- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nõn Nường

02 Tháng Mười 201412:53 SA(Xem: 31514)

VuongNgocMinh
Thi sĩ Vương Ngọc Minh



còn mở mắt lên thì- nhủ “lo gì!”

- cái trần phòng

trước khi chết ai chả nhìn- 90% for sure

10% not sure

là do họ- đương thấy chính họ  

trong những bức pop art của andy warhol

 

khà khà

nên họ chả nhìn thấy cái trần phòng

 

ngày 1 tháng 10- ngày chết dấp

khốn nạn

 

và rằng- từng mảng màu

xanh

đỏ- tím

vàng- trắng- đen

hường

cam

các màu chủ đạo trong tranh andy warhol

 

tưởng tượng- chỉ hai màu vàng

đỏ- màu cờ

cứ thế chúng chồng

lấp

khuôn mặt

thân phận

 

đất nước

mình- ôi chao

dẫu có ở trong tranh andy warhol đi nữa

chúng ta

sẽ chết ngộp (chắc chắn!)

 

đừng nói với tôi- được lên thiên đàng

nhé!

 

nói cho cùng- ngay chính đời sống này

trên mảnh đất quê

tuyệt đại đa số- thực tế  

cả nghĩa đen nghĩa bóng- chúng ta

đều đã từng lên thiên đàng

 

không biết bao nhiêu bận

ấy nhỉ! ờ mà

chẳng nhẽ không treo lá cờ- hai màu vàng

đỏ

í- chúng ta sẽ chịu sa địa ngục tất!

...

vương ngọc minh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 201510:14 CH(Xem: 46931)
Về những nhà văn quân đội nổi tiếng với những tác phẩm (thơ cũng như văn) của họ, có thể kể những tên tuổi về thơ, như có Tường Linh, Phạm văn Bình, hay Linh Phương... Cả hai nhà thơ sau, đều nổi tiếng nhờ có thơ được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. (Phạm Văn Bình với ca khúc “Chuyện tình buồn,” và “Mười hai tháng anh đi”; Linh Phương với “Kỷ vật cho em”) (1). Về văn có thể kể Văn Quang (lớp trước). Lớp sau vài năm, có thể kể tới Trần Hoài Thư, Đào Vũ Anh Hùng, Huỳnh Văn Phú... Nhưng, nổi bật hơn cả, theo tôi vẫn là Nguyên Vũ (truyện) và, Phan Nhật Nam (bút ký, phóng sự).
08 Tháng Chín 201511:47 SA(Xem: 31331)
"Đời sống bên này có cái thực tế khắc nghiệt là vậy. Càng khắc nghiệt tôi càng trầm tĩnh. Nghiệm ra một điều: hãy làm hết sức mình cho một công việc tốt, cũng có lúc bù đắp lại. Những tấm tranh cũng đã từng nuôi sống tôi, tôi không thể bỏ vẽ được". (Đinh Cường)
03 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 29417)
khi những ngón tay không còn theo đuổi những thanh âm phím đàn nghẹn ngào góc tối cây tỳ bà bỏ quên bên vách tường và khóc hoang vu trăng xanh
02 Tháng Chín 201511:35 CH(Xem: 30630)
Có một sự xáo trộn trong mùa đông năm nay bắt đầu từ chiếc áo màu đỏ cô mặc. Đó là chiếc áo len mang hơi ấm của ba con người, ba cuộc đời kéo dài trọn một thế kỷ trừ ra những năm nó nằm vạ vật ở một nơi nào đó mà cô đã làm thất lạc.
01 Tháng Chín 201512:51 SA(Xem: 32887)
LTS: Cuối tháng 8, Hợp Lưu nhận được chùm thơ gởi từ Nguyễn Nhựt Hùng, một người làm thơ hiện đang sinh sống tại Vũng Tàu. Mặc dầu còn rất trẻ, anh sinh năm 1989. Nhưng thơ anh mênh mang như sóng biển của thành phố anh đang ở. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí văn hữu và độc giả những thi phẩm của Nguyễn Nhựt Hùng
01 Tháng Chín 201512:41 SA(Xem: 30129)
Con gái tròn 24 rồi, Má biết không Đã qua thuở thì ngồi đan chiếc khăn dài hơn nỗi nhớ Đã qua cái tuổi cam đoan rằng yêu là hạnh phúc Đã biết len lén nhìn, rồi lặng im
30 Tháng Tám 201511:39 CH(Xem: 32152)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Lưu Mêlan là bút hiệu của Nguyễn Thị Nguyệt, sinh năm 1989. hiện sống tại Sài Gòn. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lưu Mêlan cùng quí văn hữu và đọc giả Tạp chí Hợp Lưu.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 41544)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 34508)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...
27 Tháng Tám 20158:41 SA(Xem: 33533)
Thần hồn son phấn thốt lời Xót thương bạc mệnh một đời giai nhân Văn chương vô mệnh trong ngần Cớ sao lụy đến thư tàn chưa phai