- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO KHÔNG NGHĨ ĐẾN MỘT GIẢI THƯỞNG MANG TÊN “NGUYỄN DU” DÀNH RIÊNG CHO VĂN CHƯƠNG?

13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33613)


vu_dam-_thuyhuong_0-content
 Nhà văn Vũ Đảm và Thủy Hướng Dương


Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao các vấn đề liên quan đến giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh… Trò chuyện về ảnh hưởng tích cực của các giải thưởng, Nhà văn Vũ Đảm – Phó tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn có đưa ra một vài ý tưởng rất đáng quan tâm. Ý tưởng này cách đây sáu năm đã được Nhà văn Vũ Đảm nêu lên trong một bản luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ văn hóa của mình. Sau đây là cuộc phỏng vấn với nhà văn Vũ Đảm do Thủy Hướng Dương thực hiện. Xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả cuộc trò chuyện này.


 

PV: Thưa Nhà văn Vũ Đảm, tại sao ông lại có ý tưởng về một giải thưởng dành riêng cho văn chương mang tên đại thi hào Nguyễn Du?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Hầu như tất cả người dân Việt Nam từ trẻ con đến người già, từ tầng lớp lao động đến trí thức, ai cũng đều biết cụ Nguyễn Du là một đại thi hào nổi tiếng với tác phẩm Truyện Kiều. Các công trình nghiên cứu cho thấy, đã nói đến cụ Nguyễn Du thì ai cũng tâm phục, khẩu phục về tài năng của cụ. Ngoài ra cụ Nguyễn Du còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Chúng ta cũng đã từng có một Trường Viết văn mang tên Nguyễn Du vậy nên nếu có một giải thưởng mang tên Nguyễn Du thì chúng ta không những tôn vinh một danh nhân văn hóa mà tôi tin chắc rằng người được nhận giải cũng sẽ lấy rất làm vinh dự, tự hào. Giải thưởng cũng sẽ là động lực để các nhà văn nhà thơ, nhất là những cây bút trẻ sẽ ra sức phấn đấu sáng tạo nên những tác phẩm xuất sắc để mong nhận được giải thưởng danh giá này.

 

PV: Nhưng chúng ta đã có giải thưởng danh giá như giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh v.v… Vậy thì có nên xuất hiện thêm một giải thưởng tương tự hay không?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Tôi đồng ý với chị là hiện nay chúng ta vẫn đang có những giải thưởng danh giá như đã nêu nhưng các giải thưởng trên sử dụng trao cho nhiều lĩnh vực khác nữa như hội họa, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc v.v.. Điều tôi muốn nói chính là một giải thưởng dành riêng cho Văn chương. Giải thưởng này không những có thể trao cho các nhà văn trong nước xứng đáng nhận giải mà còn có thể tìm kiếm các tài năng trong khu vực châu Á hoặc rộng hơn là khắp các châu lục. Giải thưởng cũng là một thông điệp hòa bình và hữu nghị gửi đến các nền văn hóa.

 

PV: Mới đây trong lĩnh vực văn chương xuất hiện một số giải thưởng do cá nhân đứng ra tổ chức, trao giải cho các nhà văn, nhà thơ. Và các giải cá nhân này không ngờ lại được lòng độc giả và tác giả. Vậy ông có ý kiến gì nếu như một giải thưởng mang tên Nguyễn Du lại do một cá nhân đứng ra tổ chức?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Việc xã hội hóa trong việc thành lập các giải thưởng trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực văn chương nói riêng là đáng khuyến khích vì vậy một tổ chức hoặc một cá nhân trong nước hay Việt kiều có năng lực về tài chính, tổ chức, quản lý đứng ra thành lập giải thưởng mang tên “Nguyễn Du” rồi mời các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận- phê bình, nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước thẩm định các tác phẩm để trao giải là hoàn toàn có thể chỉ có điều đừng vì mình bỏ tiền ra mà ghép tên mình với tên cụ Nguyễn Du thì xin can. Sẽ rất tiếc nếu như chỉ có một giải mang tên Nguyễn Du giới hạn cấp tỉnh như Hà Tĩnh đang có. Tại sao không nghĩ đến việc giải thưởng Nguyễn Du mang tầm quốc gia, quốc tế trao tặng cho những tác phẩm văn chương đỉnh cao?

Ngoài ra cũng cần có thêm những giải thưởng khác như: Giải truyện ngắn Nam Cao; Giải tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng; Giải thơ Xuân Diệu; Giải Lý luận- phê bình Hoài Thanh.

 

PV: Ông không sợ ý tưởng này sẽ bị dư luận cho là một ý tưởng bất thường?

Nhà văn Vũ Đảm: Tôi không sợ. Tôi cho rằng, trước tôi đã có nhiều người nghĩ đến một giải thưởng Nguyễn Du nhưng họ chưa có cơ hội đưa ý tưởng đến với bạn đọc. Tôi chỉ khác họ vì tôi dám mạnh dạn đưa ý tưởng vào luận văn của mình và viết một số bài đăng trên các báo. Cách đây ít lâu tôi và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có trò chuyện về việc này; ông cũng ấp ủ có một thưởng mang tên của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ trao cho các tác phẩm văn học xuất sắc trong nước mà còn trong khu vực châu Á, thế giới. Thậm chí ông còn táo bạo nói đến việc mời cả những nhà văn, nhà thơ được giải Noben văn học làm thành phần tuyển chọn tác phẩm và tham dự buổi trao giải.

PV: Nếu có một giải thưởng Nguyễn Du thật thì liệu rằng các nhà văn trẻ có cơ hội được chạm tới giải thưởng không hay lại chỉ dành riêng cho các “cây đa cây đề”?

Nhà văn Vũ Đảm: Trong văn chương rất bình đẳng, độc giả họ không nhìn vào tuổi tác, học hàm để phán xét tác phẩm. Những tác phẩm nào “chẳng may” đoạt một giải thưởng nào đó vì một lý do nào đó mà tự tác phẩm không có giá trị xứng đáng thì tác phẩm đó sớm muộn sẽ bị đào thải. Nên chẳng có lý do gì mà các nhà văn trẻ không thể ngẩng cao đầu đón nhận giải thưởng Nguyễn Du nếu như tác phẩm của họ xuất sắc.

 PV: Ý tưởng đã có, vậy còn khó khăn gì để đi đến hiện thực?

 Nhà văn Vũ Đảm: Tôi cũng chỉ là một người đóng góp đưa ra ý tưởng. Việc này tôi không thể tự mình làm được. Tôi nghĩ Bộ Văn hóa- thể thao & Du lịch hoặc Hội Nhà văn Việt Nam nên nghiên cứu về vấn đề này. Hay một tổ chức, một cá nhân nào đó có uy tín, có điều kiện thấy được giải thưởng văn chương mang tên Nguyễn Du là cần thiết thì cũng có thể biến nó thành hiện thực ngay hôm nay mà không cần chờ đến ngày mai.

 P.V: Nhưng thưa ông, hàng năm Hội Nhà văn Việt Nam đều trao giải- Giải thưởng Hội Nhà văn cho các tác phẩm văn học?

 Nhà văn Vũ Đảm: Đúng thế, vậy nên một giải thưởng mang tên của đại thi hào Nguyễn Du, 4 hoặc 5 năm tổ chức một lần thì càng có thời gian để” Chọn mặt gửi vàng”.

 

Xin cảm ơn Nhà văn Vũ Đảm về cuộc trò chuyện cởi mở này.

 Thủy Hướng Dương

thực hiện

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 33932)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
18 Tháng Mười 20154:41 CH(Xem: 31165)
Ngồi giữa buổi chiều mênh mông hắn chờ một cuộc điện thoại, bầu trời mở rộng trước mắt hắn, một dãy nhà cao thấp lô nhô trải dài làm cho đường chân trời trở nên răng cưa, gấp khúc. Xa hơn nữa, ở một góc nhỏ xíu lóe lên những tia sét lẫn trong những đám mây xám, những tiếng sét không âm thanh chớp lên rồi tắt ngúm một cách vô thưởng vô phạt.
18 Tháng Mười 20151:23 CH(Xem: 33400)
Lạc Long Quân được viết chữ Hán là 貉龍 君, trong đó, chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt, theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc là “lạc”. Tiền nhân Việt dường như đã cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hạc (thú giống như con cầy), mạch (tộc ở phương bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là “lạc” chắc hẳn phải có một dụng ý sâu kín nào đó và cho đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự...
18 Tháng Mười 20151:00 CH(Xem: 35014)
Ngôi nhà của anh không hoàn toàn im lặng, hoang vắng mà là một nơi chốn dừng chân của khách thập phương. Nó như là một thứ “trại tỵ nạn thứ hai” mà hầu hết những người lui tới gặp anh đều có mục đích khác nhau. Có người đến để nhờ anh “hợp tác” làm một công việc gì đó; có người đến vì cần một nơi chốn ở tạm; có người đến chỉ để bày ra những cuộc rượu say bí tử, ca hát, ngâm thơ, bày tỏ những tàn tích quá khứ, họ là những người lính đã từng tham dự chiến tranh kể về những trận đánh, trong đó có người đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến. Họ là những “linh hồn” vất vưởng, thất lạc giữa một khoảng trống mênh mông trong tâm thức bám vào cái hào quang quá khứ hào hùng, đau thương đầy căm phẫn tủi nhục của lịch sử. Có người rũ bỏ quá khứ, lột xác hội nhập vào đời sống mới của xứ sở tự do. Họ bước vào cuộc thử thách trong thương trường, khởi nghiệp bằng đôi bằng tay trắng.
16 Tháng Mười 201510:35 CH(Xem: 37450)
Như nhịp điệu ngàn năm của con sông Mekong, hệ sinh thái vùng châu thổ sông Cửu Long được cân bằng một cách tự nhiên với "mùa nước nổi" và "mùa nước giựt". Theo anh Dohamide Đỗ Hải Minh, một học giả gốc người Chăm, một cây bút quen thuộc của báo Bách Khoa trước 1975, sinh ra và lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc rất am tường về hệ sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì trong bao thập niên qua, người dân Miền Tây đã quen sống với nạn ngập lụt hàng năm, hay còn gọi là mùa nước nổi, như là một hiện tượng thiên nhiên đến đều đặn theo chu kỳ. [2]
16 Tháng Mười 201510:03 CH(Xem: 32555)
Em không thể đi hết còn đường còn lại của mưa, anh biết không, có thể chúng dài hơn điều em nghĩ, có thể chúng đang ghen tuông với điều tự do của gió
12 Tháng Mười 201512:25 SA(Xem: 30250)
không phải thơ đâu em chỉ là lời nguyện đêm tha thiết không phải sáng mai nào cũng trong veo như sáng nay gió về vẩn đục lời kinh rớt xuống lũng oan cừu
11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 31519)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện.
11 Tháng Mười 20154:46 CH(Xem: 28612)
Đang ngồi trầm tư bên ấm trà nóng, ông Hội bỗng giật nảy mình khi nghe ngoài sân có tiếng rên rỉ. Ai nửa đêm khuya khoắt lại vào nhà ông than khóc? Vội vã ông chay lại mở cửa. Ánh điện trên thềm hắt xuống sân, ông trông thấy một người phụ nữ nằm sõng xoài trong vũng nước. Phương. Đúng là Phương.
11 Tháng Mười 20154:38 CH(Xem: 28769)
Mùa thu sắp cạn. Những hàng cây trên phố phơi dần những cánh tay trơ xương. Cuộc sống trong gia đình ông Hội vẫn diễn ra như một vở kịch mà ở đó những người diễn viên luôn phải oằn mình thể hiện vai diễn trái ngược với nội dung kịch bản. Nhiều lúc Phương tự hỏi, thật ra những con người này họ đã và đang nghĩ suy gì trong tâm não?