- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỮA VỎ THỜI GIAN TRÔI...

18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34937)


tranh_hlnt-content
 tranh Huỳnh Lê Nhật Tấn


NHÌN LÊN

 

Chiếc lá bay hóa đôi môi hồng

mây núi bỗng xa lạ mọi nơi

loài người yêu nhau

khóc theo mưa mùa biển lặng

 

Thời gian vạn vật đổi màu

phai bờ tóc

tường rêu ghế lạ mòn

 

Tôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S

móc nhau

nối xích lại gần

để biến dạng một hình lưỡi câu

đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than

 

Một phút

thế giới im lìm

là tôi hét điên cuồng:

Tiếng nói của tự do

 

Đêm nghe tiếng Thạch sùng kêu lách chách

Ngỡ đôi chân tôi leo lên tường

đi vòng trong khối vuông vẽ ra vô cùng hình tượng bỉ ổi

 

Chúng tôi người nghệ sĩ tự do

muốn trở về cội nguồn là tìm cái gì đó

động đậy phía dưới

một chân Trời và cánh chim

 

Tôi đang thở ra vòng tròn một thế hệ

nhuộm đỏ múa lửa quanh năm

phi lao cứ khoáy động uy quyền

như đám trai gái hư hốt sờ mó cho đêm ngày rụng trứng

 

Tôi đây ngó lên ngỡ đóa hoa nở

cho tuổi dậy thì đi qua

 

 

Gục đầu xuống dưới ngước nhìn

Khi cánh cung đứt dây mũi tên hệ lụy

Tôi với lũ hèn và đàn vượn hú lấy tay chụm đàn chim bay

 

 Bỗng tiếng súng nổ vang trời

giựt mình bóng mình đứng lên

 

Tôi đi theo không khí gió sinh ra

Cánh diều sinh mệnh.

 

7.4.2014

Huỳnh Lê Nhật Tấn

 

 

GIỮA VỎ THỜI GIAN TRÔI...

 

 Viết cho cơn mưa của em

 

 

Ngày bão tiếng mưa ngàn âm lạ

đôi môi tê nhấp lời trôi không

im lặng sự quyến rũ

 

Những người câm tung ngón tay nồng

tiếng nói trơn tru ký hiệu

thể xác uốn cong bồi khuôn hình diễn cảm

xã hội bộ mặt tuồng cho kẻ vô hình

đất nước dành cho người câm nín

 

Tôi im lìm đối thoại

giữa lũ súc vật hai chân

hay côn trùng bay bé nhỏ bám víu lâu đài sao sáng

đan tròn vầy quanh xé nát tâm

 

Đêm ta vàng lạc cõi xưa

vĩa hè dài từng bóng âm hồn ngục hàng cây ngã

tiếng sấm chớp lóe hình trái tim

ô cửa ẩm ướt sáng bầu núi ngực

người con gái se chảy cơn gió lạnh

 

Bàn tay này thoi tơ dệt tình

dương mình phun tràn mi li mét ảo

trong căn phòng căng phủ bụi cô liêu

 

Em soi mình đôi môi cháy ánh hồng

con chữ lửa anh cứ đi xa

chúng sinh nở ở cánh đồng vọng tiếng

 

Miền không gian chán ngắt

mặt trăng ngày khóc đêm mưa

 

Đứng nơi này cõi trời sáng rạng

phía trước mây cuộn từng đám mù khơi

anh thắp lên đốm lửa

vút mộng tâm hồn.

 

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn

 

 

Ý NGHĨ LỘT XÁC

 

 Đám âm hồn sẽ khôngbao giờ bẻ cong nguồn sáng

 

 

Tôi đang sống trong cái lò

sưởi mọi nhiệt độ ẩm thấp

đổi lại màu da

 

Mọi ngày phải ăn mãi ổ bánh mì tròn

Lời mật ngọt cứ hiển nhiên mọc tua tủa

chúng tùy miệng khổng lồ nhai loài người tí hon

 

Tôi biến thành con chim nhỏ

bay lên bầu trời hót giữa thế giới rỗng về với tự do

 

Đêm phơi năm tháng trong giọt sương chảy dài

bầy muỗi cái đực hút vọng tiếng trên đầu người

khuôn mặt đỏ tầng âm cao

tanh mùi máu đổ xuống miền đất hoang vu

nhỏ sinh dị dạng

 

Chuyến bay điên dại mặt trăng cong vút

đong đưa hành hình dòng kinh nguyệt

tiếng búa lời kinh kệ đóng âm cây cờ thập tự

 

Tôi ngắm nhìn đám mây hồng trổ bông hoa lững lờ

đi theo gió vòng vo núi ngực

mặt hồ khô loài người soi chạm chính mình

 

Thân xác nổi lên từ đất mẹ

đất nước tôi trong đôi cánh mỏi

 

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91513)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81792)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86285)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87312)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78405)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100469)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81389)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192397)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84862)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114856)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ