- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phương Uy Và Khúc Tháng Tám

03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36672)

mua_2-_internet-content
 Mưa - ảnh Internet


KHI MÙA MƯA XA

 

Em đã ra đi trong một sáng chủ nhật trời mưa

vĩ cầm lanh canh giấc ngủ

thậm chí một tiếng giã từ anh còn chưa thổ lộ

mùa mưa lấm lem

chiều nghi ngút nhớ

tiếng chuông gục xuống thềm

nghe thánh giá hắt hiu

chiều không xanh trên gió.

Anh đã đi qua những tháng ngày mỏi mệt

cầm mảnh thời gian nhoẹt nhòe tiền kiếp

mưa biệt mù từ lúc em xa

không còn tiếng dương cầm

không còn mưa

không em

nỗi lặng im xanh

mang diện mạo của âm vọng ngày xưa cũ

buốt một ẩn hình.

Chúng ta lặng lẽ đếm từng ngày

lạnh từng khoảng trống

đếm những ngày mưa qua

những hồi âm rời rụng

kể từ ngày chủ nhật ấy

ngày sũng ướt cuối mùa

trên nếp rêu xanh

không biết những cuộc tình đã vượt quá nhau chưa?

 

PHƯƠNG UY

 

 

BÊN KIA BỀ BỘN



Đi về phí bên kia ô cửa

nghe rêu bám trên ngón tay

những con chữ mùa đông nhàn rỗi

những con chữ đông đá chết cứng

buồn một nỗi bâng quơ



Đi về phía tiếng nói

những âm sắc bạc tóc

giới hạn trong bốn bức tường

mộng du chuếnh choáng

vỗ vào bờ môi câm



Đi về phía vùng cỏ úa

cơn lốc của sự bốc hơi những rêu rong

bàn tay mưa tím bầm

mùa mưa không có gió


Đi về phía ngày hôm qua

nỗi bộn bề còn nguyên trước mặt

những con chữ bổi hổi thầm thì

thút thít khóc cho ngày em đi


Đi về phía thinh lặng không bóng người

bỏ - quên - em và trái - tim - trong - ngực

bài tụng ca cho thời gian

ghỉ sắt hoen mùa thiên thu khóc

chờ những con chữ thất lạc

ùa về ủ ấm cho nhau.

 

PHƯƠNG UY


ĐI QUA

 

Đi qua nơi ta rong chơi

giờ đây chỉ có một người

quẩn quanh với bài thơ cũ

một mình chỉ một mình thôi

 

Đi qua những mùa mỏi mệt

nặng câm đá tảng đầu nguồn

qua rằm trăng tròn hay khuyết

em về lẻ một vòng ôm

Đi qua những lau lách cũ

thất lạc một kí ức già

đời sống tựa như sợi xích

vòng quanh thân xác xương da

 

Đi qua tình yêu mong manh

đưa tay chạm khuôn mặt mình

bình yên có còn là thật

sao đêm dài cứ ngút xanh?

PHƯƠNG UY

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96454)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76055)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84738)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109919)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98805)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152079)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87857)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88183)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91399)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99683)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”