- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Báo Hương Cảng: Trung Cộng Sẽ Sụp Đổ Vào Năm 2016

19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 60019)
Tác giả: Shannon Liao

Nguồn: The Epoch Times (*)

Lời giới thiệu: Việc Trung Cộng đưa giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã gây chấn động không những tại Việt Nam, trong các cộng đồng người Việt hải ngoại, mà cả thế giới. Viết cho tạp chí The Diplomat, Giáo sư danh dự Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales, Úc, kiêm giám đốc tổ chức Thayer Consultancy, đã viết: “Việc Trung Hoa đặt giàn khoan HD-981 do chính phủ sở hữu vào Khối 143 thuộc Vùng Kinh tế Độc quyền của Việt Nam (Exclusive Econimic Zone, EEZ) ngày 2 tháng 5 là một hành động bất ngờ, khiêu khích và trái luật (quốc tế).” (**) Vào ngày 11 tháng 5, đáp lời kêu gọi biều tình bất bạo động của 20 đoàn thể dân sự, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra khắp nơi tại Việt Nam. Bạo động đã diễn ra, với việc nhiều thành phần không thuộc các đoàn biểu tình chính thống (có nghĩa là bất bạo động) mà là do một thành phần nào đó của đảng cộng sản VN vì một âm mưu nào đó đưa vào để khuấy động với chủ đích làm mất chính nghĩa của các cuộc biểu tình do những đòan thể cá nhân yêu nước chủ động. Kết quả là nhiều công ty ngoại quốc gốc Đài Loan, Đại Hàn và Singapore bị đốt phá oan, thiệt hại lên tới hàng tỉ Mỹ kim. Để đối lại, phe biểu tình chính thống đã tiếp tục biểu tình với những biểu ngữ và những hàng chữ lớn như “HÃY BIỂU TÌNH ĐÚNG CÁCH/ Không đập phá tài sản / Không lấy tài sản.” (***)
Cũng là tranh chấp về biển đảo, Trung Cộng chỉ dám dọa nhưng không dám làm gì đối với Nhật về tranh chấp quần đảo Senkaku vì không dám đụng độ với Hoa Kỳ vốn có cam kết bảo vệ Nhật Bản. Biết Việt Nam yếu, bên cạnh việc lâu nay Hà nội vẫn đàn áp, cả cầm tù những người Việt yêu nước biểu tình chống Trung Quốc, nên TC đã đưa giàn khoan dầu vào có lẽ một phần để thử thách sự trung thành với đàn anh của Hà nội; nhưng đồng thời cũng để dọn đường rút nếu tình hình trở nên quá căng thẳng, TQ tuyên bố là sẽ chỉ định dò dầu trong ba tháng.
Tại sao Trung Cộng có thái độ khiêu chiến như vậy với mục đích gì? Nhiều chuyên viên về các vấn đề Trung Quốc đã từng nhận định mỗi khi Trung Quốc đối đầu với những bất mãn và chống đối trong nước có nguy cơ bùng nổ lớn, thay vì giải quyết, Bắc Kinh thường hóa giải bằng những chính sách, hành động đối ngoại, kể cả khơi dậy những biến cố lịch sử xa xưa, như những tội ác trong chiến tranh của Nhật Bản, chẳng hạn, để khích động lòng yêu nước của dân chúng, đặc biệt của giới trẻ để vùi lấp những vấn đề trong nước hay rạn nứt trong nội bộ của Đảng Cộng sản. Mà vấn đề của Trung Cộng thì vô số, và nghiêm trọng tới độ có thể đe dọa tới sự sống còn của chế độ và đảng CSTQ.
Tờ báo điện tử The Epoch Times cuối năm rồi có đăng tải bài đúc kết khá xúc tích bài báo của tạp chí Frontline, với tựa đề, “China and Party Will Collapse by 2016, Says Hong Kong Media,” mà tôi xin dịch lại bên dưới.

-- Trùng Dương

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ qua ba giai đọan trong vòng ba năm tới và chế độ của nó sẽ cáo chung vào năm 2016, theo tạp chí Frontline của Hương Cảng, một tờ báo tập trung phân tích tình hình chính trị Hoa lục.



tds1

Hoàng hôn ở Bắc Kinh: Vì thành phố này bị ô nhiễm trầm trọng khó mà ngắm được cảnh mặt trời lặn, nên chính quyền địa phương thiết lập một màn ảnh lớn tại Quảng trường Thiên An Môn trên đó có hình ảnh mặt trời lặn để nhắc nhở người dân hình ảnh của trời mây vào lúc mặt trời lặn mà có lẽ nhiều người đã quên. Theo tờ báo chính trị Frontline xuất bản tại Hương Cảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ trong vòng ba năm tới và sự thống trị của nó sẽ kết thúc vào năm 2016. (Ảnh ChinaFotoPress via Getty Images)


Theo Frontline, kinh tế TQ sẽ là bộ phận sụp đổ đầu tiên, vào năm 2014; năm 2015 “hệ thống chính trị” của Đảng CS sẽ bị phá nát; và vào năm 2016, toàn thể xã hội sẽ tan rã, bài báo viết, dựa vào những tiền lệ của lịch sử. Chỉ cần một tác nhân vừa đủ lớn, sự suy sụp có thể diễn ra sớm hơn thế nữa, bài báo tiếp.

Các chuyên viên kinh tế đã và đang chứng kiến việc chuyển động ngược chiều của lượng đầu tư toàn cầu -- lượng tiền tệ đang chạy ra khỏi TQ -- hiện tượng này có thể tạo nên khủng hoảng tài chính, Frontline nói.

Trong số những đe dọa, ba tác nhân tai hại nhất là cái bong bóng địa ốc, hệ thống ngân hàng trong bóng tối, và nợ nần của các chính quyền địa phương, do ảnh hưởng sâu rộng và bao quát của chúng, theo Tiến sĩ Frank Yian Xie, giáo sư thương mại tại Đại học South Caroline Aiken.(****)

Trung Quốc sẽ đối diện với lượng đầu tư thua sút trong năm tới và mặc dù chính quyền có trích thêm tiền vào hệ thống kinh tế, một việc cần thiết để cứu vãn nợ nần tại địa phương, song cũng không giúp ích được bao nhiêu, theo bản tường thuật.



tds2

Thành phố Ordos Kangbashi, ở cực bắc Trung Quốc, khởi công xây cất vào năm 2006 giữa một vùng sa mạc mà chính quyền địa phương hy vọng sẽ trở thành một Dubai ở Đông phương , là một trong nhiều thành phố ma hiện đại đã được xây cất nhưng rất ít hoặc không có người ở. Các chính quyền địa phương xây cất thành phố mới với một vận tốc chóng mặt vì những công trình kiến trúc này được liệt kê vào tổng sản lượng phát triển địa phương trong khi chính quyền địa phương thu tiền bán đất và các lệ phí xây cất. Không thiếu người mua nhà nhưng họ là những người giầu có mua để đầu tư vì Trung Quốc không đánh thuế bất động sản. Chương trình CBS 60 Minutes năm ngoáí có bài phóng sự về các thành phô ma hiện đại này tại http://www.cbsnews.com/videos/chinas-real-estate-bubble/. Cái bong bóng địa ốc này là một trong những nguyên nhân sẽ dẫn tới sự xụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc, theo tạp chí chính trị Frontline của Hương Cảng. (Ảnh Michael Christopher Brown for TIME)

 

Theo bài báo, khủng hoảng kinh tế của TQ phát xuất từ những vấn đề chính trị sẽ trở nên rõ ràng hơn trong cuộc sụp đổ năm 2015. Các thế lực quyền lợi phức tạp ở TQ sẽ bất kể tới số phận của Đảng hay của quốc gia và sẽ chỉ chú trọng tới việc làm sao vơ vét cho đầy túi, Frontline nói.

Theo bản tường trình từ Hương Cảng này thì những nhóm thế lực quyền lợi này còn muốn thấy sự kết thúc sớm của Đảng Cộng sản TQ hơn là làm theo những cải cách đề ra bởi Bí thư Xi Jinping và các lãnh tụ chóp bu khác, bởi vì họ đã dự tính cho sự ra đi của chính họ.

Đảng CSTQ có thể, như một cách cứu vãn rốt ráo, lập ra một công ty toàn cầu (multinational corporation) để thu hút lượng tiền tể trở lại Hoa lục và duy trì đồng yuan trong khi chấm dứt việc xử dụng ngoại tệ dự trữ và trái phiếu của Mỹ, tạp chí Frontline tiên đoán trong số báo xuất bản vào tháng Sáu.

Đề tài về sự cáo chung của Đảng CSTQ đã trở nên phổ biến trong năm qua, với sự ra đời của cuốn tiểu thuyết xuất bản vào tháng Một năm 2013 tựa đề “Sự Sụp đổ Hoành tráng của Năm 2014 ” (The Great Crash of 2014”) tiên đóan về sự tan rã của đảng và đã trở thành bestseller tại một tiệm sách chuyên bán những cuốn sách bị cấm ở Hoa lục. (*****) [TD, 2014/05]

 

Chú thích:

(*) “China and Party Will Collapse by 2016, Says Hong Kong Media,”

http://www.theepochtimes.com/n3/232752-china-and-party-will-collapse-by-2016-says-hong-kong-media/

(**) “China's Oil Rig Gambit: South China Sea Game-Changer?”

http://thediplomat.com/2014/05/chinas-oil-rig-gambit-south-china-sea-game-changer/

(***) Đọc những bài liên hệ trên trang mạng Dân Làm Báo tại

http://danlambaovn.blogspot.com/

(****) Tìm hiểu thêm về cái bong bóng địa ốc (real estate bubble) tại

http://www.cbsnews.com/8301-18560_162-57572185/chinas-real-estate-bubble/;

về hệ thống ngân hàng trong bóng tối (shadow banking) tại

http://www.theepochtimes.com/n3/232957-the-unregulated-world-of-shadow-banking/;

và về nợ nần của các chính quyền địa phương (local government debts) tại

http://www.nytimes.com/2013/07/29/business/global/broad-audit-of-chinese-government-agencies-set.html.

(*****) “Sự Xụp đổ Hoành tráng của Năm 2014 ” (The Great Crash of 2014”), của Hu Qiaoying, xuất bản ở Hương Cảng vào đầu năm ngoái, 2013, là một trong những cuốn sách bi cấm tại Hoa lục, tiết lộ nội dung của một tài liệu tối mật cho biết xã hội Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị tan rã vào năm nay. Xem thêm về cuốn sách bestseller này tại

http://www.chinauncensored.com/index.php/global-stage/576-the-great-crash-of-2014-is-near.

Tưởng cũng nên nhắc lại là Hương Cảng tuy được Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 song vẫn được hưởng quyền tự trị cùng với các quyền tự do như thời còn dưới sự cai trị của Anh, tới năm 2047. Do đấy, nhiều sách bị cấm ở Hoa lục đã được xuât bản tại đây.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65787)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 54310)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63449)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60178)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70279)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93584)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 91008)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94832)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93532)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98917)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.