- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đèn Cù 'giải ảo Hồ Chí Minh'

24 Tháng Chín 20142:43 SA(Xem: 31172)


DEN CU nv
Cuốn sách 'Đèn cù' xuất bản ở hải ngoại của tác giả Trần Đĩnh đã 'lột mặt' của chế độ và nhiều huyền thoại cách mạng của Đảng Cộng sản ở Việt Nam theo nhà báo Bùi Tín từ Paris.

Trong khi đó, một sử gia trong nước, Vũ Quang Hiển, nói với BBC rằng cuốn sách 'có hư cấu, xuyên tạc'.

Trao đổi với BBC hôm 20/9/2014, cựu Đại tá cộng sản, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Bùi Tín, cho rằng cuốn sách của Trần Đĩnh có tác động như một 'quả bom' đánh vào những gì mà chính quyền lâu nay muốn 'che đậy, giấu diếm'.

Ông Bùi Tín nói: "Lột mặt, hay lật mặt cũng như thế, tức là những anh hùng hảo hớn ghi tên đường phố, thì rõ ràng người ta phải đánh giá lại, bởi vì cả một chế độ đánh giá những giá trị sai, cho nên bây giờ phải đánh giá lại tất cả những giá trị của từng người một bằng những nhận thức của mỗi người.

"Mỗi người có một cái đầu, có những suy nghĩ của mình, làm sao cho mỗi người có một suy tư độc lập, không bị ảnh hưởng.

"Do đó mà cuốn sách là quả bom, nổ từ những nhân vật cao nhất. Nói thẳng ra là tác phẩm của Trần Đĩnh cũng như cuốn hồi ký trăng trối của Trần Đức Thảo (Trần Đức Thảo - Những Lời Trăn Trối) là đụng đến ông Hồ Chí Minh."

Theo nhà báo Bùi Tín, tuy tác giả viết một cách 'nhẹ nhàng', sự 'đụng chạm' vào các huyền thoại, thần tượng cách mạng của Đảng lại không phải là 'nhẹ'.

Ông Bùi Tín là nhân vật bất đồng chính kiến đã nhiều năm tị nạn chính trị ở Pháp và nay là một nhà vận động cho dân chủ và nhân quyền của Việt Nam ở hải ngoại

Ông Bùi Tín bình luận tiếp: "Ông viết một cách nhẹ nhàng, nhưng đụng mạnh lắm, có thể nói là cái phi thần thánh hóa, cái giải ảo, giải một lầm lẫn cực lớn, bởi vì người ta vẫn đề ra là 'Học tập đạo đức của ông Hồ Chí Minh', thế nhưng cuốn sách này, nói không nhiều lắm, nhưng chi tiết rõ đến như thế.

"Tức là ông Hồ Chí Minh cũng chuyên đóng kịch thôi. Ông Hồ Chí Minh nói không thể cải cách ruộng đất bắn chết người phụ nữ đầu tiên được, và đối với phụ nữ không thể đánh ngay cả bằng một nhánh hoa, thế mà chính ông bịt râu, ông dự cuộc đấu đó để mà đem bắn bà Nguyễn Thị Năm."

Theo cựu Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, bài 'Địa chủ ác ghê' được cố lãnh tụ của Đảng ký tên là CB, mà theo ông Tín: "lúc bấy giờ ở báo Nhân Dân, tất cả những bài nào đề chữ "CB" là "Của Bác", là coi như thiêng liêng, là phải in ngay ở trang một, ở ngay dưới măng-séc, không được sai một dấu chấm, dấu phẩy nào".

Nhà báo Bùi Tín nói: "Và ai cũng biết đấy là của bác, tức là của ông Hồ Chí Minh. Ông ấy viết bài 'Địa chủ ác ghê' kể tội bà Nguyễn Thị Năm một cách kinh khủng đến mức như thế và đưa ra bắn chết.

Trong một trao đổi gần đây với BBC, tác giả cuốn 'Đèn Cù - Truyện tôi' giải thích thêm với BBC vì sao cuốn sách đã phải xuất bản ở nước ngoài.

Ông Trần Đĩnh chia sẻ: "Tôi muốn nói rõ một điểm: tôi gửi in ở ngoài vì ở trong nước không ai in và phát hành cho tôi, không phải tại vì sách có nhiều bí mật. Hai lý do khác nhau."

Về khả năng cuốn sách có thể được chấp nhận cho xuất bản ở Việt Nam hay không, nhà báo Bùi Tín nhận định: "Hiện nay thì chắc chắn họ không dám xuất bản rồi. Quyển sách của Trần Đĩnh và cuốn sách mới nhất của nhà triết học Trần Đức Thảo cũng thế, cuốn Hồi ký Trăng trối, là không thể xuất bản ở trong nước.

"Bởi vì nó đụng chạm ghê quá, bởi vì chế độ ở trong nước dị ứng với sự thật. Họ rất sợ sự thật. Cho nên những cuốn sách nói lên sự thật, tất cả là sự thật nguyên vẹn như thế thì họ không thể chịu được.

"Đây là quả bom rất mạnh nổ vào tất cả những lừa dối, những cái che dấu đấy, cho nên tôi thấy cuốn sách của Trần Đĩnh cũng như cuốn sách của Trần Đức Thảo là hai của quý của tự do, của những ngòi bút tự do, của những người có lương tâm trong sáng."

Theo ông Bùi Tín, điểm đáng quý ở Trần Đĩnh là sau gần như cả đời phải làm phận 'viết thuê', viết 'theo lệnh của trên' nhưng vẫn giữ nguyên trong lòng được 'sự thật' để cống hiến trong cuốn "Đèn Cù".

 

"Mà chính ông lại đi xem, đi dự cuộc đó, thế mà ông còn nói đạo đức là ông sẽ hứa với ông Hoàng Quốc Việt là sẽ can thiệp với cố vấn Trung Quốc để không thể bắn bà Năm được."


DEN CU nv 2 

'Xuyên tạc'

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Ba 20173:15 CH
Khách
Ở ĐỜI

Ở đời lịch sử luôn còn đó
Có dễ mà che được thế gian
Đừng kiểu qua mưa mà vuốt mặt
Mưa đâu chỉ có một lần nào

Hết mưa tới nắng chuyện bình thường
Có dễ mà mưa cứ vậy hoài
Mưa phải bùn lầy và nước đọng
Nắng lên tươi sáng cảnh đời vui

Đời sống có người cũng có ta
Phải luôn bình đẳng mới chan hòa
Phải luôn thành thật đời trong sáng
Sự nghiệp đâu cần kiểu quỷ ma

Nên chi cái gốc vẫn con người
Chắc thực thì luôn ở với đời
Ma mị chẳng qua như bóng nước
Cạn dòng thì hết có còn đâu

Thần thánh làm chi giữa cuộc đời
Cái gì không đúng chỉ trời ơi
Nhân văn mọi việc đều thường cả
Cần quái gì đâu phải vẽ vời

Đá núi nhiều khi mới mãi còn
Cần gì thần tượng kiểu bình vôi
Cây đa thờ đấy rồi qua hết
Chỉ đá thiên nhiên mới vậy hoài

SẮC NGÀN
(09/3/17)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 890)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 841)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 984)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 818)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.
14 Tháng Tư 20249:53 SA(Xem: 1073)
Tôi vẫn nghĩ vợ chồng sống được với nhau cả một đời thì thương nhau phải biết. Tôi không có được cái may mắn này nhưng tôi thích ngắm những cặp đôi người già bên nhau ở tuổi xế chiều. Tôi trân trọng những đôi vợ chồng thương yêu kề cận suốt cuộc đời. Nhớ lời của bài hát hồi xưa tôi hay nghe: "Nhiều năm trời chẳng thương tình, để em làm kẻ đa tình". Phụ nữ khi ly hôn chồng thi thường có nhiều người khác phái để ý nhưng tôi không hề làm kẻ đa tình yêu đương vớ vẩn đâu nhé, tôi biết chắc rằng tôi là người chung thủy nếu tôi gặp đúng một người thương.
10 Tháng Tư 20248:36 SA(Xem: 1406)
Buổi tối, Ngạc trở về sau bữa tiệc sinh nhật của người bạn. Ngạc nghĩ tới cô gái Mỹ tóc bạch kim, được tụi Ngạc hùn tiền mướn về để "surprise" Eric. Ngạc nhớ đôi mắt Eric bừng lên ngạc nhiên, cùng dáng điệu lính quýnh khi người con gái gì đầu hắn xuống vùng ngực lồ lộ như hỏa diệm sơn. Cặp chân dài của cô xoắn vào người Eric, bốc lửa. Dư âm của tiếng cười nói, của những nhịp pháo tay rập rình theo theo điệu vũ uốn éo của cô gái khỏa thân vẫn còn theo Ngạc trên đường về.
08 Tháng Tư 20248:51 CH(Xem: 1661)
Từ phòng ngủ của Tư-Lệnh bước ra, Y-Sĩ Thiếu-Tá Đàm-Quang-Hiển xúc động, nghẹn ngào : “Thiếu-Tướng… đi rồi!” … Các Sĩ-Quan hiện diện, không cầm được nước mắt, kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt chủ tướng. Bác-sĩ Đàm-Quang-Hiển, hiện định cư tại Mỹ, bang Minesota, nguyên là y sĩ trưởng Sư-Đoàn 5 Bộ Binh, kiêm Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 5 Quân-Y. Vào trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy, ông được gọi lên, với hy vọng cấp cứu Chuẩn-Tướng Tư-Lệnh vừa dùng súng tự sát... Bác sĩ Hiển khám nghiệm, bắt mạch….Nhưng không kịp ! Người đã “đi” rồi! Ôi ! Thực buồn làm sao!
04 Tháng Tư 202410:16 CH(Xem: 1806)
PHÂN ƯU / Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà thơ, Nhà văn, Nhà báo / VIÊN LINH / tên thật là Nguyễn Nam Tạ thế ngày 28 tháng 3, 2024 tại Annandale, VA, Hoa Kỳ / Hưởng Thọ 86 tuổi
03 Tháng Tư 20248:43 CH(Xem: 2783)
Nhận được tin buồn / Cụ Bà : TRẦN THỊ NGÃI / Pháp danh:QUẢNG NIỆM / Sinh ngày 10 tháng 5 năm 1929 tại Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 25 tháng 03 năm 2024 / (Nhằm ngày 16 tháng 02 năm Gíap Thìn) / Tại San Jose, California, Hoa Kỳ Hưởng thượng thọ 95 tuổi.
03 Tháng Tư 20247:59 CH(Xem: 636)
Bà Trần Thị Ngãi, Pháp Danh Quảng Niệm, Sinh ngày 10 tháng 5, năm 1929 tại Đà Nẵng Đã từ trần ngày 25 tháng 3 năm 2024 tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Hưởng Thọ 95 tuổi