- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cambodia

21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33780)


cambodia-content

Nắng hực lửa, hơi nóng ngùn ngụt bốc lên từ đường phố phả vào mặt tôi rát bỏng.

Đặc sản Cambodia với những chảo dế, khay nhện, những xâu chim nướng phơi những cái đầu trọc lóc chen chúc trong thau, mùi ớt đỏ cay nồng. Tôi lợm giọng liên tưởng đến những cái đầu lâu với hốc mắt sâu thẳm tôi vẫn nhìn thấy trên những trang sách diệt chủng. Angkor Wat huyền bí với những tòa tháp hùng vĩ, tường thành đỗ nát, những rễ cây khổng lồ như vòi bạch tuột quấn quanh đền đài bí ẩn. Đêm buông, dập diu các cô thiếu nữ lả lơi trong vòng tay du khách trên phố Tây Siem Reap. Phố đêm Sài Gòn cũng vậy, cũng thác loạn bia ôm, đèn mờ những cô bé từ miền Tây nai tơ, bung nở, căng tròn trong tay khách.
Đền AngKor bổng chốc nổi tiếng khi Hollywood marketing rầm rộ bộ phim Tomb Raider với diễn viên lừng danh Angelina Jolie thủ vai nữ chính. Du khách khắp thế giới nườm nượp đỗ về.

Tôi chen chúc trong dòng du khách đủ sắc màu tha thẩn khắp phố phường trong cái nắng hực lửa của đất này. Tôi thích ngồi lê trên vỉa hè làm cốc nước Thốt nốt, ăn thử mấy que thịt nướng thơm lừng bên góc chợ, chạy dưới cơn mưa bất chợt, vẫy rối rít bác tài xe Túk Túk, dạo thành phố về đêm qua lời giới thiệu của người tài xế hiếu khách. Bác tài giống mấy anh nông dân ở miệt vườn Nam Bộ nước tôi. Giọng miền Nam quá chuẩn
Xe băng qua những cánh đồng cỏ cháy về thủ đô Phnom Penh, hai bên đường cây thốt nốt vươn mình trên trời xanh, sông đỏ ngầu phù sa, xà lang đưa khách đông ngẹt trên bến cảng . Bạn tôi đã bỏ mình nơi nào trên khúc sông này, nghe D kể bất ngờ trong đợt nghỉ quân đã gặp C, hai thằng bạn học mừng rỡ vồ lấy nhau mà khóc.
Không biết C đã đuối sức trên dòng sông nào, có phải khúc sông mà tôi đang đứng không C? Bạn đã bị lũ cuốn khi cùng đồng đội băng qua sông, xác bạn giờ đây có lẽ đã là phù sa tưới tốt cho những cánh đồng nước bạn.

Và T, T đã băng qua những cánh đồng nào trên đất Cambodia này, đã bị dìm ở nơi đâu khi bạn cố vượt biên sang Thái Lan. Quân Khmer đã bắn bạn hay chính người Việt mình giết. Có lẽ niềm hy vọng của gia đình, mong bạn trở về giờ đây đã lắng. Nhưng lòng tôi vẫn đau khi nhớ đến cái Tết năm nào tôi và H ghé thăm mong thắp cho bạn một cây nhang nhưng bàn thờ bạn không có. Ngày ấy gia đình T vẫn tin bạn còn. Tôi biết, hai từ mất tích với người còn sống là một bản án suốt đời chờ mong.
Tôi đi trên đất Cambodia, cố tìm hiểu lý do gì mà tuổi trẻ thế hệ tôi đã bỏ mình nơi nước bạn.

Hoàng Cung Cambodia, tôi chết lặng trước tấm bản đồ xứ Miên. Bao gồm đất nước tôi, trãi dài từ Miền Trung xuống Miền Nam ngày xưa là đất của Cham Pa và Chân Lạp. Người Việt tôi khởi đầu từ nhà Trần, nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi như thế này đây… Và biết bao Vương triều đã sụp đỗ, bao dân tộc bị xóa tan, cuộc đời như lớp sóng phế hưng, hợp tan, tan hợp… Tự nhiên, chạnh lòng nghĩ đến ngày sau. Cho tôi xin đừng như bước chân Tây Tạng.

BAN MAI
Cambodia, mùa hè 2012

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 201511:56 CH(Xem: 34092)
Cứ bỏ đó,cứ để lòng thanh thản Mưa chiều nay lất phất gió muôn chiều Cười với lá mùa xuân hay mùa hạ Phía cuối đời sẽ vỡ lẽ tình yêu.
18 Tháng Bảy 201511:31 CH(Xem: 29963)
Sự nghiệp viết điếu văn của tôi bắt đầu từ Tạ Văn Thế, Thế trước đây học Văn khoa, công tác ở công ty mai táng quận, đã từng giữ đến chức trưởng phòng tổ chức nhân sự và thuộc diện quy hoạch cán bộ nòng cốt nhưng sau đợt bình chọn người đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, mặc dù ba năm liền là chiến sĩ thi đua nhưng vẫn bị loại nên Thế bất mãn và xin về nghỉ mất sức.
18 Tháng Bảy 201511:10 CH(Xem: 27175)
Ruben là một danh họa bậc nhất ở Mexico, ông lại yêu say đắm Isabel, cô người mẫu của mình. Ấy vậy mà ngược lại, cô nàng lại tỏ ra tình tứ với tình địch của ông, gã này chẳng tiếng tăm gì cả. Isabel vẫn hay gọi ông Ruben là “Churro” bé nhỏ của nàng. “Churro” vốn là tên một loại bánh ngọt, mà cũng là tên thường gọi của người Mễ cho những chú chó con nuôi trong nhà. Ruben lại cho đó là một cái tên gọi tuyệt vời. Bởi thế cho nên hễ có ai đến thăm nơi ông vẽ, ông lại hí hửng khoe: “Ấy, nàng lại sắp gọi tôi “Churro” đấy”. Mỗi khi ông cười, chiếc áo lót như muốn bật tung ra, bởi lẽ ông càng ngày càng béo ra.
07 Tháng Bảy 20153:38 SA(Xem: 32024)
LTS: Đông Duy là bút hiệu của Hoàng Kiếm Nam. Ông là nhà thơ, nhà văn, bên những sáng tác văn chương , ông còn có nhiều tác phẩm về hội họa và ca khúc, đồng thời cũng là nhà báo kỳ cựu trong làng báo Việt Nam ở hải ngoại. Chúng tôi xin hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của thi sĩ Đông Duy Hoàng Kiếm Nam.
07 Tháng Bảy 20152:08 SA(Xem: 28630)
“ Bản quyền cho những công trình trí tuệ đã tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại .
06 Tháng Bảy 20153:00 SA(Xem: 18463)
Ngày 4/7/1407, tại Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của Đại Minh từ 1368 tới khoảng năm 1421, Chu Lệ hay Đệ [Zhou Li] miếu hiệu Thành Tổ (Ming Zhengzu, 17/7/1402-22/8/1424) họp triều thần, chấp thuận lời xin của “1120” kỳ lão xứ Giao Châu [An Nam] hơn hai tháng trước là “con cháu nhà Trần đă chết hết không người thừa kế…. Giao Châu là đất cũ của Trung Hoa xin đặt quan cai trị, để sớm được thánh giáo gột rửa thói tật man di.” (1) Hôm sau, 5/7/1407, Chu Lệ ban chiếu thành lập “Giao Chỉ Đô Thống sứ ti” [Jiaozhi dutong tusi], một đơn vị quân chính cấp phủ hay tỉnh [Provincial Commandery]. (2) Và, như thế, sau gần 500 năm tái lập quốc thống dưới tên Đại Việt—hay An Nam, từ 1164/1175—nước Việt trung cổ tạm thời bị xóa tên.
05 Tháng Bảy 20152:32 SA(Xem: 31654)
LTS_ Người Quân Tử là truyện ngắn trích từ Tầu Ngựa Cũ, tác phẩm văn học được trao giải thưởng văn chương 1961. Người Quân Tử và Áo Mới của Linh Bảo đã được Trung tâm Văn Bút Quốc tế / PEN International tuyển chọn là hai trong số 26 truyện ngắn hay nhất thế giới năm đó.
05 Tháng Bảy 20151:57 SA(Xem: 29919)
Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975. Chỉ có Mây Tần là tuyển tập đoản văn duy nhất được xuất bản ở hải ngoại (1981). Sau 1975, không có một tác phẩm nào của Linh Bảo được in ở trong nước.
02 Tháng Bảy 20153:15 SA(Xem: 33371)
Lửa cháy cao, kêu lốp bốp. Lão nhìn ngọn lửa hồi lâu và định sẽ đếm số tiền lần cuối cùng. Đây là ngọn lửa lớn nhất, cũng là thứ ánh sáng rực rỡ nhất từng ấy năm ở căn nhà này. Lưỡi lửa ăn vào gỗ, và cao lớn thêm. Cánh cửa ngập trong lửa, khói bốc nghi ngút. Ngọn lửa nuốt lấy ngôi nhà, cái miệng nó thật rộng, ăn cũng thật nhanh. “….” – Bất chợt lão gào lên. Giọng lão khàn đặc, mấy con chữ như bị tắc và gãy từ trong họng. Và khi lão gào thêm một tiếng nữa, chúng văng ra thành những cục máu. Mồ hôi lão nhễ nhại nhưng không phải vì nóng. Những giọt mồ hôi lạnh như nước đá. “Cướp…Ối giời ơi…Cướp…”
21 Tháng Sáu 20151:37 SA(Xem: 31484)
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.