÝ (21/11/1009-[10]20/1/1226)
Nhà Lý cai trị được hơn 216 năm, truyền ngôi được 9 đời—gồm tám [8] vua và một nữ hoàng. Chỉ thực sự cai trị 208 năm; từ đời Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224) đã bị nhà vợ lấn áp rồi cướp đoạt quyền hành, sau khi vua bị phát điên năm 1217. (1)
1. Ngô Sĩ Liên, et al, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [ĐVSK, BKTT], IV:29b; bản dịch Ngô Đức Thọ et al. (Hà Nội: 2009), 1:430; Ngô Thì Sĩ, et al., Đại Việt Sử Ký Tiền Biên [ĐVSKTB], Bản Kỷ [BK] IV:41a, Dương Thị The et al. (1997), tr. 309; Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục [CM]. Chính biên [CB], V:38, (Hà Nội: 1998), I:436. Đa tạ ông Triệu Vũ đã mua tặng bản dịch ĐVSKTT, nội các tàng bản, năm 2010.
Quôc hiệu:
Truyền bản Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi (1380-1442)—một anh hùng dân tộc, khai quốc công thần nhà Hậu Lê (29/4 [8/5]/1428-12/7/1527)—ghi:
Đinh gọi nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Lý gọi nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long. Trần đến bản triều, quốc hiệu vẫn theo như Lý, mà cũng đóng đô ở đây.(2)
2. Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí, số 11; Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], 1976:216.
Ba bộ quốc sử còn truyền bản đến hiện tại của nhà Lê Trung Hưng ([1533]-1789), Tây Sơn (1778-1802), và Nguyễn (1802-1945) chép tương tự như trên. Theo sử văn cổ điển, mãi tới ngày 3/11/1054, Thái tử Lý Nhật Tôn (1030-1072) lên ngôi, tức Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072), mới đặt quốc hiệu là Đại Việt. (3)
3. ĐVSK, BKTT, II:39b; Thọ et al. (2009), 1:341.
Mậu Thìn nguyên niên- Tống Khai Bảo nguyên niên, Đế tức vị, Kiến quốc hiệu Đại Cồ [Cù] Việt” [Mậu Thìn năm thứ I [968]. Tống Khai Bảo năm thứ nhất. Đế lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ [Cù] Việt], [cột 2]
Theo “Phàm Lệ ” ĐVSK, BKTT, thời điểm phân chia hai phần Ngoại Kỷ và Bản Kỷ của quốc sử nhà Lê đã dựa theo Việt Giám Thông Khảo của Vũ Quỳnh (1452-1516), hoàn tất năm 1511 dưới triều Lê Tương Dực (13/1/1510-8/5/1516). Do công thống nhât đất nước, Đinh Bộ Lĩnh (923-979) hay Đinh Tiên Hoàng đã được chọn để khởi đầu phần Bản kỷ, (4) thay vì Triệu Đà [Zhao Tuo] (2007-137 TTL), Khúc Thừa Dụ (880-906 TL), hay Ngô Quyền (938-944 TL), mở quốc thống như sử cũ của Lê Văn Hưu hay Phan Phu Tiên, nay đã tuyệt bản. (5)
4. ĐVSK, BKTT, Quyển thủ, Phàm lệ 1a; Thọ (2009), 1:117; “Tựa,” Quyển thủ, 1a-3a, Thọ (2009), 1:112-114; “Biểu dâng sách,” Quyển thủ, 1a [1a-5b], Thọ (2009), 1:115 [115-116].
Lê Văn Hưu, sử quan đời Trần nhận xét: Tiên Hoàng . . . một phen cất quân, mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, . . . có lẽ Ý trời, sinh Thánh nhân để tiếp nối quốc thống của Triệu Vương [Zhao Tuo]; ĐVSK, BKTT, I:2b-3a, Thọ (2009), 1:255,
5. Sima Guang [Tư Mã Quang], Zizhi Tongjian [Tư Trị Thông Giám] ghi ngày 7/2/906, Khúc Thừa Dụ được phong chức Đồng Bình Chương sự; năm sau chết, con là Khúc Thừa Hạo tự xưng tiết độ sứ, không thừa nhận chế độ Nam Bình Vương Lưu Ẩn ở Phiên Ngung; dẫn trong Lê Quí Đôn, Vân Đài Luận Ngữ [VĐLN] (Sài Gòn: 1973), III: Khu Vũ loại, số 75, tr 151; ĐVSKTB, NK VII:4a, The et al. (1997), tr 137; CMTB, V:14a-16, (Hà Nội: 1998), I: 217-219. Sử Lê chỉ chép từ Khúc Thừa Hạo, con Thừa Dụ, tự xưng tiết độ sứ năm 907; năm 919, con là Thừa Mỹ được nhà Lương phong chức tiết độ sứ; ĐVSK, NKTT, V:17b, Thọ (2009), 1:241,chú 1, 3.
Việt Giám Thông Khảo của Binh bộ thượng thư, Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quán đô tổng tài Vũ Quỳnh gồm 26 quyển, chép từ nhà Hồng Bàng tới năm 1428. Ngoại Kỷ từ nhà Hồng Bàng tới 12 sứ quân; Bản kỷ từ Đinh Tiên Hoàng (?968-979) tới năm đầu Bình Định Vương Lê Lợi [truy tôn miếu hiệu Lê Thái Tổ] (29/4 [8/5]/1428-5/10/1433). (6)
6. Lê Tung, “Việt Giám thông khảo tổng luận;” [1514]; ĐVSK, Quyển thủ, 1a-21a, Thọ (2009), 1:132-149. Tựa của Phạm Công Trứ, Ibid., 1b-2a [1a-5a], Thọ (2009), 1:108-109 [108-111]. Xem thêm, Phàm lệ 1a; Ibid., Thọ (2009), 1:117; “Tựa,” Ibid., 1a-3a, Thọ (2009), 1:112-114; “Biểu dâng sách,” Ibid., 1a [1a-5b], Thọ (2009), 1:115 [115-116].
Dù các sử quan Lê đều chấp nhận việc Vũ Quỳnh chọn Đinh Tiên Hoàng để mở đầu Bản Kỷ, quốc hiệu “Đại Cồ Việt” của nhà Đinh và Tiền Lê không hẳn do Vũ Quỳnh sáng tác. Nếu thông tin từ Dư Địa Chí không bị đời sau “hiệu đính” như trường hợp quốc hiệu “Việt Nam,” (7) Nguyễn Trãi cùng sử quan các đời Lê Thái Tông (20/10/1433-7/9/1442), Lê Nhân Tông (8/1/1443-28/10/1459), Lê Thánh Tông (26/6/1460-3/3/1497), Lê Hiến Tông (9/3/1497-5/7/1504) đều có thể góp phần vào việc khai sinh quốc hiệu một thời được coi như kết quả cuộc hôn nhân giữa Hán Nho với chữ Nôm, tức quốc ngữ thời quân chủ phong kiến định hướng Nho hay Khổng giáo.
7. Dư Địa Chí, số 2; NTTT, 1976:211-212 [Kinh Dương vương làm vua Việt Nam, tổ Bách Việt]. Ngày 28/3/1804, Gia Long (1/6/1802- 3/2/1820 ) làm lễ Thái Miếu, tuyên bố quốc hiệu Việt Nam. Ra Chiếu về quốc hiệu mới Việt Nam (xuất xứ từ Việt Thường thị), không được xưng An Nam nữa. Báo tin cho các lân bang Xiêm La, Lữ Tống cùng các thuộc quốc Chân Lạp, Vạn Tượng; Đại Nam Thực Lục Chính Biên [ĐNTLCB], Đệ nhất kỷ [I], tập 3:1802-1808, 1963:157-58, 169-170; Bửu Cầm, tr. 108; QTCBTY 1971:58-9.
Một số gạch khai quật ở di chỉ khảo cổ Hoa Lư-Ninh Bình và thành Thăng Long có đóng dấu “Đại Việt quốc quân thành chuyên” [gạch xây thành quân sự của nước Đại Việt]. Giới khảo cổ học VN cho rằng các di vật trên có lẽ được nung đúc vào cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI—tức trong khoảng nhà Đinh, Lê, Lý. Bia đá “Sùng Thiện Diên Linh tháp bi” do Nguyễn Công Bật soạn năm 1121 [đời Lý Nhân Tông, 1/2/1072-15/1/1128] cũng ghi “Đại Việt quốc, đời vua thứ tư.” Như thế, quốc hiệu Đại Việt của nhà Lý, chép vào quốc sử Lê, từng thực sự hiện hữu. (8)
8. Nên lưu ý, năm 917, Nam Hải vương Lưu Nghiễm ở Phiên Ngung xưng đế, lấy quốc hiệu Đại Việt, sau đổi thành Nam Hán; ĐVSKTB, NK VII:1a, The et al. (1997), tr 137; Trịnh Khắc Mạnh, “Bước đầu tìm hiểu những giá trị của văn bia Việt Nam đối với việc nghiên cứu tư tưởng chính trị xã hội nước ta thời phong kiến;” Tạp chí Hán Nôm số 2 (1998).
Sự phát hiện mới về gạch xây thành, ngói, bình gốm, hay những trụ bát giác bằng đá của Nam Việt Vương Đinh Liễn tại gần Hoa Lư làm sống lại cuộc tranh cãi về quốc hiệu Đại Cồ Việt—như chữ “Cồ” là Hán ngữ [cù], hay chữ “nôm,” một thời là quốc ngữ của nền giáo dục định hướng Nho giáo, từ thế kỷ I Tây lịch tới năm 1915-1919.
a. Đại Cồ Việt đáng lẽ phải đọc thành Đại Cù Việt. Theo tự điển Thiều Chửu, hai chữ Cù (bộ điểu, ThC 799, 804).có nghĩa chim "yểng." Có người cho rằng sử quan Lê đã đọc chữ “cù” thành “cồ;” giống như chữ “Lạc” của Lạc Việt, đọc trại từ âm Hán “hạc” và “mạch.”
b. Học giả nghiêng về Phật học giải thích Cù là Cù Đàm; có lẽ gợi hứng từ việc Đinh Tiên Hoàng chọn Phật giáo [Fujiao] làm quốc giáo, cùng hiện hữu với Đạo Lão [Daoism] và Nho [Confucianism] của Hán tộc.
c. Lại có người thạo Dịch [Yi-jing, Book of Changes], cho rằng chữ “Cù” lấy từ quẻ 26 “Sơn Thiên Đại Súc” [hào Cấn trên hào Càn]—nghĩa là “đường trời,” bốn phương hanh thông, không có gì cản trở. Như vậy, Đại Cù Việt có thể là nước Việt lớn như con đường thông suốt bốn ngả.
9. Càn dưới, Cấn trên; số 6, Thượng cửu: Hà thiên chi cù hanh; PBCTT, IX (2000) 324-325 [317-325]; Quẻ 26: Đại Súc [Da Ch’u, The Taming Power of the Great]; Book I, pp. 103-107; Book III, pp. 514-519], The I Ching or Book of Changes; trans into English by Cary F. Baynes, based on Richard Wilhem’s German version (Princeton, NJ: Princeton Univ Press, 1967, 1973), tr 105-107, 514-519)
Fu Xi [Phục Hi]/Bao Xi [Bào Hi] [2852 TTL] [inventor of the eight linear signs]: bát quái.
(Thời đó, không có trật tự đạo đức hay xã hội. Con người chỉ biết đến mẹ. Khi đói đi tìm thức ăn, nhai nuốt cả da lẫn lông. Khi no vứt thức ăn thừa đi. Họ uống máu người.
Phục Hi quan sát khí tượng trên trời, quan sát những việc xảy ra trên mặt đất, nối kết nam và nữ, đặt ra 5 giai đoạn biến đổi [ngũ hành: kim, mộc, thủy, hoả, thổ], làm ra luật người, sáng chế ra tám hào [eight linear signs] dịch để làm chủ vũ trụ.
[In the beginning there was as yet no moral nor social order. Men knew their mothers only, not their fathers. When hungry they searched for foods; when satisfied they threw away the remnants. They devoured their food hide [beast skin] and hair, drank the blood, and clad themselves in skin and rushes. Then came Fu Xi and looked upward and contemplated the images in the heavens, and looked downward and contemplated the occurences on earth. He unified man and wife, regulated the five stages of change [wuxing]; and laid down the laws of humanity. He devised the eight trigrams, in order to gain mastery of the world.” (Ban Cố [Ban Gu, 32-92], Han shu, dẫn trong The I Ching or Book of Changes; trans into English by Cary F. Baynes, based on Richard Wilhem’s German version (Princeton, NJ: Princeton Univ Press, 1967, 1973), tr 329)
Văn Vương chế ra 64 quẻ. Chu Công Đán [Duke of Zhou, con Văn Vương] giải thích từng quái, hào.
Khổng viết thêm “Thập Dực.” Chu Dịch (PBCTT, IX, 2001:14-5) Khởi viết Dịch. Văn Vương, Chu Công Đán, Khổng viết thêm. Chu Dịch (Phan Bội Châu, Kinh Dịch, trong PBCTT, IX, (Huế: 2001), 14-5)
d. Hoàng Xuân Hãn cho rằng chữ Cồ từ tiếng nôm “kẻ” tức là “xứ” đọc trại ra, như Kẻ Sở, Kẻ Chợ, Kẻ Sặt. Vũ Văn Kính, trong Đại Tử điển chữ Nôm, liệt kê hai chữ cồ: một dành cho quốc hiệu “Đại Cồ Việt,” và một dùng với nghĩa gia cầm, to, lớn. Cả hai chữ này đều có giá âm Hán-Việt “Cù” nói trên. (10)
10. Đại tự điển chữ Nôm (TP/HCM: NXB Quốc Học, 1999), tr. 182.
e. Một sử gia Mỹ, Keith W. Taylor, thông thạo cả chữ Hán và chữ nôm, dịch Cồ thành “Watchful Hawk,” tức loài chim săn mồi, chim ưng hay diều hâu, v.. v.. (11)
11. Keith W Taylor, “The Rise of Dai-Viet and the Establishment of Thang Long;” in John K. Whitmore (eds), Explorations in Early Southeast Asian History (Ann Arbor: 1976). Sau này, Taylor đã đổi ý, dịch Đại Cồ thành “Great Great;” Idem., The Birth of Vietnam (Berkeley: Univ of California Press, 1983), p 281. Có lẽ Taylor muốn nghiêng về phía chữ "Cồ" nôm.
f. Trong số năm Hoàng hậu của Tiên Hoàng có danh hiệu Cồ quốc [cùng Đan gia, Trinh Minh, Kiểu quốc, Ca Ông]. (12)
12. ĐVSK, BKTT, I:3a, Thọ (2009), 1:255, Giu (1967), 1:155; ĐVSKTB, BK I:3a, The et al. (1997), tr. 153; CMCB, I:3, (Hà Nội: 1998), I:238.
Không thể không tự hỏi Đại Cồ Việt hay Đại Cù Việt là một quốc hiệu chữ Hán, như ghi lại trong quốc sử, hay chỉ là tên dịch chữ Hán của một quốc hiệu chữ nôm—giống như trường hợp sử quan Nguyễn dịch Ba Giồng thành “Tam phụ” [Ba Giòng]; Bến Nghé thành Ngưu Chử, dù chỉ có cá sấu tụ họp, gây náo động với những tiếng kêu cao thấp của bầy nghé [trâu con]. Và, rất có thể, Đại Cồ Việt là phản ứng rẻ rúng của văn gia Minh-Thanh với quốc hiệu Đại Việt, vì thói quen tự tôn văn hóa của Hán tộc là Hoa hạ độc quyền những chữ “Đại” [to lớn], hay cho tới năm 1804, chữ “Việt” là độc quyền của các sắc tộc Hoa nam; và, những tộc ở ngoài cõi hoang vực, xa ngoài chin châu, không có quyền mạo nhận. Giống như vấn đề chủ quyền lãnh hải tại biển Đông Nam Á giữa thập niên thứ hai của thế kỷ XXI: Xi Jinping [Tập Cận Bình] và Zhongnanhai [Trung Nam Hải] đã và đang bất chấp dư luận thế giới, tự nhận chủ quyền lãnh hải ở bắc, đông và đông nam Á, khinh thường công pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hung hãn cướp đoạt biển đảo và trộm cướp tài nguyên thiên nhiên của các lân bang, có thể đưa tới chiến tranh thế giới thứ ba khó ước lường hậu quả. Mặc dù mới đây, Tập Cận Bình tuyên bố trước Quốc Hội Australia là không dùng vũ lực để thực hiện chủ thuyết Á Châu của người Á Châu, nhưng Bộ trưởng Quốc Phòng Thường Vạn Toàn lại đe dọa rằng Quân Giải Phóng Nhân Dân [PLA] sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên biển Đông Nam Á bằng mọi giá. Và, ngày 28/11/2014 vừa qua, Quốc Hội Trung Hoa đã thông qua kế hoạch khai thác chín [9] dàn khoan ở vùng biển Đông và Đông Nam Á. Trong khi đó, ngư dân Quảng Ngãi tiếp tục bị xách nhiễu ở vùng lân cận Hoàng Sa, Hà Nội dường đã quên việc khởi kiện Trung Hoa trước một tòa án quốc tế, trong khi Nguyễn Phú Trọng mở cửa Cam Ranh cho chiến hạm Cộng Hòa Nga tự do ra vào.
Dời đô:
Tháng 2-3/1010, Lý Thái Tổ tự tay ban chiếu dời đô:
[2a]. . . Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh năm [5] lần dời đô. Nhà Chu đến Chu Thành Vương ba lần dời đô. Há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự ý dời đô sằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn chỗ ở giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dười theo ý dân, nếu có chỗ tiện để dời đổi, cho nên phong tục lâu dài, vận nước giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại [2b] không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. (13)
13. ĐVSK, BKTT, II:2ab, Thọ (2009), 1:296-97, Giu (1967), I:190-91; ĐVSKTB, BK, II:3b, The (1997), tr. 193; Nguyễn Phạm Hùng, “Một Nghìn Năm Thăng Long: Hà Nội nhìn lại giá trị tác phẩm Thiên Đô Chiếu của Thái Tổ Lý Công Uẩn;” Hợp Lưu, số 109 (3-4/2010), tr. 67-87.
Ngày 18/8/1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư lên La Thành. Khi thuyền cặp bến, có rồng vàng xuất hiện, nhảy lên thuyền, nên đổi tên làm Thăng Long [rồng bay lên]. (14)
14. Nguyễn Trãi, “Dư Địa Chí,” số 11, chú của Nguyễn Thiên Túng; NTTT (1976), tr. 216; ĐVSK, BKTT, II:2b-3a, Thọ (2009), 1:296-97; ĐVSKTB, BK, II:3b, The (1997), tr 194; CMCB, II:9-10; (Hà Nội: 1998), I:285. Tháng 8-9/1805, Gia Long đổi chữ "Long" [bộ Long, Thiều Chửu, 816 và 817] là rồng thành chữ Long [bộ Phụ, Thiều Chửu, 739] là đầy tràn, thịnh vượng; ĐNTLCB, I, 3: 1802-1808,1963:246.
La thành, Hà Nội ngày nay, do Kinh lược sứ Trương Bá Nghi nhà Đường đắp năm 767, sau khi đẩy lui cuộc đánh cướp của hải tặc Côn Luân và Chà Bà. Năm 791, Triệu Xương đắp thêm. Năm 803, Bùi Thái sửa lại thành, bị bộ tướng Vương Quí Nguyên đuổi chạy tới Chu Diên (huyện Yên Lãng). Năm 808, Trương Chu sửa đắp lại. Tháng 12/866-1/867, Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân (Jing-hai jun) Cao Biền [Gao Bian] đắp lại bằng đá gạch. Thành chu vi 1982 trượng, 5 thước [662.5 mét]; thân thành cao 2 trượng, 6 thước [8.67 mét]; chân thành rộng 2 trượng, 5 thước [8.67 mét]; tường cao 5 thước, 5 tấc [1.83 mét]. Có 55 trạm gác, 6 cửa tò vò, 3 mương nước, 34 lối leo lên thành. Lại đắp một đê đất vòng quanh thành, dài 2112 trượng 8 thước [7041.96 m], cao 1 trượng 5 thước [3.52 m], rộng 2 trượng [6.66 m]. Xây dựng hơn 400,000 căn nhà. (15)
15. Lê Tắc, Annan Shilue, bản dịch Trần Kính Hòa (Huế: Đại học Huế, 1961), An Nam Chí Lược [ANCL], q. IX, 1961:164, 165; ĐVSKTB, The (1997), tr 120, 123, 131; CMTB, IV:24-25, 27, 28b-29a; V:12; (Sài Gòn: 1970), 3:227-233, 242-43, 246-49; (Hà Nội : 1998), I:189, 192, 215-16)
Việc dời đô từ “chiến khu” Hoa Lư ra Thăng Long—trung tâm hành chính, văn hóa vương quốc, từng một thời là phủ trị An Nam đô hộ phủ [Annan duhufu]—tự nó phản ánh sự ủng hộ rộng rãi cho chế độ.
Sự dời đô về phủ trị của Khúc Thừa Hạo này còn có thể do liên hệ với các cộng đồng Việt gốc Hoa ở Đại La và Luy [Liên] Lâu đã cải thiện. Thành hình thời Tây Hán (202 TTL-8 TL), cộng đồng người Việt gốc Hoa đóng góp không nhỏ trong việc du nhập văn hóa Trung Hoa (Đạo giáo, Khổng giáo và chế độ phụ hệ), cùng Thiên Trúc [Tianzhou], tây bắc Juandu [India] (điển hình là đạo Phật). (16)
16. Fan Ye [Phạm Việp/Diệp], Hou Hanshu [Hậu Hán thư], Zhuan [Truyện]: tập 88: Xiyu [Tây Nam di] (Fan & Hill, 2009), sections 15 & 28 [bình luận về đạo Phật].
Giai tầng trung gian bản xứ, gồm tù trưởng, công tào, lại, thổ binh, v.. v.. cũng có thể muốn thấy một chế độ mới vững chắc, lâu dài. Giai tầng trung gian mới này đã qua giai đoạn được dạy bảo một thứ tiếng Hán thô vụng, cùng lễ nghi quan cách Hán đơn giản. Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh (248), Lý Bôn và Lý Phật Tử [Li Fozi] trong thế kỷ thứ VI có thể đánh dấu sự hình thành một tinh thần quốc gia mới sau hơn 500 năm thu nhập và địa phương hoá hai nền văn hoá ngoại nhập Trung Hoa và Thiên Trúc. Nhưng có lẽ chỉ từ thế kỷ IX-X, phần do sự xuất hiện của Nan Zhao [Nam Chiếu], phần vì sự suy yếu của nhà Đường (Tang, 618-907), đưa đến thời kỳ Năm Triều Đại, 907-960, dân cổ Việt mới có cơ hội tự giải phóng khỏi ách nô lê Hán tộc, tự chủ một phương. Năm triều đại “tiếm thiết” từ Khúc Thừa Hạo tới Dương Diên [Đình] Nghệ, Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền, Dương Tam Kha là giai đoạn chuyển tiếp, giải thực—phần nào thành công nhờ sự suy yếu của chế độ Nam Hán ở Quảng Đông, từ khoảng 906 tới 971. Sau cuộc khởi nghĩa thành công của Dương Diên Nghệ năm 930, Lưu Cung (hay Lưu Nghiễm) từng ngán ngẫm tuyên bố dân Giao Chỉ “ưa làm loạn.” Dẫu vậy, cho tới khi Triệu Khuông Dẫn [Zhao Kuangyin] lập nên nhà Bắc Tống (960-1127) những nhà cai trị Việt đều phải xin thụ phong từ Nam Hán. Mãi tới khoảng 973-975, cha con Đinh Tiên Hoàng mới chính thức tham gia guồng máy “thông hiếu” qui tâm về kinh đô nhà Tống ở Kaifeng [Khai Phong]—tự chủ dưới sự bảo hộ (hay “vỗ về”) của vua quan Tống.
Tiếp theo là thời kỳ phục hưng của Tân Khổng Giáo Tống-Minh, theo công thức sứ ti [tusi] của nhà Nguyên (Yuan, 1279-1368). Mười thế kỷ sau, năm 1950, Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-1969), tức Hồ Chí Minh, và Đảng CSVN, vẫn chấp nhận mối liên hệ “răng và môi” với đế quốc “định hướng xã hội chủ nghĩa” Trung Hoa của Mao Nhuận Chi [Trạch Đông] và Đảng CSTH—trong khuôn khổ luật kẻ mạnh và tham vọng bá chủ Á châu, thiết lập một trật tự thế giới mới qui tâm về Bắc Kinh.
Lãnh thổ & Tổ chức hành chính:
A. Tháng 1-2 /1011, Lý Thái Tổ (21/11/1009-31/3/1028) chia 10 đạo của nhà Đinh và Tiền Lê làm 24 lộ. Tuy nhiên, không có thông tin đầy đủ về tên và lãnh thổ các lộ này. Sử Nguyễn liệt kê được 10 lộ; nhưng danh sách trên lẫn lộn với các địa danh đời Trần (11 [20]/1/1226-23/3/1400). (17)
17. ĐVSK, BKTT, II:4b, Thọ (2009), 1:298-99, Giu (1967), 1:192; CMCB, II:12, 13 (Hà Nội: 1998), I:287-88; Dư Địa Chí, số 7; NTTT, (1976), tr 213-214 [gồm 3,300.100 đinh], 551-556 [phụ chú tên các lộ, phủ và châu, từ Lý tới Minh thuộc (1407); Henri Maspéro, II. “La géographie politique de l’empire d’Annam sous les Lí, les Trần et les Hồ (X-XV siècles) [Địa lý chính trị vương quốc Annam dưới thời Lý, Trần và Hồ]; BEFEO, XVI (1916-1917), pp. 27-48; ANCL, (1961), q 1: Quận ấp. Theo sử Lê và Tây Sơn, năm 1222, lại chia nước làm 24 lộ; ĐVSK, BKTT, IV:31a, Thọ (2009), 1:431; ĐVSKTB, BK IV:43a, The (1997), tr 310. Nhưng thời gian này, Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224) đã bị bệnh điên [phong], từ năm 1217, quyền lực rơi vào tay Thái úy phụ chính Trần Tự Khánh, nội thị phán thủ Trần Thừa, và Trần Thủ Độ; Ibid., The (1997), tr 309. Sau khi Tự Khánh chết năm 1223, Trần Thừa thay chức phụ quốc Thái úy, đứng đầu các quan, tương đương chức Tể tướng; Ibid., tr 310. Năm 1224, Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ được giao trọng trách bảo vệ kinh thành và các trang trại. Ibid., tr 311. Nói cách khác, quốc sử Việt thời quân chủ đã không trình bày đầy đủ về vai trò Trần Thừa trong âm mưu đảo chính tại cung điện năm 1224-1226.
Cuối đời Lý, theo Lĩnh Ngoại đại đáp [Lingwai dai da, Trả lời từ bên ngoài các đèo núi Lĩnh] của Chu Khứ Phi [Zhou Qufei, 1100-1178], Giao Chỉ đặt ra bốn [4] phủ, mười ba [13] châu, bốn [4] trại. [q. 8:1a]
Phủ: Đô hộ, Đại thông, Thanh Hoá, Phú Lương.
Châu: Vĩnh An, Vĩnh Thái, Vạn Xuân, Phong Đạo, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Già Phong, Trà Lộ, An Phong, Tô châu, Mậu châu, Lạng châu.
Trại: Hòa châu, Đại bàn, Tân An
Thanh Hoá, Nghệ An, Già Phong, giáp biển
Trà Lộ, giáp ranh Chiêm Thành.
Tô châu, Mậu châu, Lạng châu giáp giới Dương Châu. (18)
18. Zhou Qufei [Chu Khứ Phi, 1100-1178], Lingwai dai da [Lĩnh Ngoại đại đáp/ Trả lời từ bên ngoài các đèo núi Lĩnh] q. 8:1a; Maspéro, II. “La géographie politique;” BEFEO, XVI (1916-1917), p. 31 [27-48]. Khứ Phi, từng làm thông phán ở Quế Lâm (Quảng Tây?) đời Tống (960-1279), bịa đặt rằng Mã Viện trồng trụ đồng ở khu hang động Cổ Sâm, Khâm Châu. (dẫn trong ANCL; Đào Duy Anh, “Les colonnnes de Bronze de Mã Viện;” BAVH, XXX, No. 4 (10-11/1943), p. 358 [349-360] . Đại Thanh Nhất Thống Chí cũng chép: “Đèo Phân Mao” [Phân Mao Lĩnh] ở động Cổ Sâm, phía tây châu Khâm khoảng 3 lí [1.246 km]. Mã Viện dựng trụ đồng ở đây. Năm 1540, [đời Minh Thế Tông, 27/5/1521-23/1/1567)]. Mạc Đăng Dung [1527-1530, TTH, 1530-1541] trả lại châu này. Sử Lê chép là 1 châu, 6 động (thêm hai động Yên Lãng và La Phù). Khâm Châu Chí, 1 châu. 4 động]; ĐNNTC, q. XVIII: Quảng Yên, (1997), 4:8-9);
Theo sử sách Việt, thời nhà Lý xuất hiện các đơn vị hành chính sau: Phủ [tiểu khu chiến thuật, military prefecture], Đạo, Lộ [circuit, 24?], Trấn, Huyện [xian, county], Trại, Giang, Trường, Sách, Giáp, Ấp [hamlet], Xã [village], Động [mountainous grotto], Hương, Tổng, Châu [tiểu khu hành chính, civil prefecture].
Tất cả có sáu [6] phủ. Năm 1010, Lý Thái Tổ nâng châu Cổ Pháp [Bắc Ninh], nơi vua sinh trưởng, thành phủ Thiên Đức; sau đổi gọi là Bắc Kinh. Phủ đô hộ thời Đường đổi thành Ứng Thiên [Hà Nội-Gia Lâm]; năm 1014 lại đổi thành Nam Kinh. Kinh phủ Hoa Lư đổi làm phủ Trường Yên [1010, 1013, 1028]. Ba phủ khác là Phủ Phú Lương [1076-1077, 1128, 1147, 1149], có tên do sông Phú Lương, tức sông Cầu hay sông Như Nguyệt (Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi (1437); phủ Thanh Hóa [1125, 1127, 1130, 1132, 1135, 1136, 1139, 1141, 1142, 1135, 1147, 1149]; và Phủ Quảng [1156]. (19)
19. ĐVSK, BKTT, II:7a, Thọ (2009), 1:302, 384, 387, 389, 391; Giu (1967), 1:195; ĐVSKTB, BK IV:29b, The (1997), tr 288 [làm phủ đệ ở Châu Quảng]; Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí (1437), NTTT (1976); Maspero, II. “Géographie politique;” BEFEO, XVI (1916-1917), pp. 30-1, 32 [27-55]. (Chúng tôi dựa trên truyền bản sử Lê năm 1679, và ghi kèm năm xuất hiện)
Tháng 1-2/1011, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo làm 24 lộ. Năm 1222, lập lại lệnh chia nước làm 24 lộ. Tuy nhiên, chỉ có thể xác định các lộ Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Thanh Hóa; Hoàng Giang; Nam Sách Giang [943], Ô [Điều] Lộ [1030, Nghệ An [1030, 1154]. (20)
20. ĐVSKTB, BK II:8b-9a, 29b, IV:43a, The (1997), tr 198, 213, 310; ĐVSK, BKTT, BKTT, I:9b, IV:31a, Thọ (2009), 1: 263, 431; ANCL; ĐVSK, NKTT, V:21b, Thọ (2009), 1:246 [Nay thuộc huyện Chí Linh và Nam Thanh, Hải Hưng; [980]: quê Phạm Cự Lượng, đại tướng quân của Lê Hoàn].
Trong số hơn 50 châu, có hai loại chính: những châu ở đồng bằng, và châu ky-mi ở trung du và thượng du. [Xem Phụ Bản II]
Tôn sùng Phật Giáo:
Từ đời nhà Đinh, Phật Giáo đã được chọn làm quốc giáo. Là con nuôi Lý Khánh Vân và học trò sư [Nguyễn] Vạn Hạnh (? -1025), được Vạn Hạnh cùng Đào Cam Mộc cố vấn và giúp đỡ làm đảo chính, Lý Thái Tổ vá các vua đầu nhà Lý càng ưu đãi Phật Giáo hơn. Tuy nhiên, thật bất hạnh là chỉ từ thế kỷ XIV, mới có tài liệu thành văn đầu tiên về Phật giáo tại Việt Nam. Tập tài liệu Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục [Chronicles of the Eminent Figures in the Dhyana Garden] này, thật đáng tiếc, chỉ là một tuyển tập tiểu sử các danh tăng của hai thiền phái lớn từ khoảng thế kỷ II-III tới cuối đời Trần (11 [20]/1/1226-23/3/1400). Những bài văn bia hay chuông chùa cũng bị thất thoát khá nhiều, và chưa hẳn đã khả tín.[như văn chuông của Hứa Tông Đạo năm 1321, và cái chết của Toa Đô dưới tay Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật) Công trình khảo cổ, với những người muốn “lật đất lên, bốn ngàn năm lịch sử,”cũng chưa mang lại kết quả chờ đợi. Hầu hết các danh tự Lý-Trần đã bị phá hoại—như chùa Diên Hựu dựng dưới triều Lý Thái Tông (1049) [II:37a, 1:338], hay chùa, tháp Báo Thiên (1056), ở xã Thọ Xương, triều Lý Thánh Tông một thời được coi như một trong mười thắng cảnh kinh thành Thăng Long. [III:1b-2a, 1:343]; VĐLN, III: Khu Vũ Loại, số 79: Báo thiên hiểu chung [Tiếng chuông chùa Báo Thiên buổi sớm], 1973:157) Theo Lê Quí Đôn, ở Quảng Tây có nhiều khe động của dân Mán, Lèo ở lẫn lộn. Thỉnh thoảng có người Dao, người Nùng ở dọc theo biên giới Tây Bắc giữa ta và Trung Hoa, họ sống gần người Thổ nước ta và phong tục tiếng nói cũng gần giống.” Có ba cửa ải chính: Thủy Khẩu (Cao Bằng), Bình Nhi (huyện Thất Khê), Trấn Nam (Lạng Sơn). [1973:160]
Phật Giáo du nhập cổ Việt từ thế kỷ thứ II Tây lịch—trực tiếp từ India [chữ dịch Hán là Jundu, hay Ấn Độ], và qua trạm tiếp vận Trung Hoa, đặc biệt từ Bành Thành (sau là Thượng Hải), và Quảng Nam, hay Quảng Châu.
Điều đáng ghi nhớ là do tính chất đa nguyên chủng tộc và văn hóa của cổ Việt, Phật Giáo được thực hành và phát triển theo nhiều môn phái. Mặc dù Đại thừa [Mahayana[ và Tiểu thừa [Therevada] được coi như hai ngành chính, các giai tầng và sắc tộc tại cổ Việt thờ cúng Phật tổ theo những phương cách dị biệt—từ thiên về khuynh hướng bái vật tới tu luyện và nghiên cứu kinh điển, nghi lễ. [e.g., truyện Man Nương] (21)
21. Tran Van Giap, “Le Bouddhisme en Annam,” Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extreme-Orient [B.E.F.E.O.] (1932), XXXII, pp. 191-268;; Thich Mat The, Viet Nam Phat Giao Su Luoc [An Abridged History of Vietnamese Buddhism] (Danang: 1960); Thich Thien An, Buddhism and Zen in Viet-Nam in Relation to the Development of Buddhism in Asia (Tokyo: 1975), Nguyen Tai Thu, et al., Lich su Phat Giao Viet Nam [History of Vietnamese Buddhism]. Ha Noi : Khoa hoc Xa hoi, 1991 ; Hà Văn Tấn, Chùa Việt Nam/Buddhist Temples in Viet Nam, trong Hà Văn Tấn, et al., Chùa Việt Nam/Buddhist Temples in Viet Nam (Hà Nội: 1993), tr. 16-82) Sẽ dẫn Giap (1932), Mat The, Phat (1960); Thien An, Buddhism and Zen (1975); Thư, Phật Giáo (1991); Tấn, Chùa (1993). Những tài liệu cơ bản Trung Hoa gồm các chính sử, khởi đầu từ Hậu Hán thư (398-446), Hui-chia (497-554), Kao-seng chuan, (530) và Mouzi, Lihuo lun [Ly hoac luan]. Xem thêm Erik Zurcher, The Buddhist Conquest of China, revised ed., 2 vols (Leiden: 1972), pp. 10, 13-15;
Phái Nam Tông hay Nguyên thủy [Therevada], tuyệt đối trung thành với mọi và mỗi lời Phật giảng dạy còn được ghi chép. Các tăng mặc áo vàng, chỉ ăn ngày một bữa và khất thực, nên không nhất thiết phải ăn chay như phái Bắc tông.
Tại miền Bắc, các thiền viện Nam Tông dần dần bị giảm thiểu, rồi không để lại dấu vết nào của những nhà sư như Khang Tăng Hội, hay trường phái Giáo Tông [Agama], v.. v... Tại miền Nam, khoảng đầu thế kỷ VII, phái Nam Tông phát triển khá mạnh ở Lâm Ấp hay Chiêm Thành. Trong một cuộc đánh cướp nước Chiêm năm 605, quan tướng Tùy (589-618) mang về Trung Hoa 18 [hay 12] pho tượng vàng và hơn 1,350 bộ kinh [sutras] Phật. (?)
Trong khi đó người Việt gốc Khmer ở vùng châu thổ Cửu Long cũng lập nên những cộng đồng theo hệ phái Nam Tông, tiêu biểu bằng những chùa chiền hùng vĩ với mái thiếp vàng, cùng những pho tượng vàng trấn tự. Các lục cả [tăng] giữ vai trò lãnh đạo tinh thần của các thôn xã [sóc hay láng]. Tại nhiều nơi, việc giáo dục thanh thiếu niên được hoàn toàn giao cho hàng tăng lữ. (Mat The, Phat, p. 65).
A. Tại Trung Hoa, Phật Giáo du nhập khoảng thế kỷ I TTL và thế kỷ I TL, theo đường giao thương từ Tây Bắc India tới Peshawar, vượt qua các đèo núi Bamiyan và Balkh, rồi theo hướng Đông tới Kashgar. Từ đây các nhà truyền giáo tới Dan Huang [Đôn Hoàng] qua ngả Kucha ở hướng Bắc, hay Khotan ở hướng Nam. Nơi đây còn nhiều hang động lưu giữ được những tượng Phật, v.. v… Huyền thoại ghi rằng Lưu Trang (Hán Minh Đế 29/3/57-5/9/75), sau một giấc mơ, năm 61 hay 64, gửi sứ giả đến Dan Huang để tiếp xúc các nhà truyền giáo Phật Giáo.
Bành Thành: Năm 50, Sở vương Lưu Anh thờ cả Phật và Lão. (Hậu Hán Thư, Sở vương Anh truyện).
Thoạt tiên, Phật giáo mượn một số thuật ngữ của Lão giáo để giải thích về vấn đề tu niệm [meditation] và thuyết trường sinh bất lão [immortality]. An Shigao [An Thanh, tự Thế Cao], một người Parthian [Iran hiện nay], tới Lạc Dương [Lo yang] năm 148, cầm đầu một nhóm Nam Tông [Hinayana] hay Nguyên Thủy, dịch một số sách về tu niệm và hít thở [hô hấp] như An Ban Thủ Ý [Anna pana satti] năm 172, sau này được Khương Tăng Hội chú giải ở Luy Lâu]. Một đệ tử đồng hương khác là An Xuan [An Huyền] dịch prajnaparimata. An Xuan cải đạo cho một sư địa phương là An Phú Điều [Yên Fotiao].
Năm 166, trong một tờ sớ [rescript], Xiang Kai can ngăn Lưu Chí (Han Huan de, Hoàn đế, 1/8/146-25/1/168) về việc thờ phụng cả Phật Giáo lẫn Lão giáo. Theo Xiang Kai, với một hậu cung lên tới 5000-6000 hậu, phi, cung nữ, Lưu Chí khó giữ được cái tâm thanh tịnh và cõi không.Đó là chưa nói đến long tham của cải, châu báu.
Lokaksema [Chi Câu La Sấm], một người Indio-Scythian, tới Lạc Dương năm 168-188, đại diện phái Bắc tông [Mahayana], dịch một phần bộ kinh Bát Thiên Tụng Bát Nhã Kinh, 18,000 kệ [Astasahasrika-prajnaparimata-sutra]. Tuy nhiên phải tới khi Kumarajnva [Cưu Ma La Thập], một người Kuchan từ Kashmir tới Trường An [Chang’an] năm 402, việc dịch kinh mới chính xác hơn [như kinh Maha Bát Nhã Ba la mật, 27 cuốn]. Đại thừa Bát Nhã [prajna] thịnh hành ở TH và VN.
Những kinh dịch triều Hán phần đông là cách tu niệm [meditation], đạo đức và thiên đường [[jing du], từ tiếng Sanskrit parisodharma-ksetra [pure land], tức thiên đường phương Tây mà người tu đạo sẽ đến sau khi chết] của Amitabha [A mi tuo] và Bhaisajyagura [Yao shi].
Trong số tác giả Hán có Mou Po (Mâu Bác) hay Mouzi [Mâu Tử], tác giả Mou-tzu li-huo lun [Lý Hoặc Luận hay Mou-tzu on the Settlings of Doubts, oồm 37 câu vấn đáp], phần tựa, vào thế kỷ thứ II, nhưng có thể chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ V.
Từ thời Nam Bắc triều (420-588), Phật giáo bắt đầu chia làm trường phái [chung] và tông phái [zong = sects].
Có ba [3] trường phái: Chu-shê và Fa-xiang, do Xuan Zhuang (Huyền Trang, ca 596-664) và San lun. Có 2 tông là Tien Tai [Thiên Thai] và Hua Yen [Hoa Yên].
Trong đại chúng, có hai [2] tông: thiền [chan] và tịnh độ [jingdu]. Phái chan [thiền] do Bodhidharma thành lập, dựa theo tiếng Sanskrit dhyana, một cách tu niệm [meditation]. Tịnh độ [jingdu], từ tiếng Sanskrit parisodharma-ksetra, tức thiên đường Tây phương mà người tu đạo sẽ đến sau khi chết. [Niệm “A Di Đà Phật.”] (Thư, 184-85).
Đời Tùy (Sui, 589-617), Phật giáo phát triển và củng cố. Các tông phái liệt kê các bậc tổ sư [patriarchs] để thiết lập sự chính thống, và đáp ứng như cầu thờ cúng tổ tiên của người Hán. Sau khi lên tới tột đỉnh quyền lực, từ năm 845, Phật Giáo bắt đầu xuống dốc. Lý Triền [Đường Vũ Tông, Wuzong, 840-846] đóng cửa các chùa, bắt tăng ni hoàn tục.
[Thương đoàn India [Thiên Trúc]:Phật Nhiên Đăng [Dipankara] (phò trợ người đi biển) và Phật Quan Thế Âm [Avalokitesvara] (nghìn mắt, nghìn tay, từ bi, hỉ xả, cứu giúp người hoạn nạn khi niệm tên Quan Thế Âm)]
B. Phật Giáo tới Indonesia [In-đô-nê-xi-a, hay Dutch East India, Đông Ấn thuộc Hòa Lan] vào thế kỷ V. Nhưng tượng Phật trường phái Amaravati ở Sampaga (Celebes) và phía Nam Java cho thấy cổ hơn. [Di dân từ Kalinga, xứ bờ Đông India, sau những cuộc xâm lăng của Ashoka vào thế kỷ III TTL; rồi đến những cuộc xâm lăng khác. Thương gia theo cả đạo Bà-la-môn [Brahmanism]. Chữ Sanskrit. Đạo Bà La Môn gọi người nước ngoài là Mecha [bọn mọi rợ]. 132 TTL: Ye Tiao, người TH, tới Java. Nói xứ này đã bị Ấn độ hóa. Vì thế G. Ferrand (1919) khẳng định hiện tượng Ấn độ hóa xảy ra trước TL.
Georges Coedès, dựa trên nghiên cứu về kinh tế và thương mại, cho rằng các thương đoàn đi buôn tới các đảo có gia vị (Java, Sumatra, Celebes (Sulaweisi)] lâm sản (và vàng [Suvanna Bhumi].
Stefan Anacker, “Introduction of Buddhism to Southeast Asia and Subsequent History to the Eleventh Century;” Charles S. Presbish (ed), Buddhism: A Modern Perspective (Pennsylvania State Univ., 1978), p. 170 [they were founders of the Therevada community at Thaton, Myanmar [Mramma or Mranma]. Brahmanism coexisted up to the 11th century; III-V centuries: Pegu center in the south).
C. Cổ Việt: Luy Lâu (Dâu), nằm trên bờ sông Dâu, 5km Bắc sông Đuống. Nagarjuna [Long Thọ], thế kỷ II, lập ra thuyết Trung luận, ảnh hưởng các phái Thiền VN. Có thể Đại thừa Bát Nhã truyền thẳng từ Nam Ấn qua cổ Việt. Trong số tác giả Hán có Mou Po (Mâu Bác) hay Mouzi [Mâu Tử], hay tác giả Mouzi li-huo lun [Lý Hoặc Luận hay Mou-zi on the Settlings of Doubts].
Paul Pelliot, “Mou-tseu ou les doutes levés,” T’Oung Pao (1920), 19, Series 2, pp. 255-44; Zurcher, Conquest, I, pp. 13-15.
Khương Tăng Hội: Gốc Sogdiane [Khương Cư], tổ Thiền Việt Nam. Cha mẹ lập nghiệp ở cổ Việt. Giỏi cả Sanskrit lẫn chữ Hán, năm 247 hay 252 sang Kiến Nghiệp (Nam Kinh, đời Ngô Tôn Quyền [Wu Sunquan]. Ngô Tôn Quyền lập chùa Kiến Sơ cho Khương Tăng Hội. Minh hạnh Ba La Mật [paramita = đến bờ bên kia]. Dịch 14 bộ kinh; tại VN: Bát Thiên Tụng Bát Nhã Kinh [Astashahasrika], xưa nhất trong toàn bộ Bát Nhã. Chavannes dịch 500 Contes; Năm 280 chết.
Chính tại cổ Việt, hay Giao Chỉ-Giao Châu, văn hóa Indic đã tiếp xúc, trộn lẫn với văn hóa Hua (Sinic), trên nền tảng đa thần và bái vật của cổ Việt. (22)
It was here, in Jiaozhi, that Indic influence contacted and intermingled with the mixture of Hua (Hoa in Vietnamese, or Sinic) culture and Viet traditional beliefs.(22)
22. Although the issue of the original names of the ancient Viets is still open for diverse opinions, for our convenience, I have used the term ancient Yue.
Thêm vào ba hướng du nhập trên, cổ Việt nằm tại địa điểm không xa trục buôn bán đường bộ giữa India và Trung Hoa, qua những khu cư dân Nam Chiếu [Nan Zhao]. (23)
Furthermore, the country was within attainable distance from the overland trade route between India and China, via the Nan Zhao principalties. (23)
23. Fan Ch’o, Man Shu, translated from Chinese by Gordon H. Luce (Ithaca: 1961), pp. 23-29; M. Blackmore, “The Rise of Nan Chao in Yunnan,” Journal of Southeast Asian History (1960), I, pp. 47-61; [According to the Geographical Records [Dia ly chi] section in Tangshu [Duong Thu], Nan Zhao was one of the six nations (Mong Tuan, Viet tich, Lang khung, Dang tham, Thi lang and Mong Xa), which became stronger and absorbed the other five under the national name of Qui Nghia in the reign of Tang Xuanzong (Huyen Tong, 712-756). In 859, the king proclaimed himself Emperor and renamed his kingdom Dai Le [Taili, 937-1253] and often invaded Giao Chau].
So, it would be not impossible that these principalties also assumed the role of transmitting stations.
Trong các thiền phái có bốn tông chính là Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Lâm Tế và Tào Động. Từ thế kỷ XI và XIII, thêm hai tông phái Thiền khác là Thảo Đường và Trúc Lâm Yên Tử.
Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci)
Theo truyền thuyết, Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) là người Thiên Trúc [Tianzhou, đông bắc India, Juandu], học trò Tăng Xán, tổ đời thứ ba Thiền học Trung Hoa. Một tài liệu TH ghi Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tên Hán là Diệt Hỉ, tới kinh đô TH năm 582 thời Tùy Văn Đế (581-617). Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục [Chronicles of the Eminent Figures in the Dhyana Garden], hoàn tất đời Trần (11 [20]/1/1226-23/3/1400)., dẫn lời Thông Biện, nói Tỳ Ni Đa Lưu Chi gốc Nam Thiên Trúc, tới Giao Châu khoảng năm 580. Dịch Đại Tạng Phương Quảng Tổng Trì Kinh ra chữ Hán. Năm 594, truyền tâm ấn [fa yin] cho Pháp Hiền. Có tài liệu cho rằng Tỳ Ni Đa Lưu Chi tới Giao Châu sớm hơn hai [2] thế kỷ, thời Đông Tấn (317-349), tu tại chùa Pháp Vân, Cổ Pháp, Bắc Ninh. (24)
24. Erik Zurcher, The Buddhist Conquest of China, revised ed., 2 vols (Leiden: 1972), pp. 10, 13-15 [Lihuo lun, compiled by Mouzi in the II century A.D]; Tran Van Giap (1932), pp. 193-196, 201; Tấn, Chùa (1993), tr. 164-69.
Pháp Hiền, họ Đỗ, người Chu Diên, tu ở chùa Chúng Thiện, núi Thiên Phương, Tiên Du, cùng thời với thứ sử Lưu Phương (601-605). Tùy Văn Đế cho Lưu Phương 5 hòm xá lợi để xây tháp ở chùa Pháp Vân (Luy Lâu), cùng các danh lam thắng cảnh ở châu Phong, Hoan, Trường, Ái. [Từ đời Huệ Năng [Hui Nêng, 638-713), tổ đời thứ 6 của Thiền phái phía Nam, Thiền TH mới tách biệt khỏi Thiền Thiên Trúc].
Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục [Chronicles of the Eminent Figures in the Dhyana Garden], ghi được danh sách không đầy đủ của 19 đời thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Pháp Hiền, đời thứ hai, được coi như Phật sống, có tới 300 môn đệ. Đời thứ 10 có Pháp Thuận.
Từ đời 11 đến 19 phái Tì Ni Đa Lưu Chi [đặc biệt là kinh Viên Giác] = Mật Tông.
11. Thiền Ông và Sùng Phạm
12. Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh [Mật Giáo]
13. Huệ Sinh, Minh Không [học trò Đạo Hạnh, Mật giáo, chữa bệnh cho vua, Quốc sư của Thần Tông]
14.. Khánh Hỉ,
Vạn Hạnh tu ở chùa Lục Tổ tại Dịch Bảng (Đình Bảng), trung tâm của phái Tì Ni Đa Lưu Chi. Nhưng năm 1203, sư Thường Chiếu tới tu ở đây. (Nguyễn Tài Thư et al, 1991:166-167
Ngô Sĩ Liên nhận định: “Vạn Hạnh trí thức hơn người. Nhưng dứt [quyết] tính mệnh, bỏ nhân luân, chán trần tục ồn ào, nương cửa thiền tịch mịch, để trong sạch lấy một mình, người quân tử không cho là phải.” (ĐVSK, BKTT, II:10a, Thọ (2009), 1:307; Giu (1967), 1:198.
Tại Thăng Long có chùa Vạn Tuế, do sư Tì Ni Đa Lưu Chi trụ trì, sau chuyển qua Biện Tài của VNT [thế hệ 9] ngang hàng Không Lộ.
Vô Ngôn Thông [Không Cần Nói mà Hiểu]
Phái Vô Ngôn Thông [Không Cần Nói mà Hiểu] đặt tên theo tổ sư người Quảng Châu, họ Trịnh, pháp danh là Wu Yan-tong (Vô Ngôn Thông, 729-826). Sư tu tại chùa Song Lâm ở Vũ châu (Quế Lâm). Đệ tử đời thứ 10 của Bồ Đề Đạt Ma [Bodhidharma]. Học trò Bách Trượng [Bai Chang, 720-814], người Phúc Châu. [Bách Trượng nổi danh tại TH qua việc lập nên hai phái Thiền Qui Ngưỡng và Lâm Tế].
Qua Giao Châu trong khoảng năm 820-826, Wu Yan-tong tu ở chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, Bắc Ninh. Sư tu theo lối quan bích, suốt ngày đêm quay mặt vào tường. Tự nhận được Bách Trượng Hoài Hải trao tâm ấn (giống như Phật trao tâm ấn cho Ma Ha Ca Diếp, ... tới Bồ Đề Lạt Ma, rồi truyền cho Huệ Năng (đời thứ 6) tâm ấn mà không y bát nữa. Huệ Năng truyền tâm ấn cho Nam Nhạc Hoài Nhượng, rồi Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải.
Năm 826, Vô Ngôn Thông chết; truyền tâm ấn cho Cảm Thành.
Cảm Thành, trụ trì chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, huyện Tiên Du [Gia Lâm], Bắc Ninh. (Tấn, Chùa (1993), tr 164-69). Được coi như tổ thứ nhất của phái Thiền Vô Ngôn Thông. Nguyên là Lập Đức, sau Vô Ngôn Thông đổi tên thành Cảm Thành. Nhưng không ai rõ tên họ thật. Cảm Thành (chết năm 860) truyền tâm ấn cho Thiện Hội (chết năm 900 tại chùa Định Thiền, huyện Siêu Loại, Bắc Ninh). Thiện Hội truyền tâm ấn cho Vân Phong (chết năm 959).
Phái Vô Ngôn Thông gần gũi phái Nam tông ở Quảng Đông [kể cả Lâm Tế và Tào Động]. Chủ trương đốn ngộ [đột ngột giác ngộ, Nam Tông], khác với tiệm ngộ [giác ngộ từ từ, Bắc Tông]
Trong số các đệ tử nổi danh có: Ngô Chân Lưu, đệ tử đời thứ tư, Quốc sư của Đinh Tiên Hoàng (?968-979); Viên Chiếu, đời thứ 7, danh tăng thời Lý Thái Tông (1/4/1028-3/11/1054); Thông Điện, đời thứ 8, một Quốc Sư; Không Lộ, đời thứ 9; và Thường Chiếu, đời thứ 12, tác giả Nam Tôn Pháp Đồ.
Theo Thiền Uyển tập anh, nhà Lý tương đương với 10 thế hệ, từ 5 đến 15 của VNT.
5. Đa Bảo [học trò Ngô Chân Lưu]
7. Viên Chiếu, Lý Thái Tông (1/4/1028-3/11/1054) [Nhân không, ngã diệc không]. (Xem chương về nhà Đinh)
Keith W. Taylor, chuyên biệt về Trung Cổ Việt Nam, nghĩ rằng Wu Yan-tong có thể đã lĩnh nhiệm vụ vận động và nối kết những phần tử thân Hoa chống lại một lãnh tụ kháng Đường quá khích là Dương Thanh, người Giao Châu, đời đời làm tù trưởng Man, đã chiếm La Thành năm 819 và giết hơn 1,000 người Hoa, kể cả đô hộ Lý Tượng Cổ, một tôn thất nhà Đường. (25)
25. “The Rise of Dai Viet and the Establishment of Thang Long,” trong Kenneth R. Hall and John K. Whitmore (eds), Explorations in Early Southeast Asian History (Ann Arbor: 1976), p. 151; Tân Đường Thư [Xin Tangshu], Bản Kỷ, q 7; ĐVSK, NKTT, V:7ab, 8a, Thọ (2009), 1:229-230; Giu (1967), 1:133, 325chú 16.
Nhưng chẳng hiểu một vị tăng già 91 tuổi còn hoạt động được gì? Cảm Thành, trụ trì chùa Kiến Sơ là ai?
Sử Tây Sơn cũng đưa ra một số nghi vấn về Dương Thanh. Theo sử cũ, năm 713-742, Dương Thanh đã làm thứ sử châu Hoan. Thật khó tin khoảng 100 năm sau, Dương Thanh vẫn làm thứ sử.
Dương Thanh đời đời làm tù trưởng, giàu có, Đô hộ Lý Tượng Cổ, tôn thất nhà Đường nguyên là thứ sử Hành Châu, được cất nhắc lên An Nam đô hộ. Người tham lam bừa bãi không tuân theo pháp luật. Cổ ghen ghét, phong Thanh làm nha tướng, sai mang 3,000 quân đi đánh Mán Hoàng Động [tây Ung Châu, Quế Châu; nam Quảng Châu, Dung Châu]. Thanh cùng con nhân cơ hội đánh úp Đại La, giết Cổ và toàn gia. Lý Thuần (Đường Hiến Tông, 806-820[1]) sai thứ sử Dương Châu là Quế Trọng Vũ sang đánh. Trọng Vũ chần chừ chưa ra quân. Dương Thanh rút vào chiến khu của Mán Hoàng Động. Vua Minh sai Bùi Hành Lập sang thay. Năm 821 lại sai Nghiêm Công Tố làm kinh lược sứ, Thôi Kết làm phó sứ].
Theo Đường thư, Nam Man truyện, họ Hoàng ở động Hoàng Chanh [Trừng], giáp Nam Chiếu, gọi là Man Hoàng động, nổi dạy [từ 742-756 đời Lý Long Cơ (Đường Huyền Tông, 712-741 [756])] chiếm cứ 18 châu Quế Quân, đi đến đâu cướp bóc đến đó. [Trong giai đoạn 795-820] lúc đánh, lúc hàng. Năm 819, họ Hoàng giúp quân cho Dương Thanh đánh Lý Tượng Cổ. Dương Thanh là “Man Tù” bất bình Tượng Cổ đã lâu.
(ĐVSK, NKTT, V:7ab, Thọ (2009), 1:229; Giu (1967), 1:133, 325 chú 18, 19, 20;; ĐVSKTB, The (1997), tr. 124-25; CMTB, IV:29-30; (Sài Gòn, 1970), 3:248-53; (Hà Nội: 1998), I:195)
Theo Đường thư, Tôn thất truyện, tháng 6 năm ấy, Quế Trọng Vũ giết cả nhà Dương Thanh. ĐVSKTB, NK VI:12ab, 13a, The (1997), tr 125-126.Có tin Người thay Quế Trọng Vũ là Lý Nguyên Tố, nhưng ĐVSK, NKTT và CMTB chép lầm là Lý Nguyên Gia.
Năm 827, cách nào Dương Thanh có thể đánh đuổi Hàn Ước?
a. Tiếp tục dùng các cao tăng làm quốc sư:
Tháng 8-9/1010, Lý Thái Tổ (21/11/1009-31/3/1028) cử Vạn Hạnh làm Khuông Việt đại sư [Grand Head Master for Correcting and Sustaining the Viets]. Vạn Hạnh tu tại chùa Cổ Pháp, Bắc Ninh. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của khuynh hướng tổng hợp tại triều Tống—tức sự hoà giải và kết hợp giữa thiền tu [dhyana hay chan] với niệm Phật [amitabha, hay nien-fo].
Trong số Tăng thống có: Thẩm Văn Uyển (1014), Phi [Pháp] Trí (1020), Khô Đầu (1088), Minh Không (học trò [Từ] Đạo Hạnh, Mật giáo, chữa bệnh cho Thần Tông, Quốc sư của vua)
b. Xây chùa, đúc chuông, độ dân chúng làm sư, ni.
Tháng 11-12/1009, Lý Thái Tổ ban áo mặc cho hàng tăng đạo.
(ĐVSK, BKTT, I:34b, Thọ (2009), 1:294; Giu (1967), 1:188; ĐVSKTB, BK I:45b, The (1997), tr 189; CMCB, II:8, (Hà Nội: 1998), I:284)
18/1/1010: Canh Tuất
Năm 1010, vua xuất ra 20,000 quan xây tám [8] cảnh chùa ở phủ Thiên Đức. Cho lệnh các hương ấp tu sửa chùa chiền đổ nát. Xuất kho 1680 lạng bạc đúc chuông lớn, treo ở chùa Đại Giáo. Độ dân làm sư. [Năm 1016, cấp độ diệp cho hơn 1,000 người ở kinh sư làm tăng và đạo].
ĐVSK, BKTT, II:3a, 4a, 7b, Thọ (2009), 1:297, 298, 299, 303; Giu (1967), 1:191; 192, 195.
[1011] Trong thành Thăng Long, dựng cung Đại Thanh, chùa Vạn Tuế; ngoài thành, chùa Tứ Đại Thiên vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ. (ĐVSK, BKTT, II:4b, Thọ (2009), 1:299; Giu (1967), 1:193;
Năm 1014, cúng 310 lạng vàng để đúc chuông chùa Ứng Thiên, 800 lạng bạc để đúc chuông chùa Thắng Nghiêm và điện Ngũ phượng tinh. Tháng 6/1014, Hữu nhai tăng thống Thẩm Văn Uyển xin lập giới trường ở chùa Vạn Tuế cho tăng đồ thọ giới. (ĐVSK, BKTT, II:7a, Thọ (2009), 1:302; Giu (1967), 1: 194,195;
[1016] Dựng chùa Thiên Quang, Thiên Đức. (ĐVSK, BKTT, II:7b, Thọ (2009), 1:303; Giu (1967), 1:195).
Tháng 7-8/1018, Lý Thái Tổ sai Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Học sang Trung Hoa xin kinh Tam Tạng. Tháng 9-0/1020, khi sứ mang kinh Tam Tạng về, sai Tăng thống Phi Trí qua Quảng Đông đón kinh. (ĐVSK, BKTT, II:8b, Thọ (2009), 1:304; Giu (1967), 1:195,197). [1027] Sai chép kinh Tam Tạng. (ĐVSK, BKTT, II:10b, Thọ (2009), 1:307, Giu (1967), 1:199;
Năm 1024, lập chùa Chân Giáo trong cung cho vua dự lễ. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), 1:304; Giu (1967), 1:197; CMCB, II:23b-24. (Hà Nội: 1998), I:297)
Lý Thái Tông (1/4/1028-3/11/1054) cũng rất tôn sùng đạo Phật. Năm 1031, xuất tiền thuê thợ sửa 950 [hoặc 150] chùa ở các làng ấp. (ĐVSK, BKTT, III:20b, Thọ (2009), 1:318, 318chú 2 [150]; Giu (1967), 1:209; CMCB, II:35b, Sử Tây Sơn ghi 150, ĐVSKTB, BK II:26b, The (1997), tr. 214)
Một trong những danh tự vua xây dựng là chùa Diên Hựu, tức chùa Một Cột ở kinh thành năm 1049. Lý Thánh Tông thì xây chùa và tháp Báo Thiên hang chục tầng,(1055) được một du khách Phúc Kiến xếp vào hang mười thắng cảnh của Thăng Long..
Năm 1080 [Canh Thân], Lý Nhân Tông đúc chuông lớn cho chùa Diên Hựu. Chuông không kêu. Bỏ vào ruộng rùa (Qui Điền của chùa. (ĐVSK, BKTT, III:10b, Thọ (2009),tr 355; Giu (1967), I:240;
Năm 1086, Lý Nhân Tông làm chùa Đại Lãm Sơn. Tháng 10 Đinh Mão [29/10-27/11/1087], vua tới chùa ban yến, làm thơ. (ĐVSK, BKTT, III, Giu (1967), I:241; ĐVSKTB, The (1997), tr 251;
Năm 1088, Nhân Tông chia chùa trong nước làm ba [3] hạng: Đại, trung và tiểu danh lam. Đặt chức quan văn cao để kiêm làm đề cử, vì chùa có điền nô và khố vật. (ĐVSK, BKTT, III:12a, Thọ (2009), 1:356; Giu (1967), 1:241; CMCB, III:46, (Hà Nội: 1998), I:360
Tháng 7-8/1116, Từ Đạo Hạnh giúp Sùng Hiền Hầu, em Lý Nhân Tông, có con, tức Dương Hoán. Sư viên tịch ở chùa núi Thạch Thất. [chùa Phật Tích] Thời Minh chiếm đóng, lấy xác đốt đi. Đời Lê Thánh Tông, Nguyễn Đức Trung đến nơi này cầu tự cho nguyên phi Nguyễn Thị Hằng. Rồng vàng chui vào nách hay hông nguyên phi, khi hạ sinh Hoàng tử Chanh hay Sanh, tức Lê Hiến Tông. (ĐVSK, BKTT, III:17ab, Thọ (2009), 1:362-63; Giu (1967), 1:246-47; ĐVSKTB, The (1997), tr 254-55) CMCB không chép.
Thảo Đường:
Trong cuộcviễn chinh Chiêm Thành năm 1069, Lý Thánh Tông (3/11/1054- 1/2/1072) bắt được Thảo Đường mang về Thăng Long. Cho làm đầy tớ Sư Lục. Một ngày lén sửa văn sớ của Sư lục. Sau phong làm Tăng Lục, rồi Quốc sư. (26)
26. ANCL, q. XV; 1961:239. [Cương Mục không chép về Thảo Đường.
Truyền tâm ấn cho Lý Thánh Tông. Được coi như Sơ tổ phái Thảo Đường, dựa theo thuyết thiền thanh nhất xứ (hỗn hợp thiền tu và niệm Phật).
Lý Thánh Tông (3/11/1054- 1/2/1072), thế hệ thứ nhất của phái Thảo Đường.
Lý Anh Tông (5/11/1138 -14/8/1175) , thế hệ thứ ba
Lý Cao Tông (14/8/1175 -16/11/1210 , thế hệ thứ 5
Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224), Huệ Quang thiền sư.
Trúc Lâm Yên Tử:
Do Trần Nhân Tông thành lập năm 1299.
[the Truc Lam sect, founded in 1299 by Emperor Tran Nhan Tong (1279-1293, “Senior Emperor,” 1293-1308)].
Khô Đầu (1088)
Tháng 1-2/1088: Lý Nhân Tông phong Khô Đầu làm quốc sư. (27)
27. ĐVSK, BKTT, III:11b-12a, Thọ (2009), 1:356; Giu (1967), 1:241 ; ĐVSKTB, The (1997), tr 251; CMCB, III:46, (Hà Nội: 1998), I:360-61 [không ghi tháng])
Có tin cho là được phát tiết việt, cùng với Tể tướng đứng trên điện xét xử việc thiên hạ, nhưng chưa chắc. (28)
28. Ibid., III:12a, Thọ (2009), 1:356; Giu (1967), 1:241; ĐVSKTB, The (1997), tr 251;
Từ Đạo Hạnh (1116)
Đời thứ 12 phái Tì Ni Đa Lưu Chi giống Vạn Hạnh [Mật Giáo] Tháng 6 Bính Thân [12/7-9/8/1116] Từ Đạo Hạnh giúp Sùng Hiền Hầu, em Lý Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072), có con, tức Dương Hoán. Sư viên tịch ở chùa núi Thạch Thất. [chùa Phật Tích] Đời nhà Minh, lấy xác đốt đi. (29)
29. ĐVSK, BKTT, III:17ab, Thọ (2009), 1:362; Giu (1967), 1:246-47; ĐVSK, BKTL, XIV:1ab, Lâu & Long (2009), 3:7-8; Giu (1967), 3:5-6 [dẫn Thiên Phúc tự bi ký của Nguyễn Bá Bằng, về truyền thuyết rồng vàng chui vào mạng sườn nguyên phi Nguyễn Thị Hằng ngày hạ sinh thái tử Tranh/Sanh, tức Lê Hiến Tông (2/3/1497-4/7/1504)]; ĐVSKTB, The (1997), tr 254-55 [ghi thêm: Đời Lê Thánh Tông (1460-3/3/1497), Nguyễn Đức [Trung hay Chinh] đến cầu tự ) CMCB không chép.
Tam Giáo Đồng Nguyên:
Nhà Lý cũng trọng Lão, Nho: cấp độ diệp cho các đạo sĩ, cấy tịch điền,
Năm 1070, Lý Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072)—dù là tổ thứ nhất phái Thảo Đường—cho lệnh sửa lại Văn miếu, tạc tượng Khổng Khâu, Chu Công Đán, và tứ phối [Nhan Uyên, Khổng Cáp, Tăng Sâm, Mạnh Kha,]; vẽ tượng 72 người hiền, bốn mùa cúng tế.
[Thu, Bát nguyệt, tu Văn Miếu, tố Khổng Tử, Chu Công cập tứ phối tượng, họa thất thập nhị hiền tượng, tứ thời hưởng tự;” (30)
30. ĐVSK, BKTT, III:5a [Thu, bát nguyệt [7/9-6/10/1070], tu văn miếu], cột 5-6; Đinh Văn Tuấn, “Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của văn miếu và Quốc Tử Giám;” Hợp Lưu, số 109 (tháng 3-4/2010), tr. 57 [52-65]. Thọ (2009), 1:348 & Giu (1967), 1:234 [dịch thành lập];
Sử Tây Sơn cũng chép là “sửa Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, và tứ phối [Nhan Uyên, Khổng Cáp (bên trái), Tăng Sâm, Mạnh Kha (bên phải)]. Chỉ có sử Nguyễn ghi là “lập Văn miếu, tạc tượng Khổng tử, Chu công và Tứ phối” hiện nay ở Hà Nội; ĐVSKTB, BK, III:7, The (1997), tr. 238; CMCB, III:29-30; (Hà Nội: 1998), I:345-46;
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: Văn Miếu ở thôn Minh Giám, huyện Thọ Xương, tây nam thành Hà Nội. Dựng từ thời Lí Thánh Tông. Đằng sau miếu đặt nhà Quốc Tử Giám để làm nơi sĩ tử học tập. Hai bên tả hữu dựng bia đề tên tiến sĩ các triều. Đời Nguyễn sửa làm vân miếu Bắc thành. Đổi đặt lại bài vị. Dựng thêm các khuê văn ở trong nghi môn.
ĐNNTC, q. XIII, Hà Nội, (1997), 3:207-8. [Gia Long đổi Quốc tử Giám cũ làm Đền Khải thánh. [3:207-8]. Đa tạ cố Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã hướng dẫn vợ chồng tôi đi thăm Văn Miếu năm 2005.
Lời bàn của Ngô Sĩ Liên:
Thời Lý, kể từ Lý Thái Tổ (1009-1028) được nước [2 tháng 11 Canh Tuất, 21/11/1009], đến bây giờ trải qua 3 triều đại, gồm 60 năm, mới sửa sang thánh học, thờ cúng thánh hiền, làm lễ khi Hoàng tử nhập học. Cần làm chùa chiền mà hoãn làm trường học, trước trọng đạo Phật, sau mới đến đạo Nho.
Xin kinh Phật ở nước Tống, không biết sai sứ mấy lần, còn như việc mua sách vở thì mãi tới thời Nhân Tông mới bắt đầu, tôn trọng chính học, không bức thiết bằng theo mê tín dị đoan, thế cho nên lập 7 hoàng hậu, buổi yến tiệc làm 5 quả núi tre, chôn cất ở , Thọ Lăng lại không đặt biệt hiệu. [Nhân Tông] lên ngôi trước linh cữu [Lý Thánh Tông] liền đổi niên hiệu. Nhận lời xưng hô thô bỉ, .... ĐVSKTB, BK III:7a-8a, The (1997), tr 238-39;
Năm 1075 [tháng 2 Ất Mão], mở khoa thi minh kinh, tam trường. Lầy đỗ Lê Văn Thịnh và hơn 10 người. Thịnh vào hầu vua học. ĐVSK, BKTT, III:10a, Thọ (2009), 1:351. 1084 [tháng 6 Giáp Tí]: Thị lang bộ Binh, đi Vinh Bình lo bàn việc biên giới. ĐVSK, BKTT, III:11a, Thọ (2009), 1:351.
Khổng Khâu [Khưu] (Kong Qiu, Kongzi, 551-479 TTL), tự Trọng Ni, một học giả người Hán [nước Lỗ]. Được phong làm Thánh, Chí Thánh, Văn Tuyên Vương, rồi Huyền Thánh Văn Tuyên vương. Từ đời Hán (202TTL-8 TL, 25-220), được liệt vào hàng quốc lễ tại học miếu hay văn miếu. Đời Minh, Chu Hậu Tổng [hay Thông] tức Minh Thế Tông (Jiajing, 27/5/1521-23/1/1567) cho lệnh lập đền Khải thánh ở bên trái học miếu để thờ cha mẹ Khổng Khâu, cùng các hiền nho như Nhan Uyên, Tăng Sâm, Mạnh Kha, v.. v.. Năm 1727, Ung Chính còn truy phong tổ 5 đời Khổng Khâu là Mộc Kim Phủ làm Triệu Thánh Vương, xuống tới cha Khâu là Thúc Lương Ngột làm Khải Thánh Vương. Đổi tên Khải Thánh làm Sùng Thánh. Xuân Thu nhị kỳ tế lễ. (Lê Quí Đôn, VĐLN, Sài Gòn: [1973?]), tr. 190-91). Tuy nhiên, Chu Hậu Tổng cũng bắt chôn tượng Khâu, chỉ thờ bài vị.
Học thuyết căn bản của Khổng Khâu là trở về với đức hạnh, tiêu biểu bằng lòng nhân (ren [jen]: bộ nhân đứng, với chữ nhị: humanity, benevolence or perfect virtue). Khổng Khâu tin ở trật tự thiên nhiên, cũng là trật tư đạo đức. Con người làm tròn bổn phận mình, đạt được đỉnh cao đời sống, nếu hành động theo ý muốn của Trời hay Thiên mệnh (Tian-meng, hay Mandate of Heaven). Tuy nhiên, Khổng tin rằng chỉ một thiểu số có thể đạt được tiêu chuẩn của mẫu người quân tử (chunzi). “Quân tử” là người tiêu biểu của giai tầng trung gian, tức lớp văn thân hoặc nho sĩ, có nhiệm vụ giúp vua trị an dân chúng.
Quân tử trước hết phải đạt được chính tâm, rèn luyện bản thân (tu thân), xây dựng gia đình (tề gia), rồi mới có thể cai quản đất nước (trị quốc) hay trị an (bình) thiên hạ. Phép tu thân có “ngũ thường” là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Trong gia đình thì hiếu với cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, duy trì bổn phận giữa chồng-vợ, cha-con, anh-em. Ra ngoài, tiến về việc trị quốc, nền tảng là “tam cương”—quân, sư và phụ. Kẻ "tiểu dân" [xiaomin] trong đám đông ở đáy xã hội, cần được chăm sóc, dạy bảo và hướng dẫn. Một cách nào đó, học thuyết Khổng tương tự như Plato của cổ Greece (Hy Lạp).
Những lời dạy bảo của “Khổng Khâu”—chưa hẳn đã là nhân vật Khổng Khâu lịch sử—được chép lại thành bộ Lunyu [Luận ngữ/Analects of Confucius]. Được ghi là tác giả bộ Xuân Thu (Yinxu/Chunqiu, The Spring and Autumn Annals, lịch sử nước Lỗ, 722-481), và chú giải Kinh Dịch [Yi-jing, I ching, Classic of Changes], tức Thập Dực [Ten Wings]—một bộ sách bói toán của các triều đình Trung Hoa, mà theo truyền thuyết do Phục Hy [Fuxi] phát minh, Chu Văn Vương tu bổ thành 64 quẻ, Chu Công Đán viết lời bình (soán từ), và Khổng giải thích thêm (hệ từ).
Lúc bấy giờ, Trung Hoa còn theo chế độ phong kiến, Hoàng đế nhà Chu (ca 1122-247 TTL) chỉ có hư vị, năm [5] nước chư hầu mạnh nhất (Tề, Tấn, Tần, Sở và Ngô-Việt) tranh nhau ngôi bá chủ (Xuân Thu). Xuất thân nước Lỗ [Lu, tương đương Sơn Đông hiện nay], một trong những vương quốc yếu nhất, Khổng Khâu (Kong Qiu, thường được suy tôn như Khổng tử [Kongz]i, 551-479 TTL) rao giảng phép trị nước dựa trên sự hoà đồng giữa người với Trời, gia đình và vương quốc.
Năm 198 TTL, Liu Bang [Hán Cao Tổ, Gaozu, [206] 202-196 TTL] tổ chức lễ Thái Lao cho Kongzi, cúng trâu [ox], cừu [sheep], lợn, cùng rượu, và các thứ khác ở Qufu [Khúc Phụ, nước Lỗ]. (Sima Qian [Tư Mã Thiên, ca. 145-86 BC], Shiji (Beijing: 1982), 47:1945-46; Murray, “Idols,” JAS, May 2009:376).
Năm 136 TTL, Lưu Triệt (Han Wude, 140-87 TTL) bãi bỏ chức bác sĩ [boshi hay Erudite] của những người không theo Khổng giáo.]
Vương Mãng/Hán Bình Đế (1 TTL-6 TL) truy phong Khổng Khâu tước gong [công, Duke].
Trong giới nho lâm, có truyền thuyết Ngũ hành [Five Phases, wu xing]: Khổng liên hệ với nhà Shang [Thương], mệnh thủy [was associated with water], nên dù kế vị nhà Zhou [Chu], mạng mộc [wood, it overcame the water], nên không chính thức, chỉ có thể là vua không ngai [uncrowned king]. (Dòng giõi Khổng ở Qufu là một danh gia vọng tộc, trưởng họ thường được phong tước công. Từ năm 150 TTL, Khổng An Quốc [Kong Anguo, một trong những thày dạy Sima Qian] đã ngụy tạo ra một số bản thảo của Khổng Khâu như Thư, v.. v.. “tìm thấy trong vách nhà.”
[Khổng Khâu hay những người mạo danh Khổng sử dụng tới bốn tiếng Bắc địch [bộ khuyển, ThC 384], Nam man [bộ Trùng, ThC 597], Tây nhung [bộ qua, ThC 219], Đông di để gọi các dân tộc “mọi rợ” lân bang. Thuật ngữ thông dụng nhất Khổng gọi các dân tộc phía nam châu thổ Hoàng Hà và Dương Tử [Trường Giang] là “Nam Man” (Man bộ Trùng; Thiều Chửu, 597), và phán [văn] rằng các dân “Nam man” nằm ngủ “chân, đầu lộn ngược” (để chân người này lên đầu người kia).] Seraphin Couvreur, Li Ki: Mémoires sur les bienseances et les cérémonies, 2 tập (Paris: 1913), 1:295.
Tại Việt Nam:
Nho giáo cùng đạo giáo [thường gọi là Hoàng Lão] có lẽ đã du nhập cổ Việt Nam từ thời Hán.
Đời Wang Mang (Vương Mãng, 9-23) nhiều người Hán chạy qua tị nạn, kể cả tổ tiên Sĩ Tiếp/Nhiếp (Shi Xie, 137-226), gốc nước Lỗ. Đến đời thứ sáu, cha Sĩ Nhiếp là Tứ được Lưu Chí (Hán Hoàn đế, 1/8/146-25/1/168), cử làm Thái thú Nhật Nam. Tới gần cuối đời Hán đã có người đậu mậu tài hay hiếu liêm. Năm 187 [Đinh Mão], Lưu Hoành (Hán Linh đế, 17/2/168-13/5/189) dùng hai nho sĩ Giao Chỉ là Lý Tiến làm Thứ sử, và Sĩ Tiếp/Nhiếp làm Thái thú.
(Tam Quốc Chí [Sanguozhi], Ngô thư [Wushu], q. 49; ANCL, q.VII, 1961:143 [Giả Tông, Lý Tiến], 145-46 [Sĩ Tiếp/Nhiếp (Shi Xie, 137-226)]; ĐVSKTB, The (1997), tr.80; CMTB, II:26-28; (Sài Gòn: 1967), 2:242-57. Zizhi tongjian [ZZTJ/ TTTG], (Sima & Rafe de Crespigny , Comprehensive Mirror to Aid in Government, 1986, 2003), không ghi về Lý Tiến hay Sĩ Tiếp.
Đây là hai viên chức người bản xứ gốc Hán đầu tiên được đưa lên có lẽ để vừa thực hiện chính sách “dĩ man, trị man,” vừa tạm thời giải quyết phong trào đòi độc lập/tự trị của người Việt.
Tình trạng loạn lạc, nhiễu nhương ở Hoa lục tạo nên những đợt di dân mới. Trong số những danh sĩ qua Giao Chỉ tị nạn có Hồ Cương, treo mũ từ quan thời Vương Mãng (8-23), sang Giao Chỉ làm nghề bán hàng thịt; (ANCL, X, 1961:176) Lương Túng trốn qua Cửu Chân sau vụ án phỉ báng Lưu Trang (Hán Minh đế, 29/3/57-5/7/75) năm Vĩnh Bình thứ 4 (61), nhiều lần được triệu hồi không chịu về; (ANCL, X, 1961:176) Viên Trung, cuối đời Lưu Chí (Hán Hoàn đế, 1/8/146-25/1/168), chạy loạn qua Giao Chỉ sau khi Tôn Sách đánh phá Cối Kê; (ANCL, X, 1961:176) Hoàn Diệp từ Cối Kê vượt biển qua Giao Chỉ trong niên hiệu Sơ Bình (190-193), nổi danh là người nhân nghĩa; nhưng cuối cùng bị kẻ gian ác vu cáo khiến chết trong ngục Hợp Phố (thủ phủ Giao Châu). (ANCL, X, 1961:177)
Tang (Đường, 618-907)
Triều Tang (Đường, 618-907) được coi như thời hoàng kim của văn hoá, nghệ thuật, thi ca Hán tộc.
Thương mại phát triển.
Đạo Phật phát triển mạnh tới năm 845-846, khi Lý Triền (Vũ Tông, Wuzong, 840-846) đóng cửa chùa chiền, bắt tăng ni hoàn tục. Đạo Lão và Khổng Giáo phục hưng. Lập đền thờ Lão Tử và Thái Thượng Lão Quân. Khổng Khâu được phong làm Chí Thánh, Văn Tuyên vương; Các quan từ tế tửu xuống cấp châu và huyện [xian] mỗi tháng hai lần làm lễ dâng hương.
Ki-tô giáo du nhập [635?]. Đạo Islam hay Muslim du nhập.
Sử dụng Giao Châu như căn cứ xâm lược Đông Nam Á.
[Giống như những người đương thời, Khổng Khâu tin vào lý thuyết trời tròn, đất vuông [viên thiên, phương địa], trái đất là một định tinh, mặt trời và mặt trăng cùng hằng hà sa số tinh tú [sao] xoay quanh trái đất. Trên quĩ đạo của chúng, mặt trời có điểm mọc [thang cốc] và lặn [mông dĩ]. (Thế kỷ thứ I, theo Phạm Việp, có người còn tin rằng nếu tiếp tục đi về hướng tây Tianzi thêm hơn 200 ngày, sẽ tới vùng mặt trời lặn [mông dĩ [The Hanshu says: Leaving Tiaozhi, if you head west for more than 200 days, you approach the place where the sun sets.” HHS/HHT, Liezhuan, Bk 88: Western Regions, section 12, the Products of Ta Qin [Roma], Hill, 2009). Giống thuyết vũ trụ quan qui tâm về trái đất [geocentric theory] của giáo hội Ki-tô phương Tây, dựa theo Aristotle và Ptolemy; bị nghiên cứu của các nhà thiên văn và toán học đào thải từ thế kỷ XV, qua công trình nghiên cứu của Mikolas Kopernik [Nicolaus Copernicus, 1473-1543], người Poland [Ba Lan], cùng những người chủ trương qui tâm về mặt trời [Heliocentric system].
Vụ án lịch sử năm 1633, khi Giáo hội bắt Galelio Galilei (1564-1642)—người đầu tiên dùng kính thiên văn nghiên cứu bầu trời, phải công khai xin rút lại chủ trương trái đất quay quanh mặt trời [heliocentricity: the earth orbits the sun]—Các nhà địa lý cũng phải đặt tên cho Mỹ châu [America] như một “Lost Continent” [Lục địa đã mất], không ghi trên bản đồ vũ trụ mà đấng Tạo vật đã hoá phép ra trong vòng sáu [6] ngày, khoảng 9,000 năm trước [TK LXX TTL] sau khi các nhà thám hiểm thực hiện những cuộc du hành vòng quanh thế giới và khám phá ra Mỹ Châu, nhưng lúc đầu đặt tên sai là West Indies. Vì khám phá của Christopher Columbus, năm 1493, Giáo hoàng Alexander VI đã ban hành những thánh lệnh [paper bulls] chia thế giới không Ki-tô làm hai phần do Portugal và Espania cai quản. Họ được quyền bắt làm nô lệ hay chém giết bất cứ thổ dân nào không chịu “rửa tội”và chiếm hữu tài sản, đất đai của họ.
Rồi đến chuyến du hành của nhà hàng hải Portuguese Ferdinand Magellan (1480?-1521) vượt qua tuyến miền nam Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, năm 1521, cặp bến San Lazarro, nhưng Magellan bị thổ dân giết chết, và sau này dân Filipino lập bia ghi lại võ công chống, đánh thực dân Tây phương.
Chỉ khoảng 2,000 năm sau ngày vua Lỗ bắt được một con kỳ lân [qilin] què, rồi Khâu chết, thuyết trái đất là tâm điểm vũ trụ [geocentric theory] đã bị phá sản. Sau này, khi các nhà truyền giáo Tây phương như Matteo Ricci (Lợi Mã Đậu), Ferdinandus Verbiest (Nam Hoài Nhân, tác giả Khôn dư đồ thuyết), Guileo Aleni (Ngải Nho Lược), v.. v.. tới Bắc Kinh, rao giảng và viết về đất tròn, biển tròn tại triều nhà Minh đầu thế kỷ XVII, Lê Quí Đôn vẫn tìm được cách giải thích rằng “tiên nho” đã biết truyện trời tròn, đất tròn qua thuyết “Hỗn thiên” rồi!
(VĐLN, q. 1, Lý Khí loại, số 44; q. 2, Hình Tượng Loại, số 11, 12, 13 [dẫn Tăng Tử]; 1973:60 (Lý Khí loại, số 44; bàn về lịch), 76 (q. 2, Hình Tượng Loại, số 11, 12, 13 [dẫn Tăng Tử]; Hỗn Thiên), 77 (Nam Hoài Nhân), 78 (Tăng Tử), 177-82 [q. 3, số 92; Lợi Mã Đậu)]
Minh Mạng cũng tin rằng trái đất phải hình tròn, bằng không làm sao xoay chuyển dễ dàng.
“Khổng Khâu”—được gọi là “tử” [zi] trong sách Lunyu [Luận ngữ; hay Lỗ luận, Analects] (tk II TTL), gồm nhiều cá tính [personalities], mà chưa hẳn đã là Khổng Khâu thực sự trong lịch sử, như Tư Mã Thiên phác họa trong Sử Ký—Khổng muốn những nhà cai trị hãy bỏ sự dị đoan để trở lại với những vấn đề thiết thân của xã hội và quốc gia. Sự kêu gọi trở về với "văn hoá của nhà Chu" này là do các nhà cai trị thời bấy giờ tin tưởng vào tính cách tiên tri của các giấc mộng, sự hữu hiệu của các thần linh, sức mạnh của người chết, tục chôn người sống sau cái chết của người cai trị. (William T. DeBary, et al, Sources of Chinese Tradition (New York: Columbia Univ Press, 1970), I:17; [đời nhà Trần vẫn còn lệ chôn sống cung phi của vua trong lăng tẩm] Nhưng không kém quan trọng là vấn đề Liu Bang [Lưu Bang], hay Hán Cao tổ [Han Gaozu] muốn tự tách biệt với chế độ quân phiệt chuyên chính của nhà Tần [Qin], trở lại với chế độ nhà Chu, nhiều ít phân quyền. Nên sau khi thống nhất Hoa lục, năm 198 TTL Lưu Bang tổ chức lễ Thái Lao cho Khổng Khâu, với tước vị truy phong Tiên sư [Xianshi, First Master], phụ tế cho Tiên Thánh [Xiansheng] Chu Công Đán.
Sau khi Khổng Giáo trở thành đạo của nhà nước—miếu thờ Khổng và các đệ tử được xây dựng xuống tới cấp huyện [xian = county, hay subprefecture], việc tuyển chọn quan lại đều dựa trên ý thức hệ “Thiên Mệnh.” Bốn tập sách được dùng cho bậc sơ đẳng [Tứ thư, the Four Books] gồm có Luận ngữ [Lun-yu, Analects of Confucius], Mạnh Tử [tức Mạnh Kha (Mencius, 372-289 TTL), học trò Tử Tư (Zí Si), cháu nội Khổng Khâu, và cũng được phong tước vương]; Trung Dung [the Doctrine of the Mean]; và Đại Học [Great Learning].
Ngoài ra, Nho Giáo còn có Ngũ kinh [5 kinh điển]: Dịch (I hay Yi = Classic of Changes]; Thư (Shu, Classic of Documents, chép sự tích vua quan các đời Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hạ, Thương-Ân, và nhà Chu), Thi (Classic of Songs, chép những bài đồng dao), Lễ ký (Liji, nghi lễ nhà Chu = Zhouli [The Record of The Rituals], và Xuân Thu (Yinxu, The Spring and Autumn Annals, sử nước Lỗ, 722-481). Người ta còn xưng tụng một lục kinh là Nhạc ký [Yue-ji], nhưng chưa ai tìm ra bản thảo. Thập niên 1430, Nguyễn Trãi (1380-1442) cùng một thái giám lo việc lễ nghi cho Lê Thái Tông (1433-1442). Nguyễn Trãi vẽ hình khánh đá xứ Thanh Hoá sản xuất; nhưng cuối cùng Thái Tông chấp nhận nghi lễ nhà Minh: Khi vua đăng triều, có âm nhạc trỗi lên, cùng tiền hô, hậu ủng. Sử không ghi rõ Thái Tông có bắt các quan đồng thanh hô “Vạn tuế, vạn vạn tuế” [tức chúc vua thọ 10,000 tuổi, hay 100 triệu tuổi hay chăng]
Trong số các đệ tử, người được Khổng Khâu thương yêu nhất là Nhan Hồi [Yan Hui].
Khâu nói về Hồi như sau:
Hiền thay Nhan Hồi! Một chén tre lúa mạch để ăn, một bầu nước để uống, sống trong ngõ hẻm—những kẻ khác thấy ắt phải chán chường, nhưng niềm vui của Hồi chẳng hề bị ảnh hưởng. Hiền thay Nhan Hồi! [Hiền tai, Hồi dã! Nhất đôn tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kỳ ưu. Hồi dã bất cải kỳ lạc. Hiền tai, Hồi dã!"] (Analects, VI:9; William T. DeBary, et al, Sources of Chinese Tradition (New York: Columbia Univ Press, 1970), I:24; Nguyễn Hiến Lê, Luận ngữ, tr. 84)
Khi Hồi chết, Khâu than thở:
" Hỡi ơi! Trời hại ta! Trời hại ta!" [Y! Thiên táng dư, thiên táng dư!] (Analects, XI:8; DeBary, et al, Sources (1970), I: 22; Lê, tr. 138) Xem thêm những lời Hồi ca ngợi Khâu trong Analects, IX:10; DeBary, et al, Sources (1970), I:24-5; Lê, 119).
Nhan Hồi và Tử Tư (Zi Si) là hai đệ tử đầu tiên được phối tế tại văn miếu đời nhà Hán, kể cả đền thờ gia tộc tại Qufu [Khúc Phụ]. Zi Gong [Tử Cống] từng làm nhà bên mộ Khổng 6 năm. Sima Qian [Tư Mã Thiên, ca. 145-86 BC], 1982, 47:1945; Murray, “Idols,” JAS, May 2009:376
Nhưng Nho gia được đánh giá như “Á Thánh” là Mạnh Kha (Meng Ko, 372-289 TTL). Mạnh Kha nhấn mạnh ở Nhân (jen [ren], benevolence) và Nghĩa (I hay yi, righteousness). "Nhân là nhà ta ở, nghĩa là con đường ta đi." Ngoài ra còn hiếu [xiao, filial piety], lễ [propriety]. Mạnh Kha còn có phát biểu lừng danh như "Nhân chi sơ, tính bản thiện;" và, “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” [Dân mới là quí, thần đất và thóc gạo còn dưới dân, người cai trị chỉ nên coi nhẹ.] Khoảng hơn 20 thế kỷ sau, một vua Nho Trung cổ [medieval] Việt Nam là Minh Mạng (1820-1841), từng giải thích việc sét đánh trúng ban thờ Mạnh Tử, rằng trời chỉ muốn trừng trị yêu ma nấp sau đền thờ Á thánh,” và bênh vực quyết định chôn tượng Khổng Khâu, chỉ thờ bài vị ở văn miếu theo lễ tục nhà Minh,
Năm 1926, trên báo L’Annam của Luật sư Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn, khẩu hiệu “Dân Vi Quí” được in chữ lớn trên trang nhất; rồi có những bản tin gọi Khâm sứ Pierre Pasquier là “thằng,” và Bảo Đại, mới từ Pháp về Huế lên ngôi, “le roi bé con.” Ngày 10/3/1945, Bảo Đại (1926-1945, 1949-1955) cũng làm ngạc nhiên nhiều người, kể cả Tổng lý văn phòng Phạm Khắc Hoè, bằng việc đưa ra khẩu hiệu "Dân Vi Quí."
Tính [Xin]: Mạnh Kha: Nhân chi sơ, tính bản thiện. Tuân tử: bản ác. Đổng Trọng Phu: tính có tam phẩm. Dương Hùng: thiện ác lẫn lộn; William T. DeBary, et al, Sources of Chinese Tradition (New York: Columbia Univ Press, 1970), I:24;
Củng Cố Chính Quyền:
A. Trong những năm đầu triều Lý, đích thân Lý Thái Tổ (21/11/1009-31/3/1028) đánh dẹp các nơi.
A1. Năm 1011, giặc Cử Long ở Ái Châu; ĐVSKTB, BK II:8a, The (1997), tr. 198.
A2. Năm 1012, giặc ở Diễn Châu; ĐVSKTB, BK II:9ab, tr 199-200
A3. Năm 1013, giặc ở châu Vị Long [nay thuộc Chiêm Hóa, Tuyên Quang], ĐVSKTB, BK II:9ab, tr 200.
B1. Tháng 1-2/1021 [12 Canh Thân, 16/1-14/2/1021]: Thái tử Phật Mã (Khai Thiên vương) và Đào Thạc Phụ vào đánh Chiêm (Bố Chính). Giết đến một nửa dân Chiêm. (ĐVSK, BKTT, II:8b-9a, Thọ (2009), 1:305; Giu (1967), 1:197. Sử Tây Sơn và Nguyễn ghi là tháng 10 Canh Thân [-16/12/1020], ĐVSKTB, BK II:11a, The (1997), tr. 203; CMCB, II:21- 22, (Hà Nội: 1998), I: 296.
B2. Tháng 2-3/1024, Khai Thiên vương [Phật Mã] đi đánh Phong Châu; Khai Quốc vương [Bồ, Trường Yên từ năm 1013] đánh châu Đỗ Kim. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), 1:306; Giu (1967), 1:198; ĐVSKTB, BK II:13b, The (1997), tr. 204; CMCB, II:23b-24. (Hà Nội: 1998), I:297;
B3. Tháng 12/1026-1/1027, Khai Thiên Vương đi đánh giặc ở Diễn Châu. ĐVSK, BKTT, II:10b, Thọ (2009), 1:307; Giu (1967), I:199..
B4. 1027: Khai Thiên Vương đi đánh giặc ở Thất Nguyên Châu. Hoàng tử Lực đánh Văn Châu. ĐVSK, BKTT, II:10b, Thọ (2009), 1:307;
C1. 1014: Dực Thánh Vương đánh bến Kim Hoa, châu Bình Lâm; châu mục là Hoàng Tư Vịnh; ĐVSKTB, BK II:10ab, The (1997), tr. 201 [Vị Xuyên, Hà Tuyên. Đào Duy Anh: nay là Quảng Uyên, Cao Bằng?];
Nam Chiếu Tháng 10 Quí Sửu [6/11/1013, quân Nam Chiếu giúp Hà Án Tuấn ở châu Vị Long làm phản; ĐVSK, BKTT, II:10b, Thọ (2009), 1:307; LTHCLC, q. 47, 1992, 3:217. CMCB không ghi. Đào Duy Anh suy đoán Vị Long có lẽ thuộc Cao Bằng.
Việc này ít nhiều liên quan đến đụng chạm vào tháng 11-12 năm trước [tháng 10 Nhâm Tí nhuận, 17/11-15/12/1012]: khi quân Nam Chiếu vượt qua trụ đồng [do Mã Tổng dựng], đến bến Kim Hoa và châu Vị Long. Dực Thánh vương, con thứ hai Thái tổ, mang binh đến đánh, bắt được nhiều ngựa mang về. ĐVSK, BKTT, II:5a, Thọ (2009), 1:300, Giu (1967), 1:193;
Giáp Dần [1014]: Lý Thái Tổ Thái tổ sai Viên Ngoại Lang Phùng Chân và Lý Thạc mang 100 ngựa quí. bắt được của man [Hạc Thác tức Nam Chiếu] tặng Triệu Hằng như một biểu hiệu thân hữu.
C2. 1014: Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20,000 quân Hạc Thác cướp đồn ở bến Kim Hoa, lập trại Ngũ Hoa. Dực Thánh vương đánh thắng ở châu Bình Lâm [Vị Xuyên, Hà Tuyên].(31)
31. ĐVSK, BKTT, II:6b-7a, Thọ (2009), 1:301-302, 317; CMCB, II:17 (Hà Nội: 1998), 1:293; LTHCLC q. 47, (1992), 3:217-18?.; ĐVSKTB, BK II:10ab, The (1997), tr. 201];
C3. 1015: Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương đánh châu Đô Kim, Vị Long, Thượng Tân và Bình Nguyên. (ĐVSK, BKTT, II:7ab, Thọ (2009), 1:302. Bắt thủ lĩnh Hà Án Tuấn, mang về kinh xử tử. ĐVSKTB, BK II:11a, The (1997), tr. 201;
C4. Tháng Hai Nhâm Tuất [5/3-3/4/1022]: Dực Thánh Vương đánh Đại Nguyên Lịch. Đi sâu vào trại Như Hồng trong đất Tống. Trại Như Hồng, phía tây Khâm châu, giáp với trấn Như Tích; cách châu Vĩnh An khoảng 20 lí [10 km]. giáp giới trấn Triều Dương nước ta. (ĐVSK, BKTT, II:9, Thọ (2009), 1:305; CMCB, II:23b. Châu Vĩnh An tên trước tháng 9-10/1023 là Triêu Dương, nay là huyện Hải Ninh, Quảng Ninh. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), 1:306; ĐVSKTB, BK II:13b, The (1997), tr. 204 [tháng 7 Quí Hợi]; CMCB, II:23b-24. (Hà Nội: 1998), I:297;
C5. 1024: Khai Quốc vương [Bồ, hay Đam, theo sử Tây Sơn], trấn thủ Trường Yên từ năm 1013] đánh châu Đỗ Kim. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), 1:306; Giu (1967), 1:198; ĐVSKTB, BK II:13b, The (1997), tr. 204; CMCB, II:23b-24. (Hà Nội: 1998), I:297;
B. Đích thân Lý Thái Tông (1/4/1028-3/11/1054) cũng đi đánh dẹp các nơi.
1a. Dực Thánh Vương, Vũ Đức Vương và Đông Chinh Vương [Lực] tranh ngôi, mưu phản. Vũ Đức Vương bị Lê Phụng Hiểu giết, (ĐVSK, BKTT, III:12a, Thọ (2009), 1:309. Dực Thánh Vương, và Đông Chinh Vương [Lực] chạy thoát.Sau khi đánh Chiêm trở về, Phụng Hiểu xin thưởng đất ruông ở núi Băng Sơn, hương Đa Mi. (ĐVSK, BKTT, III:13a, Thọ (2009), 1:310; Giu (1967), 1:201-202.
1b. Khai Quốc Vương cũng làm phản. Thái Tông (1/4/1028-3/11/1054) đi đánh Trường Yên, bắt về kinh, nhưng tha tội. (ĐVSK, BKTT, III:14b, Thọ (2009), 1:312; Giu (1967), 1:203.
2. 16/5/1029 , Thái Tông (1/4/1028-3/11/1054) thân chinh đánh giáp Đản Nãi [có lẽ là Đản Nê, huyện Thiệu Yên, châu Ái]. Cho đào kinh Đãn Nãi. (ĐVSK, BKTT, III:19b, Thọ (2009), 1:316-317; ĐVSKTB, BK II:25b, The (1997), tr. 203).
3. 25/4/1031, Châu Hoan làm phản. Thái Tông thân chinh đi đánh. (ĐVSK, BKTT, III:20b, Thọ (2009), 1:318; Giu (1967), 1:208 [ghi là ngày 1/2 Tân Mùi]; ĐVSKTB, BK II:26b, The (1997), tr. 214)
4. 1033: Thái Tông đánh châu Định Nguyên làm phản. Ngày 11/3/1033, xuất quân. Dừng chân ở châu Chân Đăng, có Đào Đại Di dâng con gái. (ĐVSK, BKTT, III:21a, Thọ (2009), 1:319; Giu (1967), 1:209; ĐVSKTB, BK II:27b, The (1997), tr. 214-215 [Chân Đăng thuộc Vĩnh Phú hiện nay; Ibid., 214chú 4)
5. Tháng 9-10/1033, châu Trệ Nguyên [thuộc Hoàng Liên Sơn] làm phản. Thái Tông giao cho Thái tử Nhật Tông lưu kinh, đi đánh. Ngày 1 tháng 12, thắng trận trở về. ĐVSKTB, BK II:28a, The (1997), tr. 216)
6. 1035: Thái Tông đánh Châu Ái. Kết tội Đại tướng Nguyễn Khánh mưu phản.Mồng 1 tháng 11, xử tử Khánh và sư Hồ. ĐVSK, BKTT, II:23a-24a, Thọ (2009), 1:322-323; ĐVSKTB, BK II:29ab, The (1997), tr. 215.
7. Tháng 11-12/1035, các giáp động ở đạo Lâm Tây, các châu huyện Lạng Châu, Tô Mậu, Quảng Nguyên, Đan Ba, Đỗ Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, đồng loạt lảm phản. Đánh phá các châu Tư Lăng, Tây Bình, Thạch Tây, và các động thuộc châu Ung. Nhà Tống phản đối. Thái Tông hứa sẽ trừng trị. ĐVSKTB, BK II:30ab, The (1997), tr. 217)
7b. Tháng 10 -11/1036, đạo Lâm Tây, và các châu Đỗ Kim, Thường Tân, Bình Nguyên làm phản. Tràn qua châu Tư Lăng của nước Tống, lùa gia súc. ĐVSK, BKTT, II:24b, Thọ (2009), 1:324; ĐVSKTB, BK II:30ab, The (1997), tr. 217)
31/1/1036: Bính Tí [19/1/1037]:
8. Tháng 4-5/1036, Thái Tông đặt hành dinh ở châu Hoan. Đổi tên làm châu Nghệ An. ĐVSK, BKTT, II:24b, Thọ (2009), 1:324; ĐVSKTB, BK II:30a, The (1997), tr. 217)
9. Nùng Tồn Phúc
Tháng 1/1039 [Chạp Mậu Dần, 29/12/1038-26/1/1039], Nùng Tồn [Toàn] Phúc, thủ lĩnh châu Thảng Do. ở châu Quảng Nguyên, chống lại triều đình.
Tháng 1-2/1039, thủ lĩnh Tây Nông [huyện Tây Nông, Bắc Thái] Hà Viết Trinh báo cáo về việc Tồn Phúc nổi loạn; chiếm đoạt châu Vạn Nhai của Tồn Lộc, châu Vũ Lặc của em vợ là Dương Đạo, tự xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế; đặt châu Quảng Nguyên làm nước Trường Sinh; ngưng tiến cống. Phong con là Nùng Trí Thông làm Nam Nha vương.
Tháng 3/1039, Lý Thái Tông đi đánh Phúc. Bắt được Phúc và con trai là Nùng Trí Thông. Trí Cao và mẹ là A Nùng chạy thoát. Vua san bằng thành Quảng Nguyên. Tháng 4/1039, từ Quảng Nguyên hồi cung. Ra chiếu nói bắt giữ bọn Phúc năm [5] người. Rồi chém đầu ở chợ. (32)
32. ĐVSK, BKTT, II:26a-27a; Thọ (2009), 1:325-26; Giu (1967), 1:214-15; CMCB, II:42-44; (Hà Nội: 1998), I:315-316. Sử Tây Sơn ghi tháng sáu; ĐVSKTB, BK II:32b, The (1997), tr. 219;
Vũ Nhai: thuộc Thái Nguyên. Nhai là sườn núi. Nay là châu Vạn Nhai. CMCB, II:43; (Hà Nội: 1998), I:315)
Vũ Lặc: Tân Đường thư, Địa lý chí: lập ra đời Đường, thuộc Lung Châu.
10. Nùng Trí Cao (Nong Zhigao, 1025-1053)
Tháng 11-12/1041, Nùng Trí Cao (1025-1053) 15 tuổi, làm loạn. Cao lấy châu Đảng Do (gần Quảng Nguyên), lập nên Đại Lịch quốc. Quân Lý đánh bắt được Cao, mang về kinh. Lý Thái Tông phong cho chức lại mục, coi đất Quảng Nguyên, thêm 4 động Lôi Hòa, Bình An, Bà và châu Tư Lang. Ngày 6/10/1043 sai Ngụy Trung tới phong châu mục Quảng Nguyên tước Thái bảo, ban cho quả ấn. Ngày 3/1/1044, Thái bảo Cao về kinh. (33)
33. ĐVSK, BKTT, II: 26b-27a, 30a, 32b-33a, 36a, Thọ (2009), 1: 326, 329, 333, 337 [ghi tháng 12 Giáp Thân [1045, trễ hơn 1 năm, sau khi đánh Chiêm về], Giu (1967), 1: 218; 221, 224; CMCB, III: 2-3, 6; (Hà Nội: 1998), I: 320-21, 324
11. Tháng 10-11/1048, Nùng Trí Cao lại làm phản. Xưng Nhân Huệ hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Nam. Quân Lý đánh không thắng. Cao xin thần phục nhà Tống; không được chấp thuận. Mang quân đánh phá Lưỡng Quảng, chiếm được Ung Châu. (34)
34. ĐVSK, BKTT, II:36b-37a, Thọ (2009), 1:338, Giu (1967), 1:225; CMCB, III:13-14; (Hà Nội: 1998), I:330-31)
Tháng 9 Canh Dần [/1049]: Người động Vật Dương làm phản. Dẹp yên. (ĐVSK, BKTT, II:37b, Thọ (2009), 1:339, Giu (1967), 1:226;
12. Tháng 5/1052, có lẽ để phản ứng chính sách xâm lược của nhà Tống, Trí Cao đánh phá 8 châu ở Quảng Nam Tây; Phá trại Hoành Sơn, lấy các châu Ung, Hoành, Quí, Đồng, Ngô, Khang, Đoan, Công, Tầm. Rồi đến đánh thành Quảng Châu, 5 tuần không lấy được, rút về Ung Châu, giết 3,000 quan quân Tống, bắt sống hàng vạn dân. (35)
35. CMCB, III:17ab, 18a-19b, (Hà Nội: 1998), I:333-334, 334-336.
Khu Mật viện trực học sĩ Tôn Miện, Nhập nội áp ban Thanh Toàn Bân, Kinh lược sứ Quảng Nam Dư Tĩnh, Dương Điền, không chống nổi Trí Cao. Tháng 5/1052, Xu mật phó sứ Địch Thanh (Di Qing, 1008-1061) xin đi đánh. Triệu Trinh cho làm Tuyên phủ sứ [thay Dư Tĩnh].
Địch Thanh xin bỏ kế hoạch nhờ nhà Lý gửi quân tới giúp, e ngại sẽ gây nhiều phiền toái trong tương lai. 20,000 quân thủy bộ Lý đã tiến quân tới gần cửa quan thì được lệnh rút về.
Địch Thanh cho lệnh các tướng binh án binh bất động, tái tổ chức và huấn luyện. Chém đầu Trần Thự, kiểm hạt Quảng Nam Tây, vì tự ý mang quân chống Trí Cao ở ải Côn Luân (đông bắc phủ Nam Ninh). Sau đó dùng kỵ binh Sơn Đông phá Cao. (36)
36. ĐVSK, BKTT, II:37b-38, Thọ (2009), 1:339-340, Giu (1967), 1:226-227; CMCB, III:17ab, 18a-19b, (Hà Nội: 1998), I:333-334, 334-336).
Tháng 10 Nhâm Thìn [1052], Thanh đả bại Cao ở Qui Nhân, đuổi theo hơn 10 dặm, giết Hoàng Sư Mật và 57 thuộc hạ. 2000 binh sĩ khác bị truy giết. Cao phải đốt thành, nửa đêm bỏ chạy. (37)
37. ĐVSKTB, BK II:46b, The (1997), tr. 230; ĐVSK, BKTT, II:24b, 38a-39a, Thọ (2009), 1:324n 340-341; Giu (1967), tr 226-227; CMCB, III:16-17, 17-19; (Hà Nội: 1998), I:333, 335-36)
Tháng 11-12/1053, Cao sai Lương Châu đến xin quân viện. Lý Thái Tông sai Chỉ huy sứ Vũ Nhị đi cứu viện Cao. Nhưng Cao lại thua, bỏ chạy sang Đại Lý.
Mẹ Trí Cao là A Nùng thu thập được 3000 quân, chiếm giữ Đặc Ma. Đô Giám Tiều Chú bắt được A Nùng và em Trí Cao, giết đi. (38)
38. ĐVSK, BKTT, II:38b, Thọ (2009), 1:340-341; Giu (1967), 1:227; ĐVSKTB, BK II:47ab, The (1997), tr. 230-231, CMCB, III:17-19; (Hà Nội: 1998), I:335-36.
Cuối cùng, Cao bị Đại Lý giết, nộp thủ cấp lên Địch Thanh. Thanh sử dụng hệ thống đồn điền để di dân Tống. Quân đoàn kỵ mã Sơn Đông là lực lượng xung kích.
Chính sách “hôn nhân chính trị.”
Song song với việc củng cố chính quyền trung ương qua những cuộc biểu dương sức mạnh quân sự và uy quyền—được tiếp sức với những đội Thiên tử quân, tứ sương quân, hệ thống quốc giáo dung hòa cả ba tín ngưỡng Phật, Lão, Nho đã du nhập và hệ thống thần, thánh, ma, quỉ, tế lễ trời, đất cùng bái vật cổ truyền. Việc thay đổi hay hoàn chỉnh hệ thống hành chính này đòi hỏi yếu tố thời gian, và với chiều dài 216 năm cai trị, nhà Lý đã tạo được sự ổn định xã hội, tinh thần thượng tôn pháp luật, v.. v..
Nhà Lý là triều đại đầu tiên đã dùng những cuộc hôn nhân chính trị—như gả các công chúa Lý cho các thủ lĩnh sắc tộc châu mục, đại thủ lĩnh, hoặc thủ lĩnh địa phương để ràng buộc các tộc còn sống đời du mục giữa lãnh thổ cổ Việt và lân bang.
1. Ngày 23/4/1029, Lý Thái Tông (1/4/1028 - 3/11/1054) gả công chúa Bình Dương cho Thân Thiệu Thái, châu mục châu Lạng. (ĐVSK, BKTT, III:19a, Thọ (2009), 1:316; ĐVSKTB, BK II:25a, The (1997), tr 212; CMCB, II:34, (Hà Nội: 1998), I:306;
Thiền Uyển Tập Anh ghi là năm 1066; có lẽ không đúng. Vấn đề cha Thân Thiệu Thái là Thân Thừa Quí làm con rể Lý Thái Tổ năm 1027, cũng cần kiểm tra lại).
2. Tháng 4/1036, Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho Lê Tông Thuận, châu mục Phong Châu; ĐVSK, BKTT, II:24b, Thọ (2009), 1:324, Giu (1967), 1:213);
3. Tháng 8-9/1036, Thái Tông gả Trường Minh cho Hà Thiện Lãm, châu mục Thượng Oai. ĐVSK, BKTT, II:24b, Thọ (2009), 1:324, Giu (1967), 1:213);
4. [1060?]: Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072 ) gả con nuôi là Ngọc Kiều cho châu mục Chân Đăng họ Lê. [chết sớm]. Năm 1113, công chúa Ngọc Kiều chết, thọ 72 tuổi, phong làm ni sư]. ĐVSK, BKTT, III:16a, Thọ (2009), 1:362, Giu (1967), 1:246);
5. Thánh Tông hoặc Nhân Tông (1/2/1702-15/1/1128) gả công chúa cho Thân Cảnh Phúc, [1076 tham dự trận đánh châu Ung]:
6. [1082]: Nhân Tông gả Khâm Thánh cho Hà Di Khánh, châu mục Vị Long. ĐVSK, BKTT, III:11a, Thọ (2009), 1:355, Giu (1967), 1:210);
7. Tháng 1-2/1128, Nhân Tông gả công chúa Diên Bình cho thủ lĩnh phủ Phú Lương là Dương Tư Minh. (ĐVSK, BKTT, III:25a, Thọ (2009), 1:374; Giu (1967), 1:257)
Ngô Thì Sĩ nặng lời đả kích chính sách hôn nhân chính trị, cho là làm giảm uy thế nhà vua; nên không chép thêm những chính sách ràng buộc “man di” quen thuộc của Đông Nam Á này.
Bang Giao Việt-Tống:
Tống sử [Songshi], Bản Kỷ 3, 4; Liệt truyện, q 488: Giao Chỉ truyện; q 25: Hầu Nhân Bảo truyện; q 489: Chiêm Thành truyện; Tắc, ANCL, q V, phần 2: “Tiền triều thư sớ;” [Điền Tích, 980], 1961:117-118.
Sự tích Yueshang và Chu Cơ Đán, theo chúng tôi, chỉ là huyền thoại, không ghi trong Thư, mà chỉ xuất hiện từ Thương Thư đại truyện của Phúc Sinh, Hàn Thi Ngoại truyện; và chép lại trong truyền bản Sử Ký của Tư Mã Thiên, rồi sao chép lại trong truyền bản Hanshu, Hou Hanshu, Zizhi tong-jian. Xu Zizhi tong-jian changbian;
Nhà Lý lên cầm quyền khi nhà Tống [Song, 960-1126, 1127-1279) đã cai trị Trung Hoa nửa thế kỷ. Chiến công vệ quốc năm 981 của Lê Hoàn, cộng với sự gia tăng áp lực của các nước phía bắc và tây bắc, phần nào dập tắt tham vọng thôn tính “Giao Chỉ” (Đại Việt trong giới cai trị và nho lâm). Quyết định không khai thác cái chết của Lê Hoàn để đánh cướp Đại Việt như bọn Thiệu Việp van nài trở thành đường lối chung của vua Tống trong bảy thập niên kế tiếp.
Năm 1010, khi Lý Công Uẩn xin sắc phong, Triệu Hằng (Chân Tông, 997-1023) giải thích với những người chống đối: “Ta đối với Lê, Lý, nào có khác gì.” Tháng 12/1010-1/1011, Triệu Hằng sai sứ sang phong Lý Công Uẩn làm Giao Chỉ quận vương; lĩnh Tĩnh hải quân tiết độ sứ, không phải trải qua những bước như Kiểm hiệu Thái Úy, Tiết Độ sứ, đô hộ của những người tiền nhiệm. Năm 1016, gia phong chức Nam Bình vương.[?] (39)
39. ĐVSK, BKTT, II:4a, 8a,Thọ (2009), 1:298, 304; Giu (1967), 1:191, 192; ĐVSKTB, BK II:2a, The (1997), tr 193, 198; CMCB, II:9, 12, 19; (Hà Nội: 1998), I:285, 287, 294; Phan Huy Chú, LTHCLC, q. 46, 1992, 3:188-89;
Tháng 7-8/1164, Triệu Tích hay Vĩ (Tống Hiếu Tông, Xiaozong (1163-1189) phong Lý Thiên Tộ [Anh Tông, 5/11/1138-14/8/1175] làm An Nam Quốc Vương, nhìn nhận Đại Việt là An Nam quốc. (40)
40. ĐVSK, BKTT, IV:14a, Thọ (2009), 1:411; Giu (1967), 1:289; CMCB, V:12-13; (Hà Nội: 1998), I:412-13 [dẫn Nguyên Sử Loại Biên, q 209]. ANCL, q. III, 1961:83; [Theo Tống sử] tháng 2 -3/1175, khi Triệu Tích dời đô xuống phương nam [Nam Kinh]; sứ đoàn Lý đầy đủ 3 người, lễ vật hậu hĩ, Hiếu Tông cho Anh Tông tước chân vương; ĐVSKTB, BK IV:20b-21a, The (1997), tr. 293-94. Xem thêm LTHCLC q. 46, 1992, III:189.
Lý Cao Tông (14/8/1175-16/1/1210), con Anh Tông, là vua đầu tiên được phong ngay tước vương, không phải trải qua thời gian chờ đợi. (41)
41. ĐVSK, BKTT, IV:20b, Thọ (2009), 1:418-419; Giu (1967), 1: 351,n25; CMCB, V:28-29 (Hà Nội: 1998), I:422. [Theo sử Tây Sơn, tháng 3 Đinh Dậu [1177]; According to the Songshu, it was not until 1186, that Song Li-zong conferred upon “Lý Long Hàn” (Ly Cao Tong, 14/8/1175-16/11/1210) the title of An-nan guo wang; ĐVSKTB, BK IV:24b, The (1997), tr 296]. Tac, ANCL, II: Tiền triều thư mạng, thư Tống Lý Tông [Song Li-zong], gửi ANQV Lý Long Hàn [Cao Tông] năm 1208, 1961, p. 67.
Chiến công giữ nước:
Nhiệm vụ vệ quốc, chống tham vọng thực dân Hán tộc, dưới triều Lý nặng nề không kém thời Tiền Lê. Khối sử văn cổ điển thường chỉ nhấn mạnh vào võ công phá Tống bình Chiêm của Thái úy Lý Thường Kiệt, một anh hùng dân tộc, phục vụ từ đời Thái Tông đến Nhân Tông. Cuộc chiến âm thầm, trường kỳ bảo vệ giang sơn và phần mộ tổ tiên đã hơn hai ngàn năm qua, không chỉ có những ngày tháng mà quốc sử các triều đại ghi chép. Người Việt, hay tộc Kinh [Jing] luôn đối diên hiếm họa nước mất nhà tan, trước tham vọng bá chủ “thiên hạ” của Hán tộc—một dân tộc tự nhận có văn hiến lâu đời, đội hia, đi kiệu, nhưng cũng đồng thời sản xuất những tội phạm chiến tranh độc dữ, hung tàn nhất.
Từ cuối thời Tây Hán (202 TTL-08 TL), vùng biên giới phía bắc cổ Việt và nam Trung Hoa đã mỗi năm, mỗi tháng, nếu không phải mỗi ngày, diễn ra những hành động xâm lược—không chỉ qua những hành đông cướp bóc, lấn chiếm, diệt chủng; mà còn qua những lời lăng nhục ghi vào sử sách. Thí dụ như Vạn Chấn [Wen Zhen] đã ghi trong tập Nam Châu Dị Vật Chí [Nan Zhou Yi We zhi]— một thứ bestiary quen thuộc của Trung Hoa dẫn lại trong Hậu Hán Thư, Tư Trị Thông Giám [Zizhi tong-jian] (1084), và ngay cả sử Việt—rằng tên bộ tộc Ô Hử [Wuhu] là tên đất của một tộc thích ăn thịt người, ở phía nam sông Châu và duyên hải Quảng Nam đông tức Quảng Đông ngày nay. Thường rình bắt khách bộ hành về làm tiệc, nhưng đã văn minh đến độ biết dùng muối ướp thịt để dành.
Đường Thư nói Ô Hử nguyên là Tây Di, gồm 7 bộ lạc, kết hôn với người Nam Chiếu [Nanzhao]. Đây có thể là nhóm Bạch Man [Thái trắng], khác với Thái Đen, hay Đông Di. Nhóm Tư Mã Quang [Sima Guang] trong Tư Trị Thông Giám, trình bày nhiều chi tiết hơn về những cuộc nổi dạy của dân “Wuhu” dưới triều Liu Hong [Lưu Hoành], tức Hán Linh đế [Lingde, 17/2/168-13/5/189].
Theo Hậu Hán Thư, mục Nam Man di [q 86], Nam Man Tây Nam di [q 76], cuối đời Đông Hán (25-220 TL) vùng đất phía nam Quảng Châu, bắc Giao Chỉ (phía bắc Lạng Sơn) có giống người Ô Hử [Wuhu] hay Damren của “Hám Nhân Quốc” thường rình bắt khách đi đường để ăn thịt, không cướp của cải. (42)
42. CMTB, II:23A-24A, (Sài Gòn: 1967), 2:230-231, 234-235. Sử Lê không nhắc đến Hám nhân quốc, và chỉ tóm lược những biến cố từ năm 170 tới 184 trong vỏn vẹn hai đoạn, chưa đầy một trang in; ĐVSK, NKTT, III:6b, 12ab, Thọ (2009), 1: 79-80, 188, Giu (1967), 1:94; Ngô Đức Thọ ghi chú quê hương của dân Ô hử là quận Hoành, thuộc Nam Ninh, Quảng Tây ngày nay;và CMTB đã chép nhầm chữ Ô thành Điêu; Ibid., Thọ (2009), 1:188,chú 1. Ngoài ra, trong Hậu Hán Thư, [HHS/HHT], q 71/61 [tiểu sử Chu Tuấn (Zhou Yun), chép lầm chữ thất quân binh [lính bảy quân] thành thổ quân binh [tujunbing, lính bản xứ].
Cuộc nổi loạn của dân Ô Hử xảy ra từ năm 170 tại Hengxian [Hoành huyện], Nam Ninh, khi thành lập quận Cao Hưng [Gaoxing], sau đổi thành Cao Lương [Gaoliang]. Cố Vĩnh [Gu Yong] chiêu hàng được 100,000 người. Nhưng năm 178 [Mậu Ngọ, 6/2/178-25/1/179]; lại tái phát. Dân Cửu Chân [Jiuzhen] và Nhật Nam [Rinan] hưởng ứng. Năm 181, Lương Long [Liang Long], người Giao Châu, giết thứ sử Chu Ngung [Zhou Yung], và trưởng lại. Tứ phủ [cơ quan điều hành việc trong đế quốc Hán, gồm Đại tướng quân, Thái úy, Tư đồ [Tể tướng], Tư không [Ngự sử] mới chọn Zhou Yun [Chu Tuấn] từ Lan Lăng [Lanling] xuống dẹp loạn ở Giao Chỉ. Nhờ 5,000 thủ hạ ở Cối Kê và quân bảy quận, Chu Tuấn giết được Lương Long và thủ hạ, vãn hồi trật tự trong vòng ít tháng. Nhưng năm 184 [Giáp Tí, 31/1/184-17/2/185] dân lại nổi dạy. Tam Phủ cử Jiazong [Giả Tông] làm Thứ sử Giao Chỉ. Giả Tông cho người đi tiếp xúc dân chúng, tìm hiểu long dân, thay thế những lại xấu, tham tàn, chiêu hàng được các binh sĩ nổi loạn trong vòng một năm. (43)
43. Hậu Hán Thư [HHS/HHT], 8 [Annals of Lingde], 340 (7ab), 345 (9b); Zhuan, 71/61, 2308-09 (7b-8a); [truyện Chu Tuấn, dân Ô Hử nổi loạn từ năm Mậu Ngọ [6/2/178-25/1/179]; 86/76, 2834,2839 (8b); ZZTJ/ TTTG, (Sima & Rafe de Crespigny , Comprehensive Mirror to Aid in Government, 1986, 2003), chapt 58, 1825, phần E, tr 1844, 1845, Part A, 1859, part B; 1870-1871, part U; CMTB, II:24a-25a (Sài Gòn: 1970), 2:234-239; (Hà Nội: 1998), I:126-128.
Trong khi đó, loạn Huangjin [Khăn Vàng], của Thiên Công tướng quân Trương Giác, Địa Công tướng quân Trương Bảo, Nhân Công tướng quân Trương Lương tàn phá 8 châu Qing, Xu,You, Ji, Jing, Yang, Yan [Sơn Đông, Hà Nam, Bắc Giang Tô, bắc An Huy, tây bắc Hồ Bắc]. Đổng Trác [Dong Zhuo] và Tào Tháo tham dự cuộc đánh dẹp. Các giáo phái như Năm Đấu Gạo [Wudoumi,/Five litters of rice], chữa bệnh bằng phép lạ [faith healers] của gia đình Zhang Lu [Trương Lô], Zhang Ling [Trương Lăng] , ông nội Lô, Zhang Heng [Trương Hoành], cha Lô;cũng góp phần vào cảnh loạn lạc khắp Hoa Nam. (44)
44. HHS/HHT, 31/21, 1111-1112 (15ab) [Jiazong hay Giả Tông]; TTTG/ZZTJ (Sima & de Crespigny) (1986, 2003), chapt 58, tr 1871, part U; ĐVSKTB, NK III:12b-13a, The (1997), tr 80. HHS/HHT 8 [Zhang Xiu, một quan tỉnh, chết năm 188]]; Sanguozhi [SGZ] 8 [Zhang Lu, Zhang Ling, Zhang Heng]; TTTG/ZZTJ (Sima & de Crespigny (1986, 2003), chapt 58, 1864, 1870-1871, part S, 1872, part Y; Võ Mai Bạch Tuyết, Lịch sử Trung Quốc (TPHCM: 1999), tr 80-81.
Nguy hại nhất là cuộc tranh giành quyền lực ở Lạc Dương [Loyang], và sự nhu nhược, tham nhũng, với những thú vui như họp chợ trong cung cấm của Lưu Hoành (Linh đế, 17/2/168-13/5/189) khiến xuất hiện những lãnh chúa như Đổng Trác, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Kiên, Tôn Sách, Tôn Quyền [Sun Quan]. Ấu vương Lưu Hiệp [Liu Xie] (tức Hiến Đế, Xiande, 29/8/189-25/11/220) trở thành con tin thiên mệnh trong tay các lãnh chúa, cho tới ngày bị Tào Phi phế vào tháng 11/220. Đế quốc Hán chia làm ba nước, gọi là thời kỳ Ba Nước [Sanguo, Wei: Ngụy; Shu: Thục; Wu: Ngô], rồi đến Nam Bắc triều. Mãi tới thế kỷ VI, Dương Kiên mới thống nhất Hoa hạ, lập nên nhà Tùy, rồi Lý Uyên làm phản, lập ra nhà Đường, cai trị từ 617 tới 906.
Suốt gần bảy trăm năm phiêu lưu chính trị ở bắc phương này, cổ Việt cũng trải qua những cơn ba đào quân sự, văn hóa và chính trị. Là một thuộc địa trực trị của đế quốc Trung Hoa—nhưng vì quá xa các kinh đô, cổ Việt được hưởng tình trạng “ky mi,” tức một thuộc địa kinh tế, và đồng thời một đầu cầu chiến lược để mở mang về phương nam, theo kế sách “dĩ man, trị man” của những người như Thái úy Li Gu [Lý Cố], Điền Tích; Thái Phụng Hy, v.. v..]—tạo nên những cuộc chiến tranh không ngừng với các tộc Đông Nam Á, đặc biệt là cổ Chàm [Champa], cổ Kambojia, [Khmer, hay Kha Miệt], Chà Bàn [Shepo], Chà Và hay Trảo Oa [Java]. Cùng các tộc sống ở miền trung du hay núi non tây bắc [Ai Lao], và dọc theo Trường Sơn mà các giáo sĩ Tây phương gọi là “mọi,” và thành lập những giáo khu mọi khi chúa Trịnh và Nguyễn, rồi Minh Mạng, Thiệu Trị cấm đạo, để gia tăng số giáo dân, nhận hưởng những ngân quĩ rộng rãi cùng nhân sự [các giáo sĩ trẻ], và chiến khu chống Nguyễn.
Từ cuối thế kỷ XX, văn khố Hội truyền giáo hải ngoại Pháp đã mở trở lại cho các nhà nghiên cứu. Năm 1985, khi chúng tôi muốn tham khảo về họ đạo Mường ở Nghệ An và khả năng Nguyễn Sinh Côn theo học ở đây, nhưng bị từ chối với lý do hãy cho người chết an nghỉ. Bốn năm sau, chúng tôi được tham khảo nhiều tài liệu về cuộc xâm lăng của Pháp, từ 1847-1888.
Tóm lại, dù đã giành được tự chủ, bất cứ triều đại nào thời Trung cổ và hiện đại, đất nước và dân tộc Việt đều luôn luôn đối diện hiểm họa nước mất, nhà tan. Bằng chứng hiển nhiên nhất là kế hoạch “Châu Á của người Á Châu” của những tội phạm chiến tranh tại Zhongnanhai từ năm 1974.
Quốc sử Nguyễn cũng dịch lại thông tin của Vạn Chấn, Phạm Việp và nhóm Tư Mã Quang, dù tỉnh lược hơn. Đáng ghi nhớ là chính trong lãnh thổ của dân Wuhu thời Đông Hán—có Cao Bằng-Lạng Sơn, hiện nay ở Bắc Bộ—đã xảy ra thảm kịch Nùng Tồn [Toàn] Phúc, Nùng Trí Cao. Nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình biên giới giữa nam Tống và bắc Lý có những căng thẳng cực kỳ tế nhị. Sau ngày Ngô Quyền (939-944) giành được độc lập/tự chủ, Đại Việt bắt đầu đối diện đại họa “chữa bệnh” của Hán tộc—hay tìm cách tái chinh phục, chia làm quận huyện, nhưng chỉ là một thứ thuộc địa ki-mi, cửa ngõ ăn thông xuống Đông Nam Á, và một tuyến phòng ngự trái độn. theo chiến lược dĩ man trị man.
Tháng 4-5/981, chiến công đánh tan ba [3] cánh quân Tống, giết chết Hầu Nhân Bảo của Lê Hoàn khiến Điền Tích dâng sớ xin Triệu Quang Nghĩa bãi việc binh, lấy thánh đức thuyết phục man di, giống như sứ Việt Thường [Yueshang] trải qua chín lần [hay hai, ba lần] thông ngôn tới cống hiến dưới thời Chu Cơ Đán-Chu Thành Vương [năm 1110 TTL]. Dù khó thể coi như thánh nhân, Quang Nghĩa tán thành ngay. Không nhắc gì đến âm mưu “đánh như sét đánh không kịp bưng tai” do Lư Đa Tốn đề xướng hầu khai thác tình trạng hỗn loạn sau cái chết đột ngột của cha con Đinh Tiên Hoàng năm 979, [có thể do ý muốn ngăn Hầu Nhân Bảo lập công]. Rồi, tự biện hộ chỉ muốn “bảo hộ cho họ Đinh đã ba đời cống lễ”—một chiêu bài sẽ được sử dụng nhiều lần. (45)
45. ANCL, q. V, 1961:117-18; CMCB, I:17, (Hà Nội: 1998), I:251-52.
Nói cách khác, suốt gần một thế kỷ độc lập/tự chủ đầu tiên của Đại Việt, vua Tống—từ Triệu Khuông Dẫn [Zhao Kuang-yin] (Thái Tổ 960-976), tới Triệu Quang Nghĩa [Zhao Guang-Yi] (Thái Tông, 977-997, em Thái Tổ)—triều đình Khai Phong [Kaifeng] chưa nhìn nhận sự ra đời của nước Việt, vẫn cố níu kéo lại hình ảnh một quận, ngoại vi, ở ngoài cõi ngũ phục, với tên Giao Chỉ, hoặc rẻ rúng hơn, xứ duyên hải, xứ diều hâu đang bay giữa không trung, lả tả rơi xuống nước vì lam sơn, chướng khí.
Cổ Việt—lúc ấy, cần ghi nhớ, thu nhỏ trong vùng châu thổ sông Hồng và trung du miền bắc, cùng châu thổ sông Mã và Cả—tương đương với vùng đồng bằng Thanh Hóa-Nghệ An hiện nay, cùng miền trung du mà đa số gồm các bản Mường, Lào và Thái. Nhà Lý (21/11/1009-[10] 20/1/1226) là chính quyền người kinh [Jing] đầu tiên đã tổ chức được cơ cấu quyền lực quốc gia ở trung ương, tương đối mạnh, đủ để ràng buộc các tộc ngoại vi, mà người Trung Hoa thường gọi là “sơn lạo” hay đặt cho những cái tên chữ Hán có bộ trùng [nam man, tây nam di] bộ khuyển [khuyển nhung, Bàn hồ].
Mối lo tâm phúc của các vua đầu nhà Lý vẫn là vấn đề bang giao với các nước lân cận, đặc biệt là Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao (Đại Lý), Kamboja. Nhà Tống, theo đúng tập tục Hán tộc, quyết tâm “lấy lại” các phần lãnh thổ thiên hạ hiện chưa chịu nằm trong nội địa Hoa hạ. Đặt các lân bang vào vòng kiềm tỏa, chia cắt lại dất đai thành quận huyện, được coi như một thiên mệnh [tianmeng] của những người tân Khổng ở Khai Phong. Bài chiếu đánh Đại Việt của Triệu Quang Nghĩa, hay lá thư do Vũ Văn Xứng [Xương] soạn thảo cho Lư Đa Tốn mang tới Hoa Lư năm 980 phản ảnh rõ ràng tham vọng Hán tộc; mà cả Tập Cận Bình [Xi Jinping] hay Lý Khắc Cường [Li Keqiang] cùng ban thường vụ Bộ Chính Trị [Politburo] Đảng CSTH đều tảng lờ hay chưa biết đến, nên mới đây đã nhắm mắt lại mà tuyên bố “trong máu người Trung Hoa không có chất DNA bành trướng hay quân phiệt”—những lời bào chữa vụng về cho “Giấc Mơ Trung Hoa,” hay chiến lược làm sống lại vòng đai đường tơ lụa đới Hán qua những tội ác diệt chủng ở Tibet hay Xinjiang [Tân Cương], Thanh Hải. Đó là chưa kể tham vọng “đường tơ lụa biển” mà Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Hoa coi như “vùng trời sinh tồn”, sẽ hứa hẹn nhiều máu xương trong một tương lai gần nếu Zhongnanhai tiếp tục con đường hiếu chiến, xâm lấn thiên hạ hiện tại. (46)
46. Xem Renmin Ribao (Beijing), 30/6/2014; Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, “Hận Nhục Biển Đông: Kiện hay không kiện?;” hopluu.net, vietnamvanhien.net; minhtrietviet.net (9/2014)
Trong nhửng năm đầu triều Lý, mối liên hệ Lý-Tống tương đối ôn hòa. Từ thế kỷ X, những “rợ” ở phía bắc như Liêu, Khiết Đan, Tây Hạ, Mông Cổ, Mãn Châu không ngừng nhòm ngó vùng đất đai trù phú, ấm áp phía nam. Vua Tống đã phải cống lễ tơ lụa, vàng bạc mà vẫn chưa yên thân. Áp lực Khiết Đan tiếp tục gia tăng từ năm 1003. Vua Khiết Đan gọi vua Tống là “anh,” vua Bắc Tống gọi Khiết Đan là “em.” Từ năm 1024, Khiết Đan còn uy hiếp các xứ Bắc Mãn và Triều Tiên. Tây Hạ thì tự xưng là Đại Hạ quốc, năm 1044, bắt Bắc Tống phải nộp quà [như lụa và bạc nén] mới chịu thần phục.
Tới gần cuối đời Triệu Tích (Hiếu Tông), khi nhà Tống đã mất nửa nước phía bắc vào tay quân Kim, rút chạy về Hàng Châu [Hengzhou], Giao Chỉ mới được nâng lên đẳng cấp một chư hầu, với tên mới “An Nam quốc”—tàn dư của những An Nam đô hộ phủ, Trấn Nam đô hộ phủ, hay Tĩnh Hải Quân. (47)
47. ĐVSK, BKTT, IV:14a, Thọ (2009), 1:411; Giu (1967), 1:289; ĐVSKTB, BK chép [theo Tống sử] là vào tháng 2 Ất Mùi [23/2-23/3/1175 (Tống Thuần Hy thứ 2], khi nhà Tống đã dời đô xuống phương nam; sứ đoàn đầy đủ 3 người, lễ vật hậu hĩ, Hiếu Tông cho vua tước chân vương; IV:20b-21a, The (1997), tr. 293-94. CMCB, V:12-13; (Hà Nội: 1998), I:412-13. Xem thêm LTHCLC q. 46, 1992, III:189.
Triều Lý (1009-1226) là chế độ đầu tiên đủ chiều dài thời gian xây dựng nền móng vững chắc cho quốc thống, qua các cơ cấu chính quyền, luật pháp, và nhất là sự liên tục chính trị suốt 216 năm. (48)
48. Nhà Lý cai trị từ 1009 tới 1226 vì, theo sử Nguyễn, ngày 20/1/1226 [25/12 Ất Dậu], Lý Chiêu Hoàng mới làm lễ nhường ngôi cho Trần Nhật Cảnh (1218-1277), tức Trần Thái Tông (10 hay 20/1/1226-1258); CMCB, V:42-43, (Hà Nội: 1998), I:440-41. [Ngày 22/11/1225 [21/10 Ất Dậu], Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng, 7 tuổi, lấy Trần Nhật Cảnh, 7 tuổi, làm chồng]. Sử Lê chép nhường ngôi ngày 10 hay 11/1/1226. (ĐVSK, BKTT, IV: 34a, Thọ (2009), 1 :435 ; V:1b, Lâu (2009), 2:8 ; Giu (1967), 1:309-10, 2:5.
Nhà Lý tổ chức nhiều chiến dịch kháng Tống, bảo vệ nền tự chủ. Việc dời đô từ “chiến khu” Hoa Lư ra Thăng Long—trung tâm hành chính, văn hóa và chính trị vương quốc—tự nó phản ánh sự ủng hộ rộng rãi cho chế độ.
Dưới triều Lê Hoàn, đất nước chưa ổn định, nhưng những võ công phá Tống, bình Chiêm để đời của vua khiến các hào trưởng kính phục. Thật bất hạnh, bốn năm dưới bàn tay sắt của Lê Long Đĩnh (1005-1009) và giọng cười nịnh nọt của những tên hề người Hoa như Liêu Thủ Tâm khiến nhen nhúm nhiều chống đối. Mặc dù sử cũ không nói rõ, nhưng qua những chi tiết như chẻ mía trên đầu sư Quách Ngang, hay cách sư Vạn Hạnh diễn giải bài sấm trên cây gạo làng Diên Uẩn, về tin đồn chó mới sinh trên lưng có hai chữ “Thiên tử,” hay việc Long Đĩnh ăn khế mà thấy có hột mận [chữ Lý có nghĩa là cây mận; Thiều Chửu 284, bộ mộc; còn đọc thành “thập bát tử”] đều được Vạn Hạnh và hàng tăng lữ—đã trở thành tầng lớp thống trị—diễn giải theo chiều hướng chống đối, nếu không phải đang tìm cách lật đổ họ Lê. Trong khi đó, một nhân vật Hoàng Khánh Tập nào đó xin Lưu Hằng can thiệp, tái chiếm Giao Chỉ, chỉ cần 5,000 quân tinh nhuệ ở Kinh Hồ, lực lượng thủy bộ ở các châu Quảng Nam. Tri châu Quảng Châu là Lữ Sách và An phủ sứ miền duyên hải Thiệu Việp/Diệp đều tâu xin ra tay đưa Minh Đề về nước, và gửi bản đồ thủy lục từ Ung Châu tới Giao Châu, cùng kế hoạch hành quân. Nhưng Lưu Hằng chủ hòa, lý luận rằng chỉ cần giữ nguyên lãnh thổ ông cha truyền lại. Khí hậu độc hại sẽ khiến tổn thất về nhân mạng, ngoài ra, họ Lê biết giữ lễ thờ nước lớn. Nên chỉ thị Thiệu Việp [Diệp] mang thư sang khuyên nhủ Long Đĩnh chấp nhận Thiệu Việp làm An vũ sứ, và gửi anh em lên Khai Phong làm con tin.
Năm 1007, Lưu Hằng sai người sang truy phong Lê Hoàn làm Nam Việt Vương; cho Lê Long Đĩnh chức Giao Chỉ quận vương, lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, ban ấn mới, cùng tên húy “Lê Chí Trung.” (50)
50. ANCL, VIII, part 3: Tống Giao Châu Chuyển Vận Sứ-An Vũ Sứ, (1961), tr 175 [An Vũ Quốc Tín Sứ Thiệu Diệp; gửi bản đồ vào tháng 8 Bính Ngọ/Quang Lộc Khanh 3 [27/8-25/9/1006]; ĐVSK, BKTT, I: 27b-29a, (Thọ (2009), 1: 286-288 ; Giu (1967), 1:181-182 ; CMCB, I:41-44; (Hà Nội: 1998), I:279-283.
Trước đó, sử sách Trung Hoa và Việt Nam nhắc đến Lâm Ấp [Lin Yi], hay Hồ Tôn, “xưa thuộc bộ Việt Thường thị, huyện Lâm Ấp, thuộc Tượng Quận đời Tần; huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam (đời Hán).” (51)
51. Linyi ji [Lâm Ấp Ký], dẫn trong Shen Yue (Thẩm Ước, 441-513), [Liu] Songshu [Lưu] Tống thư]; Li Dao-yuan [Lịch hay Lệ Đạo Nguyên, ca 466 [472]-527], et al., Shuijing zhu [Thủy Kinh Chú, TKC], Bk 36, pp. 24a, 36a; Idem., Shuijing zhusu [Thủy Kinh Chú Sớ, TKCS], (Bắc Kinh: 1986, 1999), ch 36, Uất Thủy, bản dịch Nguyễn Bá Mão (Hà Nội: 2004), tr. 384. Yao Si-lian, Liang shu [Lương Thư] (635), chép huyện Tượng Lâm dài rộng 600 lí [270.720 km], cách Nhật Nam 400 lí [180.480 km]; CMTB, III:20a-21b; (Sài Gòn: 1970), 3:80-87; (Hà Nội: 1998), I:153-155. Sử Nguyễn nhắc đến Lâm Ấp và sơ lược diễn biến từ năm 353 [Quí Sửu], khi thứ sử Giao Châu là Nguyễn Phu đi đánh Lâm Ấp, vào đời Phạm Phật, hay Phạm Phật tử con Phạm Văn]; CMTB, I:5a, (Sài Gòn: 1965), 1:24-25; III:21b; (Sài Gòn: 1970), 3:86-87; (Hà Nội: 1998), I:153-155.
[Sử Nguyễn ước lượng, năm 353, lãnh thổ Lâm Ấp từ đèo Ngang [Hoành Sơn, ranh giới Hà Tĩnh/Quảng Bình] vào tới đèo Hải Vân [huyện Phú Lộc, Thừa Thiên, giáp ranh Quảng Nam]. Hồ Tôn, sử cũ chú là Chiêm Thành, nay thuộc Bình Định; CMTB, I:5a, (Sài Gòn: 1965), 1:24-25. Thế kỷ VII, VIII và IX: vàng son của Champa. (Claeys, 1934:68)
[Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan. Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân. Theo phần địa lí trong Tấn Thư của Phòng Huyền Linh (578-648) [gọi tắt là Tấn chí], nhà Ngô đặt ra quận Cửu Đức, nay là Hà Tĩnh.
Sự việc sách sử Trung Hoa im lặng không thể diễn dịch rằng cổ Việt hay Champa không hiện hữu trước ngày Doanh Chính [Tần Thủy Hoàng, 221-210 TTL] xâm chiếm Bách Việt ở Hoa Nam, hay Lưu Triệt [Hán Vũ Đế, 140-87 TTL] sai Lu Bo-de [Lộ Bác Đức] diệt nước Nan Yue [Nam Việt] của nhà Zhao [Triệu] năm 112-111 TTL. Sự hạn chế về kỹ thuật truyền thông cũng như giao thông—đi bộ trên mặt đất, và sử dụng những chiếc thuyền nhỏ dài theo bờ biển—khiến Đông cũng như Tây đều tin trái đất hình khối vuông, biển tận cùng bằng một vực thẳm, mặt trời xoay quanh trái đất, “mọc” và “lặn” ở một xứ “chân trời,” rất xa. Cho tới khi phái đoàn truyền giáo Jesuites (Matteo Ricci [Lợi Mã Đậu], 1552-1610) tìm tới Biện Kinh vào hạ bán thế kỷ XVI, những khối óc xuất sắc nhất Hán tộc vẫn “háo cổ” rằng trái đất hình khối vuông, và thiên hạ chia ra lạm 5 “cõi” [ngũ phục]—điện, hầu, tuy, yêu, hoang (mỗi phục rộng 500 lí hay dặm TH). Cổ Việt và Champa còn “ở ngoài” cõi “hoang phục” nữa. (52)
52. Năm 231, khi viết cho Ngô Tôn Quyền [Wu Sunquan, 229-259], Tiết Kính Văn (Tông), còn gọi Giao Chỉ là cõi “hoang phục chi ngoại;” CMTB, III:7b; (Sài Gòn: 1970), 3:30-31; ĐVSK, NKTT, IV:3b [2b-3b]; Thọ (2009), 1:198 [197-199]; Giu (1967), 1:105 [104-105]; Xem thêm Lê Quí Đôn, Vân Đài Luận Ngữ, bản dịch Phạm Vũ và Lê Hiền (Sài Gòn: 1973?), q. III, “Khu Vũ Loại,” số 92, tr. 177-182; Tạ Ngọc Liễn, “Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc của đế quốc Trung Hoa phong kiến, và Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc của bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh ngày nay;” Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh (Hà Nội: 1979), tr. 164-165 [160-180].
Sử quan Trung Hoa cho rằng nhà Hạ có thực trong lịch sử, và ngay từ Hoàng Đế [Yellow Emperor] tới Yao [Nghiêu], Shun [Thuấn] trước đó cũng là tác nhân lịch sử. Theo truyền bản Sử Ký [Shiji]—được in bằng bản khắc gỗ đời Tống (Song, 960-1271 [1279], tái bản thời Minh (1368-1644) và Thanh (1644-1912)— Hoàng Đế và Ngũ Hoàng thực sự hiện hữu. Khi du khảo Hoa bắc, nhiều người hiểu biết đã nêu rõ các địa danh mà Hoàng đế hay Nghiêu Thuấn từng cư ngụ. Vì vậy, Tư Mã Thiên—học trò Khổng An Quốc và Đổng Trọng Thư—mở đầu Sử Ký bằng Hoàng đế, dựa trên Xuân Thu, sử nước Lỗ, mà nho gia tin rằng Kong Qiu [Khổng Khâu] là tác giả]. (53)
53. Sima Qian, Shiji [SJ], Benji [Bản Kỷ, BJ], 1: Basic Annals of the Five Emperors: 65-67, Biao [Biểu, B] 13/3-4, (Watson, 1958), pp. 183 [The virtue of the five emperors and the successions of the five states are genuine], 184.
Để mở đầu Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trong phần Ngoại Kỷ [ĐVSK, NKTT], Ngô Sĩ Liên và các sử quan cũng đưa sự hiện hữu của nước cổ Việt (Giao Chỉ) ngược tới thời nhân vật huyền thoại Hoàng Đế. Khi Hoàng Đế lập nên cổ Trung Hoa, Giao Chỉ đã hiện hữu ở xa phía tây nam, ngoài cõi Bách Việt. (54)
54. ĐVSK, NKTT], I:1a, Thọ (2009), 1:150, và chú 1 &2; Giu (1967), 1:59; Mạc Bảo Thần-Nhượng Tống (1944, 1964), tr. 31, 40 [không có Hoàng Đế].
Tuy nhiên, Ngô Sĩ Liên chẳng đưa ra được tư liệu nào để chứng thực cho nhận định của mình. Ngoài ra, tác giả không nói rõ rằng Hoàng Đế trong sách sử Trung Hoa—từ Xuân Thu, Sử Ký tới Minh, Thanh sử—chỉ là huyễn truyền.
Chữ Chỉ bộ phụ, [Zhi, Thiều Chửu 743], nghĩa là nền. Nhưng một số tác giả viết chữ Chỉ bộ “Túc,” [Thiều Chửu 657], nghĩa là ngón chân giao nhau [crossing toes], như Du You [Đỗ Hữu/Hựu], tác giả Tongdian [Thông Điển], v.. v... Câu văn này tối nghĩa, vì tác giả khiến người đọc dễ hiểu lầm là “Giao Chỉ” đã hiện hữu từ thời Hoàng Đế. Chính xác hơn, có lẽ Ngô Sĩ Liên muốn nói rằng xứ sau này được biết như “Giao Chỉ” đã hiện hữu từ thời Hoàng Đế. Nhưng tên nước thời cổ này vẫn chưa ai biết là gì; và/hoặc thực chăng đã có một vương quốc—tức một nước [state, nation], theo định nghĩa được công nhận của thế kỷ 20, 21. Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trãi và sử quan Lê đều đồng ý chọn nhà Hồng Bàng và nước Văn Lang để khởi đầu quốc thống, và giải thích thêm tên Giao Chỉ bằng Việt thường thị cũng từng được ghi trong sử sách Trung Hoa.
Vẫn theo truyền bản Sử Ký, năm Mậu Thân thứ năm [1110 TTL] đời Chu Cơ Tụng [Chu thành Vương, ca 1115-1079 TTL], mới có sứ đoàn Việt Thường thị đến chầu. (54)
54. ĐVSK, NKTT, I:4a, Thọ (2009), I:154 [ghi niên phổ 1063-1026 TTL]; Mạc Bảo Thần-Nhượng Tống (1944, 1964), tr. 31, 37; Giu (1967), I:59, 62, 313chú 5;
Chữ Việt trong Việt Thường thị có bộ Tẩu, (Thiều Chửu, 655-656), nghĩa là vượt qua, giống chữ Việt của quốc hiệu Việt Nam. Nó thường dùng để nói đến các bộ tộc Việt đông nam Trung Hoa như Mân Việt (Phúc Kiến), Ư Việt (Triết Giang), Giang Tây (Dương Việt), v.. v.. (55)
55. Thiều Chửu, Hán Việt tự điển (1944), tr. 655-56 [Việt bộ Tẩu]. Tác giả ghi chú “Lạc Việt là nước ta.” [tr. 656] Vấn đề này cần nghiên cứu lại.
Trong một bản đồ của tập An Nam Thông Sử [An Nan Tongshi] của tác giả Nhật Iwamura Shigemitsu, bằng tiếng Nhật, do Ngân Hàng Thế Giới ấn hành năm 1957 tại Singapore, địa danh Việt Thường đặt ở phía nam Giao Chỉ, được ước đoán là Quảng Nam-Bình Định. (56)
56. Iwamura Shigemitsu, An Nan Tong Shi [An Nam Thông Sử] (tiếng Nhật) (Singapore: World Bank, 1957), tr. 9-10. Núi Hùng được ghi là Nghiã Lĩnh Sơn, làng Sơn Vi, Bạch Hạc, phủ Lâm Thao, Phú Thọ, có ba đền Hạ, Trung, và Thượng. Tại đây, có câu đối “Đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thánh vương vị.” Ngày Hội hàng năm cử hành ngày 10/3 lịch ta. Năm 2005, tại đền Hạ, có hình Hồ Chí Minh đến thăm đền.
Đoạn sử văn cổ điển về Việt thường sao chép lại gần như nguyên vẹn trong quốc sử Tây Sơn (1778-1802) và Nguyễn (1802-1945). Đặc biệt, sử Nguyễn còn dẫn lại thông tin Chu Cơ Đán cấp cho sứ Việt thường năm [5] cỗ xe có dụng cụ chỉ nam, đoàn xe di chuyển trên một con đường tưởng tượng từ Thiểm Tây, men theo duyên hải Phù Nam, Lâm Ấp và trong vòng một năm về tới vương quốc. [Sứ giả mê kỳ qui lộ, Chu công tích dĩ bình xa ngũ thặng, giai vi chỉ nam nhi chế; sứ giả tái chi, do Phù Nam, Lâm Ấp hải tế, ky niên nhi chí kỳ quốc].(57)
57. CMTB, I:6a-7a (Sài Gòn: 1965), 2:26-31; (Hà Nội: 1998), I:77-78; Nguyễn Trãi et al., Dư Địa Chí (1435) (số 12); Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], in lần thứ 2, có sửa chữa, bổ sung (Hà Nội: KHXH, 1976), tr. 216, 562-564; ĐVSKTB, NK, I:7ab, The et al., (1997), tr. 43;
Tên Bách Việt xuất hiện lần đầu trong truyền bản Sử Ký của Tư Mã Thiên; “truyện Ngô Khởi,” dùng để chỉ chung các sắc tộc nằm phía nam sông Dương Tử [Trường Giang]. Chữ Việt này có bộ “Mễ” [Thiều Chửu 474, nghĩa là đến], có lẽ liên hệ đến việc trồng lúa, ăn gạo—khác với văn hóa lúa mì [millet] của Hán tộc ở phía bắc. (58) Trước đó, Trang Châu [Zhuang Zhou] hay Lưu An [Liu An, Hoài Nam Tử] chỉ nhắc đến người hay đất Việt bộ Tẩu, chưa dùng chữ Bách Việt, trải dài tới 7000-8000 lí giữa sông Hoài và Jiaozhi. (59)
58. Sima Qian, Shiji [Sử Ký], Lie Zhuan [Liệt truyện], q 65: “Sunzi WuQi,” 2831 [Ngô Khởi truyện (q. 2, tờ 36)]; ĐVSK, NKTT, I:1a, Thọ (2009), 1:150, 150n4; Giu (1967), 1:59, 313n3; Thiều Chửu, (Hà Nội: 1944), tr. 474 [Việt bộ Mễ], 655-56 [Việt bộ Tẩu].
59. Hoài Nam Vương Lưu An là em Lưu Triệt (Hán Vũ Đế), nổi danh với tờ sớ năm 135 TTL khuyên Lưu Triệt đừng đi đánh Mân Việt [Min Yue]. Hai trong những lý do là không thể lấy lễ giáo của xứ đội mũ mặc áo để cai trị man di; và, giữa Hán với Việt có những biên giới thiên nhiên [Ngũ Lĩnh] chưa từng có dấu chân người.
Mãi tới năm 1804—khi các đoàn thuyền buồm và chiến hạm Âu Mỹ bắt đầu thống trị Thái Bình Dương—Yên Kinh và Huế mới đồng ý chọn quốc hiệu mới Việt Nam. (60)
60. ĐVSK, NKTT, I:1a, Thọ (2009), 1:150 [ghi niên phổ 1063-1026 TTL?]; Mạc Bảo Thần-Nhượng Tống (Hà Nội: 1944; Sài Gòn: 1964?), tr. 37, 47-8n10, 49-50n11 [trĩ trắng trong Sử Ký]; Giu (1967), 1:62, 313n5 [trĩ trắng, Thượng thư đại truyện của Phúc Thắng; Trúc Thư Kỷ Niên; Hậu Hán Thư, q. 116 [86]: Nam Man truyện, q 76: Tây Nam Man di truyện. Sẽ dẫn: HHS/HHT].
Bang Giao Lý-Chàm:
Giống như Cổ Việt, người cổ Chàm [Champa] không để lại chữ viết riêng. Có rất ít thông tin khả tín về “Lin-yi” hay Lâm Ấp, và “Chiêm Thành” trước ngày xứ này bị Hán tộc xâm lăng. Hán sử đương thời hoàn toàn im lặng. Chỉ từ thế kỷ thứ II, thư tịch Trung Hoa mới nhắc đến những cuộc “nổi loạn” ở “ Tượng Lâm, Nhật Nam và Cửu Chân”—và sau này truy cứu ra là cổ Champa.
Bốn loại tư liệu chính giúp phác họa về Champa là di tích các tháp, chùa, thiền viện và bia đá hiếm hoi còn sót lại; cùng những mảnh vụn trong thư tịch Trung Hoa; thư tịch Việt Nam; và, truyền khẩu sử. Trong số hơn 20 bia đá còn tồn tại vào đầu thế kỷ XX, một số khắc chữ dựa theo sanskrit (có bia rất đúng cú pháp và từ ngữ, có bia ngày càng sai văn phạm, và rồi từ thế kỷ IX là thứ văn tự Chàm thoát thai từ Sanskrit, kiểu chữ Nôm chế biến từ chữ Hán). Bởi thế, người Chàm ở Thuận Thành (Bình Thuận) sau này không hiểu được loại chữ Bà Ni khắc trên bia đá ở tháp cổ núi Rùa [Linh Thái], gần Cầu Hai, Thừa Thiên. (61)
61. ĐNNTC, q. II, “Thừa Thiên,” (1997), 1:130-31 [87-425]; QTCBTY, 1971:205; L. Cadière, “L’Annam,” BAVH, XVIII, Nos 1-2 (Jan-June 1931), p. 92 [92-108], XIX, Nos. 1-2 (Jan-Juin 1931), p.93 [92-108]; Jean Yves Clayes, “Introduction à l’étude de l’Annam et Champa;” BAVH, XXI, 1-2 (Jan-June 1934), p. 52 [pp. 17-8, [5 đợt di dân: Océaniens, Australo-Tasmaniens, Mélanésiens, Polynésiens, Indonésiens, Môn-Khmers]. Pha trộn với thổ dân bản địa; 21, 25-6 [1-144]; H. Le Breton, “Le Vieux An Tịnh;” BAVH, XXII, No. 2 (4-6/1935), p. 198 [191-235] [Lâm Ấp lập quốc. Xâm chiếm Cửu Chân, Thanh Hóa]
Chưa phát hiện bằng chứng rõ ràng nào về sự du nhập văn minh bán đảo India tới Champa hay Lâm Ấp nói riêng, và bán đảo Đông Dương nói chung. Chỉ có những truyền thuyết như từ thế kỷ III TTL, Ashoka [A Dục đế] đã gửi hai sứ đoàn truyền giáo về xứ vàng. Hay, năm 100, một nhân vật Bà La Môn Kaundinya thành lập vương quốc thương mại Funan [Phù Nam, Kok Thlok] buôn bán, và hải tặc với India và TH trong khoảng thế kỷ II-VI. (62)
62. Khoảng năm 540 Phù Nam bị Bhava Varman của Kha Miệt [Khmer] chiếm; TKCS, ch. 36, Mão, (2004), tr 389; Stefan Anacker, “Introduction of Buddhism to Southeast Asia and Subsequent History to the Eleventh Century;” Charles S. Presbish (ed), Buddhism (Pennsylvania State Univ., 1978), p. 170 [they were founders of the Therevada community at Thaton, Myanmar [Mramma or Mranma]. Brahmanism coexisted up to the 11th century; III-V centuries: Pegu center in the south).
Xem thêm báo cáo của Malleret về di tích khảo cổ Óc Eo tại khu vực Kiên Giang-Cà Mau và Kampuchea.
Nên ghi nhận là thuật ngữ “Thiên Trúc hóa” hay “Ấn Độ hóa” [Indianization] (để phân biệt với “Hán hóa” [Sinization]) mà người Pháp sính dụng trong thế kỷ XIX và XX—qua những cấu trúc xây dựng và tượng thờ Civa [Sriva], Linga hay Phật—có lẽ quá phiến diện. (63)
63. Xem Karl L. Hutterer, “Early Southeast Asia: Old Wines in New Skins?—A Review Article;” Journal of Asian Studies, Vol. XLI, No. 3 (May 1982), pp. 549-57.
Thống trị vùng duyên hải từ Funan tới Giao Châu, vua Champa có lẽ đã tiếp cận thương đoàn và nhà truyền giáo India từ thế kỷ I hay II. Sự hiện hữu của hai nền văn hóa Óc Eo (Funan, Kok Thlok) và Sa Huỳnh (Quảng Ngãi hiện nay) cho thấy việc nhập cảng một số yếu tố văn hóa India—như tôn giáo, điêu khắc, xây cất—do tự nguyện và có sự lựa chọn hơn bị áp bức.
Tại cổ Việt, từ thế kỷ II-III, đã xuất hiện “Hồ nhân” [Huren]—có thể là các tăng Phật Giáo hay tu sĩ Brahmanism. Trong số tăng gốc Sogdian Scythian có Khang Tăng Hội, Cương Lương Lâu, Ma La Kỳ Vực và Khâu Đà La.
Từ đời Lê-Trịnh (1493-1789), sử quan Việt đã chú ý đến di tích Chàm, đặc biệt là các thành, tháp, chùa. Lê Quí Đôn, chẳng hạn, đã tả sơ lược về khu vực Đại Chiêm và Cổ Lũy (Quảng Nam). Sử quan Nguyễn còn ghi chép khá tường tận về các di tích trên—một công trình xây cất và điêu khắc ở mức độ cao, với voi, ngựa cùng nhảy múa với vũ công. (64)
64. Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục; ĐNNTC, q. II, “Thừa Thiên,” (1997), 1:130-31, 165 [87-425]
Những thông tin về cổ Champa trong thư tịch TH và Việt Nam thường liên hệ chặt chẽ với sự chiếm đóng cổ Việt của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Một trong những lý do là Hán tộc đã sử dụng chiến lược vết dầu loang, thôn tính những tiểu quốc lân cận, rồi sử dụng các thuộc địa mới làm bàn đạp hầu mở rộng bờ cõi xa hơn. Có lẽ vì thế, sử quan TH thường ít chú tâm—do vô tình hay cố ý—về vị trí đích thực của Lâm Ấp hay kinh đô nước này.
2. Vấn đề “Nhật Nam”:
Một câu hỏi quan hệ đến cổ Champa là biên giới phía Bắc của nước này, cũng là ranh giới phía nam quận Nhật Nam [Rinan] thuộc Giao Chỉ bộ.
Nguồn thông tin duy nhất là cuốn Giao Châu Ký, đã tuyệt bản, được nhiều tác giả trích dẫn. Sách này ghi năm 112-106 TTL, Lưu Triệt lập ba [3] quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Địa lý chí [Dilizhi] của [Tiền] Hán thư trích dẫn sách trên, thêm rằng Nhật Nam gồm năm [5] huyện: Chu Ngô, Tị Ảnh, Lư [Lô] Dung, Tây Quyển, Tượng Lâm. Hậu Hán Thư cũng chép lại. Đến thế kỷ I Tây lịch, Lưu Trang (Hán Minh đế, 29/3/ 57-5/9/75) có vẻ đã biết đến “Nhật Nam.” Nhân ngày Tết Lưu Trang hỏi Trương Trọng, một tiểu quan gốc Hợp Phố từng làm việc ở Nhật Nam, là phải chăng nhà ở Nhật Nam đều mở cửa về phía Bắc để ngóng mặt trời [Nhật Nam quận bắc hướng thị nhật gia?] (65)
65. CMTB, I:5, 10a-12b; (Sài Gòn, 1965), 2:26-29, 44-53; ĐVSKTB, The et al. (1997), tr 78. Có nhiều bản Giao Châu Ký. Được trích dẫn nhiều nhất là Giao Châu chí của Lưu Hân Kỳ. [như Cổ Kim Thiện Ngôn của Phạm Thái đời Lưu Tống; TKCS, Mão (2004), tr 363; ANCL, q. IV, 1961:92.
Đến đời nhà Minh (1368-1644), Âu Đại Nhâm [Ou Daren], tác giả Lĩnh Nam di thư [Former Writings in Lingnan] còn nhắc lại sự cố này. (66)
66. TKCS, ch 36, Mão (2004), tr 364-65; ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:99-100, 320n22; CMTB, II: 6a, 27, (Sài Gòn, 1967), 2: 162-63, 246-249; (Hà Nội: 1998), I:110. [Theo Quảng Châu Ký, Ngũ Lĩnh gồm Đại Dữu, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương, trong lãnh thổ Lưỡng Quảng. Maspéro, một chuyên viên Hán học Pháp, nghi rằng Tượng Quận của nhà Tần ở về phía Bắc Giao Chỉ. [Theo Trương Bửu Lâm, Từ Hải chép rằng tác giả Ngũ Sùng Diệu, không phải Âu Đại Nhâm. (Ibid., II:47,chú 1)].
Khó xác định Lưu Trang có hàm ý gì. Nhưng nếu đọc kỹ chú giải của các văn gia Trung Hoa đời sau, khó thể nghĩ rằng Lưu Trang hay trí thức Hán không tin rằng mặt trời mọc ở phương Bắc của xứ “hoang phục.”
Nhan Sư Cổ (581-645), làm việc dưới triều Lý Uyên (618-626) và Lý Thế Dân (627-647) thường chú giải ngũ kinh và Hán Thư của Ban Cố, từng nói “Nhật Nam là nói về phía Nam mặt trời; là bảo mở cửa phía Bắc để hướng về mặt trời.” [Nhật Nam ngôn kỳ tại nhật chi nam, sở vị khai bắc hộ di hướng nhật giã] (67)
67. ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:99-100, 320n22; CMTB, II: 6a, 27, (Sài Gòn: 1967), 2: 162-63, 246-49; (Hà Nội: 1998), I:110. Đến đời nhà Minh (1368-1644), Âu Đại Nhâm [Ou Daren] hay Ngũ Sùng Diệu, tác giả Lĩnh Nam di thư còn nhắc lại sự cố trên. TKCS, ch 36, Mão, (2004), tr 364-65;
Vua quan Hán cũng thận trọng thực hiện những công trình đo bóng mặt trời ở xứ “Tị Ảnh.” Kết quả khám phá là dựng cây nêu 8 thước tại thành Khu Túc, lị sở huyện Tượng Lâm, bóng của nó ở phía Nam là 8 tấc; dựng nêu ngày 5/5 âm lịch cũng thấy bóng ở phía Nam của cây nêu! (68) 68. TKCS, ch 36, Mão (2004), tr 373.
Theo Tân Đường Thư, q. 31, Thiên văn chí: Mặt trời ở phía bắc, Tháng năm, ở Giao Châu bóng [cây nêu] về phía nam là 3 tấc, ở Lâm Ấp là 9 tấc 1 phân.” (69) 69. ĐVSK, NKTT, III:9b, Thọ (2009), 1:192n2.
Sách Luận Hành của Vương Sung: Quận Nhật Nam cách Lạc [Dương] gần vạn dặm về phía nam mặt trời. (70) 70. ĐVSK, NKTT, III:9b, Thọ (2009), 1:192
Thời điểm TH xâm lược và chiếm đóng cổ Việt hay cổ Champa cũng có vấn đề. Sách TH thích đưa ra những thời điểm như đời Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng, 221-210 TTL), năm 179 TTL đời Zhao Tuo [Triệu Đà], hay 111 TTL đời Lưu Triệt nhà Tây Hán, (140-86 TTL).
Tuy nhiên, khoảng năm 135 TTL, Lưu An [Liu An], một tôn thất Hán, còn can ngăn Lưu Triệt đừng nên dụng binh ở cõi Ngũ Lĩnh xa xôi—được trời sinh ra để chia cách bắc-nam—và, không thể dùng pháp chế dân mặc áo đội mũ đối với man di hớt tóc ngắn, xâm mình, che đậy thân thể bằng lá cây, sống trong các hang núi và bờ suối tối tăm. Vào thế kỷ thứ hai, một người Hán tị nạn ở Giao Chỉ [cổ Việt] từng cảm khái viết rằng nhìn về hướng Bắc, núi Ngũ Lĩnh xa mờ mịt. Như thế, “Ngũ Lĩnh” mà Doanh Chính đưa quân xâm chiếm và di dân tới ở, hay Zhao Tuo thôn tính, khó thể vượt qua Thập Vạn Đại Sơn, ranh giới tự nhiên giữa miền nam Quảng Tây và đông bắc Bắc Việt hiện nay. (69)
69. Lê Quí Đôn, VĐLN, q. III, “Khu Vũ Loại,” số 69, bản dịch Phạm và Lê (1973?), tr. 148
Những “lời chứng tiêu biểu”: Huyện Phong Châu và Phong Khê: Nơi dân chúng sống trên cây, những ngón chân cái xoè chĩa vào nhau, ưa thích món đồ nhậu vượn biết nói tiếng người. (TKCS, ch 37, “Diệp Du Hà,” Mão (2004), tr 428-29) Hay, Nhạc Sử (990-1007), tác giả [Thái Bình] Hoàn Vũ Ký, dẫn Giao Chỉ Ký, viết: [Năm 248], trong núi quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu [Bà Triệu Thị Chinh], vú dài ba thước, không lấy chồng, kết đảng cướp phá quận huyện, thuờng mặc áo chỉ gai vàng, đi guốc, ngồi ở đầu voi mà chiến đấu, chết thành thần nay đền thờ ở xã Phú Điền, huyện Mỹ Hoá, tỉnh Thanh Hoá. ĐVSK, NKTT, IV:4a, Thọ (2009), 1:199; Giu (1967), 1:106; CMTB, III:8-9; (Sài Gòn 1970), 3:22-35; (Hà Nội: 1998), I:142-43.
Cuối thế kỷ II TTL, quân Hán có thể chiếm được kinh thành Fan-yu [Phiên Ngung] của Nan Yue [Nam Việt], giết Lữ Gia. Nhưng việc mở quận huyện xuống tới Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam là những dấu hỏi lớn, và đậm. Có thể với quan niệm cả thiên hạ là đất của vua Hán, thôn tính lân bang để biểu dương “thiên mệnh,” hay “ân đức,” văn gia TH ngày càng cổ thời hóa quan hệ giữa “Hoa Hạ” hay “Trung Nguyên” với lân bang “mọi rợ.”
Thế kỷ thứ I TTL, chẳng hạn, truyền bản Shiji [Sử Ký] ghi năm 1110 TTL sứ đoàn Việt Thường [Yueshang], qua hai ba lần thông ngôn, đã đến đất Fang (Phong), Shaansi (Thiểm Tây), cống chim trĩ trắng [a white pheasant] lên Chu Cơ Tụng-Chu Cơ Đán để biểu dương công đức “thánh nhân.” Cuối đời Tống (960- [1271]), văn gia TH hoang tưởng ra việc hơn 3,000 năm trước sứ Việt Thường đã đến cống Kỳ Phóng Huân (Nghiêu hay Yao, 2357-2255 TTL) một con rùa thần nghìn tuổi, vuông hơn 3 thước, lưng có chữ khoa đẩu [jiaguwen = giáp cốt văn], chép việc từ lúc mở trời đất. Hay, Kỳ Phóng Huân—cai trị 100 năm trước khi nhường ngôi cho Điêu Trùng Hoa tức Shun (Thuấn, 2255-2208 TTL)—từng sai Hy Thị [Thúc] tới “Nam Giao” (rồi thực hiện một bước nhảy vọt địa lý thành “Giao Chỉ,” tức cổ Việt ở phương Nam). (70)
70. Sima Qian, Shiji, (bản dịch Burton Watson (1961), Shih chi, chapt 113 [Nan Yue zhi], II:239-242; Shu (Waltham), tr. 199-200; CMTB, I:5a-7a; (Sài Gòn: 1965), 2:26-33; (Hà Nội:1998), I:77; [dẫn Trịnh Tiều (Zheng Qiao, 1104-1162), tác giả Tongzhi [Thông Chí]; và, Kim Lý Tường [Jun Li-xiang], Gangmu xianbian [Cương Mục Tiền Biên].
Theo văn sử Hán, kể cả Đại Minh Nhất Thống Chí, từ năm 43-44, sau khi phá tan cuộc nổi dạy của Hai Bà Trưng (40-43), Ma Yuan [Mã Viện] đã dựng trụ đồng để đánh dấu biên thùy đế quốc Hán, [và Nam Man (hiểu theo nghĩa Giao Chỉ, Lâm Ấp hay Chiêm Thành, cùng Phù Nam [Funan]),] với lời thề: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt.” Mặc dù truyền bản Hậu Hán thư (q 24:“Mã Viện truyện”) hoàn toàn im lặng và chỉ có những dã sử như Lâm Ấp Ký, Quảng Châu Ký, Giao Châu Ký, hay Thủy Kinh Chú nhắc đến truyền thuyết trên, huyền thoại trụ đồng được bảo quản kỹ lưỡng—nhiều lần được dùng để tạo áp lực trên thực địa. (71)
71. Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu, “Trụ Đồng Mã Viện: Sự Đàn Hồi Của Biên Giới Đế Quốc Trung Hoa;” Hợp Lưu Magazine (Fountain Valley, CA), số 110 (Tháng 6-7/2010), tr. 5-36; tu chỉnh năm 2014);
Văn gia TH không ngớt tìm cách xác định vị trí của trụ đồng. Nhưng tính chất đàn hồi của biên giới Hoa Hạ khiến vị trí trụ đồng Mã Viện ngày một Nam tiến.
a. Yao Si lian (d. 637), trong Liangshu [Lương Thư], phần Nam Hải (ch 54), cho rằng Mã Viện từ Nhật Nam đi về hướng Nam 166 cây số 080 [400 lí] mới đến Lâm Ấp; đi thêm về hướng Nam 83 cây số 040 [200 lí] nữa là biên giới Tượng Lâm và Tây Đồ; nơi Viện dựng trụ đồng. (71)
71. TKCS, ch 36, Mão (2004), tr 395.
Truyền bản Cựu Đường thư của Liu Xu [Lưu Hú] ([888] 897-946), và Tân Đường thư của Ouyang Xiu (Âu Dương Tu, 1007-1072) và Song Qi (Tống Kỳ, 998-1061) [et al] cho rằng Lương Thư chép sai, nên sửa 200 lí [83.040 km] thành 2,000 lí [830 km 400] cho phù hợp với Tongdian [Thông Điển của Du You [Đỗ Hựu/Hữu]. Loại xâm lược bằng sách vở này thường đi trước những đợt tấn công ngoại giao, rồi/hay bằng binh lực. Năm 1883, sau khi Tự Đức (1847-1883) xin nội thuộc, Tổng lí Nha môn nhà Thanh [Qing, 1644-1912] đòi Pháp trả lại đất từ Quảng Bình trở về bắc, dù thực sự chỉ muốn “thu hồi” lãnh thổ phía bắc sông Hồng (tức Bắc Kỳ “mỏ.”) Còn cho lệnh Tự Đức gửi Khâm sai đại thần qua chờ đợi ký hiệp ước. Nhưng cuối cùng, Pháp hủy bỏ tạm ước Bourée, sử dụng vũ lực bắt nhà Thanh phải rút quân về nước cùng Giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc [Lu Yong-fu]. Tảng lờ sự can thiệp của Bô Ngoại giao Mỹ, Pháp biểu dương lực lượng ở cả Đài Loan và Bắc Kỳ, khiến nhà Thanh phải từ bỏ chủ quyền ở Đại Nam, ký tạm ước Thiên Tân 11/5/1884, trút nhục hận bằng cách hạ ngục Tuần phủ Quảng Tây Từ Diên Húc, người từng đưa quân xuống Lạng Sơn chống Pháp, khiến Húc chết trong ngục. (72)
72. Xem Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuôi nhà Nguyễn, 1883-1945, 3 tập (Houston: Văn Hoá, 1999-2000), I:328-35, 341-53).
Mối quan hệ cổ Champa và cổ Việt là một chuỗi những cuộc đánh chiếm, cướp phá triền miên suốt mười lăm, mười sáu thế kỷ để sinh tồn, trong chiến lược “dĩ man trị man” của Trung Hoa. Dù được tự chủ từ 137 hay 192—hoặc đã liên tục đẩy lui những cuộc xâm lược của Hán tộc từ đầu thập niên 100—trận chiến tranh sinh tồn giữa cổ Chàm và cổ Việt chính thức khởi đầu từ thế kỷ thứ ba Tây lịch, khi các triều Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy v.. v.. biến cổ Việt—tức thuộc địa Giao Châu, An Nam, v.. v..—trở thành đầu cầu xâm lược vùng Đông Nam lục địa Á Châu. Năm 242, gia đình Phạm Hùng đã cướp chiếm “Nhật Nam” của Giao Châu, rồi đòi chia ranh giới từ Đèo Ngang. Trong hai thế kỷ IV và V Champa và Giao Châu trao đổi những trận tấn công đẫm máu. Từ đời Tùy (581-617), cổ Champa hay Lin-yi [Lâm Ấp] yếu thế dần. Tháng 3-4/605, Lưu Phương và Tông Xác dẫn 27 tiểu đoàn từ phía nam Giao Châu, chia hai đạo thủy bộ đánh Sambhuverman Chumnik (Phạm Chi, 595-629, có mộ bia và tên nước Champa). Lưu Phương cho lính đào hố khiến voi trận hoảng loạn, mặt trận tan vỡ. Hàng vạn người Chiêm bị giết.
Tháng 4-5/605, Phạm Chi bỏ chạy ra biển. Lưu Phương san thành bình địa Simhapura, cướp đoạt 18 [12] bài vị bằng vàng của các vua Lâm Ấp (đã truyền được 18 đời), ghi công vào bia đá rồi về. Tuy thắng trận nhưng quân lính chết 3, 4 phần 10, và Phương cũng chết bệnh trên đường về. Khi trở lại kinh đô, Phạm Chi than khóc đến chết đi, sống lại nhiều lần. Không rõ thủ đô Simhapura [Sư tử thành] hay Singapura của Phạm Chi ở đâu. Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam và Bình Định đều có dấu tích thành cũ của Lâm Ấp. Có thuyết nói Singapura là Trà Kiệu [Quảng Nam], và 8 đời vua Chàm đã cai trị tại đây đến năm 750. Lê Quí Đôn tả sơ lược về khu vực Đại Chiêm và Cổ Lũy (Quảng Nam). Sử quan Nguyễn ghi chép khá tường tận về các di tích trên—một công trình xây cất và điêu khắc ở mức độ cao. (73)
73. Sui shu [Tùy Thư], q. 53: Lưu Phương truyện; q. 82, “Nam Man truyện,” dẫn trong ANCL, q. IV: Tiền triều chinh thảo, 1961:95-6 [12 bài vị]; Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện [ĐNCBLT], bản dịch Cao Huy Giu et al., 4 tập (Huế: Thuận Hóa, 1993), II, q. 33; 1993, II:609) [Vấn đề là chưa biết vị trí của kinh thành Lâm Ấp, hay vị trí “trụ đồng Mã Viện,” cách nhau tám [8] ngày đi đường.] ĐNNTC, q. II, “Thừa Thiên,” (1997), 1:130-31, 165 [87-425]; ANCL, q. IV, 1961:95-6; Cadière, L’Annam, 1931: 93; Claeys, “l’Annam et Champa;” BAVH, XXI, 1-2 (Jan-June 1934), p. 27 [1-144] [ở Nham Biều, bờ Nam sông Hương, Huế]; ĐVSK, NKTT, V:1a-2b, Thọ (2009), 1:222-223, Giu (1967), 1:127-128; ĐVSKTB, NK VI:1a-2a, The (1997), tr. 114-115; CMTB, IV:14b-16a; (Sài Gòn : 1970), 3:190-197; (Hà Nội : 1998), I:179-182;
H. Le Breton, “Le Vieux An Tịnh;” (suite) BAVH, XXII, No. 2 (4-6/1935), pp. 195, 204 [191-235]. [Núi Thành = núi Đồng Trụ phía bắc sông Cả, tây nam Vinh [tr. 195, 204];
Từ ngày này, cổ Champa phải cống hiến đều đặn nhà Tùy, rồi Đường (618-906). Đời Lý Thế Dân (Đường Thái Tông, 627-649)], Gia Cát Địa lên ngôi, đổi tên nước là Hoàn Vương. Thường sang đánh phá An Nam. Đời Lý Long Cơ (Đường Huyền Tông, 713-755]), Hoàn vương vào cống, dâng hòn ngọc hỏa hoàn Thiên Trúc, cướp được Năm 808, Hoàn vương tấn công Hoan và Ái. Lý Thuần (Đường Hiến Tông, 806-820) cử Trương Chu làm kinh lược phán quan rồi thăng đô hộ. Trương Chu chế tạo ra 300 chiến thuyền mông đồng có 23 tay chèo, chở được 25 binh sĩ, di chuyển rất nhanh. Năm 809, Trương Chu xuống đánh Hoàn Vương. Bắt được đô thống châu Hoan, châu Ái, chém hơn 3 vạn thủ cấp. Bắt sống 50 người con của vua Hoàn Vương, cùng voi chiến, áo giáp. Xây lại các thành ở châu Hoan, châu Ái. (74)
74. Tân Đường thư, Bản kỷ, q. 7; ANCL, q.9, 1961:165; ĐVSK, NKTT, V, Giu (1967), 1:325, chú 17. CMTB, IV:28-29; (Sài Gòn: 1970), 3:247-249; (Hà Nội : 1998), I:193-194; Le Breton, 1935:200. Xem thêm bia của Liễu Tông Nguyên trên mộ Trương Chu: bắt chước Mã Viện trồng trụ đồng; phá núi làm đường; công lao còn vượt Mã Viện; ĐVSKTB, The (1997), tr 124;
Khoảng năm 1000, sau khi bị Lê Hoàn đả bại, Sri Vijaya [Thắng lợi] xây thành Vijaya [sử Việt gọi là Phật Thành, Phật Thệ, hay Chà Bàn] trên bờ sông Côn (Bình Định). Thành Chà Bàn [Vijaya], 27 cây số tây bắc Qui Nhơn, là kinh đô “Chiêm Thành” [Champa] tới 1471, của một triều đại mới, gồm 30 đời vua, kéo dài gần 5 thế kỷ. Lãnh thổ kéo dài từ sông Gianh tới sông Dinh (Hàm Tân). Các vua Chàm thích dựng bia tuyên dương công trạng, đặt tại Mĩ Sơn (miền Bắc), Po Nagar (Nam) và trên cả cao nguyên như Po Klong (Gia Rai). (75)
75. A. Sallet, “L’Annam,” BAVH, XIX, Nos. 1-2 (Jan-Juin 1931), p. 63.
Ch 2. 1044 [2/2-2/3/1044: Tháng Giêng Giáp Thân]:
Tháng 5/1043, Sạ Đẩu [Yang Pu Sri Jaya Sinhavarman II, ghi trong bia] cướp ven biển Đại Việt. Lý Thái Tông sai Đào Xá Trung đi dẹp yên. Tháng 9-10/1043, Thái Tông cho đóng chiến thuyền chuẩn bị đi đánh Chiêm Thành, vì “Chiêm Thành 16 năm không cống, ý chừng uy đức của trẫm không tràn thấm đến chúng.” Ngày 21/2/1044 Lý Thái Tông cho lệnh xuất quân. Ngày 13/3 đại quân rời kinh sư. Ngày 14/3 đến cửa Đại Ác. Sóng gió êm, đổi tên thành Đại An [nay thuộc tỉnh Hà Nam]. Đến núi Ma Cô [huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh] có mây ngũ sắc trôi theo. Dừng quân ở cửa Trụ Nhai. Hôm sau [15/3/1044], tiếp tục. Trong một ngày qua hai hai bãi Đại Trường Sa [bãi cát từ cửa Nhật Lễ hay Lệ tới cửa Tùng] và Tiểu Trường Sa [cửa Việt]. Ngày 8/4/1044 đến cửa biển Tư Khách [tức Ô Long], Hương Trà, Thừa Thiên. Sóng gió hiểm nghèo. Vua nghe tin vua Chiêm là Sạ Đẩu dàn quân và voi chống cự ở phía nam sông Ngũ Bồ [nằm về phía nam cửa Tư Hiền]. Theo Đào Duy Anh có lẽ là sông Thu Bồn, đổ ra cửa Đại Chiêm, Quảng Nam]; (Cadière, 1931:93.
Vua truyền cho quân lên bờ phía bắc. Quân Lý tràn qua sông. Quân Chiêm tan vỡ. Sri Jaya Sinhavarman II bị Quách Gia Di chém tại trận. Quân Lý tàn sát 30,000 quân Chàm. Bắt hơn 5,000 tù binh và 30 thớt voi trận. Tháng 8/1044 kéo quân vào thành Phật Thệ [địa phận xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên; phía nam Huế khoảng 4 km]. Bắt vợ con, cung nữ giỏi ca múa điệu Tây Thiên về nước.
Ngày 26/8/1044 kéo quân về. Ngày 24/9/1044 đến hành điện Lị Nhân, Trường Yên. Vợ Sạ Đẩu là Mị Ê nhảy xuống sông tự tử, không chịu thất thân với Thái Tông. Trở lại Thăng Long, chia tù binh Chàm ra ở các trấn Vĩnh Khang [Vĩnh Hòa, Tương Dương, Nghệ An] và Đăng Châu [Qui Hóa, Hưng Hóa]. (76)
76. ĐVSK, BKTT, II:35ab, Thọ (2009), 1:336; Giu (1967), 1:223; ĐVSKTB, The (1997), tr 226-27; CMCB, III:10-11; (Hà Nội: 1998), I:328-29.
Lên ngôi khi đã 34 tuổi, dù được Triệu Trinh (Tống Nhân Tông, 1023-1063) phong làm Giao Chỉ quận vương năm 1055, Lý Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072) không dấu sự bất bình về áp lực của quan chức Tống tại biên giới. Trước đây, Khu mật trực học sĩ Tôn Miện, Nhập nội áp ban Thạch Toàn Bân cùng Kinh lược sứ Dư Tĩnh đã yêu cầu nhà Lý tiếp tay diệt Trí Cao, nhưng Địch Thanh phản đối. Vì vậy, dù 20,000 quân lý đang kéo tới gần cửa quan, vua Tống yêu cầu vua Lý thôi động binh. (ĐVSK, BKTT, II:38b-39a, Thọ (2009), I:340-341; Giu (1967), 1:227-228];
Từ cuối thập niên 1050, Lý Thánh Tông (3/11/1054 -1/2/1072) đã bất bình với thái độ tráo trở của nhà Tống trong cuộc tranh chấp kiểm soát các sắc tộc nằm giữa biên giới hai nước.
Triều đình Tống đang thi hành chính sách di dân, đưa các sắc tộc “Man” từ phía bắc và nam sông Dương Tử xuống xa hơn các châu huyện phía tây và nam Quảng Nam Tây. Công khai nhất là kế hoạch “đồn điền,”dùng các đạo lính thú khai thác những vùng núi non, rừng rậm, tàng chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên. Cuộc nổi dậy của cha con Nùng Tồn Phúc và Nìng Trí Cao (Nong Zhigao, 1025-1053) trong giai đoạn 1039-1053 là một trường hợp tiêu biểu. Nùng [Nông] Tôn Đản—một thủ lĩnh dân Nùng ở Quảng Nguyên, nay là Quảng Uyên, đông bắc Cao Bằng—người sẽ vây hãm và san bằng thành Ung Châu [Yongzhou] đầu năm 1076, theo tài liệu Chuang, là một người có họ với Trí Cao. Nhưng chi tiết Tôn Đản hay Đán—từ miền bắc sông Dương Tử xuống—từng gặp Chỉ huy sứ Quảng Nam Wang Han (1043-1063) năm 1057, với sự hiện diện cùa con Trí Cao, và đạt thỏa ước hợp tác (Anderson, 2008, tr 198) là một dấu hỏi lớn.
(ĐVSK, BKTT, III:1b, Thọ (2009), 1:343, Giu (1967), 1:230; CMCB, III:21, (Hà Nội: 1998), I:338; LTHCLC q. 46, 1992, 3:189]
Năm 1059, Lý Thánh Tông từng cho quân tiến tới châu Khâm [Qinzhou], dương oai diễu võ, vì thái độ tráo trở đáng ghét của quan chức Tống. (77)
77. ĐVSK, BKTT, III:5b, 6ab, Thọ (2009), 1:348-349; Giu (1967), 1:230,
Năm sau, 1060, Phò mã Thân Thiệu Thái, châu mục Lạng châu, truy kích những người trốn tránh sang tận lãnh thổ Ung Châu. Bắt Chỉ Huy sứ Yang Bao Cai [Dương Bảo Tài] cùng thủ hạ, và lùa trâu ngựa mang về. (78)
78. ĐVSK, BKTT, III:2a, 2b, Thọ (2009), I:343, 344; Giu (1967), 1:228,231; CMCB, III:22; (Hà Nội: 1998), I:339; Tự Đức phê: Vô lý.
Mùa Hè 1060, Yu Jing [Dư Tĩnh, 1000-1064] đưa quân sang Quảng Nguyên cứu Dương Bảo Tài nhưng không thành công. Yêu cầu nhà Lý gửi sứ sang Ung Châu bàn thảo. Thánh Tông gửi Phí Gia Hựu sang gặp Dư Tĩnh. Tĩnh xin tha Dương Bảo Tài, nhưng Thánh Tông không thuận, (79)
79. ĐVSK, BKTT, III:2b, Thọ (2009), I:344; Giu (1967), 1:231]; CMCB, III:25; (Hà Nội: 1998), I:341) Tự Đức phê: Không tin được.
1059: Qui định quân hiệu. (CMCB,III:24, (Hà Nội: 1998), I:340. 1059: Chế mũ áo các quan lại. (CMCB, III:23, (Hà Nội: 1998), I:339.
Năm 1062, Nùng Tôn Đản xin nhập Tống. Triệu Trinh cho coi binh lực ở Quế Hoa, giáp ranh Quảng Nguyên.
Ngày 30/3/1063, Triệu Trinh đột ngột chết. Triệu Thự lên ngôi, tức Anh Tông (Yingzong, 30/3/1063-8/1/1067). Sứ Lý là Lý Kế Tiên tới Khai Phong mừng Triệu Thự lên ngôi. Ngày 7/4/1063, Triệu Thự trao quà tặng Lý Thánh Tông do Triệu Trinh để lại, kể cả những bức tranh chữ [calligraphic works], cho Lý Kế Tiên mang về. (80)
80. ĐVSK, BKTT, III:3a, Thọ (2009), 1:345; Giu (1967), 1:231; CMCB, III:25; (Hà Nội: 1998), I:342; LTHCLC q. 47, (1992), III:218. Sử Việt chép là Tháng Giêng Giáp Thìn [1064].
Năm 1065, tri châu Quế Châu Lu Shen báo cáo Nùng Tôn Đản và Lưu Ưng Kỷ, châu mục Quảng Nguyên, đang ngả về phía nhà Lý. Triệu Thự chỉ gia tăng chức tước mới cho Ứng Kỷ và Tôn Đản, với hy vọng họ sẽ tiếp tục trung thành với Tống. (Anderson, 1968, tr 202, 203)
Ngày 8/1/1067 [1/12 Đinh Mùi, 8/1-5/2/1067] Triệu Thự chết. Triệu Chuyên/Húc nối ngôi, tức Thần Tông (Shenzong, 3/2/1067-1085). Ngày 3/2/1067, Triệu Chuyên phong Lý Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072) tước Khai phủ nghi đồng tam ti, Nam Bình Vương. Gửi tặng Thánh Tông 300 súc lụa, hai ngựa yên cương trạm vàng bạc. (81)
81. ĐVSK, BKTT, III:4a, Thọ (2009), 1:346; Giu (1967), 1:232; ĐVSKTB, BK III:6a, The (1997), tr 238; CMCB, III:27; (Hà Nội: 1998), I:343; LTHCLC q. 46, (1992), 3:189]
Các phe phái chủ chiến ở Khai Phong có vẻ không hài long với thái độ “nhu nhược” của Triệu Hằng, Thự và Chuyên/Húc.
Tình hình miền nam Tống và bắc Đại Việt, mà Tống thích gọi là “Giao Chỉ [Crossing Toes] quận,” rồi “An Nam” [Pacified South] duhufu [Protectorate] bắt đầu căng thẳng từ ngày các thổ quan nhận lệnh mở rộng vùng kiểm soát.
Ch 3. Tháng 2-3/1069: Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành [Vijaya].
Tháng 2-3/1069, Lý Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072) đi đánh Chiêm Thành. Cử Lý Thường Kiệt (1019-1105) làm tiên phong. Thoạt tiên, cuộc xâm lăng không thành công. Vua kéo quân về. Tới Cu Liên, nghe tin Nguyên phi [Lê thị Ỷ Lan] nhiếp chính tốt đẹp, quay lại đánh.
Lý Thường Kiệt bắt được Chế Củ [Rudra Varman III] và 50,000 dân mang về. Tháng 7-8/1069, Lý Thánh Tông về tới kinh đô. Dâng 50,000 tù ở Thái Miếu. (82)
82. ĐVSK, BKTT, III:15a, Giu (1967), I:244; Thọ (2009), I:360; CM CB, III:28- 29, (Hà Nội: 1998), I: 344-45)
Chế Củ [Rudra Varman III] xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính.
Địa Lý: Lâm Bình (1075, Lý Nhân Tông; ĐNNTC, (1997), I:14) [Tân Bình (1375), Quảng Ninh, Quảng Bình].
Ma Linh: Huyện Minh Linh (1075, Lý Nhân Tông; ĐNNTC, (1997), I:14) [và Gio Linh, Quảng Trị].
Bố Chính: huyện Bình Chính, Bố Chính và Bố Trạch, Quảng Bình. (83)
83. ĐVSK, BKTT, III:4a, 5a, Thọ (2009), 1:346-347; Giu (1967), 1:233; ĐVSKTB, The (1997), tr. 238; CMCB, III:28-29; (Hà Nội: 1998), I:344-345; Cadière, 1931:94)
Năm 1003, Lý Giác người Diễn Châu làm phản, chiếm các đất trên, đầu hàng Chiêm. Năm sau, Lý Thường Kiết đánh Chiêm, chiếm lại; ĐVSK, BKTT, III:14ab, Thọ (2009), I:359-360; Giu (1967), I:243-244; CM CB, IV:3- 5, (Hà Nội: 1998), I: 365-367)
Thánh Tông còn bắt được Thảo Đường ở Chiêm Thành, mang về Thăng Long. Cho làm đầy tớ Sư Lục. Một ngày Thảo Đường lén sửa văn sớ của Sư lục. Vua phong làm Tăng Lục, rồi Quốc sư. Truyền tâm ấn cho vua. Được coi như Sơ tổ phái Thảo Đường, dựa theo thuyết thiền thanh nhất xứ (hỗn hợp thiền tu và niệm Phật). (84)
84. ANCL, XV, 1961:239.
[Cương Mục không chép về Thảo Đường. Năm 1088, Lý Nhân Tông phong chức quốc sư cho Khô Đầu. Nhưng các sử quan chẳng cần bận tâm tra cứu lý lịch nhân vật quốc sư được hưởng những quyền hành tương đương với Ngô Chân Lưu này. (85)
85. CMCB, III:46, (Hà Nội: 1998), I:360-61.
Năm 1069, Thánh Tông sai sứ lên Khai Phong, báo tin thắng Chiêm Thành. Triệu Chuyên/Húc ban quà cho sứ giả. (86)
86. ĐVSKTB, BK III:7a, The (1997), tr 238; LTHCLC q. 47, 1992, III:218.
Năm 1071, Chiêm Thành qua cống. Sứ Chiêm đến 3 lần dưới triều Thánh Tông. (87)
87. ĐVSKTB, BK III:8a, The (1997), tr 239; ĐVSK, BKTT, III:3b, Thọ (2009), 1:348; Giu (1967), 1:234; CMCB, III:30, (Hà Nội: 1998), I:346 [hai lần, 1055, 1071].
Tuy nhiên, Harivarman [Hadjiverman?] IV (1074-1081)— người kế vị Chế Củ, và sau này lập bia Mỹ Sơn, tuyên bố tự hào là “người thừa kế tộc Cau [Kramura Vam’sa] của cha (từ Phú Yên vào nam) và tộc Dừa [Narikela Vams’a] của mẹ (thuộc khu Quảng Nam-Bình Định), sinh ra trong dòng giống ưu việt của đất nước Champa”—khó thể quên cuộc chinh phạt năm 1044 và 1069 của Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, cương quyết chiếm lại đất đai. (88)
88. Đời Lý Thần Tông (1127-1138), Chàm đòi lại đất.
Năm 1069, dù mới 19 tuổi, Triệu Chuyên/Húc, dùng Wang Anshi (Vương An Thạch [1021-1086], một thủ lĩnh phái lý học [rationalism]) làm Tể tướng, hầu thực hiện tân chính [reforms]: liên quan đến việc cải tổ thi cử (bỏ môn thơ); khuyến nông qua chính sách thanh miêu; độc quyền buôn bán muối, gỗ quí; thực hiện chế độ bảo gia [baojia], và cải cách quân đội để tiết kiệm ngân sách. Thạch quyết định giảm số chính qui tức cấm quân [jinjun], và phụ lực địa phương [xiangjun], thành lập thổ binh [xiangbinh] để bảo vệ các bảo gia. (89)
89. Li Tao (1114-1183), Xu Zizhi tongjian changbian [Tục Tư trị thông giám trường biên/ Extended Continuation to the Comprehensive Mirror to Aid the Government] (Taipei: 1983), Bk 218:7ab [Baojia]; To Tuo, et al, Songshi [Tống Sử] (Beijing: 1974), vol 192, 4767 [Wang An-shi /Vương An Thạch, 1021-1086] ĐVSKTB, BK III:6b, The (1997), tr 238.
Thạch cũng muốn lập công ở biên thùy, dùng [Trầm] Khởi làm Tri châu Quế Châu, lập mưu chiếm Đại Việt (Giao Chỉ). Nguyên bọn tri châu Ung Châu là Tiêu Chú và Quế Châu Trầm Khởi muốn đón ý Thạch, dâng sớ xin đánh Giao Chỉ. Khi vào triều, Trầm Khởi được chọn, vì Tiêu Chú cho là khó đánh. Khởi bị bãi, Lưu Di lên thay. Di tin rằng có thể đánh được Đại Việt, nên biên xét hộ tịch dân ở khe động, chuẩn bị binh mã, luyện tập thủy chiến, liên minh với Chiêm Thành và Chân Lạp [Kha Miệt hay Kambojia] đánh Giao Chỉ. Ngoài ra cắt đứt việc buôn bán.
Lý Thánh Tông đưa thư qua Triệu Húc yêu cầu giao trả Nông Thiện Mỹ và 700 dân An Thanh chạy sang Tống, thì bị Lưu Di dìm đi. (90)
90. ĐVSKTB, BK III:14ab, The (1997), tr 244; CMCB, III:35; (Hà Nội: 1998), 1:350-51; Phan Huy Chú, LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc biên cương, 1992, 3:277 [Thẩm Khởi, Nùng Thiện Mỹ];
Di còn cử Nùng Trí Hội thay Nùng Tôn Đản làm Tri châu Quế Hoa [Guihua]. Đây có thể nhằm trả đũa việc nhà Lý yểm trợ Nùng Trí Cao trong thập niên 1040-1050, và đánh chiếm Chiêm Thành vào năm 1069—hay dấu hiệu một thay đổi sắp tới trong chính sách đối ngoại.(91)
91. CMCB, III:2-3, 13-14, 16-19; (Hà Nội: 1998), I:320-21, 330-31, 333, 335-36.
Tống sử còn chép lại một quốc thư của vua Chiêm, bày tỏ lòng trung thành với Thánh chúa. Thư này có lẽ do một người Hán viết, nên trích dẫn gần đầy đủ về những huyền thoại cổ sử như trụ đồng Phục Ba, cống chim trĩ trắng, v.. v..Ví ân đức nhà Tống [hay Vương An Thạch?] như ánh mặt trời chiếu rõi mọi hang động, yêu thương Ai Lao nên mở quận Vĩnh Xương; sắp ra tay trừng trị thành Tây của Giao Chỉ.”(92)
92. “Phụ chép Biểu của nước Chiêm Thành;” Lê Tắc, ANCL, q VI, 1961:136-138;
Mặc dù Tống sử chép tất cả những việc trên vào đầu năm 1075, thật ra chính sách xâm lược đã khởi sự từ ngày Vương An Thạch lên cầm quyền, và trước khi Thánh Tông qua đời ngày 1/2/1072. Việc Lý Càn [Kiền] Đức (1066-1128), mới 6 tuổi [7 tuổi ta] đã nối ngôi, tức Lý Nhân Tông (1/2/1072-15/1/1128), và cuộc đảo chính Dương Hoàng thái hậu do Hoàng Thái phi Lê Thị Ỷ Lan chủ mưu, khiến Thái sư Phụ chính Lý Đạo Thành bị đổi vào Nghệ An, có lẽ khiến phe đảng An Thạch thêm tham vọng. (93)
93. ĐVSK, BKTT, II:39a, III:5b-6, 6ab, Thọ (2009), 1: 341, 348-349; Giu (1967), I: 228, 234-35; ĐVSKTB, BK III:10ab, The (1997), tr 240-241;
Năm 1073 [Quí Sửu] [không rõ ngày tháng] Triệu Chuyên /Húc phong Lý Nhân Tông làm Giao Chỉ quận vương, nhưng Tể tướng Thạch vẫn chuẩn bị tấn công Đại Việt hầu “thu hồi đất đai đã mất.” (94)
94. ĐVSK, BKTT, III:7b, Thọ (2009), 1:350; Giu (1967), 1:235-36; CMCB, III:32; (Hà Nội: 1998), I:348) [LTHCLC, q. 46, (1992), III:189 ghi là năm 1074]
Năm 1074 [Giáp Dần, 30/1/1074-19/1/1075] Chiêm Thành lại quấy rối biên giới phía nam Đại Việt. (95)
95. ĐVSK, BKTT, III:8a, Thọ (2009), 1:350; Giu (1967), 1:236; ĐVSKTB, BK III: 13b, The (1997), tr 243;
Ngày 12/9/1075 Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm nhưng không thành công. Vẽ bản đồ ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh rồi về. (96)
96. ĐVSK, BKTT, III:9a, Thọ (2009), 1:352; Giu (1967), 1:237; ĐVSKTB, The (1997), tr. 244; CMCB, III:34-35, (Hà Nội: 1998), I:350.
Đây có thể là một mũi tên bắn hai chim—vừa dằn mặt Chiêm Thành, vừa là một cuộc thao dượt chuẩn bị tấn công Quảng Nam của nhà Tổng. Nếu vậy, hai cuộc tiến đánh Ung Châu của [Nùng] Tôn Đản và Lưu Ứng Kỷ năm 1075, nhưng bị Nùng Trí Hội đẩy lui, cũng có thể nằm trong chiến thuật nghi binh này. (97)
97. ANCL, q IV, phần 2: Tiền triều chinh thảo, 1961:98-99.
Một chi tiết giúp tăng bổ cho lập luận trên là dù không chiến thắng Chiêm Thành, Lý Thường Kiệt vẫn được cử làm Thái úy, phụ trách quân sự toàn vương quốc. Qua tháng 10/1075, Thái sư Lý Đạo Thành, đã được về triều giữ chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự (năm 1074) và Thái úy Kiệt công khai mở cuộc tấn công phòng ngự vào ba châu Khâm [Qinzhu tức Ningshan; đời Nguyên là Vĩnh An, giáp ranh Móng Cái, Quảng Ninh], Liêm [Lianzhu, tức Hepu, và Vĩnh Bình thuộc Quảng Nam Tây [tỉnh Guangxi hiện nay], và Ung [trị sở Quảng Nam tây]. Lực lượng sử dụng lên tới 100,000 quân và thuyền chiến. Đích thân Thái úy Kiệt chỉ huy cánh quân đánh châu Khâm, và châu Liêm. Trong khi đó Tôn Đản, được tăng cường Quan sát sứ Lưu Ứng Kỷ, Phò mã Thân Cảnh Phúc[?] v..v.. chỉ huy lực lượng đánh Châu Ung—cứ điểm chiến lược của Quảng Nam—giáp ranh Lộc Bình, Lạng Châu. (98)
98. ĐVSK, BKTT, III:9a, Thọ (2009), 1:352; Giu (1967), I:237; ĐVSKTB, BK III:13b, 16a, The (1997), tr 243, 245; CMCB, III:35, (Hà Nội: 1998), 1:350-351 [châu Liêm 8,000 quân Tống chết]. Nguyên sử tục biên, q. 209;
Ngày 27/10/1075, tiền quân Lý bao vây Cổ Vạn. Các cánh quân khác chia nhau đánh phá Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, Châu Lộc, Tây Bình, cùng các trung tâm huấn luyện hương binh của Trương Thủ Tiết [Zhang Zhoujie]. (99)
99. ĐVSKTB, BK II:25a, The (1997), tr 212 [chỉ trích của Ngô Thì Sĩ, II:25ab, 212-213]; III:3b-4a, tr 234 [1060 và tháng 7 Canh Tý]; III:14b-16a, tr 244-245 [1076, Ung Châu, Tôn Đản]
Lý Thường Kiệt còn phát bài hịch (lộ bố) kể tội ác của Vương An Thạch khi thi hành tân chính nhất là phép thanh miêu [lúa non, tức cho dân vay tiền làm ruộng, gặt lúc xong trả lại], miễn dịch [bất cứ ai cũng phải nộp tiền miễn dịch, từ con một, tăng sĩ, tới lại quan]. (100)
100. Sử Lê ghi là tháng 2 Ất Mão. Sử Nguyễn sửa lại theo Cương Mục Tục Biên của nhà Tống là tháng 12/1075; ĐVSK, BKTT, III:6, 8-9, Thọ (2009), 1:349, 351; Giu (1967), 1:234-35, 237; ĐVSKTB, BK, III:14b-16b; The (1997), tr. 245-246) Sử Tây Sơn và Nguyễn,đều cho rằng không có việc Lý Thường Kiệt qua đánh Tống vào tháng 2 Đinh Tị [-26/3/1077; ĐVSKTB, BK, III:14b-16b; The (1997), tr. 245-246; CMCB, III:37; (Hà Nội: 1998), 1:351-52.
Ngày 30/12/1075, đánh Khâm Châu, và hạ được thành lỵ ba ngày sau, 2/1/1076. Ngày này, quân Lý cũng chiếm được Liêm Châu. Quân Tống thiệt hại nặng.
Ngày 18/1/1076, quân Tôn Đản bắt đầu đánh Châu Ung [Yongzhu], tức Nam Ninh [Nanning] hiện nay. Tri châu Tô Giám đóng cửa thành chống cự. Chỉ ít ngày sau, chủ lực quân Lý cũng tới tăng viện cho Tôn Đản, Lưu Ứng Kỷ. Đô Giám Quảng Nam Tây là Trương Thủ Tiết mang quân giải cứu Ung Châu; bị Thường Kiệt phục kích, giết chết tại Côn Lôn quan (đông bắc Nam Ninh). 8,000 lính chính qui Tống và địa phương Quảng Nam tây tử trận. (101)
101. ĐVSK, BKTT, III:8b, Thọ (2009), 1:351-53; Giu (1967), 1:236; CMCB, III:35-37; (Hà Nội: 1998), 1:351-52; Phan Huy Chú, LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc biên cương, 1992, 3:277;
Ngày 1/3/1076 [23/1 Bính Thìn], sau 42 ngày công hãm, Tôn Đản hạ thành Ung Châu. Tô Giám bắt cả nhà 36 người tự vẫn, rồi nhảy vào lửa chết theo. Bởi vậy đa số dân Ung Châu hết sức chiến đấu, Quân Lý phải chất những túi vải đựng đất cao ngang tường thành mới chiếm được mục tiêu. 15,000 quân Lý tử trận. Tôn Đản nổi giận, san bằng Ung Châu,“giết 5 vạn, 8 ngàn người.” Cộng với số thương vong ở châu Khâm và châu Liêm, hơn 100,000 dân Quảng Nam Tây bị giết. Quân Lý cũng bắt một số tù mang về. (102)
102. ĐVSK, BKTT, III:8-9, Thọ (2009), 1:351; Giu (1967), 1:237; ĐVSKTB, BK, III:14b-16b, 21a; The (1997), tr 244-245. CMCB, III:36-37; (Hà Nội: 1998), I:352; Phan Huy Chú, LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc biên cương, 1992, 3:277; “La vérité sur les relations sino-vietnmiennes;” La Chine et le Monde [“Sự thật về quan hệ Trung Hoa-Việt Nam,” trong Trung Hoa và Thế Giới] (Beijing: Beijing Information, 1982), tr 105 [102-41] [Trong vòng 246 năm, từ năm 995 đời Song Taizong tới 1241 đời Song Lizong, Việt Nam đã tấn công TH tới 10 lần].
Triệu Chuyên/Húc tức giận, an trí Thẩm Khởi ở Sinh Châu (Tú Châu, nay là phủ Gia Lương, Triết Giang), xóa tên Lưu Di trong sổ các quan. Cho lệnh công khai xâm lược. (103)
103. Li Tao, Xu Zizhi tongjian chiangbian [Tục Tư trị thông giám trường biên, XZZTJCB/TTTTGTB]; LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc biên cương, 1992, 3:277.
C. Tống Xâm Phạm Đại Việt (1076-1077):
A. 20/1/1075 [Ất Mão [Hy Ninh thứ 8], 7/2/1076]:
Tháng 1-2/1076, Triệu Chuyên/Húc ra chiếu dụ về việc Lý Càn Đức xâm phạm biên giới, giết hại quân dân Tống, phạm vào phép nước, không thể tha thứ được. “Vâng mệnh trời mà đánh dẹp, việc binh có chính danh.” Nên cử bọn Triệu Tiết làm An Nam đạo hành dinh mã bộ quân Đô tổng quản Kinh lược Chiêu thảo sứ, Lý Hiến làm phó sứ, Yên Đạt mã bộ phó sứ Đô tổng quản, thủy bộ qua “trừng phạt”. Nơi nào quân triều đình đến, sẽ không làm tổn hại cho dân, không giết kẻ đầu hàng.
“Hỡi những người đã lâu ngày sống lầm than, khổ sở, nếu biết khuyên dụ chủ mình hàng phục, bắt giặc dâng công, đem mình hiếu thuận, sẽ được thưởng lộc tước tử, vinh hiển bội phần, tội cũ đều được ân xá.
Lý Càn Đức còn nhỏ, chính lệnh không do y mà ra, khi nào vào chầu sẽ được tiếp đãi trọng hậu như trước. Lời ta không đổi, chớ có nghe lầm. Gần đây ta nghe dân chúng biên giới cực kỳ khổ sở, ta đã sai sứ thần truyền đạt ân chiếu, bãi bỏ thuế nặng và sự cai trị tàn bạo. Mong rằng [đất An Nam] đời đời yên vui.” (104)
104. “Chiếu dụ Giao Chỉ” của Trịnh Chuyên/Húc [Thần Tông, 1068-1086], vào tháng Chạp năm Hy Ninh thứ 8 [18/12/1075-11/1/1076], gửi Lý Càn Đức v/v biên giới; ANCL, q. II, 1961:65-6; CMCB, III:38; (Hà Nội: 1998), I:353-54.
8/2/1076 [Bính Thìn, 26/1/1077]:
2. Theo sử cũ, tháng 3-4/1076 [Hai Bính Thìn, 8/3-5/4/1076] hay tháng 4-5/1076 [Ba Bính Thìn, 6/4-5/5/1076], Vương An Thạch dùng Quách Quì (Guo Gui,1022-1088), Tuyên Phủ Sứ Quàng Nam [Quảng Đông và Quảng Tây hiện nay] làm Chiêu thảo sứ, và Triệu Tiết [Zhao Jie] làm phó, mang 100,000 quân đánh Đại Việt. Sở dĩ có việc thay đổi này, do Tiết đề nghị. (105)
105. Li Tao, XZZTJCB/TTTTGTB; ĐVSKTB, BK III:16ab, The (1997), tr 239-240.
Theo Lê Tắc, khi bàn việc đánh Giao Chỉ trước mặt Triệu Chuyên/Húc, một số đại thần như Ngô Sung không đồng ý với Vương An Thạch. Thạch nói lấy được [dĩ vi khả thủ], Sung nói có lấy cũng vô ích [đắc chi vô ích]. (106)
106. ANCL. Q IV, phần 2: Tiền triều chinh thảo, 1961:99.
Theo Tống Sử, Quách Quì đóng quân ở ải Quyết Lý. Sai tướng lấy lại châu Ung và châu Khâm. Rồi nghỉ quân ở Tư Minh (gần Nam Ninh) 70 ngày. Sai Yên Đạt chiếm Quảng Nguyên, châu Vĩnh An, huyện Tân Bằng, [Cao Bằng hiện nay], nhằm khuất phục thủ lãnh địa phương. Lưu Ứng Kỷ, thủ lĩnh Quảng Nguyên, từng tham dự trận phá Ung Châu, xin hàng (107)
107. ANCL. Q IV, part 2: Tiền triều chinh thảo, 1961:98-99; ĐVSK, BKTT, III:9a-10a, Thọ (2009), 1:352-53; Giu (1967), 1:238; ĐVSKTB, III:16, The (1997), tr 245-46; Phan Huy Chú, LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc biên cương, 1992, 3:278-79 [không nhắc đến bài thơ]; CMCB, III:38; (Hà Nội: 1998), 1:353-55. Trong số những nạn nhân, có thể có Hoàng Lục, người xã Lũng Định, Quảng Nguyên. ĐNNTC, q XXV: Cao Bằng (1997), 4:407 [401-430]
Đích thân Quì dẫn quân về hướng Tây. Huyện Cơ Lang rồi châu Môn—tức Văn Châu, đời Lê là Văn Uyên hay Đồng Đăng—đầu hàng. Từ đây, chiếm được Khê động tức Thất Khê.
Xuống đồng bằng, quân Tống không gặp sức kháng cự đáng kể nào. Tháng 11 Bính Thìn [29/11-28/12/1076], quân Tống tới sông Phú Lương (sông Cầu hay sông Như Nguyệt). (108)
108. Sông Phú Lương phát nguyên từ Thái Nguyên, chảy tới Bắc Ninh, nhận nước sông Cà Lồ, rồi hợp với sông Thương từ Lạng Sơn xuống. Rồi tới sông Đuống, Canal de Rapides, làm thành sông Thái Bình; Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí (1437), NTTT (1976); Maspero, “Géographie politique;” BEFEO, XVI (1916), pp. 32 [27-55].
Bị bộ binh và thủy quân với khoảng 300 chiến thuyền Lý ngăn chặn, Quách Quì phải dừng tại chỗ hơn 1 tháng. Dù chỉ còn cách Hà Nội khoảng 12.5 kms [30 lí], không có phương tiện qua sông. Lực lượng xung kích Tống—sử dụng bè tre chở không quá 500 người một lần—tiến tới cách Thăng Long vài cây số. nhưng bị quân Lý phản công, đẩy lùi về bờ bắc. Quì lập mưu cho hải quân Lý tấn công, dùng súng bắn đá đánh đắm nhiều chiến thuyền của Thường Kiệt. Bắt được thái tử Hồng Chí và đại tướng Nguyễn Căn. Người chết nhiều đến độ “nước sông ba [3] ngày không chảy được.” Nhưng quân Tống cũng bị thời tiết và bệnh tật giết hại, 8 vạn [80,000] người, chết mất 6 phần mười. Vua Lý “sợ,” xin hòa. Quách Quì đồng ý triệt thoái. (109)
109. ANCL, q. IV, 1961:98-9. [Thái tử Hồng Chí và Hoàng tử Chiêu Văn]; Maspéro, “Géographie politique,”1916, tr. 33-4. Sử Nguyễn ghi là tháng 12 Bính Thìn, 29/12/1076-26/1/1077; CMCB, III:38; (Hà Nội: 1998), 1:353-54)
Lý Nhân Tông năm ấy mới 9 tuổi, khó thể có thái tử hay hoàng tử đủ sức điều quân khiển tướng. Hơn nửa thế kỷ sau, vua phải chọn cháu gọi bằng bác làm con nuôi, cho nối ngôi, tức Lý Thần Tông (15/11/1128-30/9/1138) —tạo cơ hội cho thày bói Thân Lợi, hay “Lý Trí Chi” xúi dục dân thiểu số làm loạn năm 1140-1141—vây đánh kinh thành, và từng nhờ nhà Tống giúp sức. Lý Thánh Tông cũng chỉ có Càn Đức là thái tử, và từ trần từ năm 1072. Chẳng hiểu Vương An Thạch, Quách Quì và Triệu Tiết không tâu đúng sự thực; nên người chép sử không có tài liệu đáng tin? Hoặc, sử Việt dấu việc một hay hai tôn thất tước vương hy sinh? (110)
110. ĐVSKTB, III:17ab, IV:1a-3b, The (1997), tr 247, 278-280; CMCB, III:38-39, IV:35-38; (Hà Nội: 1998), I:353-354, 394-397; ĐVSK, BKTT, IV:1b-3a, Thọ (2009), 1:345-347, Giu (1967), 1:276-278;
Sử Việt không nhắc gì đến việc cầu hòa, nhưng thêm một chi tiết thần thoại. Một đêm, từ đền Trương Tướng quân [Trương Hồng [Khiếu]-Trương Hát, tướng cũ của Triệu Quang Phục, thời “Tiền Lý”], có tiếng vọng ra:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
[sông núi nước Nam, vua Nam ở]
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
[sách trời đã định sẵn sự chia cách ấy]
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
[cớ chi quân giặc qua xâm lấn]
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
[bay sẽ thấy cái thất bại]. (111)
111. ĐVSK, BKTT, III:9ab, Thọ (2009), 1:353-54, Giu (1967), 1:238; ĐVSKTB, III:16b-17a, The (1997), tr. 246-48) Phan Huy Chú, LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc Biên Cương, 1992, 3:277-79 [không nhắc đến bài thơ]; Maspéro cho rằng việc này từ truyện anh em họ Trương trong Việt Điện U Linh tập. BEFEO, XVI (1916), pp. 33-4 [27-55].
Tháng 3-4/1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công mới. toàn thắng trong trận Như Nguyệt (sông Cầu hiện nay), tại làng Như Nguyệt (Bắc Ninh). (112)
112. CMCB, III:38; (Hà Nội: 1998), I:353-54. Sông Như Nguyệt [ngã ba Hương La]: thượng lưu thông với sông Tư Nông; hạ lưu, thông với sông Bình Than. Đời Trần, Thoát Hoan [Toghan] thua chạy, rút quân về đây. Trần Hưng Đạo đuổi tới, Thoát Hoan rút về Sách Giang. Chưa kịp qua sông, bị Hưng Đạo Vương mai phục ở Vạn Kiếp (Vạn Yên), đánh tan. ĐNNTC, (1997), 4:85-6.
Đánh lâu không thắng, khi Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công mới, Quì rút quân về, chiếm giữ sáu [6] châu biên giới: Quảng Nguyên, Tô Mậu, Tư Lang [Tư Long], Tô Châu, Mậu Châu và huyện Quang Lang (Ôn Châu, thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay). (113)
113. ĐVSKTB, BK, III:16-18, The (1997), tr. 246-48; CMCB, III:38-40; (Hà Nội: 1998), I:353-55) . ANCL, q. IV, 1961:98-9.
Không rõ Tư Long ở vào đâu. Theo Đại Thanh Nhất Thống Chí, châu Tư Lăng hiện nay thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây.(114)
114. CMCB, III:41 (Hà Nội: 1998), I:314)
Triệu Húc đồng ý ngưng chiến. Cho rằng Triệu Tiết có công, còn Quách Quì “dung giặc” [ngoạn địch]. Giáng Quì xuống Tả vệ tướng quân, an trí ở Tây Kinh. Thăng chức cho Tiết coi Quế Châu.
Theo tài liệu TH, vua Lý đề nghị xin hòa, cắt nhượng 5 châu biên giới có tranh chấp. Quách Quì đồng ý triệt thoái. (115)
115. ANCL, q. IV, 1961:98-9; Maspero, “Géographie politique;” BEFEO, XVI (1916), pp. 33-4 [27-55].
Tống sử cương mục chép: Quách Quì đánh bại Giao Chỉ ở sông Phú Lương. Lý Càn Đức xin hàng. Giết ngụy thái tử là Hồng Châu [Chí?]. Triệu Tiết đốn cây làm chiến cụ, phá hủy hết thuyền của người nam [nam man]. Càn Đức sợ và phải nạp cống. (116)
116. Lê Quí Đôn, VĐLN, q. III, “Khu Vũ Loại,” số 87, 1973:174; Maspero, “Géographie politique;” BEFEO, XVI (1916), pp. 33-4 [27-55].
Nhưng trong Nhị Trình Di thư, của hai anh em Trình Hiệu-Trình Di, Trình Di nói là quân Tống thua to: Lúc trước chết mất mấy vạn. Sau, cho quân vượt biên giới giữa tháng 7 khiến quân lính chết vì nước độc. Tranh nhau có 50 lí đất mà không xong. Vào đất giặc lương không đủ ăn. Về trận này, quân tải lương chết 8 vạn. Quân chiến đấu ngã nước chết 11 vạn. Còn sống sót trở về 28,000. Tổng cộng mất 300,000 người. “May được bên địch nói nhũn, bèn vin vào đó mà giảng hòa.” (117)
117. Lê Quí Đôn, VĐLN (Sài Gòn: 1973?), q. III, “Khu Vũ Loại,” số 87, tr. 174-75; Maspero, “Géographie politique;” BEFEO, XVI (1916), pp. 33-34 [27-55].
Người chép truyện Giao Chỉ đất My Sơn là Bành Bách Xuyên nói Tiết có công lớn, Quì có tội. Sau lại nói Quì có công, Tiết không có. (118)
118. ANCL, q. IV, 1961:99.
Ngô Thì Sĩ cho đây là võ công lừng lẫy nhất, vì đã mang quân đánh Tống; và khi quân Tống phản công, chỉ chiếm giữ được bốn châu, một huyện biên giới—một nhận xét phiến diện, nếu không phải khuyến khích cường quốc lân bang tiếp tục xâm lấn, bành trướng. (119)
119. ĐVSKTB, The (1997), tr 239; Việt Sử Tiêu Án.
Cương Mục chép là tháng 12 Bính Thìn [29/12/1076-26/1/1077]
Tháng 3 năm Đinh Tị [27/3-24/4/1077]: Biện Kinh: Giám sát Ngự sử Thái Phụng Hy dâng sớ lên Triệu Húc [Thần Tông (1069-1085)] về ý định tấn công Đại Việt lần thứ hai.
Thánh nhân là bởi ở những nơi man di, “không trị mà là trị.” Từ ngày Giao Châu không phục, binh lính chết nhiều, lương thực hao tốn, chỉ được đất Quảng Nguyên. “Núi cùng, biển độc, vực sâu rừng rậm mù sương, hơi độc xông lên khiến diều quạ đang bay bị rơi xuống; khí ẩm thấp, tràn lan làm cho người sinh bệnh; cơ hồ một cảnh giới không người; dẫu có lấy được cũng chẳng lợi ích gì cho thiên hạ.” Đề nghị dùng bọn Quách Quì và Triệu Khế [Tiết?] làm thái thú; nếu mang quân đi đánh lần thứ hai, cần bàn kỹ. (120)
120. ANCL, q. V, 1961:118-19.
Sử Lê chép: tháng 12 năm Đinh Tị [18/12/1077-16/1/1078], Triệu Tiết nhà Tống lại sang xâm lấn không được, rút về. Cương Mục cho là chép sai việc năm Bính Thìn (1076) qua Đinh Tị. (121)
121. ĐVSK, BKTT, III:10a, Thọ (2009), 1:354; Giu (1967), 1:239; CMCB, III:39 (Hà Nội: 1998), I:354.
Tháng 10-11/1078 [9 Mậu Ngọ, 9/10-7/11/1078, Đào Tông Nguyên đi sứ nhà Tống. Tặng 5 voi và xin lại đất đai đã mất [Quảng Nguyên, Tư Lăng, Tô Châu, Mậu Châu (không biết ở đâu) và huyện Quang Lang (Ôn Châu ngày nay)]. Triệu Chuyên/Húc không thuận. Nhà Lý đề nghị trả lại người ba [3] châu đã bắt giữ, vua Tống mới đồng ý.
Mùa Xuân Kỷ Mùi [5/2/1079], Lý trao trả 221 tù binh trong số 1,000 người nhà Tống đòi hỏi. Đàn ông từ 15 tuổi trở lên thích vào trán chữ “Thiên tử quân.” 20 tuổi trở lên thích chữ “Đầu Nam triều.” Phụ nữ thì thích vào cánh tay trái hai chữ “Quan khách.” Xuân 1081 [Tân Dậu], Tống trả lại châu Quảng Nguyên [đã đổi tên thành Thuận Châu]. (122)
122. Li Tao, Tục Tư Trị Thông Giám trường Biên; Phan Huy Chú, LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc Biên cương, 1992, III:278 [Vua sai Đào Tông Nguyên đi sứ], III:278-79 [trả đất Quảng Nguyên]. III:279 [Lê Văn Thịnh]; ĐVSK, BKTT, III:10b, Thọ (2009),tr 354; Giu (1967), I:240; CMCB, III:40, 42-43; (Hà Nội: 1998), I:355-356, 357 [không ghi];
Cái chết của Thái phó Lý Đạo Thành năm 1081 có lẽ khiến việc thương thuyết bị đình trễ. Tháng 6 Giáp Tí [6/7-3/8/1084], Lê Văn Thịnh mới dẫn một sứ đoàn tới Vĩnh Bình thảo luận vấn đề biên giới. Thái độ khiêm tốn của Thịnh, như tự xưng “bối thần này không dám tranh chấp,” khiến vua quan Tống thuận trả thêm sáu [6] huyện, ba [3] động. Người Tống có thơ rằng: Nhân tham Giao Chỉ tượng; khước thất Quảng Nguyên kim [Tham voi Giao Chỉ, mất vàng Quảng Nguyên]. (123)
123. ĐVSK, BKTT, III:10b-11b, Thọ (2009), tr 354-355; Giu (1967), 1:240 ; CMCB, II:41-42; (Hà Nội: 1998), tr 356-357, 369. Lê Văn Thịnh người làng Đông Cứu, huyện Gia Định [huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc hiện nay]; ĐVSKTB, The (1997), tr 244, 247, 250. [Xem 1084]
Năm 1085, Triệu Chuyên chết. Con là Hú, mới 10 tuổi, nối ngôi, tức Triết Tông (Song Zhezong, 1085-1100). Tư Mã Quang—cầm đầu phe bảo thủ—lên làm tể tướng. Lý Nhân Tông cho Lê Văn Thịnh làm Thái sư, dàn xếp việc nghị hòa. (124)
121. ĐVSKTB, BK III:21a, The (1997), tr 250; CMCB, III:45; (Hà Nội: 1998), I:359. Chu Hy [Zhou Xi] dựa trên Tư trị Thông Giám của Tư Mã Quang, viết lại theo lối sách Xuân Thu, đặt tên là Thông Giám Cương Mục (cương = nét chính của biến cố; mục= giải thích chi tiết), gồm 294 zhuan [truyện hay chương], với lời bình của Hu San-Zheng (Hồ Tam Trinh, 1230-1302).
Năm 1087, sau khi cả Vương An Thạch, Tư Mã Quang đã chết và Triệu Hú (Triết Tông, 1086-1100) lên ngôi khi mới 10 tuổi, Cao Thái hoàng Thái hậu nhà Tống ngả theo phe bảo thủ, nên sai sứ sang phong Nhân Tông làm Nam Bình vương. (125)
125. CMCB, III:32, 45; (Hà Nội: 1998), 1:348, 360.
Từ ngày này, quan hệ Lý-Tống bớt căng thẳng. Sứ đoàn Lý đầu đặn cống lễ nhà Tống, biếu vàng bạc, voi nhà và tê ngưu. Tống Huy Tông gửi trả lại triều Lý Mạc Hiền của châu Quảng Nguyên khi Mạc Hiền mang bộ tộc trốn sang đất Tống. Khai Phong cũng làm ngơ khi Lễ Bộ Thị Lang Lê Bá Ngọc đi đánh Nùng Quýnh và Mạc Thất Nhân ở Quàng Nguyên cuối năm 1125 [Tháng 11 Ất Tị, 15/11-16/12/1125]. Một trong những lý do là Trung Hoa thêm một lần trở thành nạn nhân của các tộc phía bắc, đặc biệt là quân Kim. Cuối năm 1126 [tháng 11 nhuận Bính Ngọ, sứ đoàn Lý do Nghiêm Thưởng và Từ Diên sang sứ Tống, biếu vàng bạc, voi nhà và tê ngưu; nhưng đến Quế Châu phải quay về vì Kim đang tiến đánh Biện Kinh. Triệu Hoàn (Khâm Tông, Qinzong, 1126-1127) dâng biểu xin hàng quân Kim, Tháng 4 Đinh Mùi, Kim bắt cả Triệu Hoàn lẫn Triệu Cật (Huy Tông, Huizong, 1101-1125), mang về Bắc. (126)
. 126. ĐVSKTB, BK, III:30ab, 31b, The (1997), tr. 259, 260.
Triệu Cấu, con thứ Huy Tông, lên ngôi ở Nam Kinh, tức Cao Tông, (Gaozong, 1127-1163). Tháng 1/1128 [tháng chạp Đinh Mùi, 4/1-2/2/1128] Kim chia quân ba [3] đạo đánh Nam Kinh. Năm 1130, Triệu Cấu di tản về Lâm An (Hàng Châu). Khi Lý Thần Tông ([1127]-15/1/1128 - 31/10/1138) sang báo tin lên ngôi. được phong ngay chức Giao Chỉ quận vương. (127)
127. CMCB, IV:27; (Hà Nội: 1998), 1:387.
Tháng 2/1141, Kim-Tống nghị hòa. Nhưng năm 1161, Kim lại chia bốn [4] đường tấn công Nam Tống. Cao Tông thoái vị, đưa con nuôi là Triệu Vĩ lên ngôi, tức Hiếu Tông (1163-1189). Tháng 7-8/1164, Triệu Vĩ phong Lý Anh Tông (5/11/1138 - 14/8/1175) làm An Nam Quốc Vương; đổi Giao Chỉ làm An Nam quốc [nhìn nhận Đại Việt làm An Nam quốc]. (128)
128. ĐVSK, BKTT, IV:14a, Thọ (2009), 1:411; Giu (1967), 1:289. Sử Tây Sơn chép [theo Tống sử] là vào tháng 2 Ất Mùi [23/2-23/3/1175 (Tống Thuần Hy thứ 2], khi nhà Tống đã dời đô xuống phương nam; sứ đoàn đầy đủ 3 người, lễ vật hậu hĩ, Hiếu Tông cho vua tước chân vương; ĐVSKTB, BK, IV:17b, 20b-21a, The (1997), tr. 291, 293-94; CMCB, V:12-13; (Hà Nội: 1998), I:412-13. Xem thêm LTHCLC q. 46, 1992, III:189.
Ngày 15/1/1128 [12/12 Đinh Mùi], sau 55 năm ở ngôi, Lý Nhân Tông mất ở tuổi 62. Nhờ những phụ chính đắc lực như Lý Đạo Thành, rồi Lý Thường Kiệt, Nhân Tông đã mở đầu một giai đoạn 120 năm hòa bình để phát triển kinh tế, ổn định xã hội, mở mang biên giới, cải tổ và duy trì luật pháp nhân bản, dựa trên nền tảng tam giáo đồng nguyên, và nhất là lòng nhân từ, chú trọng vào nếp sống tâm linh, hơn những cuộc phiêu lưu, mê sảng vật bản. (129)
129. Năm 1126 [tháng 11 Ất Tị], Nhân Tông xuống chiếu qui định giết người bị phạt 100 trượng, thích 50 chữ, tội đi đầy [đồ]. ĐVSK, BKTT, III:24a, Thọ (2009), 1:372; Giu (1967), 1:255; ĐVSKTB, BK III:30ab, The (1997), tr 259; CMCB, IV:14-15; (Hà Nội: 1998), I:376-377,
Chỉ đáng tiếc từ đời vua Lý thứ tám—vị vua được phong ngay tước quốc vương—đã quên đi trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ, rong chơi vô độ khiến vương quốc lung lay, suy tàn dần. Vương quốc lại rạn vỡ thành từng mảnh. Hiểm họa nước mất, nhà tan chẳng phải vô cớ xảy ra.
Phụ Bản I:
Các Vua Nhà Lý
1. Lý Công Uẩn (Thái Tổ, 21/11/1009-31/3/1028)
2. Lý Phật Mã (Thái Tông, 1/4/1028 - 3/11/1054)
3. Lý Nhật Tôn (Thánh Tông, 3/11/1054- 1/2/1072)
4. Lý Càn Đức (Nhân Tông, 1/2/1072 -16/11/1127),
5. Lý Dương Hoán (Thần Tông, 15/1/1128 [16/11/1127?]- 31/10/1138)
6. Lý Thiên Tộ (Anh Tông, 5/11/1138 -14/8/1175)
7. Lý Long Trát (Cao Tông, 14/8/1175 -16/11/1210)
8. Lý Hạo Sảm (Huệ Tông, 16/11/1210 -11-12/1224)
9. Lý Phật Kim/Thiên Hinh (Chiêu Hoàng, 11-12/1224-10/1/1226 / 20/1/1226).
1. Lý Thái tổ (21/11/1009- 31/3/1028)
Lý Công Uẩn (8/3/974 [12/2 Giáp Tuất]- 31/3/1028) (ĐVSK, BKTT, II:1a, Thọ (2009), 1:295; Giu (1967), 1:189;)
“Ham dị đoan, dân gian một nửa là tăng ni, chùa chiền mọc khắp nước.” LTHCLC, (Hà Nội: 1992), Nhân Vật Chí, tr 193
I. LÝ THÁI TỔ (21/11/1009-31/3/1028)
(21/11/1009 [2/11 Kỉ Dậu]- 31/3/1028 [3/3 Mậu Thìn])
Lý Công Uẩn (8/3/974 [12/2 Giáp Tuất]- 31/3/1028 [3/3 Mậu Thìn])
Sinh ngày 8/3/974 [12/2 Giáp Tuất] tại châu Cổ Lãm, (Bắc Giang [thời Tiền Lê)sau đổi thành Cổ Pháp, Thiên Đức huyện Gia Lâm [đời Lý]; lộ Bắc Giang hay lộ Kinh Bắc (đời Trần), huyện Đông Ngàn, Bắc Ninh (đời Nguyễn);
(ĐVSK, BKTT, II:1a, Thọ (2009), 1:295; Giu (1967), 1:189; ĐNNTC, q. XIX, “Bắc Ninh,” (1997), 4:57 [53-152]) Hiện nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc. (Đại Việt Sử Ký Tiền Biên [ĐVSKTB] (1800), Bản Kỷ, II:1a, The (1997), tr. 192, 192n1; Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục [CM]. Chính biên [CB], II:4-7; (Hà Nội: 1998), I:280-83)
L[2]T 1. Tháng 2 Canh Tuất [17/2-18/3/1010]: Lý Công Uẩn sai Viên ngoại lang Lương Nhiệm Văn [Thứ sử, theo nhà Tống] và Lê Tài Nghiêm đi sứ Tống xin thừa nhận và sắc phong. (1) 1. ĐVSK, BKTT, II:2a, Thọ (2009), 1:296, Giu (1967), 1:190; CMCB, II:9, (Hà Nội: 1998), I:285;
Các quan có người chống đối. Triệu Hằng (Song Zhen-zong, Chân Tông, 997-1023) giải thích: Nhà Lê thay nhà Đinh. Nhà Lý cũng bắt chước làm theo. Ta đối với Lê hay Lý nào có khác gì?” ĐVSK, BKTT, II:4b, 17ab, Thọ (2009), 1:271-72, 298; Giu (1967), 1:190, 192, 332; ĐVSKTB, BK, I:23ab, II:2a, 7b, The (1997), tr 169, 193 [nhà Lê hay nhà Lý có khác gì nhau], 198; CMCB, II:9; (Hà Nội: 1998), I:285)
Tháng 1-2/1011 [tháng chạp Canh Tuất, 7/1-5/2/1011] Triệu Hằng (997-1023) sai sứ sang phong Lý Công Uẩn làm Giao Chỉ quận vương [Jiaozhi junwang]; lĩnh Tĩnh hải quân tiết độ sứ [Jiedushi of the Jinghai commandery]. ĐVSK, BKTT, II:4b, Thọ (2009), 1:298, Giu (1967), 1:192 [tháng 12]; [không ghi tháng]; CMCB, II:11-12, (Hà Nội: 1998), 1:287; LTHCLC, q. 46, 1992, 3:188-89. [Xem 1016]
Tháng 4 Tân Hợi [6/5-4/6/1011], Lý Thái Tổ sai Viên Ngoại Lang Lý Nhân Nghĩa [Thủ lĩnh Mỹ, trong tư liệu Tống] và Đào Khánh Vân đi sứ Tống. Khánh Vân trốn lại ở Tống, bị Tống giao nạp, đánh trượng đến chết. (4) 4. ĐVSK, BKTT, II:4b-5a, Thọ (2009), 1:299, CMCB, II:13 (Hà Nội: 1998), I:288; [LTHCLC q. 47, 1992, III:217]
2. Tháng 10 Nhâm Tí [18/10-16/11-1012]: Sai sứ qua nhà Tống. Thái bảo Đào Thạc Phụ và Viên ngoại lang Ngô Nhưỡng. (ĐVSK, BKTT, II:5a, Thọ (2009), 1:300, Giu (1967), 1:193; . CMCB, không chép] II:13, (Hà Nội: 1998), I:288;
3. Nam Chiếu: Tháng 10 Quí Sửu [6/11/1013, quân Nam Chiếu giúp Hà Án Tuấn ở châu Vị Long làm phản;(6) 6. ĐVSK, BKTT, II:10b, Thọ (2009), 1:307; LTHCLC, q. 47, 1992, 3:217. CMCB không ghi. Đào Duy Anh suy đoán Vị Long có lẽ thuộc Cao Bằng.
Việc này ít nhiều liên quan đến đụng chạm vào tháng 11-12 năm trước [tháng 10 Nhâm Tí nhuận, 17/11-15/12/1012]: khi quân Nam Chiếu vượt qua trụ đồng [do Mã Tổng dựng], đến bến Kim Hoa và châu Vị Long. Dực Thánh vương, con thứ hai Thái tổ, mang binh đến đánh, bắt được nhiều ngựa mang về. Thái tổ sai Viên Ngoại Lang Phùng Chân và Lý Thạc mang 100 ngựa quí. bắt được của man [Hạc Thác tức Nam Chiếu] tặng Triệu Hằng như một biểu hiệu thân hữu. (7) 7. ĐVSK, BKTT, II:5a, Thọ (2009), 1:300, Giu (1967), 1:193;
4. Tháng 2 Quí Sửu[1013]]: Đật ra 6 loại thuế (ĐVSK, BKTT, II:6a, Thọ (2009), 1:301; Giu (1967), 1:194;
5. Tháng 2 Ất Mão [1015]: Trịnh Văn Tú làm Thiếu sư. Đào Cam Mộc chết. Tặng Thái sư Á vương. (ĐVSK, BKTT, II:7a, Thọ (2009), 1:302; Giu (1967), 1:195;
6. Tháng 10 Quí Sửu[1013]]: Cho các vương hầu, công chúa thu thuế, theo thứ bậc khác nhau. (ĐVSK, BKTT, II:6a, Thọ (2009), 1:301; Giu (1967), 1:194;
6bis. Tháng 3 Đinh Tị [31/3-28/4/1017]: Xá tô thuế cho thiên hạ 3 năm; (ĐVSK, BKTT, II:8a, Thọ (2009), 1:304; Giu (1967), 1:196;
7. Tháng 2 Tân Dậu [16/3-14/4/1021] Thái Tổ làm nhà Bát giác chứa kinh. (ĐVSK, BKTT, II:9a, Thọ (2009), 1:305; Giu (1967), I:197.
8. Tháng 2 Tân Dậu [16/3-14/4/1021] Lý Thái Tổ sai Viên ngoại lang Nguyễn Quan Thái và Nguyễn Thủ Cung đi sứ Tống. (13) 13. ĐVSK, BKTT, II:9a, Thọ (2009), 1:305;
Tranh chấp biên giới:
9. Tháng Hai Nhâm Tuất [5/3-3/4/1022]: Sai Dực Thánh Vương đánh Đại Nguyên Lịch. Đi sâu vào trại Như Hồng trong đất Tống, phía tây Khâm châu, giáp với trấn Như Tích; cách châu Vĩnh An khoảng 20 lí. giáp giới trấn Triều Dương nước ta.
(ĐVSK, BKTT, II:9, Thọ (2009), 1:305; CM CB II:23b. Châu Vĩnh An tên cũ là Triêu Dương; năm 1023 [tháng 9 Quí Hợi, 18/9-17/10/1023], lấy tên Vĩnh An, nay là huyện Hải Ninh, Quảng Ninh. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), I:306; CMCB, II:23b-24. (Hà Nội: 1998), I:297;
10. Ch 1. Tháng 12 Canh Thân [16/1-14/2/1021]: Lý Thái Tổ (1009-1028) sai Thái tử Phật Mã (Khai Thiên vương) và Đào Thạc Phụ vào đánh Chiêm (ở trại Bố Chính). Đả bại Paramecevara Varman II. Giết đến một nửa dân Chiêm.
(ĐVSK, BKTT, II, Giu (1967), 1:197; CMCB, II:21-22, (Hà Nội: 1998), I: 296. ĐVSKTB, The (1997), tr. 203 [ghi là tháng 11 Canh Thân]) (Cadière, 1931:93 ghi 1020). [Xem Ch 2, 1044; Ch 3, 1069]
A (4). Triệu Trinh (Nhân Tông, Song Renzong, 41 năm, 1023-30/3/1063),
11. Tháng Giêng Giáp Tí [13/2-12/3/1024]: Sai Khai Thiên vương [Phật Mã] đi đánh Phong Châu; Khai Quốc vương đánh Đỗ Kim. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), 1:306; Giu (1967), 1:198; CMCB II:23b-24. (Hà Nội: 1998), I:297;
Tháng 9 Giáp Tí [25/9-23/10/1024]: Lập chùa Chân Giáo trong cung cho vua dự lễ. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), 1:306; Giu (1967), 1:198; CMCB, II:23b-24. (Hà Nội: 1998), I:297;
[1/2/1025]: Ất Sửu
12. Tháng Hai Ất Sửu [3-31/3/1025]: Chân Lạp qua cống. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), I:306; Giu (1967), I:198.
13. Lập trại Định Phiên ở phía nam châu Hoan. Quản giáp Lý Thái Mai làm chủ. (ĐVSK, BKTT, II:9b, Thọ (2009), 1:306; Giu (1967), 1:198; CMCB, II:23b-24. (Hà Nội: 1998), I:297;
14. Tháng 7 Ất Sửu [27/7-25/8/1025]: Định binh thành giáp. Mỗi giáp 15 người; lấy 1 người làm quản giáp. Hỏa đầu gọi là Chính thủ.
Theo Lê Quí Đôn, Hỏa đầu giống như Đội trưởng đời Lê; Kiến Văn Tiểu Lục (Hà Nội: 1962), tr. 130; dẫn trong CMCB II:25a; ĐVSK, BKTT, II:10a, Thọ (2009), 1:306; Giu (1967), 1:198 [tháng 7 Ất Sửu [27/7-25/8/1025]:
.Quản giáp: con hát. Có con hát nổi danh là Đào thị; gọi con hát là Đào Nương. (ĐVSK, BKTT, II:10a, Thọ (2009), 1:306; Giu (1967), 1:198.
15. Tháng Giêng Bính Dần [22/1-19/2/10/1026]: Xuống chiếu làm Ngọc Điệp [gia phả họ Lý]; ĐVSK, BKTT, II:10a, Thọ (2009), 1:307; Giu (1967), 1:199.
16. Tháng 8 Bính Dần [14/9-12/10/1026], Lý Thái Tổ sai Lý Trung Hiền và Lê Tài Nghiêm đi sứ Tống. (15) 15. ĐVSK, BKTT, II:10ab, Thọ (2009), 1:307; Giu (1967), 1:199. [LTHCLC q. 47, 1992, III:217] CMCB không chép.
17. Tháng 11 Bính Dần [12/12/1026-10/1/1027], sai Khai Thiên Vương đi đánh giặc ở Diễn Châu.(16) 16. ĐVSK, BKTT, II:10b, Thọ (2009), 1:307; Giu (1967), 1:199.
31/3/1028 [3 [Mậu Tuất]/3 Mậu Thìn]: Lý Công Uẩn [Lý Thái Tổ] chết bệnh. Cai trị 19 năm. Thọ 55 tuổi. (ĐVSK, BKTT, II:10b, Giu (1967), I:199; Thọ (2009), I:307; Giu (1967), I:199. CM CB II:25-6 (Hà Nội: 1998), I:299;
II. LÝ THÁI TÔNG (1/4/1028 -3/11/1054)
(1/4/1028 [4/3 Mậu Thìn]- 3/11/1054 [1/10 Giáp Ngọ])
Lý Phật Mã (29/7/1000 [26/6 Canh Tí]- 3/11/1054 (1/10 Giáp Ngọ), Lý Đức Chính; con trưởng Lý Thái Tổ, mẹ là Lê thái hậu (không rõ tên).
Sinh ngày 29/7/1000 [26/6 Canh Tí] tại Hoa Lư. Được phong làm thái tử vào tháng 4 năm Nhâm Tí (1012).
1/4/1028 [4 [Kỷ Hợi]/3 Mậu Thìn]: Lý Phật Mã (29/7/1000 -3/11/1054) lên nối ngôi. (ĐVSK, BKTT, II:14a, Thọ (2009), I:311; Giu (1967), I:203; CM CB, II:25-6 (Hà Nội: 1998), I:303; ĐVSKTB ghi ngày 30/3/1028 [2/3 Mậu Thìn]; The (1997), tr. 205)
Ba em là Lực [Đông Chính Vương], Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương mưu làm loạn, kéo quân về mai phục trong cung.. Nhờ có Nội thị Lý Nhân Nghĩa và Lê Phụng Hiểu, người hương Băng Sơn, thuộc Ái Châu, phò tá, dẹp yên. Giết chết phủ binh của ba vương và Vũ Đức Vương. Chỉ có Đông Chính Vương, và Dực Thánh Vương chạy thoát. Sau xin hàng, làm lễ hội thề. Vua cho Lê Phụng Hiểu lên núi Băng Sơn ném đao xuống thung lũng. Đao rơi tới đâu được cắt làm sản nghiệp cho Lê Phụng Hiểu, (ĐVSK, BKTT, II:10b-14b, 18a, Thọ (2009), I:308-11, 315; Giu (1967), 1:200-3; CMCB, II:25-6 (Hà Nội: 1998), I:303;
[Theo một nguồn tin, Dực Thánh Vương là con thứ hai Thái Tổ; CMCB, II:8; (Hà Nội: 1998), I:284] Thái tông tha tội, cho phục chức cũ. (ĐVSK, BKTT, II:14b, Thọ (2009), 1:311-12. Giu (1967), 1:199-203; [Xem 3/11/1054] CMCB, II:26; (Hà Nội: 1998), I: 299)
Trường Yên [Hoa Lư]: Khai Quốc vương Bồ, giữ Trường Yên từ tháng 6 Quí Sửu [1013], cũng làm phản. (ĐVSK, BKTT, II, Giu (1967), 1:205; Mùa Hạ, tháng 4, Vua Thái Tông đến Trường Yên đánh Khai Quốc vương Bồ. Bồ xin hàng, vua ân xá. (ĐVSK, BKTT, II:14b-15a, Giu (1967), I:205; Thọ (2009), I:312.
Ngày 23/4/1028 [25/3]: Phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ. Dựng miến thờ thần núi Đồng Cổ ở bên phải thành Đại La. Các quan phải thề “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần giết chết.” Sau này, lễ thề vào ngày 4/4 hàng năm. (ĐVSK, BKTT, II:14b-15a, Thọ (2009), 1:312; Giu (1967), 1:205; CMCB, II:30, (Hà Nội: 1998), 1:303)
20. Tháng 6 Kỉ Tị [1029]: Triệu Trinh [Tống Nhân Tông, 1023-1063] phong Thái Tông làm Giao Chỉ quận vương. Chương [Đồng] Dĩnh qua làm lễ tế viếng Thái Tổ, và phong Thái Tông làm Giao Chỉ quận vương. (ĐVSK, BKTT, II:20a, Thọ (2009), 1:317; Giu (1967), 1: 208, 214 [không ghi tháng]). CMCB, II:35, (Hà Nội: 1998), 1:307 [ghi là tháng 10 Kỉ Tị [9/11-7/12/1029])
20 bis. Sử Nguyễn ghi tháng 10 Kỉ Tị [9/11-7/12/1029], Triệu Trinh phong Thái Tông làm Giao Chỉ quận vương; CMCB, II:34, (Hà Nội: 1998), I:307-8. Sử Lê không ghi tháng; ĐVSK, BKTT, II:20a, Thọ (2009), 1:317, Giu (1967), 1:214.
21. 1030: Tháng 4 Canh Ngọ, Lý Thái Tông sai “Đại Liêu ban” Lê Ác Xuyên [Ốc Thuyên] và Nguyễn Viết Thân đi sứ Tống để đáp lễ. (ĐVSK, BKTT, II:20ab, Thọ (2009), 1:317, Giu (1967), 1:208; CMCB, II:12; (Hà Nội: 1998), I:287; LTHCLC q. 47, 1992, 3:218] CMCB, II:35; (Hà Nội: 1998), I:308;
22. 1034: Tháng 6 Giáp Tuất, Lý Thái Tông sai Trần Ứng Cơ và Viên ngọai lang Vương Văn Khánh đi sứ Tống, biếu con thú một sừng do châu Hoan [Nghệ An] dâng lên. (ĐVSK, BKTT, II:22b, Thọ (2009), 1:321, Giu (1967), 1:210; LTHCLC q. 47, 1992, 3:218. ĐNNTC, q.V: Nghệ An, (1997), 2:118-21.
23. Tháng 8 Giáp Tuất, 1034, Hà Thụ và Đỗ Khoan biếu hai con voi nhà. Nhà Tống tặng Kinh Đại Tạng. (ĐVSK, BKTT, II:22b, Thọ (2009), 1:321, Giu (1967), 1:210; CMCB, II:38-39; (Hà Nội: 1998), I:311; [LTHCLC q. 47, 1992, 3:218]
7/2/1038 [Mậu Dần, 26/1/1039]
24. Tháng Chạp Mậu Dần [29/12/1038-26/1/1039], nhà Tống gia phong Lý Thái Tông làm Nam Bình Vương. (ĐVSK, BKTT, II:26a, Thọ (2009), 1:325; Giu (1967), 1:214-15, ĐVSKTB, BK II:31b, The (1997), tr 218; CMCB, II:43; (Hà Nội: 1998), I:316)
27/1/1039: Kỷ Mão [/1040]:
Tháng Năm Kỷ Mão [26/5-23/6/1039]:
tâu rằng trong xứ có hồ bạc. (ĐVSK, BKTT, II:27a, Thọ (2009), 1:327, Giu (1967), 1:215).
Tháng 8 Kỷ Mão [23/8-20/9/1039], sai Sư Dụng Hòa và Đỗ Hưng đi sứ qua nhà Tống. (ĐVSK, BKTT, II:28a, Thọ (2009, 1:328; Giu (1967), 1:216; CMCB, II:45; (Hà Nội: 1998), I:318)
[1040] Canh Thìn
Tháng 10 Canh Thìn [1040] Mở hội La Hán ở Long Trì. Đại xá thiên hạ. Tha tội lưu đồ, giảm nửa thuế.
Trước đây, Thái Tông cho thợ tạc hơn 1000 pho tượng, vẽ hơn 10000 tranh Phật, hang vạn lá phướn. ĐVSK, BKTT, II:29ab, Thọ (2009), 1:329; Giu (1967), 1:217;
Tháng Một Tân Tị [27/11-25/12/1041]: Cho Nhật Quang , con thứ 8 Thái Tổ, làm trấn thủ Nghệ An. (ĐVSK, BKTT, II:29b, Thọ (2009), 1:329; Giu (1967), 1:218;
Pháp Luật:
Tháng Một Tân Tị [27/11-25/12/1041]: Phóng thích tù nhân. Cho phép nạn nhân khiếu nại lên triều đình. CMCB, II:8; (Hà Nội: 1998), I:284)
Tháng 3 Nhâm Ngọ [24/3-22/4/1042] Xuống lệnh trừng phạt những người bỏ trốn. (ĐVSK, BKTT, II:30a, Thọ (2009), 1:330, Giu (1967), 1:218;
Tháng 7 Nhâm Ngọ [20/7-18/8/1042] Xuống lệnh trừng phạt tội ăn trộm trâu của công. Phạt 100 trượng, một đền thành 2. (ĐVSK, BKTT, II:30a, Thọ (2009), 1:330, Giu (1967), 1:218;
Tháng 7 Nhâm Ngọ [20/7-18/8/1042] Xuống lệnh trừng phạt tội ăn trộm trâu của công. Phạt 100 trượng, một đền thành 2. (ĐVSK, BKTT, II:30a, 1967, 1:218; Thọ (2009), 1:330,
Tháng 9 Nhâm Ngọ [17/9-16/10/1042] Phạt 50 trượng bất cứ ai vắng mặt trong lễ thề. (ĐVSK, BKTT, II:30b, Thọ (2009), I:330, Giu (1967), I:218;
Tháng 9 nhuận Nhâm Ngọ [17/10-15/11/1042]: Cho lệnh ai đêm hôm gian dâm vợ người bị đánh chết tại chỗ thủ phạm không bị tội. (ĐVSK, BKTT, II:30b, Thọ (2009), 1:330; Giu (1967), 1:218;
Định lệ thu thuế. Cứ 10 phần thuế, người thu được 1 phần “hoành đầu.” Thu quá sẽ bị phạt. (ĐVSK, BKTT, II:30b, Thọ (2009), 1:330-31; Giu (1967), 1:219;
Tháng 9 nhuận Nhâm Ngọ [17/10-15/11/1042]: Đói to. (ĐVSK, BKTT, II:31a, Thọ (2009), 1:331; Giu (1967), 1:219;
Tháng 10 Nhâm Ngọ [16/11-14/12/1042]: Lý Thái Tông (1/4/1028-3/11/1054) sửa lại hình thư. (ĐVSK, BKTT, II: 30b-31a, Thọ (2009), 1:331, Giu (1967), 1:219; CMCB, III:4, (Hà Nội: 1998), I:322-23.
Tháng 11 Nhâm Ngọ [15/12/1042-13/1/1043]: Những người già, thiếu niên được chuộc tội, ngoài tội thập ác. (ĐVSK, BKTT, II:31a, Thọ (2009), 1:331; Giu (1967), 1:219; (CMCB, III:5-6, (Hà Nội: 1998), I:323-24.
1046: Lập đền xã [đất], tắc [ngũ cốc]. (CM III:14, (Hà Nội: 1998), I:331.
1051: Định phép khảo hạch quan lại. (CM III:15, (Hà Nội: 1998), I:332.
2. 25/12/1041: Nùng Trí Cao (Nong Zhigao, 1025-1053) lấy châu Đảng Do (gần Quảng Nguyên). Lập nên Đại Lịch quốc. Quân Lý đánh bắt được Cao, mang về kinh. Sau phong cho chức lại mục, coi đất Quảng Nguyên, thêm 4 động Lôi Hòa, Bình An, Bà, và châu Tư Lang. (ĐVSK, BKTT, II:30a, Thọ (2009), 1:329, Giu (1967), 1:218; CMCB, III:2-3; (Hà Nội: 1998), I:320-21)
3. Tháng Một Tân Tị [27/11-Tháng 9 Mậu Tí [10/10-8/11/1048]: Nùng Trí Cao làm phản. Xưng Nhân Huệ hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Nam. Quân Lý đánh không thắng. Cao xin thần phục nhà Tống; không được chấp thuận. Mang quân đánh phá Lưỡng Quảng, chiếm được Ung Châu. (CMCB, III:13-14; (Hà Nội: 1998), I:330-31)
4. 1052 [tháng 4 Nhâm Thìn]: Nùng Trí Cao mang quân đánh Ung Châu. (ĐVSK, BKTT, II:37b-38a, Thọ (2009), 1:439-440,
Theo Cương Mục Tục Biên, tháng Giêng Quí Tị [23/1-20/2/1053], Địch Thanh [Di Qing, 1005-1061] mang quân Sơn Đông đánh Nùng Trí Cao. Trí Cao thua chạy qua Đại Lý. (CMCB, III:16-17; (Hà Nội: 1998), I:333) Tháng 10 Quí Tị [13/11-12/12/1053]: Lý Thái Tông sai Chỉ huy sứ Vũ Nhị đem quân đi cứu viện Nùng Trí Cao. (CMCB, III:17-19; (Hà Nội: 1998), I:335-36)
3. Lý Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072)
3/11/1054: Đặt quốc hiệu Đại Việt. (ĐVSK, BKTT, II:39b, Thọ (2009), 1:341; Giu (1967), 1:228)
Xây tháp Báo Thiên, lập cung Dâm Đàm, hao tiền tốn của. LTHCLC, (Hà Nội: 1992), Nhân Vật Chí, tr 193-94)
Sửa văn miếu. (ĐVSK, BKTT, III:5b, Thọ (2009), 1:348; Giu (1967), 1:234 [làm văn miếu])
Sử Tây Sơn: Sửa văn miếu. Sử Nguyễn: Làm văn miếu,
III. LÝ THÁNH TÔNG (3/11/1054-1/2/1072)
[3/11/1054 [1/10 Giáp Ngọ]-1/2/1072 [10/1 Nhâm Tí]
Nhật Tôn (19/3/1023 (25/2 Quý Hợi)- 1/2/1072 [Canh Dần 10/1 Nhâm Tí]).
Chính sử chép Lý Thánh Tông (3/11/1054 -1/2/1072 ), là con trưởng Lý Thái Tông, mẹ người họ Mai, tước Kim Thiên thái hậu. [Việt Sử Lược chép vua là con thứ ba của Thái Tông và mẹ là Linh Cảm thái hậu]. Sinh ngày 19/3/1023 (25/2 năm Quý Hợi) tại kinh thành Thăng Long. Được lập thái tử ngày 1/6/1028 (6/5 Mậu Thìn). Lên ngôi ngày 3/11/1054 (1/10 Giáp Ngọ) khi đã 34 tuổi. Trị vì hơn 17 năm, mất ngày 1/2/1072 [Canh Dần [10]/1 Nhâm Tí], thọ 49 tuổi.
3/11/1054: Đặt quốc hiệu là Đại Việt. (ĐVSK, BKTT, II:39b, Thọ (2009), 1:341; Giu (1967), 1:228; ĐVSKTB, BK II:48b, The (1997), tr 231-32; CMCB, III:20, (Hà Nội: 1998), 1:337 [chú là Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt]. Xem thêm CMCB I:1, (Hà Nội: 1998), 1:235; ĐVSK, BKTT, I:2b, Thọ (2009), 1:254; Giu (1967), 1:; ĐVSKTB, BK I:2a, The (1997), tr 153;
4. Lý Nhân Tông (1/2/1072-16/11/1127 -15/1/1128)
Tháng Hai Ất Mão [18/2-19/3/1075]: Lý Nhân Tông (1072-1128 [1127?]) xuống chiếu mở khoá thi minh kinh và Tam trường.
Lấy người có văn học ra làm quan. Lê Văn Thịnh đậu thủ khoa. Trước đây, ai muốn làm quan phải qua đường Phật học. Đây là khóa thi theo Khổng giáo đầu tiên. (ĐVSK, BKTT, III:8b, Thọ (2009), 1:351; Giu (1967), 1:236); ĐVSKTB, III:13b, The (1997), tr. 244 [cũng chép là Tháng Hai Ất Mão [18/2-19/3/1075],
Đậu hơn 10 người. Lê Văn Thịnh người làng Đông Cứu, huyện Gia Định [huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc hiện nay]. CMCB, III:34, (Hà Nội: 1998), 1:349-50: Không ghi tháng. Dẫn tiểu sử Lê Văn Thịnh từ Danh Tiết Lục của Trần Kỳ Đằng.
[Tháng 8 Bính Dần [11/9-10/10/1086]: Nhân Tông mở khoa thi chọn người vào Hàn Lâm viện. Mạc Thiên Tích đỗ đầu; được cử làm Hàn lâm học sĩ. Tích người làng Long Động, Chí Linh [xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương]. (ĐVSKTB, BK III:21ab, The (1997), tr 251; CMCB, III:46; (Hà Nội: 1998), I:360)]
Tháng 10 Đinh Mão [29/10-27/11/1087]: Vua tới chùa Đại Lãm Sơn. Ban yến. Làm thơ. (ĐVSK, BKTT, III:11b, Thọ (2009), 1:356; Giu (1967), 1:241;
Tháng Giêng Mậu Thìn [27/1-24/2/1088]: Lý Nhân Tông phong Khô Đầu làm quốc sư. (ĐVSK, BKTT, III:11b-12a, Thọ (2009), 1:356, Giu (1967), 1:241; ĐVSKTB, The (1997), tr 251; CMCB, III:46, (Hà Nội: 1998), I:360-61 [không ghi tháng]) Giống như Lê Đại Hành với Ngô Chân Lưu, v.. v.. [có tin cho là được phát tiết việt, cùng Tể tướng đứng trên điện xét xử việc thiên hạ, nhưng chưa chắc]; ĐVSK, BKTT, III:11b-12a, Thọ (2009), 1:356; Giu (1967), 1:241;
IV. Lý Nhân Tông (1/2/1072-16/11/1127-15/1/1128)
Lý Càn Đức (22/2/1066 (25/1 Bính Ngọ) - 16/11/1127 [26/9 Mậu Ngọ] -15/1/1128 ( [12]/12 Đinh Mùi);
ĐVSK, BKTT, III:3b, 26a, Thọ (2009), 1:345, 375.
Sinh ngày 22/2/1066 (25/1 Bính Ngọ) tại kinh thành. (ĐVSK, BKTT, III:3b, Thọ (2009), 1:345; Giu (1967), 1:234-35; Con trưởng Lý Thánh Tông, và Linh Nhân thái hậu (Lê Thị Ỷ Lan).
Lên ngôi ngày 1/2/1072 [Canh Dần [10] tháng 1 Nhâm Tí], khi gần 6 [7] tuổi. (ĐVSK, BKTT, II:39a, Thọ (2009), 1:341; Giu (1967), 1:228;
Năm 1069, dù mới 19 tuổi, Triệu Chuyên/Húc, dùng Wang Anshi (Vương An Thạch [1021-1086], một thủ lĩnh phái lý học [rationalism]) làm Tể tướng, hầu thực hiện tân chính [reforms]: liên quan đến việc cải tổ thi cử (bỏ môn thơ); khuyến nông qua chính sách thanh miêu; độc quyền buôn bán muối, gỗ quí; thực hiện chế độ bảo gia [baojia], và cải cách quân đội để tiết kiệm ngân sách. Thạch quyết định giảm số chính qui tức cấm quân [jinjun], và phụ lực địa phương [xiangjun], thành lập thổ binh [xiangbinh] để bảo vệ các bảo gia. (89) 89. Li Tao (1114-1183), Xu Zizhi tongjian changbian [Tục Tư trị thông giám trường biên/ Extended Continuation to the Comprehensive Mirror to Aid the Government] (Taipei: 1983), Bk 218:7ab [Baojia]; To Tuo, et al, Songshi [Tống Sử] (Beijing: 1974), vol 192, 4767 [Wang An-shi /Vương An Thạch, 1021-1086]; ĐVSKTB, BK III:6b, The (1997), tr 238.
Thạch cũng muốn lập công ở biên thùy, dùng [Trầm] Khởi làm Tri châu Quế Châu, lập mưu chiếm Đại Việt (Giao Chỉ). Nguyên bọn tri châu Ung Châu là Tiêu Chú và Quế Châu Trầm Khởi muốn đón ý Thạch, dâng sớ xin đánh Giao Chỉ. Khi vào triều, Trầm Khởi được chọn, vì Tiêu Chú cho là khó đánh. Khởi bị bãi, Lưu Di lên thay. Di tin rằng có thể đánh được Đại Việt, nên biên xét hộ tịch dân ở khe động, chuẩn bị binh mã, luyện tập thủy chiến, liên minh với Chiêm Thành và Chân Lạp đánh Giao Chỉ. Ngoài ra cắt đứt việc buôn bán.
Lý Thánh Tông đưa thư qua Triệu Húc yêu cầu giao trả Nông Thiện Mỹ và 700 dân An Thanh chạy sang Tống, thì bị Lưu Di dìm đi. (90) 90. ĐVSKTB, BK III:14ab, The (1997), tr 244; CMCB, III:35; (Hà Nội: 1998), 1:350-51; Phan Huy Chú, LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc biên cương, 1992, 3:277 [Thẩm Khởi, Nùng Thiện Mỹ];
Di còn cử Nùng Trí Hội thay Nùng Tôn Đản làm Tri châu Quế Hoa [Guihua]. (91) 91. CMCB, III:2-3, 13-14, 16-19; (Hà Nội: 1998), I:320-21, 330-31, 333, 335-36.
Tống sử còn chép lại một quốc thư của vua Chiêm, bày tỏ lòng trung thành với Thánh chúa. Thư này có lẽ do một người Hán viết, nên trích dẫn gần đầy đủ về những huyền thoại cổ sử như trụ đồng Phục Ba, cống chim trĩ trắng, v.. v..Ví ân đức nhà Tống [hay Vương An Thạch?] như ánh mặt trời chiếu rõi mọi hang động, yêu thương Ai Lao nên mở quận Vĩnh Xương; sắp ra tay trừng trị thành Tây của Giao Chỉ.”
Năm 1073 [Quí Sửu] [không rõ tháng] Triệu Chuyên /Húc phong Lý Nhân Tông làm Giao Chỉ quận vương, nhưng Tể tướng Thạch vẫn chuẩn bị đánh Đại Việt hầu “thu hồi đất đai đã mất.”
Năm 1074 [Giáp Dần, 30/1/1074-19/1/1075] Chiêm Thành lại quấy rối biên giới phía nam. Ngày 12/9/1075 Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm nhưng không thành công. Vẽ bản đồ ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh rồi về.
Đây có thể là một mũi tên bắn hai chim—vừa dằn mặt Chiêm Thành, vừa là một cuộc thao dượt chuẩn bị tấn công Quảng Nam của nhà Tổng. Nếu vậy, hai cuộc tiến đánh Ung Châu của [Nùng] Tôn Đản và Lưu Ứng Kỷ năm 1075, nhưng bị Nùng Trí Hội đẩy lui, cũng có thể nằm trong chiến thuật nghi binh này.
Ngày 30/12/1075, đánh Khâm Châu, và hạ được thành lỵ ba ngày sau, 2/1/1076. Ngày này, quân Lý cũng chiếm được Liêm Châu. Quân Tống thiệt hại nặng.
Ngày 18/1/1076, quân Tôn Đản bắt đầu đánh Châu Ung, tức Nam Ninh [Nanning] hiện nay. Tri châu Tô Giám đóng cửa thành chống cự. Chỉ ít ngày sau, chủ lực quân Lý tới tăng viện cho Tôn Đản, Lưu Ứng Kỷ. Đô Giám Quảng Nam Tây là Trương Thủ Tiết mang quân giải cứu Ung Châu; bị Thường Kiệt phục kích, giết chết tại Côn Lôn quan (đông bắc Nam Ninh). 8,000 lính chính qui Tống và địa phương Quảng Nam tây tử trận. Ngày 1/3/1076 [23/1 Bính Thìn], sau 42 ngày công hãm, Tôn Đản hạ thành Ung Châu. Tô Giám bắt cả nhà 36 người tự vẫn, rồi nhảy vào lửa chết theo. Bởi vậy đa số dân Ung Châu hết sức chiến đấu, Quân Lý phải chất những túi vải đựng đất cao ngang tường thành mới chiếm được mục tiêu. 15,000 quân Lý tử trận. Tôn Đản nổi giận, san bằng Ung Châu,“giết 5 vạn, 8 ngàn người.” Cộng với số thương vong ở châu Khâm và châu Liêm, hơn 100,000 dân Quảng Nam Tây bị giết. Quân Lý cũng bắt một số tù mang về.
Triệu Chuyên/Húc tức giận, an trí Trầm [Thẩm] Khởi ở Sinh Châu (Tú Châu, nay là phủ Gia Lương, Triết Giang), xóa tên Lưu Di trong sổ các quan. Cho lệnh công khai xâm lược. Li Tao, Xu Zizhi tongjian chiangbian [Tục Tư trị thông giám trường biên, XZZTJCB/TTTTGTB]; LTHCLC, Bang Giao Chí, q. 49: Việc biên cương, 1992, 3:277.
C. Tống Xâm Phạm Đại Việt (1076-1077):
20/1/1075 [Ất Mão [Hy Ninh thứ 8], 7/2/1076]:
Tháng 1-2/1076, Triệu Chuyên/Húc ra chiếu dụ về việc Lý Càn Đức xâm phạm biên giới, giết hại quân dân Tống, phạm vào phép nước, không thể tha thứ được. “Vâng mệnh trời mà đánh dẹp, việc binh có chính danh.” Nên cử bọn Triệu Tiết làm An Nam đạo hành dinh mã bộ quân Đô tổng quản Kinh lược Chiêu thảo sứ, Lý Hiến làm phó sứ, Yên Đạt mã bộ phó sứ Đô tổng quản, thủy bộ qua “trừng phạt”. Nơi nào quân triều đình đến, sẽ không làm tổn hại cho dân, không giết kẻ đầu hàng.
Lý Càn Đức còn nhỏ, chính lệnh không do y mà ra, khi nào vào chầu sẽ được tiếp đãi trọng hậu như trước. Lời ta không đổi, chớ có nghe lầm. Gần đây ta nghe dân chúng biên giới cực kỳ khổ sở, ta đã sai sứ thần truyền đạt ân chiếu, bãi bỏ thuế nặng và sự cai trị tàn bạo. Mong rằng [đất An Nam] đời đời yên vui.” (104) 104. “Chiếu dụ Giao Chỉ” của Trịnh Chuyên/Húc [Thần Tông, 1068-1086], vào tháng Chạp năm Hy Ninh thứ 8 [18/12/1075-11/1/1076], gửi Lý Càn Đức v/v biên giới; ANCL, q. II, 1961:65-6; CMCB, III:38; (Hà Nội: 1998), I:353-54.
8/2/1076 [Bính Thìn, 26/1/1077]:
2. Theo sử cũ, tháng 3-4/1076 [Hai Bính Thìn, 8/3-5/4/1076] hay tháng 4-5/1076 [Ba Bính Thìn, 6/4-5/5/1076], Vương An Thạch dùng Quách Quì (Guo Gui,1022-1088), Tuyên Phủ Sứ Quàng Nam [Quảng Đông và Quảng Tây hiện nay] làm Chiêu thảo sứ, và Triệu Tiết [Zhao Jie] làm phó, mang 100,000 quân đánh Đại Việt. Sở dĩ có việc thay đổi này, do Tiết đề nghị. (105)
Theo Tống Sử, Quách Quì đóng quân ở ải Quyết Lý. Sai tướng lấy lại châu Ung và châu Khâm. Rồi nghỉ quân ở Tư Minh (gần Nam Ninh) 70 ngày. Sai Yên Đạt chiếm Quảng Nguyên, châu Vĩnh An, huyện Tân Bằng, [Cao Bằng hiện nay], nhằm khuất phục thủ lãnh địa phương. Lưu Ứng Kỷ, thủ lĩnh Quảng Nguyên, từng tham dự trận phá Ung Châu, xin hàng
Đích thân Quì dẫn quân về hướng Tây. Huyện Cơ Lang rồi châu Môn—tức Văn Châu, đời Lê là Văn Uyên hay Đồng Đăng—đầu hàng. Từ đây, chiếm được Khê động tức Thất Khê.
Xuống đồng bằng, quân Tống không gặp sức kháng cự đáng kể nào. Tháng 11 Bính Thìn [29/11-28/12/1076], quân Tống tới sông Phú Lương (sông Cầu hay sông Như Nguyệt).
Bị bộ binh và thủy quân với khoảng 300 chiến thuyền Lý ngăn chặn, Quách Quì phải dừng tại chỗ hơn 1 tháng. Dù chỉ còn cách Hà Nội khoảng 12.5 kms [30 lí], không có phương tiện qua sông. Lực lượng xung kích Tống—sử dụng bè tre chở không quá 500 người một lần—tiến tới cách Thăng Long vài cây số. nhưng bị quân Lý phản công, đẩy lùi về bờ bắc. Quì lập mưu cho hải quân Lý tấn công, dùng súng bắn đá đánh đắm nhiều chiến thuyền của Thường Kiệt. Bắt được thái tử Hồng Chí và đại tướng Nguyễn Căn [?]. Người chết nhiều đến độ “nước sông ba [3] ngày không chảy được.” Nhưng quân Tống cũng bị thời tiết và bệnh tật giết hại, 8 vạn [80,000] người, chết mất 6 phần mười. Vua Lý “sợ,” xin hòa. Quách Quì đồng ý triệt thoái. (109) Lý Nhân Tông năm ấy mới 9 tuổi, khó thể có thái tử hay hoàng tử đủ sức điều quân khiển tướng. Hơn nửa thế kỷ sau, vua phải chọn cháu gọi bằng bác làm con nuôi, cho nối ngôi, tức Lý Thần Tông (1128-1138)—tạo cơ hội cho thày bói Thân Lợi, hay “Lý Trí Chi” xúi dục dân thiểu số làm loạn năm 1140-1141—vây đánh kinh thành, và từng nhờ nhà Tống giúp sức. Lý Thánh Tông cũng chỉ có Càn Đức là thái tử, và từ trần từ năm 1072. Chẳng hiểu Vương An Thạch, hay Quách Quì và Triệu Tiết không tâu đúng sự thực; nên người chép sử không có tài liệu đáng tin? Hoặc, sử Việt dấu việc một hay hai tôn thất tước vương hy sinh?
Sử Việt không nhắc gì đến việc cầu hòa, nhưng thêm một chi tiết thần thoại. Một đêm, từ đền Trương Tướng quân [Trương Hồng [Khiếu]-Trương Hát, tướng cũ của Triệu Quang Phục, thời “Tiền Lý”], có tiếng vọng ra:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
[sông núi nước Nam, vua Nam ở]
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
[sách trời đã định sẵn sự chia cách ấy]
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
[cớ chi quân giặc qua xâm lấn]
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
[bay sẽ thấy cái thất bại]. (111)
Tháng 3-4/1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công mới. toàn thắng trong trận Như Nguyệt (sông Cầu hiện nay), tại làng Như Nguyệt (Bắc Ninh).
Đánh lâu không thắng, khi Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công mới, Quì rút quân về, chiếm giữ sáu [6] châu biên giới: Quảng Nguyên, Tô Mậu, Tư Lang [Tư Long], Tô Châu, Mậu Châu và huyện Quang Lang (Ôn Châu, thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay). [Không rõ Tư Long ở vào đâu].
Ngô Thì Sĩ cho đây là võ công lừng lẫy nhất, vì đã mang quân đánh Tống; và khi quân Tống phản công, chỉ chiếm giữ được bốn châu, một huyện biên giới—một nhận xét phiến diện.
Sử Lê chép: tháng 12 năm Đinh Tị [18/12/1077-16/1/1078], Triệu Tiết nhà Tống lại sang xâm lấn không được, rút về. Sử Tây Sơn và Nguyễn cho là chép sai việc năm Bính Thìn (1076) qua Đinh Tị. (ĐVSK, BKTT, III:10a, Thọ (2009), 1:354; Giu (1967), 1:239; CMCB, III:39 (Hà Nội: 1998), I:354)
Tháng 10-11/1078 [9 Mậu Ngọ, 9/10-7/11/1078, Đào Tông Nguyên đi sứ. Tặng nhà Tống 5 voi và xin lại đất đai đã mất [Quảng Nguyên, Tư Lăng, Tô Châu, Mậu Châu (không biết ở đâu) và huyện Quang Lang (Ôn Châu ngày nay)]. Triệu Chuyên/Húc không thuận. Nhà Lý đề nghị trả lại người ba [3] châu đã bắt giữ, vua Tống mới đồng ý.
Mùa Xuân Kỷ Mùi [5/2/1079], Lý trao trả 221 tù binh trong số 1,000 người nhà Tống đòi hỏi. Đàn ông từ 15 tuổi trở lên thích vào trán chữ “Thiên tử quân.” 20 tuổi trở lên thích chữ “Đầu Nam triều.” Phụ nữ thì thích vào cánh tay trái hai chữ “Quan khách.” Xuân 1081 [Tân Dậu], Tống trả lại châu Quảng Nguyên [đã đổi tên thành Thuận Châu]. (117)
Người góp công lớn vào việc thương thuyết là Lê Văn Thịnh, đậu thủ khoa khóa thi minh kinh và Tam trường đầu tiên năm 1075. Tháng 7-8/1084, Thịnh tới Vĩnh Bình, khiêm tốn, tự xưng “bồi thần này không dám tranh chấp,” nên vua Tống thuận trả thêm sáu [6] huyện, ba động. Người Tống có thơ rằng: Nhân tham Giao Chỉ tượng; khước thất Quảng Nguyên kim [Tham voi Giao Chỉ, mất vàng Quảng Nguyên].
1080 [Canh Thân]: Đúc chuông lớn cho chùa Diên Hựu. Chuông không kêu. Bỏ vào ruộng rùa (Qui Điền của chùa). (ĐVSK, BKTT, III:10b, Thọ (2009),tr 355; Giu (1967), I:240;
Tháng 8 Bính Dần [11/9-10/10/1086]: Mở khoa thi chọn người vào Hàn Lâm viện. Mạc Thiên Tích đỗ đầu; được cử làm Hàn lâm học sĩ. Tích người làng Long Động, Chí Linh [xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương]. III:11b, Thọ (2009),tr 356; Giu (1967), 1:240; ĐVSKTB, The (1997), tr 251;CMCB, III:46; (Hà Nội: 1998), I:360)
Tháng 3 Đinh Mão [6/4-4/5/1087]: Bắt đầu làm bí thư các. (ĐVSK, BKTT, III, 1967, I:241; ĐVSKTB, The (1997), tr 251;
Năm 1087, sau khi cả Vương An Thạch, Tư Mã Quang đã chết và Triệu Hú (Triết Tông, 1086-1100) lên ngôi khi mới 10 tuổi, Cao Thái hoàng Thái hậu nhà Tống ngả theo phe bảo thủ, nên sai sứ sang phong Nhân Tông làm Nam Bình vương.
Từ ngày này, quan hệ Lý-Tống bớt căng thẳng. Sứ đoàn Lý đầu đặn cống lễ nhà Tống, biếu vàng bạc, voi nhà và tê ngưu. Tống Huy Tông gửi trả lại triều Lý Mạc Hiền của châu Quảng Nguyên khi Mạc Hiền mang bộ tộc trốn sang đất Tống. Khai Phong cũng làm ngơ khi Lễ Bộ Thị Lang Lê Bá Ngọc đi đánh Nùng Quýnh và Mạc Thất Nhân ở Quàng Nguyên cuối năm 1125 [Tháng 11 Ất Tị, 15/11-16/12/1125]. Một trong những lý do là Trung Hoa thêm một lần trở thành nạn nhân của các tộc phía bắc, đặc biệt là quân Kim. Cuối năm 1126 [tháng 11 nhuận Bính Ngọ, sứ đoàn Lý do Nghiêm Thưởng và Từ Diên sang sứ Tống, biếu vàng bạc, voi nhà và tê ngưu; nhưng đến Quế Châu phải quay về vì Kim đang tiến đánh Biện Kinh. Triệu Hoàn (Khâm Tông, Qinzong, 1126-1127) dâng biểu xin hàng quân Kim, Tháng 4 Đinh Mùi, Kim bắt cả Triệu Hoàn lẫn Triệu Cật (Huy Tông, Huizong, 1101-1125), mang về Bắc.
Triệu Cấu, con thứ Huy Tông, lên ngôi ở Nam Kinh, tức Cao Tông, (Gaozong, 1127-1163). Tháng 1/1128 [tháng chạp Đinh Mùi, 4/1-2/2/1128] Kim chia quân ba [3] đạo đánh Nam Kinh. Năm 1130, Triệu Cấu di tản về Lâm An (Hàng Châu). Khi Lý Thần Tông ([1127]-15/1/1128 - 31/10/1138) sang báo tin lên ngôi. được phong ngay chức Giao Chỉ quận vương.
Tháng 2/1141, Kim-Tống nghị hòa. Nhưng năm 1161, Kim lại chia bốn [4] đường tấn công Nam Tống. Cao Tông thoái vị, đưa con nuôi là Triệu Vĩ lên ngôi, tức Hiếu Tông (1163-1189). Tháng 7-8/1164, Triệu Vĩ phong Lý Anh Tông (5/11/1138 - 14/8/1175) làm An Nam Quốc Vương; đổi Giao Chỉ làm An Nam quốc [nhìn nhận Đại Việt làm An Nam quốc].
Ngày 15/1/1128 [12/12 Đinh Mùi], sau 55 năm ở ngôi, Lý Nhân Tông mất ở tuổi 62. Nhờ những phụ chính đắc lực như Lý Đạo Thành, rồi Lý Thường Kiệt, Nhân Tông đã mở đầu một giai đoạn 120 năm hòa bình để phát triển kinh tế, ổn định xã hội, mở mang biên giới, cải tổ và duy trì luật pháp nhân bản, dựa trên nền tảng tam giáo đồng nguyên, và nhất là lòng nhân từ, chú trọng vào nếp sống tâm linh, hơn những cuộc phiêu lưu, mê sảng vật bản.
Tháng 3 Bính Tí [27/3-24/4/1096]: Thái sư Lê Văn Thịnh mưu phản, bị an trí ở Thao Giang (Hưng Hóa).
Vua dùng thuyền nhỏ đánh cá đi chơi ở Dâm Đàm [hồ Lãng Bạc]. Chợt có mây mù nổi lên, có tiếng chèo thuyền về phía vua. Vua dùng giáo ném. Sương mù tan, thấy trong thuyền có con hổ. Người đánh cá là Mục Thận quăng cái lưới trùm lên con hổ thì hóa ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Văn Thịnh có gia nô người Đại Lý biết pháp thuật, làm ra thế để định hại vua. (ĐVSK, BKTB, III:12b-13a, Thọ (2009), 1:358 ; Giu (1967), 1:242; ĐVSKTB, The (1997), tr 252; CMCB, IV:2; (Hà Nội: 1998), I:364)
1118: Nhân Tông sai Nguyễn Bá Nghi và Lê Bảo Thần đi sứ Tống, biếu một con tê trắng, một con tê đen và ba voi. Việc giao dịch qua Soái ti Quảng Tây và thông dịch Ung Châu dùng hai miếng ván sơn đen để cặp tờ văn thư. Trên mặt ván có khắc bốn chữ “Mộc giáp văn thư” [văn thư cặp gỗ]. [LTHCLC q. 47, 1992, III:218]
1123: Nhân Tông sai Đinh Khánh An và Viên sĩ An sang sứ Tống, biếu voi nhà. [LTHCLC q. 47, 1992, III:218]
1126: Nhân Tông sai Nghiêm Thưởng và Từ Diên sang sứ Tống, biếu vàng bạc, voi nhà và tê ngưu. [LTHCLC q. 47, 1992, III:218]
Vì Nhân Tông không con, lập cháu là Lý Dương Hoán (1116-1138), mới có 13 tuổi lên ngôi, tức Lý Thần Tông (1128-1138).
Lý Thường Kiệt (1019-1105)
Lý Thường Kiệt (1019-1105) người phường Thái Hòa, [huyện Thọ Xương] Thăng Long. Tự thiến [self-castrated to become enuch or spado]. Phục vụ suốt ba triều (Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông (1/2/1072-15/1/1128) Trước hầu Thái Tông. Thánh Tông cho làm thanh tra vùng Thanh-Nghệ. 1069, theo vua đánh Chiêm Thành, giữ chức tiên phong. Bắt được Chế Củ. Được phong Phụ quốc Thái úy . . . Khai quốc công. Rồi Thái úy. (ĐVSKTB, The (1997), tr 254)
Tháng 6 Ất Dậu [13/7-11/8/1105] mất. Được tặng phong Kiểm hiệu Thái úy Bình chương quân quốc trọng sự Việt quốc công. Em là Lý Thường Hiến được phong tước hầu. (ĐVSK, Bản kỷ Toàn Thư, Kỷ nhà Lý, III:14b-15a, Thọ (2009), 1:360; ĐVSKTB, The (1997), tr 253-54; CMCB, IV:5; (Hà Nội: 1998), I:367)
[tương đương các triều Triệu Húc (Tống Thần Tông, 1068-1085), Triệu Hú (Tống Triết Tông, 1085-1100, Cao Thái hoàng Thái hậu thống trị), Triệu Cật (Tống Huy Tông, 1101-1125),
Tháng 11 nhuận Bính Ngọ [1126]: Nhân Tông trối trăng cho Thái úy Lê Bá Đàm và Thị lang Lê Bá Ngọc. (ĐVSK, BKTT, III, Giu (1967), 1:257-258; CMCB, IV:17; (Hà Nội: 1998), I:378-79)
Ở ngôi hơn 55 năm; mất ngày 15/1/1128 [12/12 Đinh Mùi]. Thọ 62 [63] tuổi. (ĐVSK, BKTT, III:26ab, Thọ (2009), 1:375; Giu (1967), I:257.
[Theo sử Nguyễn, Nhân Tông mất ngày 16/11/1127 tức [ngày Đinh Mão] 11 tháng 10 Đinh Mùi; CMCB, IV:17, (Hà Nội: 1998), 1:378-79. Theo Sử Tây Sơn, Nhân Tông mất tháng 12 Đinh Mùi; Dương Hoán lên ngôi tức Lý Thần Tông (15/1/1128-30/9/1138) [chết khi mới 22 tuổi]; ĐVSKTB, BK III:31b-33a, The (1997), tr 240-41; CMCB, IV:18, (Hà Nội: 1998), 1:379.
ĐVSKTB cũng ghi vua mất vào tháng 12 Đinh Mùi. ĐVSKTB, 1997:260.
Trong thời gian 55 năm ở ngôi, Lý Nhân Tông đã đặt 8 niên hiệu: Thái Ninh (1072-1076), Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084), Quảng Hựu (1085-1092), Hội Phong (1092-1100), Long Phù (1101-1109) (Đại Việt SL chép là Long Phù Nguyên Hóa), Hội Tường Đại Khánh (1110-1126), Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126), Thiên Phù Khánh Thọ (1127).
5. Lý Thần Tông (15/1/1228-30/9/1138)
15/1/1128 [12/12 Đinh Mão], hay 16/11/1927 [11/10 Đinh Mùi] (sử Nguyễn)-30/9/1138 [26/9 Mậu Ngọ])
Lý Dương Hoán (1116-1138). Sinh tháng 6 Bính Thân (1116), năm Đinh Dậu (1117) được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi.
Gọi Lý Nhân Tông bằng bác ruột. Con Sùng Hiền Hầu, em Lý Nhân Tông, và Đỗ phu nhân (không rõ tên). [17/2/1129 (15/1 Kỉ Dậu), Sùng Hiền Hầu được tôn làm Thái thượng hoàng, Đỗ phu nhân làm thái hậu].
Theo ĐVSK, lên ngôi ngày 15/1/1128 [Đinh Mão, 12/12 Mậu Thân], khi 12 tuổi. (ĐVSK, BKTT, III, 1967, I:257. ĐVSKTB chỉ ghi là tháng 12 Đinh Mùi; 1997:260.
[Theo CM, Thần Tông (15/11/1128-30/9/1138) lên ngôi ngay trong ngày Nhân Tông chết 16/11/1227; CMCB, IV:18 (Hà Nội: 1998), I:379)
2/2/1128 [30/12 Đinh Mùi]: Lý Thần Tông (15/1/1128-30/9/1138) thiết triều ở điện Thiện An. Ngày này, xuống chiếu cho lệnh bỏ áo trở. Mất ngày 30/9/1138 [26/9 Mậu Ngọ]. (ĐVSK, BKTT, III:27b, 42a, Thọ (2009), 1:375, 393; Giu (1967), 1:258-59; CMCB, IV:17-18, (Hà Nội: 1998), 1:378-79 [ngày Đinh Mão [11] tháng 10 Đinh Mão].
Ngày 4/12/1127 [Ất Dậu [29] tháng 10 Đinh Mùi] dự triều ở điện Thiện An. Sau đó đi Na Ngạn [Lục Ngạn, Bắc Ninh] xem tuân táng cung nữ. (CMCB, IV:18 (Hà Nội: 1998), I:379)
3/2/1128: Mậu Thân Đổi niên hiệu
. Phong mẹ nuôi là Trần Anh phu nhân làm Hoàng thái hậu. (ĐVSK, BKTT, III:28b, 42a, Thọ (2009), 1:377, 393; Giu (1967), 1:259; CMCB IV:20 (Hà Nội: 1998), I:380)
3/2/1128 [1/1 Mậu Thân]: Trở lại phép phù vệ nhà Đường [cho 6 quân ngụ binh ư nông]. Cho quân đội luân phiên nhau về làm ruộng. (ĐVSK, BKTT, III:28b, Thọ (2009), 1:377; Giu (1967), 1:260; ĐVSKTB, The (1997), tr 262-3; CMCB, IV:20; (Hà Nội: 1998), I:380)
31/10/1138 [26/9 Mậu Ngọ]: Thần Tông chết. Hưởng dương 22 tuổi. (ĐVSK, BKTT, III:42a, Thọ (2009), 1:393, Giu (1967), 1:274)
5/11/1138 [1/10 Mậu Ngọ]: Thái tử Thiên Tộ lên ngôi, khi mới có 2 [3] tuổi, tức Lý Anh Tông (5/11/1138- 14/8/1175). (ĐVSK, BKTT, Thọ (2009), 1:393, Giu (1967), 1:274)
6. Lý Anh Tông (5/11/1138- 14/8/1175)
5/11/1138 [1/10 Mậu Ngọ]- 14/8/1175 [ngày [26] tháng 7 Ất Mùi]
Thiên Tộ (1136-14/8/1175 [26/7 Ất Mùi]) con trưởng Thần Tông; và Lê thái hậu (không rõ tên).
Lên ngôi ngày 5/11/1138 [1/10 Mậu Ngọ] , khi mới 3 tuổi, tức Lý Anh Tông (5/11/1138- 14/8/1175). (ĐVSK, BKTT, III:42a, Thọ (2009), 1:393, Giu (1967), 1:274; CMCB, IV:33-34 (Hà Nội: 1998), 1:392-93 [không ghi ngày]. Mất ngày 14/8/1175 [ngày [26] tháng 7 Ất Mùi]; ĐVSK, BKTT, IV:16a, Thọ (2009), 1:414, Giu (1967), 1:274; CMCB, V:17-18, (Hà Nội: 1998), 1:417-18 [không ghi ngày].
Thái tử Thiên Tộ sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136). Tháng 9 Mậu Ngọ [6/10-5/11/1138]: Thần Tông lập Thiên Tộ (1136-1175), mới 2 tuổi, làm Thái tử.
Phế Thái tử Thiên Lộc làm Minh Đạo vương. Âm mưu của ba [3] phu nhân Cảm Thành họ Lê, Nhật Phụng, và Phụng Thanh. Nói Thiên Tộ là con vợ đích, Thiên Lộc là con vợ nhỏ, được vua sủng ái, nếu lên ngôi họ sẽ chết. Nhưng sử cũng không biết tên vợ đích là ai, chỉ biết là Cảm Thành phu nhân, họ Lê, được “Anh Tông” phong làm Hoàng Thái hậu năm 1138. (CM IV:33, (Hà Nội: 1998), 1:392-93)
Mất ngày 14/8/1175 [ngày Ất Tị [26] tháng 7 Ất Mùi]) con trưởng Lý Thần Tông; mẹ là Lê thái hậu (không rõ tên).lên ngôi, khi mới có 3 tuổi, tức Lý Anh Tông (5/11/1138- 14/8/1175). (ĐVSK, BKTT, III:42a, Thọ (2009), 1:393; Giu (1967), 1:274; CMCB, IV:35, (Hà Nội: 1998), 1:393 [không ghi ngày];
Sai sứ sang cáo phó nhà Tống. (ĐVSK, BKTT, III:42a, Thọ (2009), 1:393, Giu (1967), 1:274;
3/3/1139 [Kỷ Mùi, 1140]: Nhà Tống phong Anh Tông làm Giao Chỉ quận vương. (ĐVSK, BKTT, IV:1a, Thọ (2009), 1:394, Giu (1967), 1:275; CM IV:34, (Hà Nội: 1998), I:393)
1139 [Tháng 3 Kỷ Mùi]: Phong Đỗ Anh Vũ trông coi chính sự. Anh Vũ là em Đỗ Thái hậu. (ĐVSK, BKTT, IV:1b, Thọ (2009), 1:395, Giu (1967), 1:275; CMCB, IV:35, (Hà Nội: 1998), I:394) Lê Thái hậu tư thông với Đỗ Anh Vũ. Anh Vũ diện mạo khôi ngô, múa hay hát khéo. Từ 16 tuổi đã vào cung. Lê thị phải lòng.
May nhờ có các đại thần như Tô Hiến Thành mà còn giữ được triều cương.
1141: Thân Lợi. (ĐVSK, BKTT, IV:1b-2b, 3a,Thọ (2009), 1:395-396, 397, Giu (1967), 1:275;
1141:Minh Không chết. (ĐVSK, BKTT, IV:2b, Thọ (2009), 1:397, Giu (1967), 1:277?;
3-4/1149 [Tháng 2 Kỷ Tị [12/3-9/4/1149]: Lý Anh Tông (1138-1175) thiết lập Vân Đồn Trang [[tổng Vân Hải, huyện Nghiêu Phong, Quảng Yên]. Khách buôn Qua Oa [Trả Oa, Java] và Xiêm La tới làm ăn ở Hải Đông. (ĐVSK, BKTT, IV:6b, Thọ (2009), 1:401-402, Giu (1967), 1:281; CMCB, IV:43-44; (Hà Nội: 1998), I:401; ĐVSKTB, 1997:283)
Đảo Vân Đồn: 125 lí về phía Đông, huyện Nghiêu Phong. Theo Đại Thanh Nhất Thống Chí, hai ngọn đồi dựng đứng lên giữa biển. Ở giữa có khe nước. Dựng sách bằng gỗ làm cửa quan. Dân ở hai bên bờ. Thuyền buôn thường ghé đây đời Lý, đời Trần. (ĐNNTC, q. XVIII, “Quảng Yên,” 1997, 4:24 [5-51] Nay là Quảng Ninh. Thúy, 1978:498-99 [dài 18 km, ngoài khơi Bến Cửa Ông].
1162 [Tháng Giêng Nhâm Ngọ, 17/1-15/2/1162]: Cấm tự thiến. Phạt đánh 80 gậy, thích 23 chữ vào tay trái. ĐVSKTB 1997:291.
Tháng 7 Giáp Thân [21/7-19/8/1164]: Triệu Tích (Hiếu Tông, Song Xiaozong (1163-[1185] 1189or 1190)) nhìn nhận Đại Việt là An-Nam quốc. Phong Anh Tông [Lý Thiên Tộ] làm An Nam Quốc Vương. (ĐVSK, BKTT, IV:14a, Thọ (2009), 1:411; Giu (1967), 1:289; CMCB, V:12-13; (Hà Nội: 1998), I:412-13; Sử Tây Sơn chép theo Tống sử là vào tháng 2 Ất Mùi [23/2-23/3/1175], ĐVSKTB, BK IV:20b-21a, The (1997), tr. 293) Xem thêm LTHCLC q. 46, 1992, 3:189.
14/8/1175 [ngày Ất Tị [26] tháng 7 Ất Mùi]: Anh Tông (1138-1175) mất. Thái tử Long Trát, 3 tuổi lên ngôi. Di chiếu cho Tô Hiến Thành làm Phụ chính; ĐVSK, BKTT, IV:16a-17b, Thọ (2009), 1:414-15.
7. Lý Cao Tông (14/8/1175-16/11/1210)
14/8/1175 [26/7 Ất Mùi]-16/11/1210 [28/10 Canh Ngọ]:
Long Trát (6/7/1173 [25/5 Quí Tị]-16/11/1210 [28/10 Canh Ngọ])
[1208 [Bính Thìn]: Nội loạn ở kinh thành. Cao Tông chạy trốn lên Phú Thọ. Quách Bốc đưa Hoàng tử Thẩm lên ngôi].
Tháng Chạp Kỷ Tị [29/12/1209-26/1/1210], anh em Trần Lý mộ quân phò Cao Tông. Chiếm lại được Thăng Long.
16/11/1210 [28/10 Canh Ngọ], Lý Cao Tông (1175-1210) mất. Thọ 37 tuổi. (ĐVSK, BKTT, IV:26b-27a, Giu (1967), 1:303; Thọ (2009), 1:427. Ngô Thì Sĩ et al cũng ghi Cao Tông mất ngày 28/10 Canh Tí (16/11/1210). ĐVSKTB, Bản kỉ IV:38b, The (1997), tr. 307. Hạo Sảm (1194-1226) lên ngôi, tức Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224) . (ĐVSKTB, BK IV:38b, The (1997), tr. 307.
ĐVSK, BKTT, IV:16a-17b, 26b-27a, Thọ (2009), 1:414-15, 426-27 [ngày Nhâm Ngọ, 28/10 Canh Ngọ], Giu (1967), 1:274; CM V:17-18, 34-35 (Hà Nội: 1998), 1:417-18 [không ghi ngày], 433-34 [không ghi ngày],)
8. Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224)
16/11/1210 [28/10 Canh Ngọ]-11-12/1224 [10 Giáp Thân]
Lý Hạo Sảm (1194-3/9/1226), con trưởng Lý Cao Tông, mẹ là Đàm thái hậu (không rõ tên). (ĐVSK, BKTT, IV:27b, 31b-32a, Thọ (2009), 1:427, 432; Giu (1967), 1:308; CMCB, V:34-35, 41, 42-43 (Hà Nội: 1998), 1: 433-34 [không ghi ngày], 439 [không ghi ngày], 439-41 [chiếu nhường ngôi ngày 21/12 Ất Dậu [20/1/1226]) Sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194), được lập thái tử vào tháng 1 năm Mậu Thìn (1208).
[1208 [Bính Thìn]: Nội loạn ở kinh thành. Cao Tông chạy trốn lên Phú Thọ. Quách Bốc đưa Hoàng tử Thẩm lên ngôi]. Sảm chạy loạn đến vùng Hải Ấp của họ Trần, thuộc xã Tức Mạc, huyện Mỹ Lộc, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Được một gia đình thổ hào gốc Quảng Đông, chuyên nghề đánh cá, bao bọc. Sảm lấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung.
Tháng Chạp Kỷ Tị [29/12/1209-26/1/1210], anh em Trần Lý mộ quân phò Cao Tông. Chiếm lại được Thăng Long.
16/11/1210 [28/10 Canh Ngọ]: Lý Cao Tông mất. Thọ 37 tuổi. Hạo Sảm (1194-1226) lên ngôi, tức Lý Huệ Tông (1210-1224). (ĐVSKTB, 1997:307) Mới 16 [17] tuổi. Hoàng Thái hậu Đàm thị cùng coi chính sự. (ĐVSK, BKTT, IV, 1967, I:303; ĐVSKTB, BK IV:38b, The (1997), tr 307)
Sai sứ sang báo tin nhà Tống. Tống sai sứ sang làm lễ vương. ĐVSKTB, 1997:307
1212 [Tháng 2 Nhâm Thân, 5/3-3/4/1212]: Đoàn Thượng, người Gia Lộc Hải Dương] chiếm giữ Hồng Châu làm phản. (CM V:36, (Hà Nội: 1998), 1:434-35)
1214 [Tháng Giêng Giáp Tuất, 12/2-12/3/1214]: Huệ Tông mang mẹ chạy lên Lạng Châu. (CM V:36-37, (Hà Nội: 1998), 1:435)
1217 [Tháng 12 Bính Tí, 9/1-7/2/1217]: Huệ Tông phong Trần Thị làm Hoàng hậu, Trần Tự Khánh làm Thái úy, Trần Thừa làm nội thị phán thủ. (CM V:37, (Hà Nội: 1998), 1:435-36)
Vua mắc chứng động kinh [phong]. (CM V:37, (Hà Nội: 1998), 1:435-36)
1217, Trần Tự Khánh mấtt. Tể tướng Trần Thừa và Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ nắm hết binh quyền.
Tháng 10 Giáp Thân [13/11-11/12/1224], truyền ngôi cho con gái là Phật Kim, tức Lý Chiêu Hoàng. Ra tu ở chùa Chân Giáo (trong thành Thăng Long), hiệu là Huệ Quang Thiền Sư. (CMCB, V:41, (Hà Nội: 1998),, I:439-40) [Chùa Chân Giáo do Lý Thái Tổ lập nên ngay trong kinh thành vào tháng 10-11/1024 [tháng 9 Giáp Tí 6/10-3/11/1024], để vua tới nghe kinh. (ĐVSK, BKTT, II:9b. IV:33a-34b, Thọ (2009), 1:433-435; Giu (1967), 1:197, 2:6.
Thấy dân chúng còn yêu mến Huệ Tông, Trần Thủ Độ muốn trừ đi. Một hôm, thấy Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ, Độ nói: “Nhổ cỏ phải nhổ tận rễ.” Huệ Tông hiểu ý, ngày 3/9/1226, treo cổ tự tử tại chùa Chân Giáo. Thọ 33 tuổi. Sau đó đổi Thái hậu Trần Thị Dung, vợ Huệ Tông, làm Thiên cực công chúa. Độ lấy làm vợ. (ĐVSK, BKTT, V:2ab, Lâu (2009), 2 :8-9 ; Giu (1967), 2:6; ĐVSKTB, The (1997), tr 320-321; CMCB, VI:3, (Hà Nội: 1998), 1:445)
Trong 14 năm ở ngôi, Huệ Tông chỉ đặt một niên hiệu Kiến Gia (1211-1224).
9. Lý Chiêu Hoàng (11-12/1224-10 [20]/1/1226).
Lý Phật Kim (1218-1278). Có tên khác là Lý Thiên Hinh Nữ.
Sinh tháng 9 năm Mậu Dần (1218), là con thứ Lý Huệ Tông, mẹ là Thuận Trinh thái hậu Trần Thị Dung.
Tháng 10 Giáp Thân [13/11-11/12/1224], được Lý Huệ Tông lập làm thái tử, ngay sau đó được truyền ngôi.
22/11/1925 [21/10 Ất Dậu], Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng, 7 [8] tuổi, lấy Trần Nhật Cảnh (1218-1277), 7 [8] tuổi, làm chồng. Ngày 21/10 Ất Dậu [22/11/1225] các quan vào chầu mừng vua có chồng; (ĐVSK, BKTT, IV ;33b-34b, bản dịch Ngô Đức Thọ (2009), 1 :434-35. Giu (1967), 1:309-10
20/1/1226 [21/12 Ất Dậu]: Nhường ngôi cho Trần Nhật Cảnh, tức Trần Thái Tông (1226-1258). (CM, V:42-43, (Hà Nội: 1998), 1:440-41) Sau đó, được phong chức Chiêu Thánh hoàng hậu.
[ngày 22/11/1925 [21/10 Ất Dậu], Lý Phật Kim xuống chiếu có chồng; ngày 10/1/1226 [11/12 Ất Dậu], lễ nhường ngôi. Nhưng kỷ nhà Trần, đề ngày 11/1/1226 [12/12 Ất Dậu], có lẽ lỗi chính tả]; (ĐVSK, BKTT, IV:31b-32a, Thọ (2009), 1:432-34, 434-35; V:1b, Lâu (2009), 2:8; Giu (1967), 1:308, 2:5-6. Sử Tây Sơn cũng ghi ngày ban chiếu 22/11/1225 [21/10 Ất Dậu], và lễ nhường ngôi 10/1/1226 [11/12 Ất Dậu], giống sử Lê; ĐVSKTB, BK, IV:44ab, 47a-48a, The (1997), tr 311, 313-314. Sử Nguyễn chép chiếu và lễ nhường ngôi ngày 20/1/1226 [21/12 Ất Dậu]; CMCB, V:42-43 (Hà Nội: 1998), 1:439-41).
Sử Hậu Lê và Tây Sơn ghi sớm hơn 10 ngày : Chiếu nhường ngôi và lễ truyền ngôi ngày Mậu Dần 11/12 Ất Dậu [10/1/1226]. (ĐVSK, BKTT, IV:34, Thọ (2009), 1:434-35 ; Giu (1967), 1:310-11; Bản dịch Hoàng Văn Lâu (2009), kỷ nhà Trần, ghi Trần Nhật Cảnh lên ngôi ngày Mậu Dần, nhưng chuyển thành 12/12 Ất Dậu, không hiểu dùng lịch nào] ; ĐVSK, BKTT, V:1b, Lâu (2009), 2:8.
Sử nhà Tây Sơn cũng ghi ngày truyền ngôi là ngày Mậu Dần [11]/12 Ất Dậu [10/1/1226]. ĐVSKTB, BK IV:47a-47b, The (1997), tr 313-14
Tháng 1 năm Đinh Dậu (1237), 19 tuổi, vì lý do “không có con,” bị phế và giáng làm công chúa. Người thay địa vị hoàng hậu là Thuận Thiên (chị ruột của bà, trước đã gả cho Trần Liễu, anh ruột Cảnh, và đã có thai với Trần Liễu được 3 tháng). Tháng 1 năm Mậu Ngọ (1258), 40 tuổi, bị gả cho Lê Tần (tức Lê Phụ Trần hay Lê Thái), một danh tướng của triều Trần.
Tháng 3 Mậu Dần [25/3-23/4/1278]: Lý Chiêu thánh từ trần. Thọ 60 [61] tuổi. Có với Lê Phụ Trần một trai, một gái. (ĐVSK, BKTT, V, Giu (1967), 2:43) (CM, không chép. ĐVSKTB nặng lời chỉ trích; 1997:357)
Niên hiệu trong thời gian Lý Chiêu thánh ở ngôi là Thiên Chương Hữu Đạo (1224-1226).
1226: Gả cung nhân và công chúa nhà Lý cho các tù trưởng người Mán. (ĐVSK, BKTT, V:3b, Lâu (2009), 2 :10; Giu (1967), 2:7; ĐVSKTB, 1997:321-22; CMCB, VI:3, (Hà Nội: 1998), 1:445)
Trong 9 đời vua có một nữ hoàng (Lý Chiêu Hoàng, 1224-10 l20]/1/1226).
Vua ở ngôi lâu nhất là Lý Nhân Tông (55 năm) và vua ở ngôi ngắn nhất là Lý Chiêu Hoàng (2 năm). Vua lên ngôi sớm nhất là Lý Anh Tông (lúc hai tuổi) và Lý Cao Tông (lúc ba tuổi). Vua lên ngôi muộn nhất là Lý Thái Tổ (lúc 36 tuổi).
Vua thọ nhất là Lý Nhân Tông (61 hay 63 tuổi) và vua mất sớm nhất là Lý Thần Tông (22 tuổi).
Vua không có con trai để nối ngôi, phải truyền ngôi cho cháu là Lý Nhân Tông, hoặc phải truyền ngôi cho con gái là Lý Huệ Tông.
Vua đổi niên hiệu nhiều nhất là Lý Nhân Tông (8 lần) và có ba vua chỉ đặt một niên hiệu, đó là Lý Thái Tổ, Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.
Vũ Ngự Chiêu
© 2014 by Chieu N Vu. All Rights Reserved
- Từ khóa :
- Vũ Ngự Chiêu
Kính mong tác giả có nhiều thuận duyên và điều kiện để cống hiến cho nền sử học nước nhà. Rất cảm ơn.
Một sự giữ gìn sử Việt Nam để mãi mãi sau này cho con cháu học hỏi và nghiên cứu giống nòi Việt .