- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ẨN DỤ THÁNG TƯ

16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30841)

phannguyen-thang_4-content 

  Tranh Phan Nguyên


ẨN DỤ THÁNG TƯ

 

anh đã đi qua những giọng người trùng trùng.cơn mưa cũ kỹ, bài thánh ca mang hình chuông,bóng ngày trượt ngã. anh đã ngồi giải đi giải lại những bất phương trình của sự vô nghĩa, nhưng bất trắc của cuộc sống nào có báo trước điều gì.

 

sáng nay những đám mây nhận được điều lệnh từ sự thay đổi thời tiết, những oi nồng mùa hè.cơn viêm xoang như trúng số độc đắc hành hạ cái đầu bằng cơn đau mọc rễ trong âm u phỏng sinh cho một sự tự do mới.anh đang nghĩ về một điều gì đấy của cơ hội.em đang nhận lấy một cơ hội hay chỉ là một chiến binh lạc lối giữa cuộc diện này

 

khi đức tin màu đỏ đã trở nên thẫm đen như miếng tiết khô.màu hoa loa kèn không còn buồn như năm ngoái, người nữ tù trở nên cô đơn trong phế tích hình hài lưu cữu.em có thể chặn được bước đi của thời gian bằng một nhát thánh kiếm ân sủng chỉ là một sự dối trá và bất công bằng

 

khi sự bình an chỉ là những nốt ngộ độc làm bội thực một buổi sáng bằng tiếng chim non hót trong lá xanh trong gió say trong những vần thơ nhẹ bẫng của em.những tiếng chim đã hót từ một triệu năm không bao giờ mất mặt.(*)đừng mở miệng trong sự băng hoại của ngôn từ khi sự thật đã chết trong những huyền ngôn như con muỗi để lại vệt máu cuối cùng.

 

bài thơ anh viết lấm lem mạng nhện và xác muỗi.hơi thở cũ của ngày hôm qua nấp sau chiếc khung lộng kiếng trên tường.những mộng mơ không thật thà chưa bao giờ thật thà.anh vẽ tình yêu vào song trắng.nghe mưa cuộn sóng phai đêm.nơi cơn gió ủ rũ mang lửa mặt trời.mộng mơ gãy cánh.những chiếc lá úp mặt khóc thầm thì để những con chữ tật nguyền mang dối trá bay lên

 

 

(*) "những tiếng chim đã hót từ một triệu năm không bao giờ mất mặt"( Phạm Công Thiện)

 

 

Phương Uy

 

 

VƯỢT QUA THÁNG TƯ

 


H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi

“ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói

những cái thớt và những đứa liếm thớt

H không chịu được mùi không phải của người”

 

rồi H đi

tôi đã nhìn thấy H ở một nơi rong chơi khác

tôi nhìn thấy chiếc lưng của H

H đang bước lên những bậc thang lạnh ẩm

 

trên đó những nỗi đau đang mọc nấm

sau cánh cửa đóng im lìm

tôi không vào được

tôi vẫn đọc thấy những lời H nói

 

khuôn mặt H hòa lẫn vào trong khói xe

nơi H đứng, tiếng hát biến mất vào trong cây táo gai

sự im lặng rụng la liệt trên các ngón tay

sự im lặng của những cụm hoa những đám mây mà H nói rằng im lặng ấy là tạm bợ

 

H chờ đợi những tiếng hoan hô trong sự xáo động của bầu trời

H ra đi

chiếc giày không biết nói về nơi bàn chân đã đi qua

mây cuộn trắng bậc thang

 

lạnh một ngày trời bão

mù và không mây

những câu nói của H mang màu xám

lũng đoạn một kí ức được cố tình xóa trắng

 

trong cơn mất ngủ của tán cây đang vật vã trong gió

H thổi các chiếc bong bóng chữ vào khoảng không gian tôi

đóa huệ tây rũ buồn tứa máu đỏ ối

H đang nhúng mình trong sự vượt qua

 

những bậc thang vẫn nối dài nơi chốn lạnh ẩm ấy

H vẫn độc thoại về cái chết của con chìa vôi,

chiếc rễ cây ngộ độc và khóe mắt trừng rách

ngày càng xa

 

nỗi cô đơn dày theo từng nấc thang

trong vùng im lặng ấy

tôi thấy bóng H cúi đầu giữa màu đỏ diệp lục

mê sảng một tháng Tư không hề sám hối.

 

 

Phương Uy

 

 

BƯỚC NGÀY QUA

 

ngày trôi mòn vẹt

âm điệu cũ

đường link cũ

kí tự nhập sai

 

không tin nhắn phản hồi

cơn khó thở

vỡ dần trong khoảng tối

câu thơ bệnh tật chập chùng rơi

 

ngày cột mặt trời không im lặng

những câu thơ giờ không còn hướng lối

lần mò từng bước chập chững

những câu thơ bị bịt mắt

 

thảng hoặc câu nói mớ

giữa giấc ngày ảo dụ một niềm tin

ngày lên cơn động kinh gió

hài cốt thời gian mục rữa

 

câu thơ bặt câm bẩm sinh tự thuở chào đời

tôi ngồi rù quến tiếng nói

từng phiến thanh âm cũ nát

dửng dưng một sự chối từ

 

những con chữ khỏa thân

vẽ chân dung một ngày vắng mặt

mông má vú vê tiền kiếp

tràn ngập màn hình ba bảy độ âm

 

trên đốm da ngày bạch tạng

đám sao vàng già nua

chờ ngày tự tận

đã qua đời…

 

Phương Uy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6478)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6474)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6356)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7334)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 7012)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 7199)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6840)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7775)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7321)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6713)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi