- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VÀI HÀNG MẠN ĐÀM VỀ TÁC PHẨM CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG CỦA NGÔ THẾ VINH [tái bản kỳ 3]

05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36859)

 

 vinh-content

 

Dohamide là mt tên tuổi quen thuc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên kho v lch s và văn minh Chàm. Đã xut bn năm 2000: “Dân Tc Champa: Hành trình Tìm v Ci Ngun”. Xut thân Hc Vin Quc Gia Hành Chánh và tt nghip M.A. Đi Hc Kansas, Hoa Kỳ. Ln lên mit Hu Giang Châu Đc nên rt am tường v h sinh thái Đng Bng Sông Cu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.

*

 

Sau khi được Nhà Văn Nghệ xuất bản tại Nam California năm 2000, tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” của nhà văn đồng thời là bác sĩ y khoa và nhà biên khảo Ngô Thế Vinh, nguyên gốc thuộc Nhóm Bạn Cửu Long, đã được độc giả khắp bốn phương tiếp đón nhiệt tình. Do nhu cầu, tác phẩm đã được tái bản năm 2001, rồi thì cũng tuyệt bản, nay (2014) lại được tái bản lần 3, và lần này thì dưới mái nhà của Việt Ecology Press, cùng với một Nhà Xuất bản mang tên, nghe hơi lạtai, là Nhà Xuất bản Giấy vụn.Được biết Nhà Xuất bản Giấy Vụn là một cơ sở in ấn trong nước nhưng thuộc cấu trúc “ngoài luồng” chớ không phải là nhà xuất bản bình thường thuộc dòng chính, và trên nguyên tắc, hoàn toàn do nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý điều hành. Như Ngô Thế Vinh đã có dịp tâm tình trong đoạn Thay Lời Dẫn:“do đụng tới những vấn đề nhạy cảm, nhất là với nước lớn Trung Quốc, tác phẩm sẽ không thể nào xuất bản ở Việt Nam trong một tương lai gần khi mà bối cảnh chánh trị vẫn không có ổn định và cả chưa có tự do ngôn luận như hiện tại.” Và ai cũng nhận thấy ngay ở đây là một thiếu sót to lớn trong cấu trúc vận hành truyền thôngđại chúng tại một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đangngăn trở dân gian tiếp cận xuyên suốt với những hiểu biết và thông tin trung thực về khoa học kỹ thuật trong bối cảnh “nhân dân làm chủ”và thời đại toàn cầu hóa này.

 

Tên tác phẩm gợi hình

gắn liền với thời sự đất nước và quốc tế

 

2000 – 2014, thời gian 14 năm đã trôi qua, không chắc gì được lặng lẽ liên tục, công trình biên khảo của Ngô Thế Vinh với tên “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng”bao giờ cũng hiện ra, có giá trị và tác dụng như là một tiếng chuông cảnh giới nghiêm túc được quan tâm trong học giới và trong công luận của đại chúng người Việt về hiểm họa của một nước Trung Hoa Cộngsản đàn anh phía Bắc. Cụm từ “Biển Đông Dậy Sóng”do Ngô Thế Vinh tài tình vận dụng vào khung dữ kiện của tác phẩm, thoạt tiên làm liên tưởng đếnthời tiết, đến hình ảnh có khi đạt mức độ gây kinh hoàngcủa những đợt sóng thần cuồng nhiệt nổi lên đánh chìm các thuyền chài lưới ngoài khơi trong mùa mưa bão, thỉnh thoảng gây tai họa lũ lụt và chết chóc đau thương trong vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Nhưng “Biển Đông Dậy Sóng” ở đây thật tình lànhằm minh họa một số biến cố phát khởi từ hành động đe dọaxâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông, cụ thểNgô Thế Vinh đã kể trước hết,là hồi trước 1975, lợi dụng thời cơ các lực lượng quân sự Mỹ chủ trương rút ra khỏi cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc với phong cách đàn anh nước lớn phương Bắc, đã huy động một hạm đội với những phóng pháo hạm được trang bị hỏa tiễn tầm xa và phản lực cơ Mig 21 tối tân yểm trợ trên không, ngang nhiên tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa, (mà Trung Quốc đãngang nhiên chỉnh sửa lại là Tây Sa) sau một trận hải chiến đánh chìm con tàu HQ10 Nhật Tảo của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng Ngụy văn Thà đã cùng với thủy thủ đoàn dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Qua các trang sách, Ngô Thế Vinh đã đặt vào đây những tình cảm thân thương kính phục đối với những chiến sĩ Hải quân VNCH vị quốc vong thân. Nhưng tác dụng của vế “Biển Đông Dậy Sóng” củaNgô Thế Vinhkhông chỉ ngừng ở đây.

 

Tiếp theo, hành động gây hấn và lấn chiếm biểu tỏ tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây , ngoài Việt Nam, còn liên hệ đến các nước trong Khối ASEAN như Philippines, Malaysia, Brunei...phát xuất từ việc Trung Quốc công bố bản đồ về một vùng biển đảo hình “lưỡi bò” xâm phạm chủ quyền lãnh hải của các nước có liên quan. Nhưng trực tiếp nhằm vào Việt Nam là khi vào ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã huy động lực lượng hải quân hùng hậu yểm trợ việc mang giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 đến đặt tại một địa điểmnằm ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc lập luận vị trí giàn khoan cách đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía Nam, cách Hải Nam 180 hải lý thuộc vùng lãnh hải của Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam khẳng định giàn khoan đã được mang đến đặt cách đảo Ly Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 120 hải lý về phía Đông, hoàn toàn trái phép vì nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam. Hành động đặt giàn khoan dầu này đã và đang gây ra những cuộc va chạm giữa lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam tại hiện trường. Đội tàu chiến cảnh ngư củaTrung quốc chỉ mới vận dụng các vòi nước để xịt ngăn chận,xua đuổi tàu Việt Nam không cho xáp đến gần giàn khoan, có gây ra những hư hại cho tàu Việt Nam, nhưng chưa đến mức nổ ra xung đột đạn pháo gây chết chóc thực sự. Hành động đặt giàn khoan, tuy nhiên, đã và đang nêu lên những vấn nạn cho hai nước đang thuộc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản thường được gọi là anh em và Trung quốc có tư cách là nước Cộng sản đàn anh. Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn trên cấp Chánh phủ của hai nước, do bởi hành động xâm lược của Trung Quốc xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, không thể nào tránh khỏi tác động khơi dậy lòng yêu nước của đại chúng người Việt Nam và người dân Việt đã sôi nổi biểu tỏ lòng căm phẫn của mình qua những cuộc biểu tình đã diễn ra trên đường phố trong nước và ở hải ngoại và ngay mộtcuộc tự thiêu của một phụ nữ đã diễn ra ngày 23/5/2014 ở trước Dinh Độc Lập cũ nay gọi là Dinh Thống Nhất, Saigon.

 

Các diễn biến kể trên đã vô hình chung gắn liền với cụm từ đầy gợi hình “Biển Đông Dậy Sóng” trong tên tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” của Ngô Thế Vinh, xác định giá trị thời sự và biên khảo của tác phẩm, càng tạo điều kiện đưa tác phẩm này đi vào quảng đại quần chúng Việt Nam trước thời cuộc, nhân kỳ tái bản lần thứ 3 này.

 

Cửu Long Cạn Dòng

 

14 năm trước đây, vào năm 2000 T.L., người viết vốn sanh trưởng tại miền Tây Nam vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam,đã có một thời gian cùng Ngô Thế Vinh sinh hoạt trong Nhóm Bạn Cửu Long tại Nam California, Hoa kỳ, nên đã được tạo cơ hội đóng góp một ít hàng luận bàn về nội dung tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” dưới ánh sáng một số góc nhìn của thời điểm, khi tác phẩm được trình làng lần đầu với một đề tài hãy còn mới lạ đối với nhiều người. Chủ đề chánh yếu do Ngô Thế Vinh triển khai chính là về con sông Cửu Long với vùng thượng nguồn nằm trong lãnh địa củaTrung Quốc đang có khuynh hướng chế ngự toàn vùng. Trải qua thời gian 14 năm, từ thượng nguồn Trung Quốc, sông Mekong chảy qua lãnh thổ các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchea và sau cùng là Việt Nam về phương diện địa lý chánh trị và cả kinh tế, văn hóa , xã hội, chắc hẳn đã có những diễn biến cần được quan sát và ghi nhận thì mới đạt được một tổng quan thích hợp trung thực soi sáng các góc cạnh cần thiết có liên quan. Những cuộc tra cứu đòi hỏi nhiều công sức và kiên trì truy tìm tài liệu ở các hệ thống thư viện đã giúp Ngô Thế Vinh, trong khi tiếp tục hành nghề y khoa tại một bệnh viện có tầm cỡ ở Long Beach, Nam California, Hoa kỳ, thu thập những tài liệu và thông tin do những nhà biên khảo đi trước lưu lại. Điều hấp dẫn tác động vào bản chất hiếu kỳ của người đọc ấn bản kỳ 3 này là một số chi tiết vốn đã đi vào quá khứ nayNgô Thế Vinh lại đưa ra ánh sáng thưởng lãm, trong tình cờ có giá trị như là một số đóng góp tìm hiểu trong lãnh vực có liên quan. Cụ thể có thể kể chẳng hạn như có Ngô Thế Vinh nêu lên, người đọc mới biết được hoặc nhớ lại được về công trình thám hiểm tiên phong vượt qua các vùng đồi núi nương theo dòng sông Mekong nhằm tìm ra thượng nguồn về phía Bắc. Trong quá khứ, đã có chuyến đi kéo dài đến 2 năm (1866-1868) do Francis Garnier, lúc đó, đang giữ chức vụ Đô Trưởng Chợ lớn khởi xướng và gồm 6 thành viên từ Saigon, đang là đất Nam kỳ thuộc địa Pháp, kéo nhau lên Nam Vang, Xứ Chùa Tháp và khi đặt chân đến cửa ngõ Vân Nam, thì trưởng đoàn Doudart de Lagré qua đời, trong khi chưa biết đâu là đầu nguồn con sông Mekong. Phải chờ tới năm 1994, một đoàn khảo sát Anh Pháp với Michel Peissel lần đầu tiên leo tới đỉnh đèo Rupsa, mới đạt điểm khởi nguồn của sông Mekong trên vùng cao nguyên Trung Á ở cao độ 4975 mét, xác định được tọa độ chính xác ở Vĩ độ: 33 độ 16’ 534 Bắc, Kinh độ: 93 độ 52’929 Đông.

 

Ngô Thế Vinh đã tự tạo điều kiện thực hiện một số chuyến đi nghiên cứu thực địa từ Vân Nam Trung Quốc, xuống đến các quốc gia có liên quan như Lào, Thái Lan, Kampuchea và Đồng bằng sông Cửu Long. Chất liệu những điều thu thập được trong các chuyến đi này, Ngô Thế Vinh đã giàn trải cô đọng lại trong tập sách “Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” do Văn Nghệ Mới xuất bản năm 2007 tại Nam California, Hoa kỳ, nội dung hẳn nhiên được vận dụng làm phong phú hơn các dữ kiện cho tác phẩm “Cửu Long Cạn DòngBiển Đông Dậy Sóng” ấn bản thứ 3 này.

 

Hành trình nghiên cứu thực địa dự định đưa Ngô Thế Vinhđi đến Tây Tạng là vùng đất thượng nguồn của sông Mekong, nhưng vì Tây Tạng đang là vùng đất bị Trung Quốcchiếm đóng và trong tình trạng thiếu an ninh, nên Ngô Thế Vinhchỉ đến Vân Nam,miền Tây Nam Trung Quốc.Đây là vùng đất Trung Quốc có kế hoạch xây 14 con đập Bậc Thềm Vân Nam và Mạn Loan / Manwan được giới thiệu là con đập thủy điện đầu tiên, con đập lịch sử vĩ đại với công suất 1500 MW, cấu trúc cao 99 mét chắn ngang khúc sông Lan Thương – tên Trung Quốc của con sông Mekong, giữa hai ngọn núi với bức tường thành cao tới 35 tầng. Khi con đập đi vào hoạt động thì bắt đầu giữ lại một lượng nước khổng lồ được tính ra là vào khoảng 20% lượng nước của khúc sông, khiến mực nước sông Mekong phía hạ lưu đột ngột tụt xuống và Trung Quốc chẳng màng thông báo gì cho các quốc gia hạ nguồn.

 

Với các nước ở vùng hạ lưu cũnglại đua nhau dấn thân vào mục tiêu khai thác dòng chính và các nhánh sông Mekong nằm trong lãnh thổ mình cũng với những dự án xây dựng các đập thủy điện. Ở Thái Lan, Ngô Thế Vinh ghi nhận là ngoài những con đập lớn đa năng trên khắp lãnh thổ còn phải kể tới một hệ thống đập trên các phụ lưu hữu ngạn sông Mekong và đồng thời ráo riết kết hợp với Lào xây con đập Xayaburi 1260 MW là công trình thủy điện dòng chính đầu tiên trên khúc sông Mekonghạ lưu bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, chưa kể tớihai kế hoạch táo bạo Kong-Chi-Mun và Kok-In-Nan cũng của Thái Lan nhằm chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong cho dù bị Việt Nam lên tiếng phản kháng nhưng Thái thì vẫn cứ từng bước thực hiện kế hoạch của mình.

 

Các dự án xây cất đập thủy điện cuốn hút nguồn nước của dòng chính, gây nên nạn khô cằn ở những vùng đất từ xưa canh tác nông nghiệp và rừng cây, khiến dòng chảy các nhánh và cả dòng chính sông Mekong bị sút giảm tạo điều kiện cho nước mặn ngoài biển tràn vào phá hủy mùa màng và cây ăn trái trực tiếp gây hại cho cư dân địa phương là một điều không ai chối cãi được.

 

Sự nghẽn mạch là một hậu quả, một tai họa xảy ra ngăn chặn dòng sông Mekong không còn được chảy xuyên suốt từ thượng nguồn xuống đến hạ lưu nữa để lần hồi dòng sông phải đi vào nguy cơ cạn kiệt không làm sao tránh được, gây tai hại vô song cho môi trường sinh thái vùng đất dòng sông chảy qua, đưa đến nhiều thảm họa trong đó có nạn tuyệt chủng của các loài cá không còn sinh sản để tồn tại vốn là nguồn thực phẩm cung ứng protein chính cho cư dân trong lưu vực.

 

Trước thảm cảnh, các nước có liên quan đều bảo tồn quyền lợi của riêng mình như Thái Lan đã xây hàng loạt các đập thủy điện đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ nghệ trước mắt nhưng cũng như Lào và cả Việt Nam, cũng sẽ phải trả giá về sự hủy hoại môi sinh lâu dài.Riêng về Việt Nam, qua phát biểu của nhân vật hư cấu Hộ, Việt Nam cũng có xây cất một số đập thủy điện, đóng góp vào hậu quả dây chuyền gây khô hạn ở mùa khô vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong vị trí cuối dòng sông Mekong. Sai lầm ngay từ các dự án, cộng thêm với nạn nhũng lạm trong cấu trúc quản lý điều hành có quyền thế ngầm trong dòng chính, xâm hại chất lượng kỹ thuật các công trình xây cất vẫn còn là một bài toán chưa có đáp số dứt khoát, trên thực tế vẫn còn là một niềm đau cho đất nước. Ngô Thế Vinhđã nhắc lại,như một điển hình, dự án xây cầu Rạch Miễu ở Bến Tre với việc làm sai trái của một kỹ sư xây dựng và đồng bọn, nhưng đã được bao che và không bị chế tài thích hợp.

 

Tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” tái bản kỳ 3 dày 690 trang khổ lớn hơn nên trông đồ sộ hơn ấn bản đầu tiên, nhưng về hình thức, vẫn duy trì 23 chương, nội dung hẳn nhiên được cập nhật thêm với dồi dào dữ kiện hơn, tạo điều kiện cho người đọc dễ dàng tiếp cận với các thông tin và các thuật ngữ chuyên ngành hơn.Đặc biệt ở mỗi chuyến nghiên cứu thực địa, Ngô Thế Vinh đã có dịp tiếp xúc với người dân địa phương, lắng nghe và ghi nhận tâm tình của họ xuyên qua các biến cố lịch sử mà họ đã trải qua, mỗi địa phương đều biểu tỏ sắc thái cố hữu, các nổi khổ đau trong cuộc sống gia đình và xã hội của họ, những chi tiết càng làm rõ hơn về mặt nhân sinh của lưu vực sông Mekong.

 

Sau những trang dẫn nhập mở đầu, Ngô Thế Vinh đã trình bày một bảng Niên Biểu ghi theo từng thế kỷ và từng năm có liên quan về những biến cố chánh trị, văn hóa xã hội, giúp người đọc vị trí hóa dễ dàng các thông tin và các dữ kiện được triển khai nhằm soi sáng sự việc đang được trình bày trong sách. Ngoài ra, những bản đồ và hình ảnh chụp minh họa sự kiện tại chỗ giúp người đọc cảm thấy thích thú giúp nắm bắt dễ dàng và thâm sâu các vấn đề và sự việc trong những bối cảnh có thể còn xa lạ được nêu lên. Ở phần cuối tác phẩm, có phần Sách Dẫn và Tài liệu Tham khảo làm cho tác phẩm được mở ra cho học giới nghiên cứu hàn lâm. Cuối cùng, một số trang đã được dành cho một số bài phát biểu của một số thức giả phân tích và đánh giá nội dung tác phẩm dưới những góc nhìn đa dạng và còn có giá trị đóng góp xây dựng học thuật cho tác giả.

 

Tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” ấn bản kỳ 3 này xứng đáng được người đọc, mọi giới quan tâm tìm đọc một lần, rồi nghiền ngẫm đọclần thứ hai để cùng chia xẻ với Ngô Thế Vinh những gì tựa hồ như là một tâm tình sâu lắng chân thực soi sáng hiểu biết về con sông Mekong với một số vấn nạn được phát hiện phải đối phó và xử lý thích đáng, kèm theo viễn tượng phát triển của một dòng sông huyết mạch trên một đất nước Việt Nam đang hướng về tương lai trong bối cảnh với Trung Quốc, một nước lớn phương Bắc đang có khuynh hướng đơn phương “mở mang bờ cõi” về phương Nam đối mặt với một số nước có các biển đảo trong vòng tranh chấp đang co cụm trong Khối ASEAN và với một nước Hoa Kỳ đang chuyển mình xoay trục quay về Đông Nam Á.

 

 

DOHAMIDE ĐỖ HẢI MINH

Garden Grove, Nam California, Hoa kỳ

Ngày 3 tháng 6 năm 2014 T.L.

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 2160)
Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm… / Họ, dường như khó hoặc là (!)nhận ra nhau. / “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!” / Sự gặp nhau trên bãi tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.
07 Tháng Hai 20244:36 SA(Xem: 2093)
em gở vòng tay đêm, choàng dậy / những tia chớp đuổi nhau / tiếng sấm gầm, tiếng bầu trời nổ tung / nghìn hạt thuỷ tinh đen / mưa tháng chạp /
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 2863)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 3836)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 3507)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 3178)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
06 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 2247)
BÊN BỜ AO- Khuyết danh - Trần C. Trí chuyển ngữ
18 Tháng Giêng 20248:59 CH(Xem: 2567)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn / Cụ Bà : PHẠM THỊ SỰ / Pháp danh Quảng Diệu Nhẫn / Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1935 tại Mỹ Thi, Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 12 tháng 01 năm 2024 / (Nhằm ngày 2 tháng 12 năm Quý Mão) / Hưởng thượng thọ 89 tuổi.
17 Tháng Giêng 20243:42 CH(Xem: 4283)
“Thế là Tết 1999, lần đầu tiên tôi được bước vào ngôi nhà mà tôi không biết rằng sau này tôi sẽ thường xuyên tới. Mang tới một bó hoa lớn, cầm tờ ghi địa chỉ trong tay, tôi mò mẫm tìm. Khác hẳn suy nghĩ của tôi, ngôi nhà khá rộng rãi, khang trang, lại mang hơi hướng Tây hóa. Thấy tôi, mọi người ai cũng vui vẻ tiếp đón. Trùng hợp là Tết năm đó có cả em dâu cùng cháu trai bên Đức cũng về Việt Nam thăm họ hàng. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han về cuộc sống, những vấn đề vấp phải trong xã hội, và kết thúc bằng tiết mục karaoke tại nhà để chào đón một năm mới đầy niềm vui, thành đạt hơn. Ngày hôm đó qua đi nhanh đến nỗi mà tôi gần như không còn nhớ gì đến nó.” (Phạm Ngọc Lương)
04 Tháng Giêng 20249:03 CH(Xem: 3052)
CHIA BUỒN / Nhận được tin trễ / Văn Thi Sĩ / Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn / từ trần vào ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại Nam California / HƯỞNG THỌ 87 TUỔI