- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ngày Tuột Dưới Chân Em...

25 Tháng Mười 20141:51 SA(Xem: 31181)



PHO- dau Dung
Phố - ảnh Đậu Dung




Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Thành Văn một người viết trẻ, sinh năm 1986 tại Bình Định, hiện là sinh viên tại Sài Gòn.Có thơ đăng báo và tạp chí văn nghệ.Tham gia in chung trong một số tuyển tập thơ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí văn hữu và bạn đọc những thi phẩm của Thành Văn.
Tạp Chí Hợp Lưu

 



NGÀY TUỘT DƯỚI CHÂN EM...

 

ngày tuột dưới chân em.

ánh sáng di quan vẽ ngoằn ngoèo kí tự trên nền trời chỉ vân xám bạch.

lời sấm tội rĩ rền

hoàng hôn không rõ ràng ngữ nghĩa.

đôi chân em chênh vênh...

không đỡ nổi một ngày.

 

góc phố tém tàn hương.

người con gái tém đôi chân trăm họ.

với đôi hài sặc sỡ, này vàng ,này xanh ,này đỏ.

vừa qua đây.

vừa ở đây.

phản quang sắc màu kì diệu.

phản quang ngày mung muội.

loá còi tuýt những chàng trai quên luật giao thông, chỉ mải mê tàn hương góc phố.

đa tình tuột dưới chân em..!....

tém hoàng hôn kí tội.

 

giá như Sài Gòn rộng hơn một chút.

giá như thời gian có thêm giờ thứ 25.

đôi chân em chẳng nặng nợ thường tình, sẽ thảng nhiên đếm vòng trái đất quay quanh triệu triêu con người,trong đó có em.

con đường chẳng trở thành bóng truông rú gió, sự sợ hãi vẫy vùng bức bối không lọt ra tiếng động.chiều sâu không thể đo bằng lực ma sát trượt đập va vi thể..

 

*

nền trời chỉ vân..

ánh sáng di quan.

sự thật là,,

ngày tuột dưới chân em...

 

EM NÓI ĐIỀU GÌ VỚI ANH..

 

khe suối nói gì với rừng cây.

ngàn năm lời rì rầm mạch đất.

ngàn năm chiếc lá vô tri

ngàn năm sự thật.

rừng cây xanh và chiếc lá xanh.

 

khe suối nói gì với rừng cây.

một thu thượng nguồn thay áo.

khuy bung không chạm tới phím chùng âm vực.

lá mục ôm khe.

ngủ yên trong lời ru mạch đất.

nghe đời mình đâu đó tái sinh.

 

em nói điều gì với anh.

ngôn từ mạch đất vô thanh

hơi thở luồn vào đêm đứt quãng.

luồn vào anh gấp gáp vô cùng.

tình yêu khai phá cây rừng,khai phá lá xanh.

em nói điều gì với anh ?

 

khe suối và rừng cây đối chứng.

ngàn năm em ơi..!

cực khoái âm thanh là đường cong loã thể trong khe.

tuyệt đỉnh thăng hoa khi rừng cây trụi lá.

nghe đời mình đâu đó tái sinh......

 

trần tục trong lời ru mạch đất.

em nói điều gì với anh ?

 

TAM GIÁC CÔ ĐƠN

 

có con đường xuyên vào lòng đất.

hiển hiện lên trong đêm tối ngỡ ngàng.

ngôi sao chấm rút nền trời bần bật.

dõi mắt tìm lòng đất cưu mang.

 

đường hun hút đêm đi bao giờ tới.

chìa mũi lao vót bén ánh cô đơn.

tường nham thạch nuốt nỗi sầu quật khởi.

sương tầng tầng âm ỉ giật từng cơn.

 

có con đường cắm vào lòng tôi khóc.

ngẩng đầu lên tia mắt rạch rung trời.

hồn du thoại với vì sao xa lắc.

thấy phận mình trên lớp lớp sương phơi.

 

đem bút mực giấu vào ngày vồn vã.

giấu ngày vào đêm tôi kí thác phận mình.

tờ không gian quắp tôi về phố lạ.

duỗi trùng trùng tam giác cô đơn

 

 

THU DÙA

 

Anh lóng ngóng quét thu dùa góc phố.

ban mai rất đỗi dịu dàng.

em từ đó ra đi.

anh từ đó trở về.

mười ngón tay lùng bùng sương khói.

đọng gì sau giấc ngủ mê..

 

có phải ta từng gặp nhau.

dưới vòm cây mỏng hơn làn tóc

em còn búi rối ban mai.

loáng thoáng noãn non vừa mọc.

sợi nào cho anh tương tư..

 

có phải ta từng quen nhau.

tiếng chim gọi ban mai lõm lòng lá thẫm.

rụm giòn tiếng guốc khua

như tưởng niệm điều chi ngay khi chưa thể bắt đầu.

đã hoá chênh chao, nhẹ hẫng.

thu chênh vênh.

anh chênh vênh

chiếc lá nào theo em bay xa...

 

ban mai rất đỗi dịu dàng.

em từ đó ra đi

anh từ đó trở về.

mười ngón tay lùng bùng sương khói.

có phải ta từng mất nhau

khi thu dùa góc phố...

 

Thành Văn

 




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89744)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75412)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103475)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86895)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92407)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109032)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84124)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83171)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75504)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80449)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.