- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐẢO HOA LAN - TÂN TRUYỀN KỲ

30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 41703)


phuquoc-nguyenhoangnam-content
 Ảnh Nguyễn Hoàng Nam

Mùa hè trước đây nhiều năm tôi đã cùng với ba người bạn ra chơi Côn Đảo. Không thể diễn tả hết những ấn tượng huy hoàng của tôi khi đến vùng đất còn hoang sơ này. Mùa hè hình như cũng là mùa hoa nơi đây. Cũng là hoa phượng, bằng lăng, hoa giấy, bò cạp vàng… nhưng màu hoa ở hòn đảo giữa trùng khơi này đặc biệt rực rỡ như thể những hạt nắng phản chiếu ráng sớm ráng chiều trên biển đã kết tinh thành một thứ ánh sáng pha trộn giữa sắc thắm của hoa và nét dập dờn của sóng, làm chúng bật lên những sắc màu riêng biệt. Nhưng trong thời gian đó, tôi nhận được điện thoại chia tay của nàng với rất nhiều nức nở qua sóng vệ tinh. Nàng bảo tôi đừng lập tức mua vé máy bay quay về thành phố bởi tất cả đã muộn và mong tôi tận hưởng những ngày nghỉ yên lành trong một không gian thuần khiết để có thể quên mối tình vốn biết trước sẽ không mang lại một cái kết có hậu của chúng tôi… Cũng như vẻ đẹp của màu hoa trên đảo, nỗi đau tình phụ là không thể diễn tả bằng lời hay ngòi bút và có lẽ những người bạn tôi chỉ cảm nhận bằng trực giác, rằng tôi đang rất đổi đau buồn, bằng chứng là trước chuyện đó tôi chỉ say mê xách máy ảnh đi chụp khắp nơi, từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoa đến sóng biển, từ nhà tù cũ đến những con tàu mới nhưng sau cái giây phút nhận được điện thoại của nàng, và có lẽ nàng đã hũy luôn cái sim quen thuộc, thì những chai rượu chúng tôi mang theo phần lớn chạy vào bao tử của tôi và hình như sau những cuộc nhậu với những món hải sản thượng thặng, có nhiều lần tôi đã ra đứng nhìn trùng khơi mà khóc!

Sau một tuần rồi chúng tôi cũng về đất liền. Máy bay vừa hạ xuống phi trường, ngay lập tức tôi đã bắt taxi tìm đến căn phòng trọ của nàng, nơi chúng tôi từng có những tháng ngày đắm chìm trong hạnh phúc. Nhưng đúng như tôi dự cảm và nàng tuyên bố, bà chủ nhà trọ nhìn tôi với ánh mắt thương hại, và báo cho tôi biết nàng đã dọn đi ba ngày trước. Dọn sạch tất cả, như thể nàng cần một tuyên bố mạnh mẽ về sự cắt đứt quá khứ của mình vì biết tôi sẽ tìm đến. Thành phố mênh mông và có sức chứa hơn mười triệu con người, tìm em như thể tìm chim, mà không chừng em đã lên một con chim sắt, bay về một vùng trời diễm mộng nào đó, thôi cũng đành…!

Mấy năm đã trôi qua, không có một tín hiệu nào nhưng lòng tôi không hề nguôi gió bão dù người xưa đã biền biệt. Rồi một đêm tôi nằm mơ thấy mình đang tung tăng nơi Côn Đảo, tinh thần cực kỳ an bình sảng khoái, tôi mơ rõ ràng như thật, như một buổi chiều xưa đã ngồi bên cái hồ dưới sườn núi rực rỡ một sắc hoa vàng diễm ảo. Thức dậy, tôi thấy mình buồn nhớ kinh khủng. Lần này là nhớ một vùng đất chứ không phải nhớ con người. Tôi gọi cho các bạn cũ của mình, rủ rê họ tái lập một chuyến đi nhưng tất cả đều lịch sự chối từ. Có lẽ họ bận rộn nhưng cũng có thể họ đã chán ngán tôi, kẻ đã nốc hết số rượu ngon mang theo trong lần đi trước với lý do lãng xẹt và thiếu thuyết phục: thất tình! 

Bạn cũ không đi nhưng nỗi nhớ phong cảnh dằn vặt quá, tôi quyết định tìm bạn mới. Tôi có quen một tay buôn lậu khá giàu có bởi thỉnh thoảng ngồi uống cà phê chung. Nghe tôi nói sẽ ra đảo chơi, bất ngờ lão đòi đi theo. Tôi khá ngạc nhiên với ý định của lão, nhưng dù sao có bạn đồng hành vẫn hơn. Vậy là chúng tôi hẹn ngày lên đường, vẫn như lần trước, chúng tôi sẽ ra đảo bằng tàu biển và về bằng máy bay để được trải nghiệm những cảm giác khác nhau trong cuộc hành trình. Buổi chiều xuống tàu, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy lão mang theo một va ly nặng nề nhưng cũng không tiện hỏi. Rồi chuyến hải hành cũng thuận buồm xuôi gió. Chúng tôi ra đến đảo vào sáng hôm sau và ngay trong buổi sáng đã tìm thuê phòng trọ, ổn định chỗ ở và đợi chiều trời mát, sẽ đi thăm thú vài nơi.

Thế nhưng khi tôi rủ lão ra cái hồ bên sườn núi nhìn hoa vàng đang nở, lão lại từ chối nói mình đã có một cuộc hẹn. Và thật vậy, ngay lúc đó điện thoại lão reo vang, lão vội vàng ra đi, không quên xách theo cái túi trông khá nặng nề mà lão lấy ra từ cái va ly lớn. Tôi đi ra cái hồ nước cũ một mình, ngồi ở đó suốt buổi chiều và nhớ những người bạn tuyệt vời năm xưa, nhớ lại cũng chính nơi này tôi đã nhận cú điện thoại cuối cùng của người tình phụ nhưng giờ tôi không còn nhiều đớn đau để chìm trong men rượu. Tôi cảm thấy thanh thản, yên bình… đúng như hôm sống trong giấc mơ với chính khung cảnh này.

Nhưng hôm sau, khi vừa thức dậy, lão bạn già lại nói: “Bữa nay anh với tui đi chơi ngoài hòn Bảy Cạnh nghen, tui đã thuê ghe”. Tất nhiên tôi đồng ý vì ra Côn Đảo mà không ra những hòn đảo nhỏ khác nằm xung quanh nó thì cũng uổng công du lịch xa. Vậy là chúng tôi đi, khởi hành hơi trễ vì chiếc thuyền cho thuê có một trục trặc nào đó, nhưng không ngờ lại gặp tai họa.

Đó là một cơn giông kỳ lạ, bất ngờ, khủng khiếp nổi lên trên biển khi chúng tôi đã cách bờ chừng mười hải lý. Chiếc thuyền du lịch nhỏ, ngoài chúng tôi chỉ có một tài công nhưng anh chàng này quả có nhiều kinh nghiệm trên biển. Anh ta mau chóng tăng ga, cưỡi trên những ngọn sóng cao như nóc nhà, miệng gào thét chúng tôi mặc áo phao, còn tay ghì bánh lái, cố đưa con thuyền rời xa vùng sóng dữ. Nhưng ngay lúc đó mưa ập xuống, trời bỗng tối đen như mực. Sóng hình như có dịu đi nhưng vẫn còn khá cao và gió vẫn rít từng cơn. Người tài công vẫn kiên cường tìm cách vượt sóng, nhưng “rắc” một tiếng, bánh lái thuyền đã gãy. Tôi nghe tiếng gào “trời ơi” vang lên, không biết của anh ta hay của lão bạn già!

Từ giờ phút đó chúng tôi phó mặc số phận của mình cho Thượng đế. Trời vẫn tối mịt mù. Con thuyền dập duyềnh trôi vô định. Tay bạn buôn lậu luôn miện thở than, và qua đó tôi mới biết rằng lão đã mang ra đây một số vàng khá lớn, với ý điịnh buôn lậu vô đất liền những sản vật cấm, ngờ đâu giờ đây lại đang phải phó thác mình cho sóng dữ.

Trong cái rung lắc dữ dội của con thuyền chúng tôi mau chóng buông xuôi và tự buộc mình vào thân thuyền rồi nằm im chờ chết. Thế nhưng sau khi ngất lịm vì sợ hãi và say sóng, tỉnh dậy chúng tôi đã nhận ra mình dạt vào một hòn đảo lớn!

Tưởng rằng sóng gió quăng quật về lại nơi xuất phát nhưng hoàn toàn không phải. Ngay cả tài công cũng ngơ ngác không biết thuyền bị dạt vào đâu vì theo anh ta phong cảnh hoàn toàn xa lạ. Nhưng vì con thuyền đã gãy bánh lái, lại có dấu hiệu vô nước, máy thuyền cũng hư hỏng nên đành bất lực. Chỉ mong hòn đảo có người để hỏi sửa thuyền và hỏi đường về.

 

Từ dưới con thuyền rách nát, nhìn hòn đảo có vẻ hoang vu. Lúc đó chừng về chiều. Sau khi trao đổi với tài công, tôi và anh bạn rời thuyền, quyết định thám hiểm một phen. Vừa bước chân lên bờ tôi đã choáng vì phong cảnh quá tuyệt mỹ. Nhưng độc đáo nhất là trên những vách đá ẩm ướt, tiếng suối róc rách chảy và hàng hàng lớp lớp hoa phong lan đang độ vào mùa. Tâm hồn thi sĩ được nuôi dưỡng từ bé và qua những cuộc tình điên của tôi rung động thật sự với đủ săc màu rực rỡ mà thanh nhã của hoa lan. Nhưng người bạn thô kệch đã lôi mạnh tay tôi, chỉ về một con đường mòn phía trước và ra hiệu dấn bước.

 

Khi chúng tôi vượt qua vài con dốc, một con đường trải đá hiện ra trước mắt làm chúng tôi cảm thấy vô cùng mừng rỡ bởi như vậy đây là hòn đảo có người. Chúng tôi chắc chắn sẽ hỏi được đường về! Bỗng nhiên một điều cựckỳ sốc xảy ra. Ngay trước mắt chúng tôi, từ một khúc ngoặt của con đường có một đoàn xe do ngựa kéo bỗng ầm ầm diễu qua. Một thi sĩ nửa mùa và một tay buôn lậu cùng ngây mắt ra nhìn. Xe ngựa đã là kỳ lạ nhưng kỳ lạ hơn trên mỗi chiếc xe đều có một cô gái. Họ ăn mặc như thời xa xưa và trang điểm cùng đeo trang sức khá lộng lẫy. Chúng tôi núp vào bên đường quan sát, và phải tự véo vào đùi mình để chắc là không phải đang mơ ngủ. Nhưng đúng là sự thật, một sự thật nằm ngoài sức tưởng tượng của con người…

 

Trên chiếc xe ngựa đi đầu, có một cô nàng cực xấu xí với đôi mắt xếch, miệng như cá hô nhưng trang điểm lòe loẹt và quần áo toàn bằng tơ lụa và từ mái tóc đến bàn tay đầy trang sức, chỉ nhìn qua có thể đoán cô ta là con nhà quyền quí. Những chiếc xe ngựa kéo chạy sau cũng đều chở những thiếu nữ đang xuân, vài người nhan sắc trung bình nhưng ỏng a ỏng ẹo trông khá chướng mắt. Chỉ có chiếc xe sau cùng, do một con ngựa già ì ạch gõ móng, trên xe có một người con gái mặc áo vải thô, không hề có dấu vết phấn son trang sức nhưng sáng ngời lên một dung nhan tuyệt mỹ đến nỗi cả tôi và lão bạn già cùng như ngây như dại, nhìn theo hút mắt và sau khi chiếc xe cuối lướt qua, chúng tôi rời chỗ nấp, bám theo đoàn thiếu nữ lạ lùng vào trung tâm đảo.

 

Càng vào trong, chúng tôi càng gặp nhiều người. Những người dân ở đây ăn mặc theo lối xưa với áo bà ba, chân đất, đầu vấn khăn nhưng tất cả đều hòa nhã và không hề tỏ thái độ tò mò hay cảnh giác với hai con người xa lạ.

Một ông lão tóc bạc cho tôi biết đảo này có tên là Hoa Lan bởi nơi đây bất kỳ ngóc ngách nào cũng tràn ngập sắc hoa quí phái này. Và cứ đến mùa lan ra hoa chính vụ, chúa đảo lại mở hội Tình Yêu để cho phép trai gái tìm nhau kết duyên. Ở đây không có chuyện tự tìm hiểu nhau mà quyền lực thuộc về chúa đảo. Ông ta sẽ truyền tất cả các gái chưa chồng đến dự hội, căn cứ vào nhan sắc mà định thứ tự thấp cao. Lại gọi tất cả thanh niên chưa vợ đến cho thi tài văn thơ. Thơ văn càng được xếp là hay thì sẽ được vợ đẹp! À, thì ra tận cái vùng đảo xa heo hút này cũng có phong trào thi hoa hậu và những “giải nhất văn chương” như trong đất liền. Thật lạ đời!

 

Quá kinh ngạc với những gì vừa nghe thấy, chúng tôi quyết định không trở lại thuyền và gia nhập vào lễ hội lạ lùng hấp dẫn này. Theo chân những cô gái, chàng trai đang nô nức vào tòa nhà lớn có chiếc cổng được kết bằng hàng vạn đóa hoa lan khác nhau, chúng tôi cũng được cho vào. Thú thật cả hai chúng tôi đều cảm thấy choáng ngợp với nhan sắc cô gái lúc nảy ngồi trên chiếc xe ngựa cũ nát nên vừa tò mò vừa háo hức. Trong sảnh lớn, trai và gái xếp hàng đối diện nhau. Chúa đảo là một người đàn ông to lớn, ăn vận sang trọng và nét mặt nghiêm khắc ngồi trên một sập cao, bên cạnh ông là một tay thư ký mặt gian giảo và cuốn số. Hắn xướng tên từng cô gái và đánh dấu cẩn thận nhưng bí mật. Những chàng trai thì phải trổ tài thơ văn của mình. Nếu đã vào đây, ai cũng phải làm một bài thơ nộp lên cho chúa đảo, và ai cũng phải lấy một cô gái đang xếp hàng kia làm vợ. Không có ngoại lệ. Mọi sự chống đối đều xem là tội phạm và bị xử lý nghiêm khắc bằng cách quăng tội nhân vào Mõm Cá Mập, một vụng biển phía bắc đảo.

 

Như lỡ ngồi trên lưng cọp, chúng tôi không còn cách tháo lui nếu không muốn vào bụng cá mập. Tôi hoàn toàn tự tin ở thi tài của mình, vừa nhìn nhan sắc diễm lệ của nàng phía đối diện, thi hứng lại dạt dào như sóng biển và một bài thơ tụng ca tình yêu với tôi chẳng có gì khó khăn, nếu không nói là có khả năng đọat giải nhất, chỉ thương lão bạn già, nhìn anh ta nhăn nhó đau khổ khi ráng rặn ra một “bài thơ” cho đúng thủ tục thật buồn cười.

 

Đêm hôm đó tất cả những ai tham gia lễ hội Tình Yêu trên đảo đều phải ở lại những căn phòng đựợc chỉ định. Theo thông báo, chúng tôi chỉ được phép ra về khi hôn sự đã xong. Vốn chẳng coi cuộc đời là cái quái gì sau khi bị ruồng bỏ, tôi về phòng mình, đánh một giấc, có nghĩ một chút đến anh tài công giờ chắc đang than vắn thở dài bên con thuyền hư của mình bởi không cách chi liên lạc cùng chúng tôi. Đang thiu thiu ngủ, bỗng nhiên tôi nghe tiếng đập cửa. Hơi hoảng sợ nhưng tôi cũng mở hé cửa thử xem là ai. Thì ra đó là tay thư ký của chúa đảo. Hắn thì thào: “Tôi đã đọc bài thi của anh. Nó thật xuất sắc. Anh sẽ được xếp hạng nhất mùa này nhưng anh có… mang vàng theo người không?”- “Vàng? Tôi không có, nhưng để làm gì?”. Hắ n nhìn mặt tôi, cười khỉnh và gằn giọng: “Nghèo kiết xác như anh sẽ xếp hạng bét và sẽ phải lấy cô gái xấu xí nhất đảo này”. Hắn quay ngoắt người, bỏ đi và ghé lại, đập cửa phòng ông bạn buôn lậu.

 

Suốt đêm tôi không ngủ. Nhớ lại cái cô miệng cá hô mắt xếch mà kinh hãi. Nhưng dù có mang theo vàng, tôi cũng thề là sẽ không dùng nó làm nhơ bẩn văn chương! Nhưng mà vậy thì cái nhan sắc như đóa lan đang phong nhụy kia sẽ thuộc về ai? Quả là đắng cay khi ngay trong cái xứ sở khỉ ho cò gáy này, nạn hối lộ vẫn bao trùm tất cả!

 

Có vẻ như “ban giám khảo” đã làm việc suốt ngày đêm. Chiều hôm sau tất cả các cô gái đều trùm kín trong những chiếc áo choàng đen như phụ nữ hồi giáo và trên mỗi chiếc áo đều được đánh số thứ tự. Cánh đàn ông thì được xướng danh từ cao đến thấp và cứ theo đó mà dắt cô gái về căn phòng tân hôn đã được chuẩn bị sẵn. Tôi bàng hoàng khi nghe tên lão bạn mình được ghi nhận là “đệ nhất thi sĩ” mùa này. Bàng hoàng nhưng không ngạc nhiên, bởi tôi biết với dòng máu lưu manh chảy trong huyết quản, đêm qua lão đã cho đi khá nhiều vàng trong cái túi xách mà lão luôn kè kè bên mình, cái túi mà ngay cả trong cơn bão vừa qua, lão cũng chẳng buông tay.

 

Đúng như dự đoán, tôi được kêu tên cuối cùng và nhận cho mình cô gái chắc là xấu xí nhất còn lại cuối cùng. Tôi rã rời đến dắt tay nàng về phòng mình, lòng đắng cay tưởng tượng khi mở lớp áo choàng ra, không ai khác hơn cái nàng miệng hô mắt xếch hôm nào. Khi cánh cửa khép lại, tôi run run kéo cái áo che mặt trước và bàng hoàng, vui sướng tột độ khi đó lại là nàng, người con gái đẹp nhất, người con gái áo vải trên con ngựa già, người mà vì nàng tôi đã làm một bài thơ xuất sắc! Nàng cũng e ấp khi nhận ra tôi và tỏ vẻ vui mừng bởi nàng cho biết, đêm hôm qua đã nhìn thấy tôi đứng trong hàng ngũ đàn ông tìm vợ, và chỉ mong đừng rơi vào tay một gã thô kệch, cộc cằn. Nàng kể: “Nhà em nghèo lắm, nhưng đêm qua tay thư ký đòi đến mười lượng vàng, em không có nên bị xếp vào cuối bảng”.

 

Thì ra là vậy. Quả là may rủi khôn lường. Con người sao cải được cái nghiệp của mình. Tôi ôm nàng vào lòng, một mùi hương hoa lan thanh khiết và run rẩy và bỗng thương cho lão bạn giàu kia, chắc chắn giờ lão đang ôm cái cô nàng thô kệch nhưng đeo đầy trang sức kia!

 

Nửa đêm, đang say trong giấc mộng tình, bỗng nhiên tôi nghe tiếng đập cửa ầm ầm. Choàng vội áo quần, chúng tôi chưa kịp mở cửa thì một đoàn người đầu trâu mặt ngựa đèn đuốc sáng ngời ập đến. Chúng tôi bị trói giật cánh khuỷu và lôi ra ngoài. Tôi la lên: “Chúng tôi có tội tình gì? Tại sao các người bắt chúng tôi?”. Tay thư ký mặt mày gian xảo chính là người chỉ huy đám côn đồ. Hắn cười gằn, lấy tay chỉ vào trán tôi: “Anh bị tố cáo là đã hối lộ để lấy cô gái xinh đẹp nhất đảo này. Chúng tôi có lịnh bắt và ngày mai, chính chúa đảo sẽ xử lý anh”. Mặc cho chúng tôi giãy giụa, phản đối, họ lôi chúng tôi ra ngoài, đến bìa một khu rừng nơi có sẵn các cọc gỗ và trói chúng tôi vào đó. Thân cô thế cô. Tôi đành chờ “xét xử” trên chính nỗi oan của mình. Chỉ tội nghiệp cho nàng, nước mắt đẫm khuôn mặt yêu kiều nhưng an ủi cho tôi, nàng vẫn cố nhìn tôi nhoẻn cười chứ không sợ hãi.

 

Trói chúng tôi xong, bọn họ bỏ đi, bởi biết chắc trên đảo này chúng tôi chạy đâu cho thoát mà canh giữ. Nhưng chỉ lát sau, tôi bỗng nghe có tiếng xào xạc rất nhẹ, rồi một bóng người tiếp cận tôi, nhanh chóng mở dây trói. Tôi hoàn hồn nhìn kỹ thì ra đó là chàng trai lái thuyền du lịch. Ngay lập tức tôi mở trói cho nàng và chúng tôi cùng nhau chạy nhanh về phía con thuyền đang đậu. Trong bóng đêm, không ai phát hiện…

 

Thì ra chàng tài công đã sửa xong con thuyền, không thấy chúng tôi về anh ta quá lo lắng nên bí mật vào trung tâm đảo và chứng kiến đoạn sau câu chuyện. Thấy chúng tôi bị bắt trói, anh đã đợi bọn họ rời đi rồi vào giải cứu. Vừa đến nơi thuyền đậu, anh hối chúng tôi nhảy xuống nhưng khi tôi đưa tay đở nàng thì nàng nói: “Không, em không thể theo anh, em còn cha mẹ già. Anh hãy mau chóng đi đi, đừng bao giờ quay về đây nữa!”. 

 

Dù năn nỉ hết cách, dù những dòng lệ chân tình có rơi cũng không làm nàng thay đổi quyết định. Người lái thuyền lại giục, tôi đành ôm nàng vào lòng một lần rồi từ giã. Nàng cố nén, thầm thì: “Em sẽ nhớ anh, nhớ suốt đời dù mình chỉ có duyên hội ngộ chưa hết trọn một ngày!”.

 

Tôi chợt nhớ đến lão bạn, nhưng người lái thuyền ra hiệu đi nhanh vì thấy xa xa đèn đuốc chập chờn. Chúng tôi nhảy xuống thuyền, đẩy con thuyền ra xa, nổ máy. Tôi nhìn mải miết vào bờ, bóng nàng như một tảng đá vọng phu, nhỏ dần rồi mất hút.

 

Chúng tôi đã chạy thuyền suốt đêm, đến sáng thì người tài công nhận định lại phương hướng và may mắn gặp được một tàu đánh cá nhỏ cho một “can” xăng chạy về. Hôm sau anh ta trình báo lên chính quyền địa phương nhưng chẳng ai tin chúng tôi. Tôi đã ở lại Côn Đảo mười ngày để chờ lão bạn, nhưng anh ta không về, và cuối cùng cạn tiền, tôi đành lên một chiếc tàu thủy trở lại đất liền...

 

***

Đã một năm trôi qua, thành phố nơi tôi sống, những cành phong lan đang mùa rực rỡ. Tôi vẫn chưa thể quên những chuyện trên hòn đảo kỳ dị đó. Theo tôi đoán nó nằm đâu đó ngoài khơi vùng biển Côn Đảo và chờ đợi một ngày lão bạn kia trở về cùng với tin tức của nàng, nhưng đến bây giờ điều mong ước đó vẫn mờ mịt phù du…

 

NGUYỄN ĐÌNH BỔN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 38433)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 40746)
Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.(TCHL)
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 41985)
C ánh tay tôi rơi dài bên tôi, tựa tiếng thở sâu từ ngàn năm trước. Tôi thở mơn man, dịu dàng trên đồi cao cùng người tình xa xứ đáng thương. Tôi thở lười biếng, hão huyền bên người đàn ông dậy nực phù sa sông Hồng. Tôi thở không thành tiếng trên triền cát vàng tựa chiếu chỉ vua ban, nghẹn ngào nuốt sâm quý hắc mùi đền đài Trung Hoa. Tôi thở dồn dập kích động, rên hú thanh quản từng hơi trong căn phòng Tim. Nước sông Hồng mùa đông cạn ráo. Dầu cho Hồ Tây tràn nước ra đường, sương mù dăng trắng thành phố. Không khí ẩm ướt đọng thành vũng trong những ngôi nhà phố cổ. Không ai, không gì biết đến sự tồn tại của tôi. Đồng loã cùng thân thể mát thơm, uốn dẻo và trái tim hỗn mang của tôi là màu đêm tối.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 40835)
Tôi xô nó ra nói thôi mà, làm ở trong chùa tội chết. Nhưng thằng nhỏ giờ phút này còn có biết gì nữa, công an nó còn chưa sợ, sợ gì tội. Tôi ngó lên bức hình ông Quan Công trên bàn thờ, tôi nói coi chừng cái ông cầm cây Thanh Long đao kìa. Danh bước đến thổi tắt phụt ngọn đèn dầu. Trong phòng bỗng tối mực. Danh đã cởi áo tự hồi nào. Nó kéo tôi nằm ngữa ra nền xi-măng. Bóng tối như đêm làm cho dạn dĩ hơn, không còn mặc cảm tội lỗi nữa, tôi ôm Danh với tất cả ham mê. Thằng nhỏ tuổi trẻ mà tài cao. Nó làm tình như giông, như bão.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 39795)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 48663)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 42352)
c ắm que nhang tưởng niệm cho ngày ra đi thấy niềm cô đơn một lần nữa trở lại đêm soi gương sâu hút ánh mắt thoai thoải đường cong li tâm ấm ức
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 43345)
X uân Lộc là nút chặn đường tiến vào Sài gòn của quân Bắc Việt. 35 năm, thời gian tuy dài, nhưng có khi không thể xóa nhòa một vui buồn, huống chi những mất mát đớn đau trong đời người. Trong ký ức của người dân Long Khánh, và người dân miền Nam, trận chiến Xuân Lộc, không thể phôi pha.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 42962)
h ôm qua thấy bạn về cười cụng ly một cái hỏi đời ra răng? thì đời vẫn sống nhăn răng từ bạn đi mất nhì nhằng tới lui buồn. thì cứ nhe răng cười mà vui cũng đã lệ rơi trùng trùng
08 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 43836)
B à ngoại tôi kể, dòng họ tôi đời nào cũng có một người chết vì tình. Có thể dòng máu đa tình chảy ngấm ngầm trong huyết quản, truyền từ đời nàng Công nữ Nguyễn Phúc Hồng Miên đầu tiên đã gieo mầm mống yêu si cuồng thái quá cho các nàng Tôn nữ. Thường chỉ là các nàng Tôn nữ mới đủ can đảm chết vì tình. Những người đàn ông trong dòng họ tôi chỉ đủ can đảm để bỏ chạy.